Hiện tượng sắp tới ở các công ty chứng khoán: thanh lọc, đào thải và loại bỏ...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi quytacso1, 07/11/2011.

7425 người đang online, trong đó có 1006 thành viên. 10:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 524 lượt đọc và 9 bài trả lời
  1. quytacso1

    quytacso1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    32
    Cũng giống như Ngân hàng, sắp tới các công ty CK sẽ có sự đào thải...

    1. Nhà đầu tư đóng tài khoản ở các công ty chứng khoán nhỏ để mở tài khoản ở các công ty chứng khoán lớn hơn để tìm sự an toàn cho tiền đầu tư và chứng khoán của mình [r2)][r2)][r2)] vì lúc này ở các công ty chứng khoán nhỏ cũng chả có tiền mà chiều nhà đầu tư margin và cũng chả dám cho Sọc seo nhiều [-X[-X[-X


    2. Dòng tiền "nguồn" của các công ty, tổ chức, cá nhân gửi nhờ các công ty Chứng khoán nhỏ dưới hình thực hợp tác đầu tư, cung cấp vốn cũng bị thu về để đảm bảo an toàn.


    Thiếu khách hàng, thiếu vốn các công ty chứng khoán nhỏ sống bằng niềm tin =((=((=((

    Ngồi chờ bán giấy phép kinh doanh chứng khoán à??? Còn lâu... đợt tới số lượng công ty CK cần "thanh lý" giấy phép kinh doanh chứng khoán chắc tầm 20 - 30 công ty, tha hồ mà chọn.

    Gửi lời chúc mừng đến bộ phận môi giới và bộ phận nguồn của các công ty chứng khoán lớn như SSI, VND, HSC, FPT, ... [r2)][r2)][r2)]
  2. quytacso1

    quytacso1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    32
    Hồi tháng 5 em đã có một bài viết về vấn đề Quản trị rủi ro tài chính tại các công ty chứng khoán (http://f319.com/home/1408245) với dự đoán là nó sẽ sớm nổ... những tưởng nó đã được xì hơi kỹ thuật nhưng xem ra giờ lại nóng hơn bao giờ ~X~X~X

  3. camthaysoc

    camthaysoc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    17/07/2010
    Đã được thích:
    68.170
    cho em mươn chỗ bác hỏi các anh siêu chim lợn.nếu thị trường cứ xuống từ từ mãi như các anh hô thì ai được lợi nhỉ?Sống hãy thật với chính bản thân mình đi đã. he he
  4. quytacso1

    quytacso1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    32

    Cứ coi tớ là siêu chim lợn đi... ;));));))

    Tớ trả lời cho: chả ai được lợi cả [-X[-X[-X

    Các phát ngôn ở trên diễn đàn mang tính vô thưởng, vô phạt, chỉ để tham khảo... đôi khi người ta tham gia + nói + viết cũng chỉ vì cái thanks, cái vote... ;));));))
  5. bi04virgo

    bi04virgo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2009
    Đã được thích:
    14.113
    Công ty chứng khoán: Cháy nhà mới ra mặt


    Theo thông tin từ UBCK sau khi làm việc với một loạt công ty chứng khoán, cơ quan quản lý đã lọc ra được khoảng 10 công ty tương đối khó khăn để kiểm tra trực tiếp.
    Bức tranh tổng hợp kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán niêm yết 9 tháng đầu năm càng khiến cho mối lo ngại về khả năng thanh khoản tăng lên. Việc nhiều nhà đầu tư bị hủy lệnh bán đối ứng với lệnh mua tại công ty chứng khoán SME vừa qua đã cho nhà đầu tư một ví dụ cụ thể về rủi ro thanh khoản. Sẽ là thế nào khi quyết định cắt lỗ - vốn đã rất khó khăn - lại không thành công và cơ hội qua đi.

    Nhà đầu tư chắc chắn sẽ gây sức ép rất lớn lên cơ quan quản lý để tình trạng này không tái diễn.

