Hoàng Anh Gia Lai đang nợ những ai 11.600 tỷ đồng?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi noname123, 03/05/2012.

5229 người đang online, trong đó có 505 thành viên. 20:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 433 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    [Infographic] Hoàng Anh Gia Lai đang nợ những ai 11.600 tỷ đồng?
    BIDV là ‘chủ nợ’ lớn nhất của HAG với giá trị các koản vay là 2.640 tỷ, gồm 410 tỷ vay ngắn hạn và 2.230 tỷ vay dài hạn.

    Theo BCTC kiểm toán 2011, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đang có hệ số tổng nợ phải trả là 15.493 tỷ đồng, bằng 63% tổng tài sản. Trong đó các khoản nợ phải chịu lãi suất là 11.622 tỷ đồng, bao gồm các khoản vay ngân hàng, trái phiếu thông thường và trái phiếu chuyển đổi. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng hơn 27,5%.

    BIDV là ‘chủ nợ’ lớn nhất của HAG với giá trị các koản vay là 2.640 tỷ, gồm 410 tỷ vay ngắn hạn và 2.230 tỷ vay dài hạn.

    Trong năm 2011, HAG phải trả 464 tỷ chi phí lãi vay, trong quý I/2012, số lãi phải trả là 200 tỷ


    Click vào hình để xem ảnh lớn
  2. huynhanhfinance

    huynhanhfinance Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    0
  3. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    choang voi no =))=))=))=))
  4. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    [Infographic] Hoàng Anh Gia Lai đang nợ những ai 11.600 tỷ đồng?




    BIDV là ‘chủ nợ’ lớn nhất của HAG với giá trị các koản vay là 2.640 tỷ, gồm 410 tỷ vay ngắn hạn và 2.230 tỷ vay dài hạn.
    [​IMG]
    Theo BCTC kiểm toán 2011, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đang có hệ số tổng nợ phải trả là 15.493 tỷ đồng, bằng 63% tổng tài sản. Trong đó các khoản nợ phải chịu lãi suất là 11.622 tỷ đồng, bao gồm các khoản vay ngân hàng, trái phiếu thông thường và trái phiếu chuyển đổi. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng hơn 27,5%.

    BIDV là ‘chủ nợ’ lớn nhất của HAG với giá trị các koản vay là 2.640 tỷ, gồm 410 tỷ vay ngắn hạn và 2.230 tỷ vay dài hạn.

    Trong năm 2011, HAG phải trả 464 tỷ chi phí lãi vay, trong quý I/2012, số lãi phải trả là 200 tỷ


    Click vào hình để xem ảnh lớn

    [​IMG]


    An Huy

    Theo TTVN
  5. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    HAG sẽ rơi vào hoàn ảnh tương tự thế này
    Đại gia ngân hàng thôn tính bất động sản




    [​IMG]
    Dự án cao ốc văn phòng tại quận 7 TP HCM vừa được chuyển nhượng cho một ngân hàng với giá 700 tỷ đồng.

