Hôm nay 17/02: ngày này cách đây 30 năm ...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi meocha168, 17/02/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4549 người đang online, trong đó có 507 thành viên. 20:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 518 lượt đọc và 9 bài trả lời
  1. meocha168

    meocha168 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay 17/02: ngày này cách đây 30 năm ...

    Một sự kiện lớn của đất nước, một sự kiện mà báo chí quốc tế nói rất nhiều trong thời gian qua sao trong nước im lặng thế ???

    Vào BBC Tiếng Việt mà xem ... Thật khủng khiếp ... 10 ngày hơn 60k người bỏ mạng ...

    Xin gửi đến những chiến sỹ, những người dân Việt Nam - những người anh hùng đã vì nước quên thân, giữ vững nền độc lập dân tộc cho đất nước trước bọn xâm lăng phương Bắc triệu triệu đoá hoa hồng thay cho lời tri ân sâu sắc !


  2. meocha168

    meocha168 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Tìm được trong VNN mục Sự kiện nóng trong ngày bài này:

    http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/6137/index.aspx

    Truyền thống vẻ vang và bài học dựng nước, giữ nước
    17/02/2009 12:39 (GMT + 7)
    (TuanVietNam) - Cả dân tộc Việt Nam đang sống trong mùa Xuân của lễ hội. Mọi người con của đất Việt như được sống lại với cội nguồn dân tộc. Và, trước hết, như được sống lại và chiêm nghiệm sâu sắc quá khứ hào hùng của dân tộc qua hàng ngàn năm gây dựng, điểm tô, bảo vệ và gìn giữ giang sơn đất nước.
    >> Nuôi dưỡng và phát huy sức mạnh dân tộc

    Mỗi lễ hội? một dấu son lịch sử

    1. Lễ hội lớn nhất trong các lễ hội dân tộc vẫn là Quốc lễ Hùng Vương hay còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương. Quốc lễ diễn ra trọng thể nhất ngày 10/3 âm lịch hàng năm, ở khu di tích lịch sử Đền Hùng, trên đất tổ Phong Châu, Phú Thọ, kinh đô đầu tiên của nước Việt (thời đó quốc hiệu là Văn Lang). Nhiều tỉnh thành khác như Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng v.v?bao nhiêu năm nay cũng đồng tổ chức giỗ tổ vào ngày đó.



    Trong ngày hội lớn, đồng bào khắp nơi nô nức ?ovề nguồn? tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nên đất nước và nhắc nhau đạo lý ?ouống nước nhớ nguồn?.

    2. Cổ Loa có thể xem là kinh đô thứ hai của nước của nước Việt (Âu Lạc thuở ấy). Hàng năm, ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch Lễ hội Cổ Loa bắt đầu. Nhân dân Cổ Loa, nhân dân thủ đô thời nay, Thăng Long - Hà Nội, và nhiều địa phương trong nước lại hành hương về đây, dâng hương tưởng niệm vua Thục Phán An Dương Vương, tham gia các nghi lễ, cuộc thi và trò chơi dân gian phong phú.

    Đến Lễ hội Cổ Loa, ta sẽ được chứng kiến các dấu tích kiến trúc quân sự và thành cổ hai ngàn năm xưa, hình dáng Giếng Ngọc cổ tích, các loại vũ khí - dao, kiếm, tên, nỏ, và cả bức tượng không đầu của nàng công chúa Mỵ Châu bất hạnh. Tất cả đều gợi lên cho mọi người những ấn tượng và xúc cảm mạnh mẽ khác nhau: Khâm phục sự tài giỏi, khéo léo và ý chí chống ngoại xâm của tổ tiên xưa; bàng hoàng với mệnh đời bi thảm nàng công chúa, và xót đau mệnh nước thuở mới phôi thai.





