Hội những người ủng hộ (fan) của bác Vương Đình Huệ

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi lehero, 20/09/2011.

4519 người đang online, trong đó có 504 thành viên. 20:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 859 lượt đọc và 30 bài trả lời
  1. lehero Thành viên rất tích cực

    Ủng hộ bác vì:
    - Đào tạo bài bản: học hàm Tiến sĩ, thăng tiến từ cơ sở.
    - Có trình độ: đã kinh qua các vị trí như giảm viêng ngành Tài chính, Phó Hiệu trưởng Đại học Tài chính - Kế toán, Tổng Kiểm toán Nhà nước,...
    - Quê Nghệ An: quê hương của những người tài.
    - Đẹp trai, phong độ: nhìn là biết rồi.
    Đặc biệt nhất là trong Buổi hội thảo về "Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường" tổ chức sáng nay, 20/09, cho thấy cái TÂM và TẦM của bác Huệ.
    Bác có những phát biểu như:

    "Bộ Tài chính - Vương Đình Huệ với 10 năm kinh nghiệm trong ngành kiểm toán cho biết mục đích của cuộc hội thảo là để lắng nghe các ý kiến trái chiều liên quan đến mặt hàng nhạy cảm - xăng dầu. Trên cơ sở các số liệu công khai về lỗ lãi doanh nghiệp, biến động thị trường, các ý kiến đề xuất, Bộ Tài chính sẽ có các giải pháp điều hành hiệu quả trong thời gian tới".

    Bằng thái độ khá bình tĩnh, người đứng đầu ngành tài chính Vương Đình Huệ nói rằng "quyết định giảm giá bán lẻ được ông căn cứ vào đúng quy định của Luật, diễn biến thực tế của thị trường. Và nếu vì động cơ chính trị, ông đã giảm giá ngay thời điểm đảm nhận vị trí Bộ trưởng Tài chính - giai đoạn mà dư luận bức xúc nhất về giá xăng dầu, chứ không phải đợi đến 20 ngày sau mới ra quyết định".

    Ông Huệ tiết lộ, tại thời điểm giảm giá xăng dầu, ông đã mời Chủ tịch Petrolimex lên để hỏi: "Có giảm giá hay không?". Lúc ấy, Petrolimex đã lãi tới 780 đồng mỗi lít xăng, chưa kể lợi nhuận định mức 300 đồng. Khoản lãi của Petrolimex cũng được ông Huệ cập nhật từ chính số liệu của hải quan. "Tôi ra quyết định giảm giá và tôi chịu trách nhiệm cá nhân. Chúng tôi không quan liêu mà sau mỗi quyết định là cả tập thể lãnh đạo", ông Huệ nói.

    Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho rằng với kinh nghiệm 10 năm kiểm toán ông thuộc các số liệu lỗ lãi của doanh nghiệp như lòng bàn tay. Điều này có nghĩa, ông thừa hiểu các nhà nhập khẩu xăng dầu lỗ hay lãi và sức chịu đựng của họ đến đâu. "Không ai muốn tăng giá xăng cả vì tác động đến lạm phát ảnh hưởng tới 80 triệu dân. Việc giảm giá cũng vậy, không ai lại bỏ qua khi có cơ hội giảm", ông Huệ chia sẻ.

    Theo ông, sở dĩ giá xăng dầu chưa thể "thả" theo thị trường ngay được vì vẫn còn tồn tại độc quyền. Ba doanh nghiệp đang chiếm trên 90% thị phần trong đó có Petrolimex (trên 60%) và PV Oil. Nếu 3 doanh nghiệp này "đi đêm" với nhau thì doanh nghiệp khác chết, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt.


    "Bộ Tài chính không bỏ qua doanh nghiệp nào cả. Nếu cách điều hành của chúng tôi gây thiệt hại cho doanh nghiệp chúng tôi chịu trách nhiệm và bồi thường. Nếu doanh nghiệp nào không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác. Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được nhà nước", ông Huệ tỏ thái độ.


