HJS đội lái đã vào cuộc

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chukme, 05/08/2011.

3242 người đang online, trong đó có 247 thành viên. 00:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 339 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. chukme

    chukme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Đội lái đã gom đủ hàng, trôi nổi bên ngoài không nhiều. MỖi ngày đội lái bỏ ra vài trăm triệu ủn đít em nó thì sớm trở về 1x ăn 2-300% ngay trong tháng 8 này.
  2. chukme

    chukme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay HJS chứng tỏ đẳng cấp.
  3. hohuunghi

    hohuunghi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/02/2011
    Đã được thích:
    1
    lái gió hã bác=))=))=))=))=))=))
  4. mba0102

    mba0102 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/03/2009
    Đã được thích:
    4.178

    HJS: Trả cổ tức năm 2010 bằng tiền[​IMG]
    05/08/2011
    Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thông báo về ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức năm 2010 bằng tiền CTCP Thuỷ điện Nậm Mu (MCK: HJS).

    • Tổ chức đăng ký: CTCP Thuỷ điện Nậm Mu
    • Trụ sở chính: Xã Tân Thành, Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang
    • Điện thoại: (84-19)827276
    • Fax: (84-19)827276
    • Tên chứng khoán: Cổ phiếu CTCP Thuỷ điện Nậm Mu
    • Mã chứng khoán: HJS
    • Mã ISIN: VN000000HJS2
    • Mệnh giá: 10,000 đồng
    • Sàn giao dịch: HNX
    • Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông
    • Ngày đăng ký cuối cùng: 17/08/2011
    • Lý do và mục đích: Trả cổ tức năm 2010 bằng tiền
    • Tỷ lệ thực hiện: 7% ( 01 cổ phần được nhận 700 đồng)
    • Thời gian thực hiện: 16/09/2011
    • Địa điểm thực hiện:
      • Đối với chứng khoán lưu ký: Người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức tại các Thành viên lưu ký (TVLK) nơi mở tài khoản lưu ký.
      • Đối với chứng khoán chưa lưu ký: Người sở hữu xuất trình chứng minh nhân dân đến làm thủ tục nhận cổ tức tại Công ty cổ phần thủy điện Nậm Mu từ ngày 16/09/2011.

    HJS: Lợi nhuận 6 tháng hơn 9 tỷ đồng

    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=39884 (*********) – HĐQT CTCP Thuỷ điện Nậm Mu (HNX: HJS) thông qua kết quả sản xuất kinh doanh với lợi nhuận quý 2/2011 là 5.8 tỷ đồng.
    Lũy kế 6 tháng đầu năm đạt hơn 9 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 06/2011, HJS thực hiện được 47% lợi nhuận cả năm (19.4 tỷ đồng).
    Trong 6 tháng cuối năm 2011, lãnh đạo công ty phấn đấu 10 tỷ đồng lợi nhuận.
    Kết quả sản xuất kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2011:​

    Các chỉ tiêu chính
    Đơn vị
    Kế hoạch
    năm 2011
    Thực hiện quý II/2011
    Thực hiện 6 tháng đầu năm 2011
    % HT kế hoạch năm
    Giá trị SXKD
    106đ​
    151,322​
    52,257​
    78,841​
    52%​
    Lợi nhuận
    106đ​
    19,400​
    5,800​
    9,112​
    47%​
    Thu vốn
    106đ​
    127,280​
    46,012​
    64,800​
    51%​
    Kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 2011:​

    Các chỉ tiêu chính
    Đơn vị
    Kế hoạch
    năm 2011
    Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2011
    Kế hoạch Quý III/2011
    Ghi chú
    Giá trị SXKD
    106đ​
    151,322​
    72,480​
    39,531​

    Lợi nhuận
    106đ​
    19,400​
    10,288​
    5,288​

    Thu vốn
    106đ​
    127,280​
    63,500​
    35,000​

    Phú Long
  5. mba0102

    mba0102 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/03/2009
    Đã được thích:
    4.178
    [};-[r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][};-
    Tài chính ngân hàng 06/08/2011 23:27 | A A A

    Dự trữ ngoại hối của Việt Nam ước khoảng 17-17,5 tỉ USD

    Ước lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện vào khoảng 17-17,5 tỉ USD.
    [​IMG]
    Nguồn: internet

    Bất chấp dự báo của các chuyên gia tài chính và bộ phận nghiên cứu của các công ty chứng khoán về áp lực tỷ giá cuối năm do tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đang cao, tỷ giá vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Sự kiểm soát được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan.

    Cung trội hơn cầu

    Con số đáng chú ý được ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đưa ra vừa qua là chênh lệch giữa huy động và cho vay ngoại tệ của hệ thống ngân hàng từ khoảng 45.000 tỉ đồng sáu tháng đầu năm ngoái đã “nhảy” lên 85.000 tỉ đồng hiện nay. Tuy nhiên ông cũng nhận định rằng với số ngoại tệ hơn 4 tỉ đô la Mỹ vừa được mua vào, cơ quan quản lý có đủ khả năng can thiệp khi cần thiết.

    Sự gia tăng tín dụng ngoại tệ là hệ quả tất yếu của sự chênh lệch quá xa giữa lãi suất tiền đồng và đô la Mỹ trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp đang tận dụng sự chênh lệch này và sự ổn định của tỷ giá để thực hiện hoạt động carry trade kiếm lời dù họ không thực sự có nhu cầu ngoại tệ để thanh toán. Điều này đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình dịch chuyển ngoại tệ tín dụng thành ngoại tệ thương mại, làm cho nguồn cung đô la Mỹ thương mại dồi dào và là cái neo để giữ tỷ giá.