    3. Nhà Trần, một triều đại phong kiến với 14 đời vua, hưng thịnh nhất trong lịch sử Việt Nam đã để lại cho muôn đời sau hào khí ?oĐông A?, được tưởng niệm và tôn vinh trong Lễ hội Đền Trần khai mạc hàng năm, ở quê hương Nam Định. Lễ Khai Ấn bắt đầu vào giờ Tý (23 giờ) ngày 14 tháng giêng âm lịch, là ?olinh hồn? của Lễ hội Đền Trần, tái hiện sự tích lịch sử vua Trần mở tiệc khao quân và phong chức cho các quan, quân lập công sau khi chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất.

    Lễ hội này, đặc biệt ghi ân vị anh hùng dân tộc kiệt xuất, Trần Quốc Tuấn, hay Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương, đã có công lớn lãnh đạo quân 3 lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên - Mông ở thế kỷ XIII bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập của nước Đại Việt.

    Vị danh tướng văn võ song toàn đó được toàn dân Việt đời đời sùng kính phong Thánh: Đức Thánh Trần, lập bàn thờ Người trong hầu hết các đền chùa cả nước.

    Ngoài Nam Định (quê hương các vua Trần), ở Tp. Nha Trang (nơi có di tích lịch sử Trần Hưng Đạo đã được xếp hạng), và cả ở nơi địa đầu biên giới giáp với nước Trung Hoa, thành phố Lào Cai, lễ hội tưởng niệm Trần Hưng Đạo cũng được tổ chức rất trọng thể, gọi là Khai hội đền Thượng Bái Vọng với lễ dâng hương và rước kiệu Đức Thánh Trần tại nơi thờ người, trên đồi Hỏa Hiệu xưa, bên con sông Nậm Thi gần biên giới cùng nhiều trò chơi dân gian khác với sự tham gia của đông đảo dân địa phương và khách du lịch trong ngoài nước.


    4. Một lễ hội tầm quốc gia được tổ chức sớm nhất, ngay những ngày đầu mùa xuân, đầu năm mới, chính là Lễ hội Ngọc Hồi - Đống Đa, ở giữa thủ đô Hà Nội. Cứ sáng ngày mồng 5 tháng Giêng âm lịch, hàng năm, cả nước lại hướng về đất Thăng Long - Hà Nội, nơi nhân dân thủ đô tưng bừng kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Và đồng thời hướng về miền Trung, Tây Sơn, Bình Định, quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, ở đó cùng diễn ra Lễ hội Chiến thắng Đống Đa của những người dân ?ođất võ?.

    Hình ảnh vị anh hùng dân tộc, một thiên tài kiệt xuất quân sự, Hoàng đế Quang Trung được tái hiện trong tư thế oai phong lẫm liệt đánh tan quân Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long vào mùa xuân Kỷ Dậu (1789), giải phóng và thống nhất đất nước.

    Cũng như với vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo thế kỷ XIII và bao vị anh hùng cứu nước khác trong chiều dài hàng ngàn năm lịch sử, sự tôn vinh vua Quang Trung; anh hùng dân tộc thế kỷ XVIII, cũng là tôn vinh truyền thống quật cường của dân tộc Việt Nam, cứ mỗi khi vận nước lâm nguy, toàn dân lại sẵn sàng đứng lên, sát cánh bên nhau, đương đầu với những đội quân xâm lược đến từ ngoại bang to hơn và đông dân hơn, cho đến khi quét hết chúng ra khỏi cõi bờ.

    5. Ở những nơi xa xôi cách trở, ngoài hải đảo giữa biển Đông, trên vị trí tiền tiêu biên giới, những người con dân nước Việt không thể tham gia trực tiếp, họ vẫn hướng về và theo dõi, qua phương tiện truyền thông, những lễ hội lịch sử, truyền thống trên đất Mẹ.

