Hình như bắt đầu có sự thật về KT VN-từ vnn.vn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi mccvn, 28/07/2008.

6787 người đang online, trong đó có 1187 thành viên. 10:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 368 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. mccvn

    mccvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Hình như bắt đầu có sự thật về KT VN-từ vnn.vn

    Dưới đây là em copy & Paste từ vnn.vn
    Kinh tế VN chưa dễ tìm bến đỗ
    28/07/2008 11:21 (GMT + 7)
    Theo đánh giá của Goldman Sachs, lạm phát sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới, và mức tăng trưởng GDP năm nay sẽ bị rớt xuống còn 6,9% thay vì 7,3% như Goldman Sachs từng dự đoán. Còn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tỏ ra lạc quan hơn khi cho rằng, so với Thái Lan năm 1997, kinh tế Việt Nam năm 2008 vững vàng hơn và có những phản ứng kịp thời hơn về chính sách.

    Ngày 14/7 vừa qua, tập đoàn tài chính Mỹ Goldman Sachs đã đưa ra một bản phân tích và đánh giá về kinh tế VN, trong đó nêu rõ: Hãy còn quá sớm để chấm dứt nỗi lo bất ổn kinh tế vĩ mô. Lạm phát sẽ còn tiếp tục, bởi lẽ đơn giản là nó chưa tới đỉnh. Và điều đáng nói là nếu muốn kiểm soát lạm phát, VN lại phải hy sinh tăng trưởng.

    Lạm phát vẫn chưa tới đỉnh
    Theo Goldman Sachs, tỷ lệ lạm phát trong năm 2008, thể hiện qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chắc chắn sẽ bị đẩy lên cao do tác động của việc giá lương thực - thực phẩm tăng trong những tháng tới. (Lưu ý rằng Goldman Sachs công bố báo cáo này trước khi xăng tăng giá lên 19.000 đồng/lít vào sáng 21/7).

    Trong rổ hàng hóa tính CPI của Việt Nam, gạo là một mặt hàng chủ đạo của nhóm lương thực - thực phẩm. Giá gạo hiện cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước, tuy không còn ở mức cao nhất như hồi tháng 5. Có khả năng giá gạo sẽ duy trì như hiện nay, do chịu ảnh hưởng từ mức giá chung trên thị trường gạo quốc tế và do chi phí sản xuất tăng.

    Ngoài gạo, Chính phủ VN cũng sẽ khó duy trì giá của một số mặt hàng thiết yếu khác, khi mà giá hàng tiêu dùng trên thị trường quốc tế vẫn tăng. Dược phẩm là một trong số đó. Để đảm bảo cung không bị thiếu hụt, Bộ Y tế chấp nhận điều chỉnh tăng giá thuốc 5-10% từ ngày 1/7. Trên thực tế, nhiều cửa hàng thuốc ở TP.HCM đã tranh thủ dịp này để tăng giá tới 20-50%.

    Tăng trưởng chậm lại

    Có những ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất và phí cho vay ngắn hạn tới 22-24%, cộng thêm với các đòi hỏi về thế chấp và thời hạn thanh toán. Các biện pháp thắt chặt tiền tệ của NHNN đã giúp làm nguội bớt nền kinh tế đang quá nóng.

    Tuy nhiên, điều đó dẫn đến hậu quả là thêm nhiều công ty và cá nhân chắc chắn sẽ phải đối mặt với gánh nặng nợ nần lớn, một khi các ngân hàng định giá lại các khoản cho vay và áp dụng mức lãi suất mới trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm.

    Trong khi đó, do thị trường cổ phiếu hoạt động không hiệu quả, phát triển vốn qua việc phát hành cổ phiếu không còn là kênh huy động vốn tốt nhất cho doanh nghiệp.

    Chính sách thắt chặt tiền tệ, cùng với nạn lạm phát cao, sẽ ảnh hưởng đặc biệt tiêu cực đến các công ty tư nhân - lực lượng kinh tế mà đặc điểm chung là quy mô nhỏ và lĩnh vực kinh doanh không đa dạng

    Tốc độ tăng trưởng thực đang chậm lại sau nhiều tháng Chính phủ thắt chặt tiền tệ, cắt giảm chi tiêu ngân sách và giảm các dự án đầu tư công. Tăng trưởng GDP trong nửa đầu năm nay giảm xuống còn 6,5% (quý I là 7,5%), còn nhập khẩu giảm xuống còn 54% (quý I là 75%).