    Một chủ đầu tư bất động sản tại quận Tân Phú (TP HCM) phải ngậm ngùi bán lỗ dự án 200 tỷ đồng cho ngân hàng mình vay tiền với giá 140 tỷ vì đang nợ 600 tỷ và chưa có nguồn trả.
    Theo lời giám đốc doanh nghiệp nói trên, dự án chưa thể triển khai vì không có vốn. Nếu không bán, riêng tiền lãi vay ngân hàng cũng khiến doanh nghiệp chết từ từ. Về bản chất, ngân hàng mua lại để trừ khoản nợ của doanh nghiệp.
    Ông này nói thêm, cũng đã rao bán dự án trên thị trường, nhưng vị trí không đẹp, lại trong giai đoạn đầu nên các doanh nghiệp bất động sản khác có tiềm lực cũng dè chừng. "Còn với ngân hàng, họ không hề bỏ tiền ra mua mà chỉ là trừ đi khoản nợ của doanh nghiệp với mức giá hời hơn so với thị trường”, ông nói.
    Trước đây, với số tiền 400 tỷ đồng vay ngân hàng, lãi phải trả gần 800 triệu đồng một tháng. Nay bán bớt đi một dự án trừ nợ, mỗi tháng, khoản phải trả cho ngân hàng là hơn 600 triệu đồng, giám đốc doanh nghiệp nói trên chia sẻ.
    Ông cho biết, ngân hàng bao giờ cũng nắm đằng chuôi. Khi vay, doanh nghiệp phải chạy quá nhiều cửa và có những ràng buộc vô hình. "Mỗi lần tăng lãi suất, ngân hàng tự động điều chỉnh lãi vay với doanh nghiệp địa ốc. Còn khi hạ thì phía ngân hàng lại trì hoãn với đủ lý do như cơ chế chính sách mới, cần có độ trễ mới đi vào cuộc sống”, ông nói.
    Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cũng vừa bán cao ốc đa năng trên đường Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình, TP HCM) cho một đối tác không tiết lộ là ngân hàng hay doanh nghiệp với giá hơn 80 tỷ đồng.
    Ông Đực thừa nhận, đây là giải pháp để doanh nghiệp tự cứu mình trong lúc khó khăn. Dù thế, ông cũng nói thêm, hiện có nhiều ngân hàng lợi dụng khó khăn của doanh nghiệp để ép giá, mua lại. Thậm chí, nhiều trường hợp mua lại cả doanh nghiệp vì về mặt thủ tục, mua doanh nghiệp dễ hơn mua dự án. Theo ông, khi mua doanh nghiệp, các dự án đang triển khai đều về tay ngân hàng, chẳng khác gì "lấy mẹ được cả con".
    Ông N.Q.T, Giám đốc công ty chủ đầu tư dự án chung cư cao cấp tại quận 7 (TPHCM) cho biết đã tung ra mọi chiêu thức bán hàng như giảm giá, khuyến mãi liên tục, nhưng lượng hàng tồn kho vẫn không giảm. “Chúng tôi buộc phải bán doanh nghiệp một phần do mẫu thuẫn lợi ích giữa các cổ đông và nếu không bán sớm thì lợi ích của cổ đông sẽ không còn”, ông T cho biết.
    Ngoài mục đích mua lại trừ nợ, nhiều ngân hàng đang có cuộc chạy đua thăm dò những dự án bất động sản có tiềm năng để đầu tư, khai thác. Tại TP HCM, tòa nhà văn phòng cao 20 tầng ở quận 7 vừa được chuyển nhượng cho một ngân hàng thương mại làm trụ sở và khai thác tiềm năng cho thuê văn phòng. Giá bán là 700 tỷ đồng.
    Theo chủ đầu tư, việc chuyển nhượng xuất phát từ khó khăn về đầu ra, doanh nghiệp cạn vốn để triển khai tiếp, áp lực lãi suất... Ông nói, thời điểm này, giá chuyển nhượng cũng xuống theo thị trường. Bản thân doanh nghiệp cũng lỗ hơn 200 tỷ nhưng không bán thì càng lỗ nặng. "Nếu như dự án chưa xây xong phần thô, vị trí không đẹp thì ngân hàng cũng không bao giờ chịu mở hầu bao. Sở dĩ chúng tôi bán cho ngân hàng bởi chỉ có ngân hàng mới có tiền mặt mua trong thời điểm này”, ông cho biết.
    Tại thị trường Hà Nội, việc gom các dự án bất động sản diễn ra âm thầm và kín đáo. Doanh nghiệp sợ công bố chuyển nhượng dự án vì lo ảnh hưởng đến uy tín của mình.
    Giới kinh doanh địa ốc Hà Nội xôn xao bởi thông tin một nữ đại gia đứng đầu ngân hàng S đang ráo riết mua lại các doanh nghiệp địa ốc và sáp nhập với nhau. Ngân hàng nói trên sẵn sàng trả giá cao, thậm chí dùng mọi chiêu thức để mua lại doanh nghiệp địa ốc bởi họ có sẵn tiền và nhìn thấy được được tiềm năng và lợi nhuận lâu dài của các dự án mà các doanh nghiệp yếu đang nắm giữ.
    Ông Đỗ Quốc Thái, Tổng giám đốc Công ty đầu tư xây dựng thương mại An Thái cho rằng, chủ yếu doanh nghiệp bán cho ngân hàng những dự án mới triển khai ở các khu vực Pháp Vân - Tứ Hiệp; Phạm Hùng - Từ Liêm; Duy Tân - Cầu Giấy... Theo ông Thái, ngân hàng như một nhà đầu tư có tiềm lực tài chính thu gom những dự án để khi thị trường ấm lên lại đẩy hàng ra thu lợi nhuận.
    Theo TPO
  6. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    =D>=D>=D>=D>