    Điều thú vị và đặc biệt, riêng trên hòn đảo Lý Sơn, từ bao đời trước vẫn duy trì một lễ hội có cái tên gọi đặc biệt: Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (một lễ khao quân). Lễ diễn ra trong những ngày 20 và 21/4 với các hoạt động như: Cầu siêu tại Âm Linh Tự dành cho những âm linh tử trận ở Hoàng Sa để bảo vệ đảo, lễ hội hoa đăng và phóng sinh tại cầu cảng Lý Sơn; lễ thanh minh và tế ngoại đàn; lễ thả thuyền khao lề thế lính Hoàng Sa, lễ hội đua thuyền?

    Lễ hội khao lề thế lính Hoàng Sa thực sự mang ý nghĩa sâu sắc, là một hình thức sinh động khơi dậy lòng yêu nước và giáo dục thế hệ trẻ về ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc.

    6. Điểm qua những lễ hội đặc sắc nhất trong nhiều lễ hội truyền thống lịch sử giống như lần theo những dấu son khắc họa hành trình hàng ngàn năm của dân tộc, ôn lại các sự tích anh hùng của tổ tiên bao đời có công xây đắp và giữ gìn đất nước cho chúng ta ngày nay.

    Tất cả trở thành những bài học lớn sống động nhất, sâu sắc nhất và thiết thực nhất cho mọi thế hệ, bây giờ và cả mai sau: Những bài học về ?odựng nước và giữ nước?.

    Những bài học bao giờ cũng tươi mới

    1. Một dân tộc, trong mấy ngàn năm lịch sử, luôn phải đương đầu với những nước lớn. Từ thời các Vua Hùng, qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Quang Trung v.v.. đến thời đại Hồ Chí Minh, dân tộc ấy đã biết tạo nên sức mạnh của Thánh Gióng. Với sức mạnh vô song ấy, dù phải trải qua bao hiểm nguy, với bao mồ hôi và xương máu, cuối cùng đã giành được độc lập và thống nhất toàn vẹn đất nước như ngày hôm nay.

    Những chiến công lẫy lừng trên dòng Bạch Đằng Giang hay trên gò Đống Đa, ở núi rừng Điện Biên Phủ hay giữa Tp. Hồ Chí Minh v.v? đã hòa lên bài ca hùng tráng tôn vinh dân tộc Việt Nam anh hùng trước thế giới năm châu.




    Bài học lớn nhất, tổng quát nhất được tổ tiên ta hun đúc truyền lại cho đời sau: Bài học ?odựng nước và giữ nước.



    Tất cả con dân nước Việt có thể tự hào rằng, dựa trên sức mạnh của chính nghĩa và tinh thần quật cường dân tộc, nước nhỏ như Việt Nam có thể đánh thắng đội quân xâm lược của nước lớn, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi. Đó là bài học lớn nhất, tổng quát nhất được tổ tiên ta hun đúc truyền lại cho đời sau: Bài học ?odựng nước và giữ nước?.

    2. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã cho thấy rằng, sức mạnh để chiến thắng xâm lược dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp dưới một ngọn cờ đại nghĩa được phất lên bởi những đấng anh quân.

    Bài học lớn trên đây vẫn luôn mới mẻ với mọi thời đại, kể cả thời đại bây giờ, không chỉ trong sự nghiệp giữ gìn, bảo vệ mà cả trong xây dựng, phát triển đất nước.

    Trong hoàn cảnh hòa bình hiện nay, toàn dân tộc Việt Nam tập trung vào xây dựng và phát triển đất nước. Để đưa đất nước tiến nhanh về phía trước, sớm tiến kịp nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, tinh thần đại đoàn kết dân tộc vẫn là yếu tố sống còn và cần được mở rộng. Đó là sự đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân trong nước, đoàn kết mọi người con dòng giống Lạc Hồng trong nước và nước ngoài, không phân biệt quá khứ, chính kiến? miễn là gắn bó nhau trong trách nhiệm và nghĩa vụ xây dựng một tổ quốc, một quê hương Việt Nam văn minh và giàu mạnh.

