Hồi hộp và chờ đợi!!! Hy vọng vào 1 ngày mai Úp chén

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ckphieuluuky, 08/05/2008.

3199 người đang online, trong đó có 49 thành viên. 05:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 291 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. ckphieuluuky

    ckphieuluuky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Hồi hộp và chờ đợi!!! Hy vọng vào 1 ngày mai Úp chén

    Chứng khoán & Quốc hội



    (Theo Tinchungkhoan24h) Theo định kỳ, quốc hội sẽ họp gần 1 tháng, với tình hình đất nước đang đứng trước nhiều thách thức như hiện nay, dự báo, kỳ họp quốc hội này sẽ không chỉ "nóng" như thông lệ. Con đường đất nước sẽ đi trong 2 năm tới, theo nhận định của chúng tôi, chịu nhiều ảnh hưởng từ những quyết định, tư duy được khai thông, tại kỳ họp này. Số phận của thị trường chứng khoán cũng không nằm ngoài qui luật đó.

    Hơn 1 năm trước, chúng ta hào hứng với những thành công mang tính bước ngoặt như: gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO) và trở thành thành viên không chính thức Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Tưởng rằng, tất cả chỉ có màu hồng? Tưởng rằng, chúng ta đã sẵn sàng đối diện với tất cả?
    Đáng tiếc, chúng ta đã không dự báo được tình hình. Và điều chúng ta không thể làm hoặc không dự định làm trong kỳ họp cùng kỳ của quốc hội vào năm 2007. Chúng ta, không chỉ là đại biểu quốc hội, mà cả hệ thống quản lý, giới truyền thông, cộng đồng kinh doanh, cũng như toàn xã hội, sẽ phải làm trong kỳ họp này.

    Cụ thể:
    Một là, dư luận xã hội cũng như quốc hội sẽ yêu cầu chính phủ "trả lời" câu hỏi: trách nhiệm của chính phủ, trách nhiệm của từng bộ - ngành - địa phương, trách nhiệm của từng người đứng đầu như thế nào trước công tác dự báo tình hình cực kỳ yếu kém?Không thể và không được tái diễn tình trạng, nhận trách nhiệm về yếu kém để xoa dịu xã hội, để rồi "bình mới rượu cũ".

    Hai là, từ bài học đắt giá do dự báo yếu kém, chính phủ sẽ hành động như thế nào? Đưa ra giải pháp kèm chế tài hữu hiệu như thế nào để Đảm bảo khả năng dự báo là "đáng đồng tiền bát gạo" mà dân đã "nuôi" bộ máy tham mưu - dự báo - xây dựng chính sách?

    Ba là, đích thân thủ tướng *************** đã thừa nhận công tác điều hành của chính phủ chưa hiệu quả khiến những yếu kém trong "hệ thống" phát tác mạnh mẽ. Vậy, trách nhiệm của thủ tướng với dân sẽ như thế nào? Cũng như, xã hội - quốc hội, cần tăng thêm "sức mạnh" cho người đứng đầu chính phủ những gì để "thuyền trưởng" lèo lái "con tàu" Việt Nam vượt khỏi "tâm bão"?

    Bốn là, quốc hội cần làm rõ phương thức phát huy "trí tuệ" của toàn xã hội để không chỉ thúc đẩy "đồng thuận xã hội" mà cần khích thích tư duy chinh phục, tư duy toàn cầu để những cá nhân - tổ chức phát huy tài năng vươn ra ngoài biên giới quốc gia? Đồng thời hiện thực hoá mục tiêu Pháp trị, cũng như toàn dân giám sát xã hội đúng nghĩa trong đó có cả hệ thống chính quyền.

    Khi đó, rất nhiều vấn đề hiện tại như: kiềm chế lạm phát như thế nào? Thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng ra sao cho hiệu quả? Cải cách hành chính - tinh gọn bộ máy, bắt đầu từ đâu, để không chỉ là khẩu hiệu? Chống tham nhũng, bất công xã hội có kết quả không?Giám sát các "quyền lực đen - tập đoàn kinh tế nhà nước" sao để tiềm lực quốc gia được phát huy cao độ?

    Tất cả những vấn đề trên đều ảnh hưởng trực diện đến chứng khoán hoặc làm cộng đồng đầu tư "đoán già đoán non".

    Lấy ví dụ, phải đến khi xử dụng rất nhiều biện pháp ngắn hạn, hành chính, can thiệp "thô bạo" vào thị trường.Với mục tiêu: ổn định thị trường tức thì. Nhưng kết quả đạt được là: thị trường chứng khoán giảm nhanh dần đều, thị trường bị "méo mó" tạo "đất" cho "đại gia", các nhà đầu tư nhỏ chán nản...Thì cơ quan quản lý thị trường "mới" đưa ra "khái niệm" về khả năng thị trường gặp khủng hoảng sẽ được xử lý thế nào?

    Theo chúng tôi, tỷ lệ sở hữu ( Room) cho nhà đầu tư nước ngoài là một động lực quan trọng của thị trường. Nhưng một thị trường phát triển chỉ khi nào cơ quan quản lý thị trường chuyên nghiệp, tức "kiểm soát được tình hình" thông qua Quyền - Khả năng Giám sát và chiến lược cho thị trường. Đáng tiếc, uỷ ban chứng khoán nhà nước không có điều này, "bố" và "mẹ" của uỷ ban là ngân hàng nhà nước và bộ tài chính không có một "nhạc trưởng" điều phối. Thử hỏi, vấn đề mang tính "chiến lược" của trái tim 1 nền kinh tế phát triển là thị trường chứng khoán, có đáng để kỳ họp này thảo luận và đưa ra một giải pháp?

    Đó là chưa nói đến Quyền của uỷ ban hiện nay với các tập đoàn kinh tế nhà nước, trong khi các tập đoàn vừa là thành viên của thị trường ( là doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức đầu tư chuyên nghiệp) lại vừa là những thực thể "không dễ sờ đến". Vì các tập đoàn này, "bố" và "mẹ" của uỷ ban còn khó "giám sát" thì nói gì đến uỷ ban.

    Đến ngày 7/5/2008, thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện bộ mặt "nhợt nhạt" khi VN - Index đang "trở về" 500, còn HaSTC - Index đã "xa" mốc 165. Trong khi nhiều "kênh" có tìm lý do để trả lời câu hỏi: Vì sao thị trường tiếp tục "tụt dốc"? Hoặc 1 bộ phận khác thì "bơm" lạc quan cho cộng đồng đầu tư với thông tin mở "room" hay tiềm năng dài hạn. Thì một thực tế không thể chối cãi: Cung chứng khoán vẫn ào ào "đổ" ra.

    Chúng tôi nhận định, thị trường rất khó khăn ít nhất đến hết tuần này. Đó như 1 sức ép đáng sợ từ thị trường lên tất cả xã hội, trong đó có các đại biểu đang bàn thảo về tình hình đất nước. Chúng tôi khuyến cáo, các nhà đầu tư không nên "nghe" và "tin" thông tin "nội bộ" các tổ chức niêm yết cần nhận diện "khủng hoảng tin đồn" để dập tắt. Ví dụ, sàn HaSTC đang "nguy" khi ACB cứ "đỏ" mà đằng sau "đỏ" này là sự "bán tín bán nghi" với "thông tin": ACB sẽ như REE, tức là "chết" với "đầu tư tài chính".

Chia sẻ trang này