    Về lý thuyết, nếu công ty chứng khoán quản lý tốt tiền của mình và tiền của nhà đầu tư, sẽ không có tình trạng chậm thanh toán. Người mua khi đặt lệnh mua luôn phải có đủ số dư trên tài khoản.

    Ngoài khả năng “trục trặc kỹ thuật” như giải trình của SME mới đây, còn khả năng nữa là tiền của nhà đầu tư đã bị lạm dụng và vì một vướng mắc nào đó, công ty đã không kịp quay vòng vốn trở lại, dẫn đến tình trạng thiếu tiền thanh toán. Cũng nên biết là quy trình thanh toán chuyển tiền không thực hiện ngay khi đặt lệnh mua, nghĩa là công ty có một khoản thời gian nhất định để “xoay”.

    Việc vẫn còn nhiều công ty chứng khoán chưa tách bạch cụ thể tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư khỏi tiền gửi của công ty tại ngân hàng khiến rủi ro bị lạm dụng là lớn. Gần 3 năm nay yêu cầu tách bạch tiền gửi của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vẫn chưa được thực thi một cách đầy đủ. Nhiều công ty chỉ thực hiện đến bước tách tiền gửi chung của khách hàng vào một tài khoản riêng tại ngân hàng, chứ chưa tách bạch đến từng tài khoản cụ thể.

    Việc cung cấp đòn bẩy một cách thái quá, trong đó không loại trừ khả năng lạm dụng vốn nhàn rồi của khách hàng, khiến công ty chứng khoán có thể bị thiếu hụt thanh toán tạm thời.

    Trong trường hợp bình thường, công ty có thể tìm kiếm nguồn khác để bù đắp, chẳng hạn lấy vốn tự có, vay nóng ngân hàng, thậm chí vay nóng cả bên ngoài để cân đối. Mọi việc sẽ vẫn trơn tru nếu vòng quay này vận hành tốt.

    Tuy nhiên, vì nhiều lý do, như danh mục cầm cố không giải phóng được, nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy bị kẹt, nguồn vay ngắn hạn bị ngắt, vòng quay vốn sẽ dừng lại. Đáng tiếc là những lý do đó lại thường xảy ra trong bối cảnh khó khăn như hiện tại: Thị trường liên tục xuống dốc, giá trị tài sản cầm cố suy giảm quá nhanh, ngân hàng không dễ dàng cho vay trước áp lực thu hồi nợ.

    Một lý do nữa là kết quả kinh doanh của nhiều công ty chứng khoán quá bê bết, trong khi nợ chồng chất là minh chứng rõ ràng cho rủi ro hoạt động cũng như rủi ro thanh khoản. Một phần của bức tranh xỉn màu này, là nhóm công ty chứng khoán niêm yết với con số lỗ lũy kế 3 quý đầu năm lên tới cả ngàn tỷ đồng. Con số lỗ này nghĩa là hàng đống tiền đang bị kẹt lại đâu đó, trong các khoản đầu tư xấu, hoặc chi phí kinh doanh quá cao.

    Kinh doanh bê bết, nợ lại cao khiến các chỉ số tài chính thường xấu. Nhưng xấu nhất và đáng quan tâm nhất trong bối cảnh này là hệ số thanh toán nhanh, là lượng tiền mặt so với khoản nợ ngắn hạn. Bảng cân đối kế toán của công ty chứng khoán có một vài điểm khác biệt so với danh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường, khiến việc tính toán hệ số này cần chi tiết hơn.

    Bảng cân đối kế toán thường ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền thành “một cục” nhưng đối với các công ty chứng khoán không tách bạch tài khoản, lượng tiền này còn có thể bao gồm cả tiền của khách hàng, vốn không thể tùy ý sử dụng.