    Và ngày nay, ?ongọn cờ của đại nghĩa? chính là cương lĩnh, đường lối, chủ trương phát triển đất nước đúng đắn và sáng suốt. Và các ?ođấng minh quân? ngày nay chính là những nhà lãnh đạo tài giỏi, vô tư và trong sáng, gắn bó và hết lòng phục vụ nhân dân, có tư duy tiên tiến, có tầm nhìn xa trông rộng, khả năng hành động mạnh dạn và giàu sức sáng tạo.

    3. Dù sống trong một thế giới hòa bình, hòa hoãn, nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ đất nước cũng không bao giờ được xao lãng. Trong thời đại ngày nay, loài người đã đạt đến mức sống và trình độ văn minh tương đối cao. Trật tự xã hội, quyền lợi giữa các quốc gia và dân tộc đang được chi phối và ràng buộc bởi những luật lệ đa phương và song phương đầy đủ hơn và chặt chẽ hơn. Nhưng thế giới chúng ta đang sống vẫn còn ẩn chứa những bất trắc. Sự mâu thuẫn quyền lợi giữa các quốc gia và nhóm quốc gia vẫn tồn tại. Trên trái đất vẫn tồn tại những điểm xung đột, nơi này âm ỉ, chỗ kia nóng bỏng, ở Trung Đông, Nam Á, bán đảo Triều Tiên, và cả trên biển Đông v.v?

    Trong lịch sử của dân tộc, cha ông ta xưa luôn giữ vững sự hòa hiếu với mọi quốc gia, đặc biệt những quốc gia lớn. Sau mỗi chiến thắng, các bậc tiền bối đều biết khiêm nhường, ứng xử ?ođúng phép tắc?.

    Rút từ tinh thần của bài học đó, từ kinh nghiệm của những nước khác và trong mối quan hệ đan xen rất phức tạp với các nước lớn hiện nay, nước ta hẳn phải kiên trì một chính sách đối ngoại khôn ngoan và mềm dẻo, một chính sách hòa bình và thân thiện với mọi quốc gia.

    Nhưng mặt khác, các bậc tổ tiên còn để lại cho chúng ta những bài học xương máu. Câu chuyện chiếc ?onỏ thần rơi vào tay giặc? ở đời An Dương Vương phải chăng là một bài học phản diện sâu sắc về sự cả tin, về sự mất cảnh giác?

    Và Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa của nhân dân trên đảo Lý Sơn phải chăng cũng gợi lên một bài học khác, nhắc nhở toàn dân không bao giờ lơ là việc bảo vệ và giành giữ từng vùng nước, vùng đất, vùng trời ngoài biển Đông, trên biên giới tổ quốc.


    Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa của nhân dân trên đảo Lý Sơn nhắc nhở toàn dân không bao giờ lơ là việc bảo vệ và giành giữ từng vùng nước, vùng đất, vùng trời ngoài biển Đông, trên biên giới tổ quốc.


    Hơn thế nữa, chân lý lịch sử của đất nước Việt Nam cũng phải được bảo vệ trước toàn thế giới. Mọi công dân Việt Nam đều mong muốn và có quyền được hiểu biết mọi chân lý lịch sử liên quan vận mệnh tổ quốc mình và được góp phần bảo vệ nó. Tiếp tục việc làm chí nghĩa chí tình của tổ tiên ngày trước, nhân dân huyện đảo Lý Sơn và tỉnh Quảng Ngãi ngày nay trong việc tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa cũng đã thể hiện tinh thần đó.

    Mọi người dân Việt Nam đều lấy làm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc mình. Được thưởng ngoạn, những tinh hoa văn hóa tổ tiên bao đời lưu lại, được chứng kiến những báu vật lịch sử vật thể và phi vật thể, những nhân chứng, vật chứng của lịch sử, qua nhũng lễ hội truyền thống, họ càng được thấm sâu hơn, bền chặt hơn bài học dựng nước và giữ nước. Họ ước mong và có quyền ước mong một ?ongọn cờ đại nghĩa?, những ?ođấng minh quân? thời nay. Vì chính họ, nhân dân, mới là những người thực sự nhận mang sứ mệnh viết tiếp trang sử mới chói lọi, huy hoàng hơn, những trang sử của kỷ nguyên độc lập, hòa bình, thống nhất, kỷ nguyên đất nước văn minh và giàu mạnh.

