Hiệp hội Thủy sản Hoa Kỳ phê phán Hội nuôi cá nheo Mỹ xuyên tạc về cá tra Việt Nam ! CAD sẽ tiếp tục

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NuHoangTuyet, 26/10/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4583 người đang online, trong đó có 385 thành viên. 16:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1949 lượt đọc và 23 bài trả lời
  1. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11



    Link : http://dvt.vn/20101025014731470p0c4...i-ca-nheo-my-xuyen-tac-ve-ca-tra-viet-nam.htm

    Hiệp hội Thủy sản Hoa Kỳ phê phán Hội nuôi cá nheo Mỹ xuyên tạc về cá tra Việt Nam

    Thứ hai, 25/10/2010 20:10
    [​IMG]Hình ảnh từ đoạn Video trên trang web của CFA.

    Hành động xuyên tạc sự thật về sự không an toàn của cá nheo và cá tra nhập khẩu của CFA lại một lần nữa bị NFI phê phán.

    Ngày 19/10, Hội người nuôi cá nheo Mỹ (CFA) đã phát các chương trình tuyên truyền trên kênh truyền hình Fox News, CNNvà MSNBC để đòi chính quyền của tổng thống Obama chuyển giao trách nhiệm thanh tra cá nheo và cá tra nhập khẩu từ Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) sang Bộ Nông nghiệp (USDA).

    CCF và những người ủng hộ họ, trong đó có Thượng nghị sĩ Blanche Lincoln đã công kích chính phủ từ tháng 7/2010 với thông điệp cá nheo và cá tra nhập khẩu gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.

    Trong một clip dài 30 giây trên trang web của CFA, www.SafeCatfish.com, có hình ảnh một phụ nữ cho hai đứa trẻ ăn cơm trong bếp. Người phụ nữ này nói: “Các con có biết chỉ 2% thủy sản nhập khẩu được kiểm tra? Sông Mêkông ở Việt Nam đầy ô nhiễm, mỗi năm cung cấp cho chúng ta 100 triệu pound cá tra (khoảng 45 triệu tấn), và 98% số cá này không được kiểm tra. Quốc hội đã bỏ phiếu để giải quyết vấn đề này, nhưng Nhà Trắng không làm gì. Ngài Tổng thống hãy quan tâm tới sức khỏe và sự an toàn của gia đình chúng tôi”.

    Ngay ngày hôm sau (20/10/2010), Hiệp hội Thủy sản Quốc gia Hoa Kỳ (NFI) đã phê phán đoạn quảng cáo này là “sự thật nửa vời và đạo đức giả” và đã cố tình bỏ qua hệ thống do FDA dựng lên để đảm bảo an toàn thủy sản ngay tại điểm sản xuất (HACCP).

    Những người phản đối CFA, trong đó có NFI cho rằng chiến thuật chống nhập khẩu của CFA sẽ trở thành chủ nghĩa bảo hộ và không mang lại lợi ích tốt nhất cho an toàn thực phẩm.

    Chủ tịch NFI, ông John Connelly cho biết: “Đây chỉ là một hành động nhằm lôi kéo người tiêu dùng Mỹ. Cần thấy rằng, thủy sản nhập khẩu cũng phải trải qua các khâu kiểm soát an toàn nghiêm ngặt như cá nheo nội địa đã trải qua trong hơn 10 năm qua.

    Trong thập kỷ qua, cả thủy sản nhập khẩu lẫn sản xuất trong nước đều có chỉ số an toàn thực phẩm tốt vì các chuyên gia y tế cộng đồng thanh tra thủy sản tại FDA đều biết rất rõ công việc của họ. Đòi hỏi như trong tuyên truyền của CFA đơn thuần mang tính cạnh tranh không lành mạnh và việc cường điệu các mối nguy như vậy thật đáng tức cười”.

    Tin liên quan



    Nguồn Vietfish/Seafoodsource
  2. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Tin tham khảo thêm :

    Trò xấu bôi nhọ hình ảnh cá tra Việt Nam



    VASEP vừa ra thông cáo kịch liệt phản đối việc đăng tải các thông tin sai sự thật về cá tra Việt Nam trên website của Hiệp hội nuôi cá nheo Mỹ.

