1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Hiệp Hội Đánh Lên>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vnstock, 16/08/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4351 người đang online, trong đó có 224 thành viên. 07:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 598 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. vnstock

    vnstock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Thông tư 13: Chưa hoàn hảo, nhưng đúng hướng

    [​IMG] [​IMG] Việc phản ứng một cách công khai của các tổ chức tài chính cho thấy một bước tiến đáng kể trong tương tác giữa cơ quan quản lý giám sát và điều tiết hoạt động ngân hàng với các đối tượng chịu sự điều chỉnh.

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Kể từ khi các chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng được nghiên cứu và áp dụng vào Việt Nam song hành cùng tiến trình tự do hóa tài chính từ cuối thập niên 1980 đến nay, chưa bao giờ cơ quan quản lý và điều tiết - cụ thể ở đây là Ngân hàng Nhà nước - lại vấp phải những phản ứng từ các tổ chức tài chính như với Thông tư 13/2010/TT-NHNN, quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, dù có một số điểm cụ thể cần phải bàn thêm, thậm chí có thể nên điều chỉnh cho phù hợp hơn, nhưng Thông tư 13 có lẽ là một trong những bước tiến hết sức tích cực trong việc xây dựng những nền tảng cần thiết về đảm bảo an toàn, nhằm có một hệ thống tài chính lành mạnh và ổn định thực, hiện tốt vai trò phân bổ vốn trong nền kinh tế.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Những điểm mấu chốt[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Có rất nhiều quy định chi tiết trong một văn bản 31 trang, tuy nhiên Thông tư 13 có ít nhất 3 điểm mấu chốt gồm: (1) tăng hệ số đủ vốn; (2) hạn chế việc tham gia vào các hoạt động liên quan đến kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các ngân hàng thương mại; (3) tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nâng cao tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Với việc nâng hệ số đủ vốn lên 9% trong Thông tư 13 và quy định về vốn pháp định tối thiểu theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ là cơ sở hết sức quan trọng để nâng cao tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Basel II chỉ quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%, nhưng đây chính là một trong những điểm yếu của nó như đã phân tích ở bài viết về Basel. Dự kiến trong phiên bản sắp tới, hệ số đủ vốn CAR sẽ được nâng lên. Do vậy, việc đưa hệ số CAR lên 9% như Thông tư 13 là phù hợp với xu hướng chung của toàn cầu.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Đối với quy định về vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đồng, thông lệ quốc tế đã không đưa ra bất kỳ một tiêu chuẩn hay giới hạn này vì quan điểm của họ đủ vốn là được. Tuy nhiên trong bối cảnh nếu để quy mô ngân hàng quá nhỏ, thì rất dễ để một cá nhân hay doanh nghiệp thâu tóm và biến ngân hàng thành một đơn vị huy động vốn cho họ.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Việc quy định vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng và thậm chí còn cao hơn nữa sẽ có hai tác dụng. Thứ nhất, tránh tình trạng bị chi phối bởi một hay một vài cá nhân, điều đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam vào cuối thấp niên 1990, như đã phân tích trong bài viết "Hệ thống tài chính Việt Nam và sự tiến hóa đến Thông tư 13" trên VnEconomy. Thứ hai, giảm được vấn đề về tâm lý ỷ lại và lựa chọn bất lợi. Với một mức vốn đáng kể thì chủ sở hữu ngân hàng sẽ hành động có trách nhiệm hơn để bảo vệ tài sản của họ.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Hơn thế những giới hạn về sở hữu, cấp tín dụng nhằm hạn chế sự lũng đoạn tổ chức tín dụng đã được quy định chặt chẽ trong các quy định hiện hành.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Hạn chế ngân hàng thương mại tham gia vào các hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thông tư 13 và các quy định hiện hành đã giới hạn khá chặt chẽ việc tham gia vào các hoạt động kinh doanh chứng khoán và bất động sản của các ngân hàng thương mại. Trong đó, điểm nổi bật trong quy định lần này là nâng trọng số rủi ro cho các khoản vay trong hai lĩnh vực này lên đến 250%.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Một điểm cần lưu ý đối với cơ quan điều tiết trong lĩnh vực này là cần tăng cường hơn nữa việc tách bạch giữa các hoạt động của ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư, nhất là trong bối cảnh biên giới giữa hai lĩnh vực này đã mờ đi rất nhiều, nhất là việc cấp tín dụng và mua chứng khoán.