HÒA PHÁT (HOSE: HPG) Tuận theo ý trời

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi VietTran_Invest, 05/09/2024.

2584 người đang online, trong đó có 98 thành viên. 05:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5472 lượt đọc và 16 bài trả lời
  1. VietTran_Invest

    VietTran_Invest Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2024
    Đã được thích:
    13
    Chỉ số PPI và CPI tháng 8/2024 cho thấy áp lực giảm phát, dẫn đến thặng dư sản xuất ở TQ trầm trọng hơn. PPI giảm mạnh nhất trong 4 tháng, cho thấy nhu cầu sản xuất vẫn giảm mạnh, và CPI cơ bản ở duy trì mức 0.3%, cho thấy nhu cầu tiêu dùng vẫn yếu.
    [​IMG]
  2. VietTran_Invest

    VietTran_Invest Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2024
    Đã được thích:
    13
    [​IMG]

    Nhu cầu tiêu thụ thép ở TQ sẽ tiếp tục giảm trong giai đoạn 1H24 và 2025.
    Có thể thấy, nhu cầu sử dụng thép ở TQ đang chuyển dịch từ ngành BĐS, xây dựng sang công nghiệp sản xuất (xe điện, pin, v.v.). Tuy nhiên, trước tình hình Mỹ, EU, Canada (những thị trường xuất khẩu chính của TQ) đang mạnh tay áp thuế lên các sản phẩm xe điện, các nhà sản xuất của TQ chắc chắn sẽ sản xuất dư thừa. Vậy, dưới tình trạng hai ngành tiêu thụ thép chính ở TQ điêu đứng, nhu cầu thép sẽ giảm mạnh trong thời gian tới.
  3. VietTran_Invest

    VietTran_Invest Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2024
    Đã được thích:
    13
    [​IMG]

    Nhu cầu tiêu thụ thép đã quay trở lại vào năm 2024 một cách mãnh mẽ, với tốc độ hấp thụ cao, có nguy cơ khiến cho sản lượng sản xuất phải lao đao để bắt kịp. Số liệu luỹ kế 8T24 cho thấy sản lượng sản xuất và tổng tiêu thụ của toàn ngành thép đã tăng. Cụ thể, sản lượng và tiêu thụ toàn ngành thép tăng lần lượt 8,13% và 13,92%. Trong khi đó, sản lượng và tiêu thụ của riêng HPG tăng lần lượt 23,25% và 23,60%. Có thể thấy nhu cầu của toàn ngành tăng mạnh, sản lượng sản xuất chỉ nhiều hơn sản lượng tiêu thụ 77 ngàn tấn.

    [​IMG]
    Thị trường trong nước (đặc biệt, 2 ngành BĐS và đầu tư công) đang hồi phục lại và hấp thụ dần các loại sản phẩm thép. Cụ thể, tiêu thụ nội địa tăng vượt trội, tăng từ 10.365.303 tấn 8T23 lên 12.047.77 tấn 8T24 (+16,23% svck), tiêu thụ xuất khẩu cũng tăng mạnh, tăng từ 5.139.549 tấn lên 5.615.872 tấn 8T24 (+9.27% svck). Trong cơ cấu tiêu thụ nội địa 8T24, thép XD và HRC chiếm tỷ trọng cao nhất, 42,5% và 28,8%. Đây cũng là 2 loại thép mà HPG chuyên sản xuất. Cụ thể, trong cơ cấu tiêu thụ của HPG ở 8T24, thép XD và HRC chiếm 52,9% và 33,5%.
  4. dzanhtuan

    dzanhtuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2009
    Đã được thích:
    616
    VN đã biết rõ rằng: BĐS là con dao hai lưỡi. Nhưng tầng lớp tinh anh, kiến lập Pháp lý đều đã coi đây là tài sản, đều đã ôm đẫy đà nên mặc cho các chuyên gia khản cổ kêu gào đánh thuế BĐS thứ 2 bao năm qua vẫn tiếp tục kêu gào.

    Cú khủng hoảng trong tương lai của VN đến từ BĐS, đến từ kêu gọi FDI, kêu mãi mà chả có ma nào rót vốn đầu tư giống như quá khứ họ đã làm.
    TQ thì đã nhận ra và mạnh tay làm. VN thì khôn hơn anh dzai nên kêu mãi mà chưa ai làm. Liệu rằng, người mà đg muốn thoát khỏi cái bóng của TBT N.P.T có quyết làm?
  5. VietTran_Invest

    VietTran_Invest Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2024
    Đã được thích:
    13
    Mình nghĩ BĐS hay vốn FDI đeo đứng âu cũng là do thời kỳ khủng hoảng kinh tế vừa qua. "Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?". Các DN lẫn các nước phát triển muốn rót tiền thì cũng phải dư dả tiền, cũng như môi trường kinh tế phải tạo điều kiện để họ kinh doanh lấy lời. Từ giờ đến cuối năm, có thể trông chờ việc FED hạ lãi suất, lúc ấy dòng tiền sẽ dễ thở hơn và sẽ lại dần đổ vào các nước cận biên, đang phát triển như Việt Nam thôi.

    Về chính sách thì đúng là chỉ có thể ngồi mà theo dõi để có hành động phù hợp. Cũng hy vọng vĩ mô ổn định.
    dzanhtuan thích bài này.
  6. VietTran_Invest

    VietTran_Invest Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2024
    Đã được thích:
    13
    Nhắc tới vĩ mô, tình hình của Việt Nam 8 tháng vừa qua cũng khá tích cực. Cụ thể, các ngành sản xuất, chế tạo, trong đó có thép, đang là 1 trong những ngành dẫn đầu xu hướng. Bên cạnh đó, dòng tiền FDI 8 tháng đầu thực chất đã tăng cao nhất trong 5 năm qua. Tỷ giá và lãi suất cũng đã hạ nhiệt và dự báo sẽ duy trì ở nền thấp so với cuối năm 2023, giúp duy trì đà tăng trưởng tín dụng. Tín dụng được kỳ vọng sẽ đạt mục tiêu tăng 15% trong các tháng cuối năm.

    Nói một cách dân dã, các ông lớn đã dũng cảm chi mạnh tay hơn vào sản xuất kinh doanh. Và để họ dám chi tiền thì ắt hẳn thị trường đang hồi phục, sức mua đã và sẽ đang quay trở lại một cách mạnh mẽ: luỹ kế 8T24, tổng kim ngạch XNK đạt 511 tỷ USD (+17% svck); bán lẻ hàng hoá dịch vụ đạt 4,1 triệu tỷ (+8,5% svck); thu ngân sách đạt 1.335,6 nghìn tỷ (+17,8% svck).

    Khả năng VNIndex sẽ đạt được kịch bản cơ sở 1.280 - 1.300 nhờ thanh khoản hồi phục.
    [​IMG]
  7. dzanhtuan

    dzanhtuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2009
    Đã được thích:
    616
    Khủng hoảng mình nói tới là trong tương lai. Còn từ nay tới 3 năm nữa chắc vẫn ổn, cả VN và TG.

    Vì khi mà dòng tiền đầu tư của xã hội phần nhiều đi vào BĐS, vàng, nó sẽ nằm im ở đấy. Các ngành khác ko thể phát triển, đặc biệt là ngành sản xuất. Sản xuất mà chết thì đất nước ko thể ổn định chứ chưa nói tới phát triển.

Chia sẻ trang này