    Một đoạn video clip kèm theo thông cáo được đăng tải trên trang web www.safecatfish.com của Hiệp hội Chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA - Catfish Farmers of America) ngày 24/5/2010 cho rằng cá tra, basa được nuôi trong môi trường nước sông Mekong ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
    "Việc làm này là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ trại nuôi cá da trơn Mỹ đối với Việt Nam. Chúng tôi kịch liệt phản đối việc đăng tải các thông tin sai sự thật, chủ ý bôi xấu sản phẩm cá tra Việt Nam trên trang web này", Tổng thư ký VASEP Trương Đình Hoè khẳng định.
    Do vậy, Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) yêu cầu CFA xoá bỏ ngay các thông tin sai lệch về cá tra Việt Nam trong trang web của CFA và chấm dứt các hành động xấu, trái với tinh thần Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
    [​IMG]
    CFA đã cố tình bôi nhọ hình ảnh cá tra Việt Nam (ảnh trích từ clip đăng tải trên web của hiệp hội này)

    Ông Trương Đình Hoè, cho hay, vấn đề nữa đặt ra là phía Mỹ thiếu thông tin chính thức từ những người nuôi và chế biến, xuất khẩu cá tra Việt Nam - điều này lẽ ra chúng ta cần làm đầy đủ và thường xuyên hơn để người tiêu dùng được biết.

    Trên thực tế, nông dân Việt Nam không còn nuôi cá tra bằng bè nổi trên sông Mekong mà nuôi trong hệ thống ao,
    HTML:
    đáp ứng tiêu chuẩn SQF1000 và các tiêu chuẩn quốc tế
    khác, đảm bảo các tiêu chí an toàn thực phẩm nghiêm ngặt của Hoa Kỳ cũng như những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng trên thế giới.
    Hiện nay, các doanh nghiệp cá tra Việt Nam đã và đang thiết lập các chuỗi sản xuất liên hoàn theo tiếp cận đảm bảo chất lượng “từ ao nuôi đến bàn ăn”.
    Nhiều vùng nuôi cá tra Việt Nam đã được cấp chứng nhận đạt chuẩn Global GAP. Sản phẩm cá tra Việt Nam có mặt tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của EU, Australia, Mỹ, Nhật Bản...

    Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ( NAFIQAD) - cơ quan kiểm soát chất lượng, VSATTP thủy sản của Việt Nam - thông báo, kết quả quan trắc thường xuyên từ năm 2004 đến nay của các Trung tâm Quan trắc môi trường nuôi thủy sản lưu vực sông Mekong cho thấy, các chỉ tiêu chất lượng nước đều nằm trong ngưỡng cho phép và đạt tiêu chuẩn môi trường nuôi cá nước ngọt.

    Ngoài ra, VASEP kiên quyết phản đối việc CFA đòi mở rộng định nghĩa “catfish” nhằm áp đặt thêm những biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với sản phẩm cá tra vào Mỹ.

    Cần nhắc lại rằng 8 năm trước, không phải ai khác mà chính họ đã vận động Quốc hội Mỹ thông qua Farm Bill 2002 qui định chỉ các loài cá da trơn nuôi ở Hoa Kỳ mới được ghi nhãn “catfish”, bây giờ họ lại đòi điều hoàn toàn ngược lại.

    Đây không phải là lần đầu tiên hình ảnh cá tra Việt Nam bị bôi nhọ. Trước đó, do thiếu thông tin, một số thị trường như Pháp, Bỉ, Ai Cập, Tây Ban Nha, Na Uy... cũng nghi ngờ về chất lượng cá tra, basa Việt Nam.

    Tuy nhiên, sau khi phía Việt Nam lên tiếng chứng minh và kết quả xét nghiệm tại các nước nhập khẩu cũng khẳng định, người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm cá tra Việt Nam.

    Theo Hà Yên

  3. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra: Việt Nam sẽ tìm “đồng minh” tại Mỹ



    [​IMG]
    Chế biến cá xuất khẩu tại Nhà máy Ấn Độ Dương, Công ty Nam Việt, Thốt Nốt, Cần Thơ - Ảnh: Đức Vịnh


    CHU KHÔI

    Bộ Thương mại Mỹ dự kiến sẽ áp mức thuế chống bán phá giá trên 100% đối với cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam


    Ngày 15/9 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã đưa ra kết quả sơ bộ của đợt xem xét hành chính lần 6 về việc áp thuế đối với cá tra Việt Nam tiêu thụ tại thị trường nước này, trong giai đoạn từ 1/8/2008 đến 31/7/2009.