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tăng cường khả năng và quản lý thanh khoản[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Khả năng thanh khoản và quản lý thanh khoản được quy định và chặt chẽ rõ ràng trong Thông tư 13 với hai điểm đáng chú ý.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thứ nhất, yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tính toán và quản lý các tỷ lệ về khả năng chi trả hàng ngày. Đây là một thách thức lớn đối với một số ngân hàng và chưa có thói quen làm việc một cách chuyên nghiệp của một số người. Nhưng đây là một điều kiện bắt buộc với bất kỳ một tổ chức tài chính nào nếu muốn trở nên hiện đại.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thứ hai, quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn huy động được sử dụng để cấp tín dụng. Tuy vẫn có những tranh cãi và điểm không rõ ràng khi tính toán và quy định tỷ lệ này, nhưng đây là một trong những giới hạn để một tổ chức tài chính không rơi vào tình trạng mất thanh khoản khi sử dụng vốn quá mức, nhất là việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn và không ổn định (vay liên ngân hàng chẳng hạn) để cho vay hay đầu tư dài hạn.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Một vài vấn đề cần xem xét thêm[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Về cơ bản, Thông tư 13 và những quy định khác về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, một số vấn đề như những quy định về định nghĩa vốn huy động tại điều 18 hay tiến độ thực hiện là những vấn đề có thể cần được xem xét, để đảm bảo văn bản luật này đi vào cuộc sống và có tác dụng tích cực đến sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Việc định nghĩa nguồn vốn huy động không rõ ràng sẽ gây ra những tác dụng ngược làm cho hệ thống kế toán và công bố thông tin kém minh bạch hơn. Ví dụ, thay vì để tiền gửi ở tài khoản thanh toán (không kỳ hạn), các tổ chức tài chính có thể thỏa thuận với khách hàng của họ chuyển sang tài khoản có kỳ hạn với thỏa thuận khách hàng được sử dụng như tài khoản thanh toán.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Hơn thế, trừ những trường hợp đặc biệt như tiền gửi của kho bạc (đáng lý ra phải để tại Ngân hàng Nhà nước), rất nhiều khoản tiền gửi của các doanh nghiệp hoạt động thường xuyên có tính ổn định nên vẫn có thể cho vay.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nên chăng trong trường hợp này, Ngân hàng Nhà nước công bố một danh sách tiền gửi của những tổ chức không được sử dụng để cấp tín dụng thay vì cấm tất cả như hiện nay.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tín hiệu lớn lên của hệ thống tài chính Việt Nam[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Việc phản ứng một cách công khai của các tổ chức tài chính cho thấy một bước tiến đáng kể trong tương tác giữa cơ quan quản lý giám sát và điều tiết hoạt động ngân hàng với các đối tượng chịu sự điều chỉnh.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Điều này cho thấy, các tổ chức tài chính đã có một sự am hiểu chuẩn bị và đánh giá một cách chi tiết và cụ thể những tác động của một chính sách nào đó lên hoạt động của họ, tạo áp lực ngược lại cho các cơ quan điều tiết cũng như những nhà hoạch định chính sách để có những chính sách tốt.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Về tiến độ thực hiện, có thể có những điểm thực sự gấp gáp mà các tổ chức tín dụng sẽ không thể đáp ứng ngay ngày 1/10/2010. Tuy nhiên, việc giãn tiến độ cho tất cả hệ thống sẽ không có tác dụng vì trên thực tế không chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết mọi nơi đều có tâm lý “nước đến chân mới nhảy”. Quy định mới thì người ta thường xuyên kêu ca nhưng chỉ tìm ra những giải pháp vào tối ngày hôm trước khi quy định có hiệu lực. Càng trì hoãn thì quy định càng kém hiệu lực.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tóm lại, phản đối của các tổ chức tài chính về Thông tư 13 là điều dễ hiểu vì những quy định chặt chẽ sẽ làm tăng chi phí cũng như hạn chế hoạt động của họ. Tuy nhiên, từ góc nhìn của người viết, đây là một văn bản tốt cần được triển khai một cách nghiêm minh.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Khi triển khai thông tư này cũng như những văn bản pháp luật khác, Ngân hàng Nhà nước tuyệt đối không nên gia hạn việc áp dụng cho cả hệ thống. Nếu cần, có thể xem xét quyết định lộ trình cụ thể cho từng ngân hàng với từng điểm cụ thể.[/FONT]

  2. vnstock

    vnstock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Có nên giãn hiệu lực thi hành Thông tư 13?