    Thứ hai là khoản tài sản ngắn hạn thường lớn nhưng phần chủ yếu là các khoản phải thu. Về lý thuyết khoản phải thu góp phần quan trọng trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất là tốc độ thu hồi nợ. Với công ty chứng khoán, điều này trở nên rất đặc thù vì phục thuộc chủ yếu vào biến động thị trường.

    Nếu trong điều kiện bình thường, thị trường thành khoản tốt, nhà đầu tư “chơi đẹp”, khả năng thu hồi nợ là tốt và việc cân đối phải thu phải trả không khó. Nhưng điều dở nhất là mọi thứ xấu cứ nhè vào lúc khó khăn nhất để xuất hiện dồn dập: Thị trường suy giảm, tự doanh lỗ nặng, khách hàng margin cũng lỗ, ngân hàng ngại cho vay thêm trong khi tích cực đòi nợ.

    Đúng là tình cảnh “cháy nhà mới ra mặt”, công ty không xoay được vốn nhanh, khách hàng không có khả năng bổ sung tài sản đảm bảo, thậm chí nhăm nhe xù nợ, khả năng thanh lý danh mục cầm cố thấp, hoặc lỗ quá nặng...

    Hiện tượng SME được biết đến nhiều một phần vì việc hủy lệnh giao dịch đối ứng và công ty này đã niêm yết. Bức tranh kết quả kinh doanh yếu kém của các công ty chứng khoán cũng chỉ là bề nổi. Vài chục công ty niêm yết thậm chí có thể còn tươi sáng hơn rất nhiều công ty khác chưa niêm yết, với những khó khăn chưa được biết rõ.

    Theo thông tin từ Ủy ban Chứng khoán, sau khi làm việc với một loạt công ty chứng khoán, cơ quan quản lý đã lọc ra được khoảng 10 công ty tương đối khó khăn để kiểm tra trực tiếp. Nhóm công ty này sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng và nếu thực sự khó khăn, sẽ phải tạm ngừng hoạt động môi giới.

    Việc tái cấu trúc khối công ty chứng khoán đã được đề cập đến từ lâu, nhưng chỉ rộ lên trở lại gần đây cùng với yêu cầu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Ngay khi cả trăm công ty chứng khoán ra đời, đã có rất nhiều ý kiến cho rằng con số trên là quá thừa đối với một thị trường nhỏ như Việt Nam. Tuy nhiên khi các công ty này còn ăn nên làm ra, thì áp lực tái cấu trúc chưa lớn. Chính trong bối cảnh “cháy nhà” hiện tại, cơ hội làm mạnh lại mở rộng.

    Được biết hiện cơ quan quản lý đã có đề án tái cấu trúc công ty chứng khoán trên tinh thần phân loại các công ty thành 3 nhóm, dựa trên các tiêu chí như: vốn khả dụng/tổng nợ, mức lỗ/vốn điều lệ. Trên cơ sở phân loại đó, sẽ có giải pháp để buộc các công ty chứng khoán phải tái cấu trúc nợ, tăng quản trị công ty, giảm danh mục đầu tư…

    Thậm chí, những công ty yếu có thể sẽ phải theo hướng mua bán sáp nhập hoặc có thể sẽ rút bớt nghiệp vụ nếu không tuân thủ các quy định về an toàn tài chính.

    Theo Khánh Hà
    VnEconomy
  6. bi04virgo

    bi04virgo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2009
    Đã được thích:
    14.113
    Còn bao nhiêu SME?


    Đây là câu hỏi được rất nhiều nhà đầu tư đặt ra sau vụ việc CTCK SME (SME) mất thanh khoản nhưng để có câu trả lời thỏa đáng lại không đơn giản.
    Bom nổ chậm

    Một chuyên gia tài chính phân tích: Ngoại trừ những CTCK lớn, CTCK có ngân hàng đứng sau “đỡ”, còn lại CTCK nào có khoản phải thu lớn cũng như vay nợ nhiều nên nguy cơ mất thanh khoản có thể đến bất cứ lúc nào.