    Năm 2008, Nhà nước đã trích trên 4.600 tỷ đồng để bù lỗ cho doanh nghiệp. Theo bộ trưởng Huệ, sự hy sinh của Nhà nước chẳng ai đề cập tới, trong khi doanh nghiệp chỉ biết kêu lỗ mà không biết chia sẻ với người tiêu dùng.
    Ông Huệ cảnh báo tới đây, Bộ Tài chính sẽ liên tục có "trát" yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo lỗ lãi, các hoạt động kinh doanh ở bất cứ thời điểm nào.


    Liên quan đến ý kiến của Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú, ông Huệ cũng thẳng thắn: Bảo đảm nguồn cung, bình ổn, hoạt động kinh doanh... trách nhiệm thuộc về Bộ Công Thương. Việc vỡ hay không vỡ hệ thống không thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cũng đã vận hành 100% công suất là nguồn dự trữ cho thị trường nội địa.
    Bộ trưởng Vương Đình Huệ chốt lại: Từ nay đến cuối năm sẽ không có chuyện tăng giá và cũng không nên tăng giá bán lẻ xăng dầu mà sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn. Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước sẽ bù lỗ.

    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/09/bo-tai-chinh-cong-thuong-bat-dong-ve-dieu-hanh-gia-xang/

    Xin ngã mũ trước bác Huệ.

    Tôi xin ủng hộ bác đầu tiên.
    Xin mời anh em tham gia.
  2. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    http://www.sgtt.com.vn/Thoi-su/1487...chinh-Vuong-Dinh-HueToi-xuc-dong-boi-hoi.html

    Ứng viên bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ:"Tôi xúc động, bồi hồi"
    SGTT.VN - "Kết thúc nhiệm vụ tổng Kiểm toán Nhà nước, tôi cũng có xúc động, bồi hồi một chút vì quãng thời gian không ngắn, 10 năm gắn bó với ngành và 5 năm trên cương vị tổng Kiểm toán Nhà nước", ứng viên bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ bày tỏ.

