Hoạt động của công ty chứng khoán: Chỉ TOP 20 mới tồn tại? Thực ra chẳng thằng nào chết cả

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kimbao2010, 04/12/2008.

2358 người đang online, trong đó có 130 thành viên. 05:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 745 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. kimbao2010

    kimbao2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Hoạt động của công ty chứng khoán: Chỉ TOP 20 mới tồn tại? Thực ra chẳng thằng nào chết cả

    http://bsi.com.vn/NewsDetails.aspx?idnews=19342


    Chỉ những công ty chứng khoán nằm trong TOP 20 về quy mô, hiệu quả hoạt động mới có thể tồn tại được trong bối cảnh thị trường ảm đạm như hiện nay. Đó là nhận định vừa được Phòng Phân tích đầu tư của Công ty Chứng khoán APEC đưa ra mới đây.

    Một báo cáo của Hiệp hội chứng khoán Việt Nam mới đây đưa ra cũng cho thấy, có đến 70 ?" 80% trong tổng số gần 100 công ty chứng khoán hiện nay đang phải hoạt động cầm cự.

    Năm 2007, tăng trưởng giá trị giao dịch cao hơn tăng trưởng số lượng công ty chứng khoán, bởivậy giá trị giao dịch / 1 công ty chứng khoán tăng cao hơn, giúp các công ty chứng khoán có lãi hơn trong môi giới giao dịch. Năm 2008, tăng trưởng giá trị giao dịch không theo kịp với tăng trưởng số lượng các công ty chứng khoán, bởi vậy giá trị giao dịch trung bình / 1 công ty chứng khoán đang có xu thế giảm.
    Năm 2007, tăng trưởng giá trị giao dịch cao hơn tăng trưởng số lượng công ty chứng khoán, bởivậy giá trị giao dịch / 1 công ty chứng khoán tăng cao hơn, giúp các công ty chứng khoán có lãi hơn trong môi giới giao dịch. Năm 2008, tăng trưởng giá trị giao dịch không theo kịp với tăng trưởng số lượng các công ty chứng khoán, bởi vậy giá trị giao dịch trung bình / 1 công ty chứng khoán đang có xu thế giảm.

    Đối mặt với khó khăn

    Nếu như năm 2007, các công ty chứng khoán năm trong TOP 5 trên thị trường Việt Nam đều đạt được lợi nhuận lớn như: Lợi nhuận sau thuế của SSI cán đích 864 tỷ, ACBS là 332 tỷ, BVSC 214 tỷ, KLS 126 tỷ? Bước sang năm 2008, sự sút giảm của thị trường đã khiến những khó khăn của công ty chứng khoán bộc lộ. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2008 của các công ty chứng khoán cho thấy, trong số những công ty đạt lãi lớn vừa kể trên thì chỉ có SSI hoàn thành 49,36% kế hoạch năm với lợi nhuận sau thuế đạt hơn 230 tỷ đồng, còn KLS chỉ đạt hơn 3,6 tỷ đồng, BVSC lỗ khoảng 300 tỷ đồng và HPC lỗ 85 tỷ đồng. Các công ty khác nếu có lợi nhuận cũng chỉ đạt mức rất khiêm tốn.

    Nguyên nhân chính của tình trạng này chính là sự suy giảm của thị trường chứng khoán khiến nhiều nhà đầu tư thoái lui trong khi số lượng các công ty chứng khoán vẫn không ngừng tăng lên. Doanh thu từ môi giới trung bình không phủ hết chi phí hoạt động. Doanh thu từ các mảng hoạt động ngoài môi giới và tự doanh chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ, và đa phần là lỗ. Làm phép tính trung bình dựa trên số liệu của HoSE và HaSTC có thể thấy, giá trị giao dịch cổ phiếu toàn thị trường từ đầu năm 2008 đến hết tháng 10/2008 là trên 156.966 tỷ đồng. Trung bình tháng, giá trị giao dịch toàn thị trường cổ phiếu là 15.696 tỷ đồng. Các công ty chứng khoán thực hiện cả 2 nghiệp vụ mua và bán, bởi vậy tổng giá trị giao dịch cổ phiếu của hệ thống các công ty chứng khoán trong 1 tháng là 15.696 tỷ x 2 = 31.393 tỷ đồng. Nếu bỏ qua yếu tố các công ty chứng khoán hàng đầu chiếm bao nhiêu % thị phần, thì tính trung bình, 1 công ty chứng khoán có giá trị giao dịch bình quân tháng là 31.393 tỷ / 99 công ty chứng khoán = 317 tỷ đồng/tháng. Thời gian qua có rất nhiều các Công ty chứng khoán, đặc biệt là các công ty chứng khoán mới thành lập thực hiện khuyến mại như giảm phí giao dịch, tặng tiền vào tài khoản? Tổng hợp cho thấy công ty chứng khoán hiện nay thực thu phí chưa đến 0,2% giá trị giao dịch, trong khi phí phải trả là 0,03% (áp dụng từ 13.06.2008 thay cho mức 0,05%). Từ giá trị giao dịch tháng, mức phí thu, mức phí phải trả, có thể tính được doanh thu từ môi giới trung bình của 1 công ty chứng khoán khoảng 317 tỷ x (0,2%-0,03%) = 539 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí trong tháng (thuê mặt bằng, trả lương CBCNV, khấu hao tài sản, chi phí khác?) trung bình của 1 công ty chứng khoán khoảng 1,5 tỷ -2 tỷ / tháng. ?oVới tình hình thị trường hiện nay, nếu không có sự cải thiện đáng kể từ thị trường tài chính toàn cầu cũng như nội tại thị trường tài chính Việt nam, sẽ có rất nhiều công ty chứng khoán lâm vào cảnh khó khăn và có nguy cơ phá sản? - Phòng Phân tích đâu tư công ty chứng khoán APEC nhận định ?" ?oChúng tôi cho rằng chỉ TOP20 công ty chứng khoán (trên thị trường Việt Nam) là có khả năng tồn tại?.