    Nhưng theo một số người thạo tin trên thị trường, không dễ để “điểm danh” cụ thể những cái tên nào có vấn đề về thanh khoản mà chỉ biết suy đoán thông qua một số dấu hiệu. Chẳng hạn, khi khách hàng yêu cầu rút tiền, CTCK không thể đáp ứng ngay và viện dẫn một số lý do nghe rất hợp lý như lỗi hệ thống, lỗi kết nối ngân hàng.

    Một số nguồn tin ĐTTC nắm được, thời gian gần đây CTCK T. có trụ sở tại Hà Nội cũng rơi vào tình trạng khó khăn về thanh khoản. Một CTCK trước đây vẫn thường cho CTCK T. vay tín chấp để thanh toán bù trừ hiện nay đã “cắt” không cho vay nữa.

    Trong khi đó, tại chi nhánh TPHCM của CTCK T. những ngày qua khách hàng sau khi bán đã không còn được ứng tiền trước mà phải chờ đến ngày T+3 tiền mới về. Việc vay tiền ứng trước được thực hiện giữa nhà đầu tư và ngân hàng đối tác của CTCK chứ không phải với CTCK.

    Trường hợp ngân hàng không cho vay ứng trước, nhiều người sẽ đặt câu hỏi phải chăng CTCK “có chuyện” nên ngân hàng mới ngừng cung cấp dịch vụ?

    Một điều cũng cần nói ở đây là khi thông tin về SME gặp vấn đề về thanh khoản xuất hiện trên mặt báo, lập tức lãnh đạo của công ty lên tiếng bào chữa và đổ thừa rằng do lỗi nghiệp vụ đã gây nhiễu trong suy nghĩ của nhà đầu tư. Rốt cuộc SME có gặp vấn đề về thanh khoản hay không? Nặng hay nhẹ?

    Nhà đầu tư cần một câu trả lời mạnh mẽ hơn nữa phía cơ quan quản lý. Và nên chăng cũng phải công khai những CTCK đang ở tình trạng nguy cấp? Một CTCK mất thanh khoản, cũng chỉ nợ ngân hàng và Trung tâm Lưu ký chứng khoán, nếu một biến cố nào đó xảy ra, sự ảnh hưởng cũng chỉ nằm ở những đơn vị này.

    Tuy nhiên, hiệu ứng tâm lý lại rất khó đoán định. Bởi lẽ một số ngân hàng cũng cho CTCK vay, nhìn vào trường hợp này, có thể đòi nợ mạnh hơn nữa, hoặc nhà đầu tư lo lắng có thể đến CTCK rút tiền. Và lúc này hệ quả rất khó lường.

    Tìm “kíp nổ”

    CTCK ít khi nào dùng vốn tự có cấp đòn bẩy tài chính (margin) cho khách hàng mà sử dụng vốn vay ngân hàng. Vốn tự có từ phát hành, tăng vốn, CTCK thường đổ vào tự doanh. Nếu rơi vào giai đoạn lãi suất liên tục biến động, CTCK không kịp điều chỉnh lãi suất margin tương ứng với lãi suất vay ngân hàng, chắc chắn sẽ bị lỗ từ hoạt động này.

    Khi thị trường sụt giảm, áp lực giải chấp xuất hiện, sẽ nảy sinh nhiều tài khoản được cấp margin sụt giảm, âm cả vào vốn của CTCK nhưng lại không thể đóng tiền để đảm bảo hạn mức, hay chí ít là bù lỗ cho CTCK. Lúc này, nếu ngân hàng thúc ép trả nợ, CTCK sẽ lấy tiền từ đâu?

    CTCK có thể bán ra các khoản tự doanh của mình để xoay tiền trả cho ngân hàng. Nhưng trong trường hợp tự doanh lỗ quá nặng, bán ra sẽ phải hạch toán lỗ, CTCK có thể tìm chiêu khác và đó chính là việc lấy tiền khách hàng đi trả nợ.