    [​IMG]
    Ông Huệ trả lời các câu hỏi của phóng viên. Ảnh: Ngọc Thắng
    Trước khi được Thủ tướng đề cử ra Quốc hội để ngồi vào ghế bộ trưởng Tài chính, nguyên tổng Kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 2.8
    Ông Huệ chia sẻ: "Kết thúc nhiệm vụ Tổng kiểm toán Nhà nước, tôi cũng có xúc động, bồi hồi một chút vì quãng thời gian không ngắn, 10 năm gắn bó với ngành và 5 năm trên cương vị tổng Kiểm toán Nhà nước. Điều hài lòng nhất, không chỉ đối với Tổng kiểm toán mà của cả ngành chúng tôi là các bộ ngành, địa phương, các đơn vị được kiểm toán, người dân đã thấy thân hiện hơn với hoạt động kiểm toán, đã hợp tác, phối hợp chặt chẽ hơn với hoạt động kiểm toán, cũng như rất tích cực để thực hiện các kết luận của Kiểm toán Nhà nước. Tôi thấy đó là thành công lớn nhất, hạnh phúc lớn nhất".
    Vậy còn áp lực?
    Áp lực lớn nhất là sự tín nhiệm của Nhà nước và nhân dân. Càng được tín nhiệm thì áp lực càng lớn.
    Nếu được Quốc hội phê chuẩn, ông sẽ trở thành bộ trưởng Tài chính, vậy kinh nghiệm làm tổng Kiểm toán Nhà nước sẽ giúp gì cho ông ở cương vị lãnh đạo mới?
    Đến giờ tôi cũng chưa biết chắc là được tổ chức phân công và giao nhiệm vụ gì nhưng tôi có một điều chắc chắn là dù làm bất cứ cương vị gì cũng phải cố gắng hết mình. Chắc chắn hơn nữa là dù ở vị trí nào tôi cũng sử dụng được những kinh nghiệm làm kiểm toán nhiều hơn, chặt chẽ hơn trong việc quản lý đơn vị mà mình phụ trách cũng như thực hiện chức năng nhiệm vụ ở đơn vị mình.
    Khi ông rời chức vụ này khi chương trình kế hoạch kiểm toán Vinashin vẫn chưa hoàn thành. Công việc đó việc sẽ tiếp tục thế nào?
    Hôm nay tôi chỉ nói những việc chung.
    Ông đánh giá thế nào về mức độ dân chủ, công khai của hoạt động kiểm toán ở Việt Nam?
    Ngày càng tốt lên, nhất là sau khi Thủ tướng ban hành nghị định 33 về tăng cường kỷ luật tài khóa, thực hiện kiến nghị kiểm toán thanh tra. Có điều rất mừng là những kết luận, kiến nghị kiểm toán của nhà nước về các lĩnh vực này đều được các cơ quan nhà nước tiếp thu kịp thời, nghiêm túc. Vấn đề xử lý tài chính cũng ngày càng tốt hơn.
    Ví dụ, trong báo cáo tổng kết năm ngân sách 2009 sẽ trình QH vài ngày tới đây, theo số liệu của bộ Tài chính, trên 80% kết luận, kiến nghị đã được thực hiện. Còn tính trên những tiêu chí rộng hơn theo số liệu kiểm toán thì tất cả các kiến nghị đã được thực hiện cũng trên 69%. Tỷ lệ này về mặt tài chính là rất cao.
    Cũng còn một số đơn vị do khó khăn hay những kết luận kiến nghị truy thu của cá nhân phải từ từ, trừ dần vào lương thì quá trình thực hiện cũng cần một thời gian nữa. Nhưng nói chung ý thức tôn trọng và chấp hành các kết luận, kiến nghị kiểm toán, thanh tra nhìn chung đã tốt hơn.
    Nhiều ý kiến cho rằng cần tăng chế tài để đảm bảo các đơn vị thực hiện đúng kiến nghị kiểm toán vì vấn đề hiệu lực tuân thủ hiện còn rất hạn chế?
    Hiện nay cơ quan pháp chế của Kiểm toán nhà nước đang kiến nghị cần có nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kiểm toán. Tôi tin nội dung này sẽ sớm hình thành để tăng cường hơn trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức trong quá trình thực hiện theo những chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước. Rất cần quy định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực này.
    Ông nhắn nhủ, chia sẻ kinh nghiệm gì với người kế nhiệm?
    Với người kế nhiệm thì chưa dám, nhưng với báo chí thì có. Tôi muốn chia sẻ tình cảm đặc biệt với báo chí là báo chí đã hết lòng ủng hộ hoạt động của Kiểm toán nhà nước. Một trong những thành công mà ngành đạt được đến nay là do vai trò ủng hộ của báo chí. Tôi mong báo chí tiếp tục dành sự quan tâm và giám sát.
    Chí Hiếu (ghi)
  3. Phat_ma

    Phat_ma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin ủng hộ bác thứ 2
  4. nitatqng

    nitatqng Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Đã được thích:
    306
    Tự dưng thêm vào quê Nghệ An. Mềnh không thích phân biệt vùng miền như thế
  5. knd2011

    knd2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/02/2011
    Đã được thích:
    588
    May cho CP và NDT chúng ta có 2 vị bộ trưởng điều hành 2 lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm có quan điểm điều hành rõ ràng, cầu thị không tù mù như các vị tiền nhiệm.
  6. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    Ý mình Nghệ An là đất sản sinh người tài, kg có ý gì khác. Thân mến.
  7. meochinmong

    meochinmong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    34
    [​IMG] Hôm nay, 17:10 #17 Trích:
    hohuunghi viết lúc 17:08 - 20/09/2011 [​IMG]
    Trích:
    protradervn viết lúc 16:46 - 20/09/2011 [​IMG]
    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2...hanh-gia-xang/

    Kết mỗi câu chốt lại trong bài viết này

    sáng nay có mấy nick hô xăng tăng giá h lượn đâu hết rồi [:D]

    noá bị khoá hết rùi...chắcmmm...bán mặt xanh như
    ĐÍT NHÁI ẤY MÀI=))=))=))=))=))

    có ai bị khóa đâu, mod chỉ khóa pic thôi

    bán vé máy bay giá rẻ trong nước và quốc tế

    dịch vụ hóa đơn vé, Visa, tour du lịch trong nước và quốc tế

    Nhận order, ship hàng từ Đức về Viêt Nam, ưu tiên số lượng lớn

    Liên hệ: 0907878688 - 0485891918

    Email: phamhangairline@gmail.com






    Loan tin Cảm ơn | Báo vi phạm Trả lời | Thêm trích dẫn
    Thành viên rất tích cực
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    15:37, 27/03/10


    Được cảm ơn 252 lần


    [​IMG] Hôm nay, 17:15 #18 Bộ trưởng Vương Đình Huệ chốt lại: Từ nay đến cuối năm sẽ không có chuyện tăng giá và cũng không nên tăng giá bán lẻ xăng dầu mà sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn. Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước sẽ bù lỗ.