    Trần Minh (Hà Nội ngày 17/2/2009)
  3. meocha168

    meocha168 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Cũng tại VNN thêm bài này nữa:

    http://vietnamnet.vn/thegioi/2009/02/829453/

    Campuchia bắt đầu xét xử cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ
    10:42'' 17/02/2009 (GMT+7)
    Hôm nay 17/2, một tòa án ở Phnom Penh đã bắt đầu xét xử một cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ, sau 30 năm kết thúc chế độ diệt chủng ở Campuchia.


    Duch bị cáo buộc chỉ huy các vụ thảm sát và tra tấn ít nhất 15.000 tù nhân. (Ảnh: AP)


    Kaing Guek Eav - còn gọi là Duch - từng là giám đốc một nhà tù "khét tiếng" ở Phnom Penh. Duch bị cáo buộc đã chỉ huy các vụ thảm sát và tra tấn ít nhất 15.000 tù nhân. Phiên tòa xét xử này là kết quả của những cuộc điều đình kéo dài suốt một thập niên.

    Ước tính hơn 1.000 người sẽ tham dự phiên tòa. Duch được đưa tới phiên tòa bằng xe chống đạn. Hắn là một trong năm cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ sẽ đối mặt với tòa án.

    Phát ngôn viên tòa án Reach Sambathc nói: "Đây là một ngày trọng đại đối với người dân Campuchia, vì lẽ công bằng mà họ đã chờ đợi suốt 30 năm nay đã đến gần hơn".

    Cánh đồng chết

    Dưới thời kỳ Khmer Đỏ, Duch phụ trách nhà tù Tuol Sleng, nơi còn được biết đến với cái tên S-21. Hắn bị cáo buộc đích thân giám sát cả một hệ thống tra khảo hơn 15.000 tù nhân.

    Những ai còn sống sót sau những lần tra tấn ghê người của Duch thì sẽ bị tử hình ở nơi gọi là "Cánh đồng chết". Duch, 66 tuổi, bị bắt giam từ năm 1999, hai năm sau khi hắn bị một nhiếp ảnh gia người Anh phát hiện.

    Tên cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ này được cho là đã hợp tác với nhà điều tra và sẽ tiết lộ những thông tin quan trọng về các quyết định của nhóm thủ lĩnh Khmer Đỏ. Thông tin của Duch có thể giúp cho những phiên xét xử dự kiến diễn ra cuối năm nay về năm bị đơn khác.

    Chúng gồm các cựu thủ lĩnh chế độ diệt chủng hiện còn sống: Nuon Chea, Ieng Sary và Khieu Samphan. Tất cả hiện đều đã già và không còn khỏe mạnh.

    Tuy nhiên, kẻ gây ra tội ác lớn nhất chống lại loài người ở Campuchia sẽ không bao giờ xuất hiện trước vành móng ngựa. Pol Pot, thủ lĩnh Khmer Đỏ, đã chết trong một khu trại ở biên giới với Thái Lan năm 1998.

    Trong suốt bốn năm cầm quyền của Khmer Đỏ, hơn 2 triệu người đã chết vì đói, làm việc quá sức và bị hành hình.