    Dân đầu cơ BĐS bán tháo, chủ đầu tư xanh mặt




    [​IMG]
    Nhiều nhà phát triển dự án BĐS đang ở vào tình cảnh rất éo le là phải cạnh tranh trực tiếp với những sản phẩm giá rẻ của chính nhà đầu tư, khách hàng đã mua sản phẩm của mình.
    Đây có lẽ là thực tế chua chát và thê thảm mà từ trước đến nay, chính các chủ đầu tư cũng không thể ngờ tới.


    Từ "Thượng đế" trở thành "đối thủ"


    Vì cần tiền mặt, tới hạn tất toán hợp đồng với chủ đầu tư, trả nợ ngân hàng, trên nhiều trang mua bán, rao vặt nhà đất, rất nhiều mẩu tin cần bán gấp căn hộ tại các dự án chung cư, khu đô thị mới đang hoàn thiện, đã đóng nửa già tiền tiến độ - giá được giảm hàng chục triệu so với giá gốc của chủ đầu tư hay cắt lỗ lên đến vài trăm triệu đồng.


    Mức độ thu hút của những rao vặt này phụ thuộc vào độ lớn của số tiền mà người bán chịu lỗ. Có trường hợp bên muốn bán khẳng định chấp nhận chịu lỗ 70% giá trị sản phẩm hay mức lỗ 1-2 tỷ đồng/sản phẩm BĐS mà không quên chua thêm: "đây là cơ hội hiếm hoi để sở hữu căn hộ cao cấp/lô đất giá rẻ nhất thị trường".


    Các nhà đầu tư thứ cấp bán tháo ở đây là những cá nhân và các công ty tư nhân. Phần đa do sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn đầu tư vào BĐS, giờ phải tìm cách thoát hàng gấp; đối tượng tiếp theo do không nhìn thấy triển vọng của thị trường, các dự án không đầy đủ pháp lý, chủ đầu tư yếu kém, không đáp ứng được tiến độ tìm cách thoái vốn, tự giải thoát mình.


    Mặc cho chủ đầu tư các dự án BĐS tại Hà Nội vẫn kiên định giữ giá thì các động thái thoái lui quyết liệt của các nhà đầu tư, đầu cơ thứ cấp, vô hình chung khiến giá sản phẩm của dự án liên tục lao dốc.


    Với thị trường mà sức mua bó hẹp với số lượng rất ít ỏi giao dịch thành công thì việc các nhà đầu tư thứ cấp ồ ạt cắt lỗ đã đưa đối tượng này từ địa vị "Thượng đế" trở thành đối thủ cạnh tranh trực diện của các chủ đầu tư. Và trong cuộc đua thoát hàng này, ưu thế giá rẻ đã thuộc về các nhà đầu tư thứ cấp hay nói cách khác, đối tượng này có khả năng hớt trước các khách hàng tiềm năng của chủ đầu tư.


    Lãnh đạo một dự án quy mô thuộc khu vực Hà Đông chia sẻ, áp lực doanh số càng về cuối càng gia tăng, bởi thị trường đã chìm lắng, đóng băng hơn năm trời nay. Hiện nay nhiều chủ đầu tư như đang ngồi trên đống lửa bởi chưa nhìn thấy triển vọng bán hàng trước mắt.