    [​IMG] [​IMG] "Tôi nghĩ cách tốt nhất không phải là kéo dài thời hạn có hiệu lực như Hiệp hội Ngân hàng khuyến cáo mà nên sửa quy định trong Thông tư 13 để phù hợp với thông lệ quốc tế."

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Có nên giãn hiệu lực thi hành Thông tư 13 là chủ đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thông tư số 13/2010/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động các tổ chức tín dụng, sẽ có hiệu lực thi thành từ ngày 1/10/2010.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trước những nội dung trong Thông tư này, gần đây, 14 ngân hàng, công ty tài chính - thông qua Hiệp hội Ngân hàng - đã “phản ánh những vướng mắc mang tính kỹ thuật gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để nghiên cứu, hoàn thiện Thông tư”.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo quan điểm của ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]14 ngân hàng thông qua Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kiến nghị lên Ngân hàng Nhà nước về một số khó khăn trong Thông tư 13, trong đó có quy định tỷ lệ cho vay trên huy động không quá 80%, họ cho rằng tỷ lệ này sẽ hạn chế giản ngân tín dụng và khó giảm mặt bằng lãi suất, ông có đánh giá gì về vấn đề này?[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo tôi được biết, thông lệ quốc tế không có qui định tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động là bao nhiêu %. Các nước không qui định như vậy bởi vì đó là quyền chủ động về nghiệp vụ kinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại, tức là ngân hàng có thể duy trì tỉ lệ đấy thấp hơn 80% cũng có thể cao hơn 80%, thậm chí trong trường hợp lợi nhuận thấp còn có thể duy trì tỷ lệ tới 100%.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Đấy là nghiệp vụ quản lý tài sản của ngân hàng thương mại, ngân hàng quyết định tỷ lệ đó hàng ngày, mức độ rất biến động. Chính vì thế, chúng ta quy định tỷ lệ cứng nhắc như vậy để áp dụng cho các ngân hàng thương mại trong mọi thời điểm, là không hợp lý và gây khó khăn rất lớn cho các ngân hàng thương mại.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Việc áp dụng tỷ lệ cho vay không quá 80% tổng vốn huy động sẽ làm giảm cung tín dụng là điều chắc chắn, bởi ngoài việc 20% giữ lại, cò có 15% khoản vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức, doanh nghiệp. Như vậy, tôi cho rằng, với con số tổng cộng lên tới 35% để giữ lại phòng ngừa rủi ro, là quá lớn và không cần thiết.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Do đó, tôi cho rằng tỷ lệ vốn cho vay không vượt quá 80% trên tổng vốn huy động là hoàn toàn phi lí, bởi vì nó vô hiệu hóa quản trị tài sản nợ, tài sản có và làm cho hoạt động của ngân hàng thương mại về mặt nghĩa vụ cực kì phức tạp.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Vậy ông có bình luận gì xung quanh quy định nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9% như trong Thông tư 13?[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo tôi, cách tính mà Ngân hàng Trung ương đã áp dụng là khá chuẩn xác theo thông lệ quốc tế, còn điều quan trọng nhất đó là tỷ lệ 9% phù hợp hay không?[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trước đây, chúng ta đã đưa ra lộ trình đến năm 2010 thực hiện theo chuẩn Basel I, tức tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Hồi đó cũng đặt ra chiến lược áp dụng chuẩn Basel II vào năm 2012, với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 12%.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tôi nghĩ Ngân hàng Trung ương đưa từ 8% lên 9% vào thời điểm hiện tại không phải là vấn đề lớn. Và điều đấy không tạo ra khó khăn cho các ngân hàng nhỏ, vì các ngân hàng nhỏ vừa mới tăng vốn, tổng tài sản của họ cũng chưa tăng lên tương ứng. Cho nên tỷ lệ này ở một số ngân hàng chúng tôi khảo sát ở mức rất cao, có nơi lên đến 30-40%.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tôi cho rằng, chính những ngân hàng lớn như các ngân hàng quốc doanh mới khó có thể đảm bảo được tỉ lệ 9% này, đặc biệt, tỉ lệ này càng khó khi mà chúng ta thực hiện chuẩn kế toán quốc tế.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Chuẩn kế toán quốc tế khiến cho trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn, tỉ lệ nợ xấu có thể cao hơn và nếu nợ xấu, nhất là nợ xấu không thu hồi được thì phải trừ vào vốn tự có. Như vậy, vốn tự có có thể phải tính lại và còn thấp hơn nữa.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Điều đó có thể có khó khăn nhất định cho các ngân hàng lớn, nhất là những ngân hàng muốn tăng vốn điều lệ nhưng phụ thuộc vào ngân sách của Chính phủ.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Còn các ngân hàng thương mại cổ phần, đặc biệt các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ sắp tới đây phải tăng vốn tự có lên đến 3.000 tỷ đồng thì tỷ lệ an toàn vốn có khi lại còn gấp đến 3-4 lần mức 9% hiện nay.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nhiều ngân hạng thương mại cho rằng họ sẽ gặp khó khăn khi Thông tư 13 có hiệu lực từ tháng 10/2010, vậy theo ông có nên giãn thời gian hiệu lực thi hành của Thông tư 13?[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo tôi, vấn đề không phải là giãn, bởi nếu Ngân hàng Trung ương thấy không hợp lý thì nên nghiên cứu, sửa đổi.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Còn chuyện giãn hay không giãn không giải quyết được vấn đề gì lớn. Bởi vì, nếu giãn mà chúng ta vẫn áp dụng thì từ nay trở đi hệ thống quản lí tài sản nợ ngân hàng thương mại sẽ rất rắc rối.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ngân hàng thương mại không còn có cơ hội có thể lựa chọn tăng tổng tài sản lên hoặc giảm tổng tài sản xuống vào thời điểm lãi suất tăng hoặc lãi suất giảm để có lời được nữa.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Kinh doanh tiền tệ là kinh doanh hàng ngày, 9h sáng tổng giám đốc ngân hàng có thể nhìn thấy trên màn hình máy tính tổng tài sản của mình hôm nay thế nào, cấu trúc nó ra sao và xu hướng biến động của lãi suất, tỉ giá hối đoái thế nào để quyết định giảm cái này tăng cái kia, thay đổi danh mục tài sản để kiếm lời hàng ngày. Bây giờ khống chế 80% cứng nhắc như vậy thì mọi việc đó trở nên không cần thiết, hoặc cứ giữ 80% hoặc là dưới 80% là được rồi.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tôi nghĩ cách tốt nhất không phải là kéo dài thời hạn có hiệu lực như Hiệp hội Ngân hàng khuyến cáo mà nên sửa quy định trong Thông tư 13 để phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều đó có lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.[/FONT]