    Ghi nhận từ bộ phận kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng lớn cho thấy không hề có hiện tượng doanh nghiệp vay ngoại tệ tăng mua đô la Mỹ để trả nợ. Người vay cân đối mỗi ngày trả một ít. Điều quan trọng có lẽ nằm ở điểm này: dư nợ ngoại tệ cao, nhưng không phải tất cả các khoản vay đều đáo hạn một lúc. Những ngân hàng cho vay nhiều ngoại tệ tỏ ra tỉnh táo trong việc phân bổ điểm đáo hạn để tránh rủi ro.

    Ngoài nguồn cung thương mại, hai yếu tố khác đang đỡ tỷ giá là xuất khẩu vàng và trạng thái ngoại hối thực của các ngân hàng. Nguồn cung ngoại tệ từ xuất khẩu vàng trong hai tháng 6 và 7-2011 lên tới 1,6 tỉ đô la Mỹ, theo Tổng cục Hải quan. Giới kinh doanh ngoại tệ cũng nhấn mạnh tới khoản hơn 500 triệu đô la Mỹ mà tập đoàn Mizuho (Nhật Bản) sẽ giải ngân vào cuối quí 3 tới để mua cổ phần Vietcombank.

    Hiện tại các ngân hàng phải báo cáo trạng thái ngoại hối mỗi ngày cho NHNN. Trong bối cảnh lãi suất tiền đồng cao, thường cuối tuần các ngân hàng không để thừa trạng thái ngoại hối. Họ bán ngoại tệ lấy tiền đồng để tận dụng lãi suất đồng nội tệ hai ngày nghỉ cuối tuần. Họ có thể mua trở lại vào những ngày đầu tuần nếu có nhu cầu. Tất nhiên, cũng có những động thái ngân hàng bán qua bán lại ngoại tệ, gửi trạng thái, vay mượn trạng thái của nhau để điều chỉnh mức độ trạng thái cho đúng với quy định. Việc này không có nhiều ảnh hưởng khi nguồn cung đô la Mỹ lấn lướt cầu.

    Dự trữ ngoại hối bằng hai tháng nhập khẩu

    Đến ngày 20-7-2011, NHNN đã mua vào 4,8 tỉ đô la Mỹ - nguyên Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu công bố trong ngày họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới. Nguồn tin từ NHNN cho biết từ đầu năm nay, NHNN hầu như không bán ra ngoại tệ. Ngay cả tháng 2-2011, thời điểm điều chỉnh tỷ giá, ngoại tệ cũng không hề được bán ra để can thiệp thị trường.

    Dự trữ ngoại hối của Việt Nam, như số liệu của IMF vào tháng 5-2011, là 13,5 tỉ đô la Mỹ, trong đó có tính cả 1 tỉ đô la Mỹ đã tăng thêm cho đến thời điểm đó. Dựa vào hai số liệu trên, có thể ước lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện vào khoảng 17-17,5 tỉ đô la Mỹ. Kim ngạch nhập khẩu cả nước trong bảy tháng đầu năm là 58,1 tỉ đô la Mỹ, bình quân 1,937 tỉ đô la Mỹ/tuần. Như vậy, dự trữ ngoại hối hiện bằng khoảng 8,5-9 tuần nhập khẩu, tức hai tháng, gia tăng đáng kể so với đầu năm.

    Giải bài toán tín dụng ngoại tệ cao trên cơ sở dự trữ ngoại hối ở mức mới, do đó, không rơi vào tỷ giá, mà rơi vào điều hành lãi suất tiền đồng. Khoảng cách lãi suất giữa hai đồng tiền cần được kéo gần lại bằng cách hạ lãi suất tiền đồng xuống. Tăng dự trữ bắt buộc tiền đồng từ 3% lên 10% tổng vốn huy động, đồng thời nâng lãi suất dự trữ bắt buộc lên 12% thậm chí 13%/năm là “đơn thuốc” nên được kê vào lúc này. Số tiền có được từ dự trữ bắt buộc tăng thêm sẽ dùng để giải quyết thanh khoản cho chính các ngân hàng, mà không cần đưa thêm tiền ra. Cung tiền không tăng, mà lãi suất hạ sẽ giúp cải thiện thị trường tiền tệ nhanh chóng (xem bài “Liệu pháp nặng ký cho lãi suất”, TBKTSG số 31 ngày 28-7-2011).

    Dư nợ ngoại tệ đang và sẽ phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất cho vay tiền đồng. Các doanh nghiệp sẽ chuyển sang vay tiền đồng nếu lãi suất giảm mạnh, khoảng 3-5 điểm phần trăm so với mức hiện tại, trước mắt về 17-18%/năm, sau đó có thể 15-16%/năm. Mức giảm này sẽ không tác động đến mục tiêu chống lạm phát vì cung tiền vẫn siết chặt. Đến lượt mình, lãi suất huy động sẽ giảm về tầm 12%/năm.

    Ngoài ra, có lẽ cũng đã đến lúc nhìn nhận lại vấn đề lãi suất thực dương trong huy động vốn. Hiện nay khi sự suy thoái của các kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ vẫn đang tiếp diễn, giá vàng thế giới biến động thất thường, gửi tiết kiệm là kênh có ưu thế vượt trội. Cho dù chưa tin tuyệt đối vào giá trị nội tại của đồng tiền Việt, người dân cũng không có lựa chọn nào tốt hơn gửi ngân hàng, trừ những người có đủ khả năng bỏ vốn kinh doanh, sản xuất.




    Theo Hải Lý - TBKTSG
  6. mba0102

    mba0102 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/03/2009
    Đã được thích:
    4.178
    ăn cổ tức 7% tiền mặt đã[:p][:p][:p][:p][:p][:p]
  7. bowling_han

    bowling_han Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Đã được thích:
    2

Chia sẻ trang này