    Hiện tại, đối với những CTCK không tách bạch tài khoản của khách hàng, việc trục lợi cũng không có gì khó khăn. Một người đã từng làm ở những vị trí cao cấp nhất trong mảng môi giới khẳng định CTCK thiếu tiền là chuyện của họ, có thể do một số khách hàng mà họ không thể thu hồi được nợ.

    Nhưng với những khách hàng bình thường muốn rút tiền ngay, CTCK phải đáp ứng. Bởi nếu không khách hàng không rút được tiền, nhiều khả năng họ sẽ cho rằng CTCK đã lấy tiền của mình bù đắp cho những hao hụt của công ty.

    Bên cạnh đó, các khoản phải thu của CTCK được xem là căn nguyên của vấn đề thanh khoản của CTCK. Một số ý kiến cho rằng căn cứ vào tỷ lệ vay nợ/vốn, hoặc phải thu/vốn là có thể khoanh vùng CTCK có vấn đề về thanh khoản hay không.

    Nhưng thực tế, các tỷ lệ nêu trên nằm ở mức bao nhiêu %, hay ngưỡng nào là an toàn lại không có một chuẩn mực nào. Khoản mục “vay nợ” của CTCK có thể xem là thực vì điều này tương đối dễ kiểm chứng. Trong khi đó các khoản “phải thu” lại là ảo, bởi rất khó xác định được CTCK có thể thu về được bao nhiêu tiền trong khoản mục này.

    Điểm mấu chốt ở đây là từ trước đến nay, CTCK chưa bao giờ trích lập dự phòng cho các khoản cấp margin của mình, vì nhiều trường hợp đây là những hợp đồng “chui”.

    Vì vậy, khi đề cập vấn đề nợ xấu của CTCK ai cũng nói đến “mấy trăm” hay “mấy nghìn” tỷ đồng hoặc “lớn lắm”, nhưng để biết chính xác là bao nhiêu lại không dễ. Theo một chuyên gia kiểm toán, không dễ tách bạch được các khoản phải thu của CTCK.

    Một thí dụ đơn giản: Kiểm toán viên có thể gửi thư xác nhận công nợ với khách hàng của CTCK, nhưng khả năng trả nợ thế nào hạ hồi phân giải. Hoặc trường hợp khác: CTCK muốn tách bạch các khoản phải thu của mình, đề nghị khách hàng làm lại hợp đồng margin mới, nhưng khách hàng không chịu.

    Vì hợp đồng cũ làm theo kiểu “lách luật”, giữa nhà đầu tư và CTCK yếu tố ràng buộc pháp lý kém hơn, nên tất nhiên nhà đầu tư có lợi hơn. Những phân tích trên cho thấy, chừng nào vấn đề nợ xấu của CTCK chưa được giải quyết, chừng đó vẫn còn nỗi lo về thanh khoản của CTCK.

    Theo Trung Phong
    Sài gòn đầu tư tài chính
  7. nmhntbn

    nmhntbn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/03/2007
    Đã được thích:
    32
    VIG của bác Bi thì cũng cẩn thận nhé.
  8. quytacso1

    quytacso1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    32
    VIG trước còn sống được 1 tí nhờ mảng tư vấn và bảo lãnh phát hành do ăn theo cơ cấu cổ đông, chắc cả năm nay tư vấn được vài thằng =((=((=((

    Cũng đáng ngại lắm =((=((=((
  9. trangOTC

    trangOTC Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Đã được thích:
    7
    Anh chưa ị xong ( đào thải ) các chú cứ bắt anh đứng dậy ( tăng ) làm sao được

    =))=))=))=))=))=))
  10. quytacso1

    quytacso1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    32
    Nói như bác thì còn phải nhiều thủ tục lắm thì mới đứng dậy được :p:p:p

Chia sẻ trang này