    Dù cho lượng nhà đầu tư "đánh tháo" do đầu tư vượt quá khả năng chỉ chiếm khoảng vài phần trăm trong một dự án nhưng điều này để lại nhiều hệ lụy cả về yếu tố tâm lý thị trường, thương hiệu, đến chương trình bán hàng của chủ đầu tư sau này. Người có nhu cầu sẽ đặt ngược câu chuyện, dự án có vấn đề gì mà nhà đầu tư lại tháo chạy nhiều như vậy?


    Cạnh tranh không biên độ


    Ông Trương Chí Kiên, Phó TGĐ Công ty CP Him Lam Thủ đô nhìn nhận, thị trường trước đây chỉ có bên cung là các chủ đầu tư dự án cạnh tranh lẫn nhau. Sự cạnh tranh này thiết lập mặt bằng giá trên thị trường. Giữa các dự án cùng loại, mức chênh giá thường không nhiều, chỉ khoảng 5-10% dựa trên các lợi thế, giải pháp xây dựng, giá thành đầu vào...


    Nhưng giờ đây, giá cả thị trường bị chênh lệch phân hóa mạnh bởi một lượng cung "không chính thức". Đó là nguồn cung thứ cấp do một bộ phận nhà đầu tư thứ cấp. Ngoài ra, một lượng cung nữa sẽ gia nhập thị trường tới đây đó là các BĐS thế chấp, thành nợ xấu của các ngân hàng.


    Do giá trị chào bán thường thấp hơn mặt bằng giá sơ cấp của chủ đầu tư từ trên 10% trở lên, vì thế xu hướng giao dịch hiện tại chủ yếu tập trung vào các tài sản cắt lỗ, phát mãi. Những sản phẩm mới thuộc phân khúc trung và cao cấp gần như không được người mua đoái hoài.




    Nói về áp lực của các chủ đầu tư, ông Đinh Văn La - từ sàn Tài Tâm Colier cho rằng, nhiều dự án đang triển khai hiện nay đã thiếu vốn, không bán được hàng, trước tình hình này lại càng thiếu vốn trầm trọng hơn, dự án càng lâm vào bế tắc. Hơn hết, tất cả tác động đến tâm lý chung của toàn thị trường.


    "Tình hình tài chính, tiến độ triển khai chậm chạm đã ảnh hưởng rất nặng đến thương hiệu, uy tín của chủ đầu tư rồi. Còn việc nhà đầu tư thứ cấp bán phá giá thêm một lần nữa thì hệ lụy lan truyền theo kiểu domino, dự án càng không bán được, niềm tin của thị trường nói chung càng mất thêm thời gian hồi phục" - vị này nói.


    Đáng nói là, trong thời gian thị trường BĐS Hà Nội nói riêng liên tục tăng trưởng các năm vừa qua, sản phẩm ra đến đâu hết đến đấy với giá gốc và giá chênh cao, gần như không chủ đầu tư nào có thể tượng tượng được rằng, đến một ngày nào đó họ sẽ phải cạnh tranh bán sản phẩm của mình với chính các nhà đầu tư thứ cấp, các nhà đầu cơ, cũng như làm sao giữ được giá sản phẩm trong thời kỳ thị trường đi xuống. Giữa hai bên không có một cam kết nào về việc bán đúng giá sản phẩm vì thế đến giờ, thường chủ đầu tư phải cắn răng, ngậm ngùi chịu trận.


    Ở một góc độ khác, nhiều ý kiến đặc biệt lưu ý trong giai đoạn các nhà đầu tư thứ cấp "phá giá" hiện nay, không ít trường hợp là chuyển rủi ro cho người mua sau. Bởi lẽ, nhiều dự án về bản chất, chủ đầu tư đã không còn khả năng về tài chính, dự án đã ngừng thi công xây dựng cả năm nay, do đó việc giảm giá sâu cũng không còn ý nghĩa thực tiễn đối với người mua.