    Hơn một thập niên trước, Campuchia đã đề nghị LHQ và cộng đồng quốc tế giúp đỡ thiết lập một phiên tòa xét xử tội diệt chủng của Khmer Đỏ.
  4. hadongsp3

    hadongsp3 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Ngày này 30 năm trước, giặc Tàu xâm lấn bờ cõi nước ta
    Tại sao báo chí trong nước không nhắc đến sự kiện này. Hỡi anh em, dù thua lỗ chứng khoán nhưng không ai được phép quên mối đe dọa luôn rình rập từ phương Bắc. Hãy giáo dục con cái, nhắc nhờ anh em, họ hàng, bạn bè thân hữu về lòng yêu nước, cảnh giác trước mọi âm mưu của Trung Quốc, TQ không bao giờ có thể và có thiện chí làm bạn với VN. Hãy cảnh giác
    Để chung tay chống lại âm mưu thôn tín, phá hoại của kẻ thù, anh em ta không dùng hàng Tàu, không xem phim Tàu, khơi dậy tinh thần dân tộc và sự cảnh giác với giặc Tàu đã ăn sâu và tiềm thức của mọi con dân đất Việt... và vận động những người xung quanh làm như vậy
  5. hadongsp3

    hadongsp3 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Đã được thích:
    0
    By ngocminhanh - box Giáo dục quốc phòng http://www10.ttvnol.com/forum/gdqp/1138544/trang-3.ttvn

    Những con số đáng để suy nghĩ:

    Nếu bạn mua 1 triệu đồng hàng TQ? bạn đã nộp vào ngân khố TQ 120.000 đ thuế VAT mà hàng xuất khẩu TQ không đuợc khấu trừ, khoảng 30.000 đ thuế thu nhập doanh nghiệp mà các doanh nghiệp TQ nộp cào ngân khố do có lãi trong việc bán hàng cho bạn. Bạn cũng tạo ra việc làm cho khoảng 5 người TQ trong 1 ngày. Với 150.000 bạn nộp vào ngân khố TQ, chính quyền bắc kinh có thể mua 13 viên đạn AK và đủ để giết 9 người dân Hậu Lộc.

    Với hơn 13 tỷ USD nhập khẩu hàng TQ, VN mỗi năm đã nộp nhân khố TQ khoảng 1,8 tỷ USD. Số tiền này đủ để mua 50 SU 27 hoặc 40 SU 30, 1 tàu sân bay, 10 GEPARD, hoặc 3 tàu ngầm, 3 tuần dương hạm, trang bị 1 đơn vị S400, 800 xe tăng cỡ như T72..... Và 800 triệu người TQ có việc làm trong 1 ngày hoặc 2,5 triệu người TQ có việc đủ 1 năm.

    khoảng 3 triệu lao động Vn sẽ mất việc trong đợt khủng hoảng kinh tế này. Bạn suy nghĩ nhé.
  6. meocha168

    meocha168 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/12/2008
    Đã được thích:
    0

    Uhm ! Đáng để suy nghĩ thật ! Nhưng ngặt nổi, cả tháng trời nay cứ mở TV là từ đài TW đến địa phương toàn phim Tàu. Mở lên gặp là tôi chuyển kênh hoặc tắt luôn ...


  7. indonesia

    indonesia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Thực ra thì Tàu đánh VN cũng vì Tàu cay chính quyền Duẩn quá thôi. Chiến tranh với Mỹ, Tàu giúp mình nhiều. Thắng Mỹ rồi thì Duẩn ra oai, rồi chửi lại Tàu.
    Nó sang đánh chính quyền Duẩn cũng là có cái lý của nó. Không tin các bác cứ hỏi lại những người tham gia quân đội thời kỳ ấy mà xem.

    Đây cũng chính là lý do ngày 17/02 này truyền thông mình không đề cập đến một tý gì.
  8. tvl1981

    tvl1981 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    18/05/2004
    Đã được thích:
    812
    Từ lâu lắm roài ta đây ko thèm xài đồ Tàu, ko thèm coi phim Khựa, hế hê

    Con ta thì sẽ phải giống ta, luyện từ nhỏ luôn
  9. warren1

    warren1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Ăn nói hàm hồ
  10. prehistory

    prehistory Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2002
    Đã được thích:
    0
    Khoá topic với lý do: Chủ 'ề không phù hợp
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này