  3. vnstock

    vnstock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2010
    Đã được thích:
    0
    con sóng này chỉ là mới bắt đầu
    danh mục : NAG,PIT,DHC
    những thuyền trưởng chuyên nghiệp
  4. thitnac

    thitnac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2010
    Đã được thích:
    1.064
    "Nguyên nhân khiến thị trường giảm mạnh có thể do những quan ngại về nguồn cung lớn, khả năng tiếp cận dòng tiền mới vẫn còn khó khăn và ảnh hưởng của quy định mới đối với các ngân hàng trong Thông tư 13. Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu lại những khoản đầu tư của nhiều tập đoàn lớn như Petro Vietnam, Vinalines, Vinashin cũng gây tác động tâm lý không có lợi. Tuy nhiên, nếu nhìn dài hạn hơn, những động thái này có thể giúp mang sự khỏe mạnh về mặt tài chính cho các ngân hàng và tập đoàn quan trọng của nền kinh tế. Đây là mặt tích cực mà các nhà đầu tư dài hạn nên chú ý."
  5. vnstock

    vnstock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2010
    Đã được thích:
    0
    >:P>:P>:PThời điểm nay cần những cái đầu lạnh
  6. vha102

    vha102 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2010
    Đã được thích:
    0
  7. quy_hoa_bao_dien

    quy_hoa_bao_dien Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    10/03/2008
    Đã được thích:
    130
    Chủ đề đã bị khóa với lý do: Tiêu đề chữ hoa
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này