    Câu này của bộ trưởng tôi không đồng ý. Nền kinh tế thị trường cấn để cho thị trường xác định. Không nên can thiệp. Nên đóng ngay cái quỷ bình ổn xăng dầu và các cái quỷ bình ổn giá. Người dân cả nước đều khổ, đều bị áp lực lạm phát mà chỉ có thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là lập quỷ bình ổn giá. Điều này chẳng khác gì bình ổn giá cho nhà giàu. Rất là bất công. Cần dẹp ngay cái tư tưởng này. Phải để thị trường tự điều tiết nó mới là nền kinh tế thị trường. Xét về 2 ghế nóng nhất hiện nay là bộ trưởng Bộ Tài Chính và Ngân Hàng Nhà Nước thì bác Bình dẫn trước bác Huệ hơn 1 điểm rồi. hoan hô bác Bình. Đề cứ bác Bình làm thủ tướng nhiệm kỳ tới.

    Khinh địch = Hửi địc [r23)]

  8. meochinmong

    meochinmong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    34
    Để kiềm chế mức độ tăng giá, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Thành phố Hà Nội đã phê duyệt và ứng số vốn là 475 tỷ đồng để thực hiện chương trình bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu.


    http://cafef.vn/20110920092440277CA3...hang-truoc.chn


    Nếu không có những cái quỷ thế này thì liệu CPI Hà Nội có thấp. Cái này có phải là bình ổn giá cho nhà giàu chăng??????? Có công bằng không???? có văn minh không?????


  9. woodfish

    woodfish Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2010
    Đã được thích:
    16.876
    Vote cho bác Huệ cái, mịa bọn chó Petrolimex, lãi bọn nó cứ giấu kêu lỗ. Năm anò cũng kêu lỗ mà nhà thằng nào cũng có nhà lầu, xe hơi. Dân mình làm trật mặt đủ ăn còn khó.
  10. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    http://chinhphu.vn/portal/page?_pageid=517,50684985&_dad=portal&_schema=PORTAL

    Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ

    [​IMG]

    Bộ trưởng Bộ Tài chính
    Vương Đình Huệ
    Sinh ngày: 15/03/1957
    Quê quán: Nghệ An
    Học hàm, học vị: Giáo sư - Tiến sỹ
    Uỷ viên Trung ương Đảng Khoá X, XI
    Đại biểu Quốc hội Khoá XIII
    9/1979-1985: Giảng viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, Uỷ viên Ban Thường vụ Đoàn trường.
    1985-1986: Học viên khoa Châu Âu, lớp tiếng Tiệp, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
    1986-1990: Nghiên cứu sinh tại trường Đại học Kinh tế Bratislara, Cộng hòa Slovakia; Đơn vị trưởng lưu học sinh; Trưởng Thành hội lưu học sinh Việt Nam tại Bratislara.
    1991-1992: Giảng viên Khoa Kế toán, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội.
    10/1992-5/1993: Phó trưởng Khoa Kế toán, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội.
    6/1993-2/1999: Quyền Trưởng khoa, rồi Trưởng khoa Kế toán, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội.
    3/1999-6/2001: Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội.
    7/2001-7/2006: Uỷ viên Ban cán sự Đảng, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.
    Bí thư Đảng uỷ Cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ khối cơ quan Kinh tế Trung ương.
    7/2006 đến nay: Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Tổng kiểm toán Nhà nước, Bí thư Đảng uỷ cơ quan Kiểm toán Nhà nước.
    Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng; đại biểu Quốc hội Khoá XIII. Tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Chia sẻ trang này