    Cần sự hỗ trợ từ chính phủ

    Câu hỏi đặt ra là, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay liệu có diễn ra tình trạng sát nhập ồ ạt giữa các công ty chứng khoán trong thời gian tới không? Và, để hỗ trợ cho các công ty chứng khoán vượt qua ?ocơn sóng gió? này sẽ cần đến những biện pháp nào? Ông Nguyễn Thanh Kỳ - Tổng Thư ký Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB) cho rằng: ?oSẽ có những khó khăn, nhưng trong thời gian tới có thể sẽ không diễn ra sự sát nhập ồ ạt?. Ông nói thêm, trong bối cảnh hiện nay, ai cũng gặp khó khăn. Ngay cả như một định chế tài chính lớn như City Group cũng phải nhờ đến sự hỗ trợ của chính phủ. Các công ty Chứng khoán nhỏ sẽ có những khó khăn riêng và các công ty chứng khoán lớn cũng có những vấn đề của họ. Quan trọng là chính phủ cần có những chính sách gì để cứu vãn tình thế.

    Theo ông Nguyễn Thanh Kỳ, việc đánh thuế thu nhập đối với các nhà đầu tư chứng khoán chẳng hạn. Cần nhìn nhận các khoản đầu tư chứng khoán như đầu tư trung và dài hạn để tạo ra công ăn việc làm, đầu tư mở rộng sản xuất của doanh nghiệp? nếu chỉ hướng đến việc thu thuế, nhất là trong thời điểm hiện nay có thể sẽ gây ra tình trạng bán tháo của các nhà đầu tư nhằm tránh khoản thuế sẽ phải đó. Và như vậy, càng khiến cho thị trường trở nên khó khăn hơn.

    Bên cạnh việc xem xét lại chính sách thuế, UBCK cũng cần tạo điều kiện để các công ty chứng khoán phát triển các dịch vụ nghiệp vụ phái sinh, phối hợp mở sàn giao dịch vàng, các chính sách lãi suất, cho vay? nhằm tạo tiền đề tâm lý cho nhà đầu tư.

    Hiện nay, để phù hợp với tình hình hiện tại, nhiều công ty chứng khoán đã có các động thái sắp xếp, thu gọn bộ máy hoạt động, từ việc cắt giảm nhân sự cho đến việc đóng cửa bớt các chi nhánh nhằm giảm chi phí hoạt động. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Kỳ, để giảm gánh nặng chi phí cho các công ty chứng khoán còn cần sự trợ giúp từ UBCK và Bộ Tài chính. Trước mắt, các cơ quan này có thể xem xét giảm các các khoản phí giao dịch, phí đường truyền, cắt bỏ quy định bắt buộc lắp camera theo dõi giao dịch, lắp cửa từ và nhất là giảm quy định về diện tích sàn giao dịch bắt buộc như hiện nay là 200 m2 xuống ở mức nhỏ hơn, nhằm giảm chi phí mặt bằng cho doanh nghiệp.