    "Người dân vẫn có tâm lý "của rẻ là của ôi". Những dự án tốt, có giá trị, chỉ cần giảm giá 5% khách hàng đã rào mua rồi. Giờ một số dự án có giảm giá 20%, nhưng pháp lý chưa đầy đủ, chủ đầu tư không làm hoặc có thực hiện nhưng rất chậm, đến vài năm, lúc ấy cơ hội sẽ khác. Mà với tình hình này, khả năng chậm trễ không phải bằng tháng hay quý nữa mà được tính bằng năm" - đại diện một đơn vị kinh doanh BĐS nhấn mạnh.


    Theo Thành Dũng
    VEF

  7. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    tôi nhớ cách đâu 1 năm nhà đầu tư đến công ty chứng năng nỉ bán căn hộ thuộc dự án của HAG chịu lỗ 100tr tiền cọc mà vẫn không có ai mua
    chắc bỏ của chạy lấy người tất, số tiên này cũng chăng thấp vào đâu so với tiền lãi 100tyr hàng năm phải cống nộp cho ngân hàng
  8. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    ĐIV KHÔNG ĐỦ TIỀN ĐỂ LÀM DỰ ÁN NÀY NỮA CHỨ ĐỪNG NÓI LÀ CHO VAY BẤT ĐỘNG SẢN=))=))=))=))








    BIDV được chỉ định làm chủ dự án tại khu đô thị mới Thủ Thiêm

    [​IMG] HÀ ANH
    10/05/2012 10:06 (GMT+7)
    [​IMG] Phối cảnh tổng thể khu đô thị mới Thủ Thiêm.
    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (0)

    UBND Tp.HCM đã chấp thuận chủ trương chọn, chỉ định Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là nhà đầu tư thực hiện dự án khu nhà thấp tầng thuộc khu dân cư phía Nam đại lộ Đông - Tây trong khu đô thị mới Thủ Thiêm thuộc quận 2 Tp.HCM.

    Khu đô thị mới Thủ Thiêm có quy mô 65 ha, gồm 5 khu chức năng chính: khu lõi trung tâm với trung tâm hội nghị, tháp truyền hình, khu giải trí và những không gian đan xen sinh sống, làm việc giải trí; khu dân cư phía Bắc; khu đa chức năng Đại lộ Đông - Tây; khu dân cư phía Đông tiếp giáp với quận 2 và quận 9; khu ngập nước phía Nam gồm khu phục hồi sinh thái, khôi phục rừng tràm, trung tâm nghiên cứu châu thổ, vườn cộng đồng và vườn bách thảo kết hợp hoạt động thương mại.

    UBND Tp.HCM cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về áp dụng cơ chế đặc thù trong việc xác định tiền sử dụng đất theo giá thị trường tại thời điểm chỉ định nhà đầu tư (không theo thời điểm có quyết định giao đất hoặc thời điểm bàn giao đất thực tế) đối với các dự án trong khu đô thị mới Thủ Thiêm nhằm tạo điều kiện cho thành phố đẩy nhanh tiến độ mời gọi đầu tư, huy động nguồn vốn ngoài ngân sách để hoàn trả nợ vay và sớm hình thành khu đô thị mới này.

    Trước đó, BIDV đã công bố gói tín dụng 4.000 tỷ đồng để đẩy mạnh dư nợ bán lẻ, tập trung hỗ trợ đầu ra cho các dự án bất động sản do BIDV tài trợ với lãi suất 16%/năm, thời gian vay có thể đến 15 năm, mức cho vay lên tới 85% giá trị căn nhà; phối hợp với chủ đầu tư để cung cấp các sản phẩm hỗ trợ cho vay, hỗ trợ lãi suất để thu hút nhà đầu tư bán lẻ có nhu cầu mua bất động sản.
  9. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ kiếm tiền khó kahwn không đủ ăn lấy đâu mà kinh doanh bất động sản

    10 năm nữa thì may ra=))=))=))

Chia sẻ trang này