    Theo đó, DOC sẽ áp mức thuế chống bán phá giá trên 100% đối với cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Hiệp hội đang thuyết phục các doanh nghiệp tiêu thụ cá tra, các nhà sản xuất ngũ cốc của Mỹ đứng về phía Việt Nam trong vụ kiện này.

    Vì sao Mỹ lại chọn quốc gia thay thế khi tính giá thành sản xuất cá của của Việt Nam? Và năm 2008-2009 đã qua rồi, sao bây giờ mới công bố thuế cho thời gian đó, thưa ông?

    Là vì phía Mỹ cứ để cho các doanh nghiệp tự do đưa hàng vào nước này, một năm sau mới công bố mức thuế mà các doanh nghiệp phải nộp. Bây giờ Mỹ mới áp thuế cho cá tra tiêu thụ năm 2008-2009. Nếu chịu thuế chống bán phá giá hơn 100%, tức là nguy cơ tiền thuế nhiều doanh nghiệp phải nộp sẽ cao hơn cả tổng doanh thu bán hàng.

    Trong ngành thủy sản của nước ta, sản lượng do các doanh nghiệp nhà nước sản xuất chiếm chưa tới 1% thị phần. Nhưng họ nói rằng, vẫn có những yếu tố không phải do doanh nghiệp quyết định, như giá than, giá điện... còn nông dân nuôi cá, tư nhân 100%, nhưng vì nuôi trên đất Việt Nam thì họ vẫn bảo là phi thị trường. Bởi vậy, khi tính giá thành để so sánh với giá bán Mỹ lấy một nước khác được coi là có nền kinh tế thị trường để thay thế trong tính toán.

    Lần này, Mỹ lấy Philippines. Ngành cá tra của Philippines rất nhỏ lẻ và sơ khai, Philippines mỗi năm chỉ sản xuất được 12 tấn cá tra. Trong khi đó, Việt Nam có sản lượng cá tra năm 2008 đạt 1,5 triệu tấn, năm 2009 đạt 1,2 triệu tấn, cao gấp 100 nghìn lần Philippines. DOC tính rằng giá thành cá tra sống của Philippines là 2,38 USD/kg, trong khi giá thành nuôi ở nước ta chỉ là khoảng 0,8 USD/kg.

    Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến DOC có động thái bất thường này?

    Quyết định của DOC ra đời bởi sự vận động vụ lợi của Hiệp hội chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA). Năm 2002, các doanh nhân Mỹ phân phối cá tra Việt Nam đã quảng bá cá tra thuộc nhóm cá catfish (cá da trơn). Với ưu thế giá rẻ, nên cá tra đã chiếm rất nhiều thị phần truyền thống của cá nheo. Bởi vậy, CFA đã kiện đòi không được gọi cá tra là catfish.

    Thế nhưng, dù không dán nhãn catfish, cá tra Việt Nam vẫn liên tục tăng trưởng thị trường tiêu thụ tại Mỹ. Từ năm 2008 đến nay, CFA lại vận động Bộ Nông nghiệp Mỹ coi cá tra cũng là catfish, trái với những điều mà CFA đã nói trước đây. Dự định của CFA là, sẽ lấy giá bán của cá nheo (vốn cao gấp hàng chục lần cá tra) để yêu cầu áp thuế chông bán phá giá cá tra.

    Đến nay, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã bác bỏ đề nghị đưa cá tra vào nhóm catfish. Bởi vậy, CFA giở "bài" khác, là vận động DOC chuyển nước thay thế là Bangladesh sang lấy Philippines. Đứng đằng sau CFA là những thượng nghị sĩ rất có thế lực ở 4 bang miền Nam của nước Mỹ - đó là các bang rất mạnh về nuôi cá nheo, nên họ gây sức ép với DOC.

    Kế hoạch của VASEP trong việc theo đuổi vụ kiện sẽ như thế nào, thưa ông?

    Quyết định của DOC vừa rồi chỉ là quyết định sơ bộ đưa ra để hai bên phản biện, sẽ có buổi họp giữa các bên mới đi đến kết quả cuối cùng.

    Ngày 5/10 là hạn cuối cùng để các bên nộp những tư liệu về giá trị thay thế, số liệu về xuất khẩu cá tra của từng doanh nghiệp Việt Nam. Ngày 20/10/2010 là thời hạn cuối cùng để nộp các bản phản biện cùng ý kiến của các bên. Phiên họp hai bên dự kiến vào tháng 11/2010, kết quả cuối cùng dự kiến sẽ có vào tháng 3/2011.