    Hiện nay, hoạt động bán ra dường như vẫn là xu hướng chủ đạo trên thị trường chứng khoán, nguồn cung không ngừng tăng lên, còn cầu lại giảm mạnh khiến cho thị trường liên tục suy giảm. Các nhà đầu từ cũ lần lượt tìm cách rút lui để giảm thiểu thiệt hại về vốn, nhà đầu tư mới vẫn đứng ngoài cuộc chơi, khiến cho các công ty chứng khoán càng trở nên khó khăn hơn. Trước mắt, để các công ty chứng khoán tháo gỡ khó khăn rất cần sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý và các cơ quan hoạch định chính sách.
  2. vantamthien

    vantamthien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Đã được thích:
    62
    còn lâu mới nghe tin 1 cty ck nào đó phá sản được
  3. onthenet01

    onthenet01 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Phá thì không phá nhưng mấy thằng cổ dông nó ko chi tiền cho cái hoạt động kinh doanh lỗ này
  4. oneonline

    oneonline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Đầu 2009 tất cả các công ty CK phải có vốn điều lệ trên 300 tỷ. Đúng là quả sắc nước cho mấy Ông cổ đông của mấy Cty chứng khoán này. Tiền ra không được tiền vào không dám
  5. warren1

    warren1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua xem quả trường hợp của CTCK nào đó tên là ASEAN mà chết cả cười, mấy ông cổ đông sáng lập chạy rẻ đất
  6. mua_ban_dung_gia

    mua_ban_dung_gia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Bearsturn, Goldman Sucks cũng chết .....

    Mấy chú BVSC, ACBS, VCBS,... ko có NH mẹ bảo kê thì cũng vãi đái ...
  7. prp

    prp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Đã được thích:
    0
    NGoài chứng khoán ASEAN thì cũng nhiều thằng khác cũng như thế dưng mà chưa được lên Báo thôi !

    Chứng khoán ASEAN đây này -> Thành lập CTCK Asean: Cổ đông sáng lập "chạy làng"
    Lao Động số 280 Ngày 03/12/2008 Cập nhật: 8:15 AM, 03/12/2008
    (LĐ) - Ngày 2.12, cuộc họp các cổ đông sáng lập của CTCK Asean tại trụ sở 37 Cửa Nam (Hà Nội) bàn về việc giải thể Cty đã trở thành cuộc đối đầu gay gắt khi chỉ một vài cổ đông tham dự cùng Trưởng ban trù bị thành lập, trong khi chính Chủ tịch HĐQT và các cổ đông lớn khác vắng mặt không có lý do.

    Cổ đông sáng lập chạy làng?

    CTCK Asean trước kia vốn có tên là CTCK Kinh Đô đã được UBCKNN chấp thuận về nguyên tắc ngày 11.1.2008 và mọi yêu cầu cơ sở vật chất đã đầy đủ. Nhưng CTCK Asean sẽ không bao giờ ra đời vì yêu cầu cuối cùng là góp vốn đã không được nhiều cổ đông sáng lập thực hiện. Diễn biến quá trình thành lập còn cho thấy nhiều cổ đông thực sự đã bỏ rơi DN này.

    Theo cam kết, các cổ đông sáng lập có nghĩa vụ góp hai khoản tiền: Một khoản là 8% vốn góp đăng ký để tạo kinh phí cho các hoạt động chuẩn bị thành lập Cty; và góp vốn đủ theo tỉ lệ đăng ký vào tài khoản phong tỏa. Tuy nhiên, trong số 17 cổ đông sáng lập, chỉ có 13 cổ đông nộp đủ 8% vốn góp (khoản thứ nhất), số còn lại chưa nộp hoặc nộp thiếu.

    Điều đáng nói là thủ tục góp đủ số vốn vào tài khoản phong tỏa để được cấp đăng ký kinh doanh cũng được chính một số cổ đông sáng lập quan trọng (pháp nhân) không thực hiện đầy đủ. Theo biên bản họp nhóm cổ đông sáng lập ngày18.11.2008, chỉ có 4 cổ đông sáng lập hoàn thành các nghĩa vụ, trong đó có 1 pháp nhân (đóng góp đủ hai khoản tiền theo yêu cầu).

    Theo đại diện cổ đông TCty Du lịch Hà Nội, các thủ tục xin cấp phép thành lập cũng như cơ sở vật chất đã hoàn thành. UBCKNN đã thực hiện chấp thuận về nguyên tắc, tiến hành kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất đạt yêu cầu. Tuy nhiên, chính từ nguyên nhân một số cổ đông sáng lập không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ góp vốn đã khiến các nỗ lực chuẩn bị trở thành "công cốc" và UBCKNN đã không cấp giấy phép thành lập do quá thời hạn quy định, tài khoản phong tỏa không đủ mức vốn đăng ký.

    Cũng theo đại diện trên, các cổ đông sáng lập "chạy làng" không có lý do và cả ba cuộc họp gần đây nhất nhằm bàn vấn đề giải thể Cty các cổ đông không nộp đủ tiền hầu như đều vắng mặt.

    "Việc một số cổ đông không nộp đủ tiền có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ những ảnh hưởng của thị trường tài chính VN và thế giới", ông Vũ Ngọc Án, Trưởng ban trù bị thành lập cho biết.

    Có vô trách nhiệm?