    Tăng trưởng chắc chắn sẽ chịu áp lực nặng nề hơn nữa vào quý III, bởi lẽ Chính phủ vẫn chưa có ý định nới lỏng chính sách tiền tệ hay dừng việc giảm chi tiêu ngân sách, chừng nào chưa thấy CPI giảm rõ rệt.

    Goldman Sachs do đó đã điều chỉnh lại dự đoán về mức tăng GDP, từ 7,3% năm 2008 và 7,2% năm 2009, xuống còn 6,9% năm 2008 và 7,8% năm 2009.

    Ngược lại, lạm phát được dự báo tiếp tục tăng: 22% năm 2008 và 14% năm 2009, so với dự đoán trước đây là 19% và 10%.

    Cảnh báo về khó khăn đối với các nhà làm chính sách

    Tăng trưởng yếu đi sẽ đặt các nhà làm chính sách vào thế phải lựa chọn và cân đối giữa việc thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát và nguy cơ thắt chặt quá mức dẫn đến chèn ép tăng trưởng. Goldman Sachs nhận định, đến giờ phút này, có vẻ như Chính phủ VN vẫn giữ quan điểm dành trọn ưu tiên cho kiểm soát lạm phát.

    Tuy nhiên, nếu vì lạm phát mà NHNN không chịu hạ lãi suất, nợ xấu sẽ tăng lên trong trung hạn. Điều này còn có thể gây ra tình trạng sáp nhập và hợp nhất các ngân hàng sớm hơn dự kiến, và làm phức tạp thêm quá trình cổ phần hóa khu vực ngân hàng ở VN.

    Trong kết luận chung của bản báo cáo, Goldman Sachs nhấn mạnh: Nếu lạm phát tiếp tục tăng cao hơn nữa so với mức hiện nay, Chính phủ VN sẽ phải thận trọng cân đối chi phí và lợi ích của việc tăng lãi suất, trong bối cảnh đồng tiền nội địa tiếp tục được chuyển thành vàng và USD, các công ty sản xuất ?" kinh doanh thì bị kìm hãm, không phát triển được.

    Việt Nam 2008 và Thái Lan 1997
    Trong khi Goldman Sachs quan tâm nhiều đến mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát, thì báo cáo của ADB về kinh tế châu Á năm 2008 dành một phần để nói về chính sách tiền tệ của VN. Các nhà phân tích đặt câu hỏi: Liệu VN có đang ở trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng tài chính tương tự như Thái Lan năm 1997 hay không?

    Câu trả lời là: Chính sách tiền tệ của VN hiện nay ở vào tình thế lưỡng nan như Thái Lan năm 1997, tuy nhiên các chỉ số của nền kinh tế có vẻ lành mạnh hơn.

    Nguồn vốn gần đây vào VN chủ yếu là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), viện trợ phát triển chính thức (ODA), và các hình thức đầu tư trung và dài hạn khác. Nợ nước ngoài của VN chỉ chiếm 16% GDP vào thời điểm cuối năm 2007, so với tỷ lệ 39% của Thái Lan vào cuối năm 1996. Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ của VN là 6,8% vào cuối năm 2007, còn của Thái Lan là 25,4% vào cuối năm 1996.

    Hơn nữa, VN đã bắt đầu thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ, trong khi Thái Lan mãi tới khi khủng hoảng xảy ra mới có phản ứng.

    ADB nhận định: Kinh nghiệm thu được từ trường hợp của Thái Lan cho thấy nếu các chính sách của chính phủ phản ứng yếu hoặc không đầy đủ, khủng hoảng kinh tế có thể dễ dàng xảy ra. Do đó, điều tối quan trọng là Chính phủ VN phải theo dõi tình hình chặt chẽ, hành động quyết tâm và nhanh chóng.

Chia sẻ trang này