    VASEP đang thu thập và cung cấp cho DOC, nhằm thuyết phục DOC thay đổi khi ra quyết định cuối cùng. VASEP cũng thực hiện một chiến lược truyền thông, nhất là giới truyền thông Mỹ, vận động sự tham gia, từ người tiêu dùng Mỹ. Văn phòng Chính phủ đã chuyển công hàm cho phía Mỹ phản đối việc áp thuế chống bán phá giá. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã gặp Đại sứ Mỹ để bày tỏ sự quan ngại. VASEP cũng đã cử hai doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất đến Mỹ để cùng với luật sư bên Mỹ bàn bạc kế hoạch triển khai vụ kiện.

    Chúng tôi cũng đang thuyết phục các doanh nghiệp tiêu thụ cá tra, các nhà sản xuất ngũ cốc của Mỹ đứng về phía Việt Nam trong vụ kiện này. Bởi vì không chỉ tiêu thụ tại Mỹ, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã mua cá tra của chúng ta và đem bán ở nước thứ ba, thu lại lợi nhuận rất đáng kể.

    Mặt khác, chúng ta nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu của Mỹ để chế biến thức ăn chăn nuôi cho cá tra. Vì vậy, các hiệp hội ngũ cốc, bột cá, dầu đậu nành của Mỹ cũng hết sức quan tâm đến sự kiện này.
  4. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Giá cổ phiếu CAD và các mã thuỷ sản khác bị giảm liên tục thời gian qua do tin bị áp thuế chống phá giá tôm cá tra quá cao tại Mỹ !
    Khả năng thắng kiện của VN là rất lớn , nếu các nhà đầu tư không mua cổ phiếu thuỷ sản bây giờ , thì khi tin thắng kiện chính thức công bố , giá cổ phiếu Thuỷ sản hồi phục về mức bình thường , thậm chí tăng vọt do đã bị đè nén quá lâu , thì liệu còn mua được giá rẻ như hiện nay không ?

    Giá trị sổ sách của CAD là 19.46 , trong khi giá tham chiếu hôm nay là 7.9 !

    Hãy mua ngay khi CAD còn rẻ ! :-bd:-bd:-bd
  5. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Tin mới nhất về ngành thuỷ sản :

    http://cafef.vn/20101023092713828CA3...ng-gia-san.chn

    [​IMG]
    [​IMG]

    Thứ 7, 23/10/2010, 09:30


    Cứu cá tra bằng giá sàn​

    [​IMG]

    Xuất khẩu cá tra năm 2010 dự kiến đạt 1,5 tỉ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.