    Ngoài các khoản góp vốn vào tài khoản phong tỏa có thể được trả về nguyên vẹn, việc xử lý khoản vốn góp 8% để tạo kinh phí ban đầu gây ra nhiều mâu thuẫn. Theo thông báo của HĐQT Cty, số tiền cổ đông góp đầu tư cơ sở vật chất ban đầu sẽ được trả lại ngay sau khi UBCKNN cấp giấy phép thành lập.

    Cuộc họp ngày 2.12 là nhằm đi đến quyết định xem xét các khoản chi đã thực hiện, giải trình các khoản mục chi cũng như tìm biện pháp hóa giá tài sản cố định để trả lại tiền cho cổ đông đã góp. Riêng mục chi không có chứng từ đã lên tới 1,36 tỉ đồng.

    Tuy nhiên, một cuộc họp quan trọng như vậy chỉ có vỏn vẹn 7 cổ đông tham gia và ngay cả vị Chủ tịch HĐQT cũng lại vắng mặt không có lý do. Cuộc họp trở thành nơi đấu tố lẫn nhau và đại diện ban trù bị kiên quyết không ghi lại bất kỳ biên bản nào về ý kiến cổ đông, trừ biên bản ghi nhận số cổ đông đang có mặt tại chỗ.

    Mọi việc trở nên gay gắt hơn khi Cty đã không được thành lập, các cổ đông sáng lập không đi đến giải pháp cụ thể nào trong khi chi phí thuê mặt bằng và các chi phí liên quan vẫn phải trả. Các cổ đông đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ yêu cầu phát mãi số tài sản ngay để trả lại vốn nhưng hiện tại Ban trù bị không còn hoạt động nên chưa rõ quá trình này sẽ kéo dài bao lâu.

    "Nguyên nhân khiến Cty không thành lập được hoàn toàn là do các cổ đông sáng lập khác không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết, thậm chí chủ tịch HĐQT còn không đóng một đồng nào", đại diện TCty Du lịch Hà Nội bức xúc. Theo ông Án, khi nhận thấy có cổ đông sáng lập không thực hiện nghĩa vụ, Ban trù bị cũng đã xúc tiến tìm kiếm các cổ đông thay thế nhưng không thành công.

    "Tôi cũng sẵn sàng nộp nhưng chờ cho các cổ đông khác nộp thì mình cũng nộp nhưng cuối cùng các cổ đông không nộp nên thôi vì có nộp cũng không đủ vốn", ông AÁn nói.

    Về phương án xử lý thiệt hại, ông Án cho biết các cổ đông sáng lập đã thống nhất phương án sẽ giải thể Cty, thanh lý tài sản để trả lại cổ đông theo tỉ lệ vốn góp. Hiện các chi phí liên quan đến hoạt động của Cty hầu như không đáng kể.

    Tuy nhiên, đại diện nhóm cổ đông đã đóng tiền lại cho biết bên thuê nhà chỉ cho để nhờ các tài sản và yêu cầu phải chuyển đi hết trước tháng 12.2008 nếu không sẽ thuê kho để chứa toàn bộ số tài sản đó. Nếu có khả năng xảy ra mất mát hay hư hỏng thì giá trị tiền thu về cũng sẽ bị hao hụt.

    Ông Án cũng không đưa ra được bằng chứng nào về khả năng được lưu giữ tài sản miễn phí nhưng đã "trấn an" rằng vẫn có biện pháp bảo vệ tài sản và trách nhiệm thuộc về Ban giải thể Cty.

    Theo bảng tổng hợp tài sản gửi đến các cổ đông ngày 2.12.2008, 87 khoản mục tài sản có thể phát mãi tương đương giá trị khoảng 3,92 tỉ đồng trong khi riêng 13 cổ đông sáng lập đã góp 8% vốn ban đầu lên tới 7,9 tỉ đồng.

    Đó là chưa kể đến không biết bao nhiêu NĐT cá nhân tham gia đóng tiền mua suất CP có nguy cơ mất trắng vì Cty giải thể. Riêng nhóm cổ đông cá nhân tại TCty Du lịch Hà Nội đã là 353,52 triệu đồng. Tổng hợp các khoản chi của Ban trù bị cũng cho thấy còn khoản nợ gần 2,56 tỉ đồng, trong đó nợ lương người lao động từ tháng 1-11.2008 là 1,06 tỉ đồng.
  8. ChungkhoanIT

    ChungkhoanIT Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Đã được thích:
    14
    Bạn nhầm rồi, chỉ các Công ty Chứng khóan có đầy đủ các nghiệp vụ mới cần vốn 300 tỷ thôi! Có Công ty vốn chỉ có 10 tỷ thôi mà nếu như chỉ có nghiệp vụ tư vấn!

Chia sẻ trang này