    Tuy nhiên, mặt hàng này đang phải đối diện với thách thức giá xuất khẩu giảm mạnh và nguy cơ thiếu nguyên liệu.
    Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) cho rằng phải áp dụng mức giá sàn xuất khẩu mới giải quyết được tình trạng các doanh nghiệp liên tục giảm giá bán trong suốt 10 năm qua.
    Giá giảm liên tục
    Trong hơn 10 năm (1998-2010) từ một loài cá bản địa, cá tra đã trở thành sản phẩm chiến lược quốc gia của VN với giá trị xuất khẩu tăng 140 lần, xuất khẩu đi 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biệt, dự kiến năm 2010, xuất khẩu cá tra sẽ đạt khoảng 1,5 tỉ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.
    Tuy nhiên, cùng với việc phát triển nóng về diện tích nuôi, sản lượng cá nguyên liệu và sản lượng xuất khẩu, giá cá tra giảm liên tục theo thời gian. Trong suốt giai đoạn 2000-2010 chỉ duy nhất năm 2006 giá xuất khẩu cá tra tăng so với năm trước, các năm còn lại giá đều giảm, kim ngạch xuất khẩu tăng là do sản lượng tăng.
    Nếu như năm 2000 giá xuất khẩu cá tra trung bình là 3,7 USD/kg thì đến năm 2009 chỉ còn 2,2 USD. Những tháng đầu năm 2010 giá cá tra tiếp tục giảm kỷ lục, ở mức 2,14 USD/kg tính chung cho tám tháng đầu năm. Giá cá giảm ở cả những thị trường có sản lượng xuất khẩu tăng trưởng cao như Trung Đông, Mexico, Saudi Arabia và Úc.
    Cạnh tranh bằng giá
    Điều đáng nói là VN gần như một mình một chợ xuất khẩu cá tra nhưng các doanh nghiệp trong nước lại cố tình hạ giá để cạnh tranh lẫn nhau. Ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký VASEP, cho biết khi đạt đến con số 600.000 tấn cá xuất khẩu (năm 2008) đã phát sinh vấn đề mất cân đối cung - cầu dẫn đến tình trạng tranh bán gay gắt, tranh giành thị phần.
    Việc xuất khẩu ồ ạt cá tra do nguồn cung quá dồi dào trong thời gian qua đã tạo tâm lý để các nhà nhập khẩu làm giá, ép các doanh nghiệp phải bán nợ lâu và ép giá. Từ đó dẫn đến việc doanh nghiệp quay lại ép giá nội địa. Năm 2009 người dân phải bán cá dưới giá thành sản xuất. Do giá cá giảm mạnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng, khó vay ngân hàng nên nhiều hộ nuôi cá bỏ ao do không còn lợi nhuận để tái đầu tư.
    Theo ước tính của VASEP, sản lượng cá tra năm 2011 giảm khoảng 30% so với năm 2010. Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vùng nuôi cá nhằm chủ động nguồn nguyên liệu cũng chỉ cung cấp cao nhất 50% nhu cầu sản xuất.
    Trước tình hình trên, ông Dương Ngọc Minh, chủ tịch Ủy ban cá nước ngọt VASEP, cho biết để nâng cao giá xuất khẩu, giá mua của người dân đồng thời kiểm soát chất lượng cá tra VN phải áp dụng chính sách giá sàn xuất khẩu. Giá sàn được thiết lập dựa trên các yếu tố chi phí, trong đó giá nguyên liệu được tính trên cơ sở giá thành sản xuất nguyên liệu đảm bảo lợi nhuận cho người nuôi để tiếp tục tái đầu tư.
    Định kỳ ba tháng hoặc đột xuất Ủy ban cá nước ngọt có thể triệu tập cuộc họp với các thành viên 20 doanh nghiệp xuất khẩu nhiều nhất và đại diện Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) xem xét để rà soát các trường hợp bán dưới giá sàn. Doanh nghiệp bán phá giá sẽ chịu kỷ luật bằng việc thông báo rộng rãi trong cộng đồng và tạm ngưng cấp chứng thư xuất khẩu.
    Theo ông Minh, trước mắt sẽ áp dụng giá sàn xuất khẩu cá tra philê đối với các nhóm thị trường EU, Mỹ và Trung Đông (bao gồm Ai Cập). Sau đó tùy theo tình hình các doanh nghiệp có thể quyết định mở rộng hoặc không cho các nhóm thị trường khác. “Tôi tin rằng bằng việc áp dụng giá sàn, tương lai của con cá tra VN sẽ sáng sủa hơn”, ông Minh khẳng định.
    Ông Ngô Phước Hậu (Công ty Agifish): Ổn định sản lượng là vấn đề mấu chốt
    Theo tôi, giải pháp quan trọng trong thời gian tới là ổn định sản lượng theo hướng cân đối cung - cầu. Đây là cơ hội để tái cấu trúc ngành cá tra, nâng cao chất lượng, đẩy giá lên cao chấp nhận giảm số lượng nhưng nâng mặt bằng cá tra lên cao, để cá tra VN không mang tiếng là loại cá rẻ tiền, kém chất lượng.
    Theo Trần Mạnh
    Tuổi trẻ




  6. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]

    CAD lại tím trần rồi !
    Chỉ thương mấy bác mất hàng thôi !
    Buôn chứng mà non gan thì đói !
    To gan cứ giữ đấy , chờ thời !



    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  7. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]

    Chúc thị trường bền vững màu xanh !
    Chúc CAD tiếp tục chuổi ngày tăng trần !!!

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  8. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]

    CAD trần như mỹ nhân !
    Ai đang say giữa chốn dương trần ?
    Say rượu ... say thơ ... say ngọc nữ !
    Say tình ... nên bổng hoá thi nhân !


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-


  9. newbier

    newbier Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Gom được nhiều chưa mà PR khiếp thế?
  10. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Nghịch lý là nhiều người chần chừ khi CAD có giá 7.9 tham chiếu ! [-)
    Để rồi sau này tranh mua khi CAD lên 16 , 17 như đã từng xãy ra trong mùa hè vừa rồi ! :-bd
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này