Hôm nay DJ đỏ lửa cơ hội tốt để mai lên tàu DJ giảm mạnh thì sức bật càng cao! Thứ 4 lại cháy hàng t

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuananhdao, 06/04/2009.

7104 người đang online, trong đó có 932 thành viên. 09:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 905 lượt đọc và 17 bài trả lời
  1. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    Hôm nay DJ đỏ lửa cơ hội tốt để mai lên tàu DJ giảm mạnh thì sức bật càng cao! Thứ 4 lại cháy hàng thôi

    DJ giảm mạnh vNI chỉ điều chỉnh nhè nhẹ trong phiên ( thứ 3). Nhưng thứ 4 và những ngày sau lại cháy hàng

    http://dantri.com.vn/c20/s20-317688/luong-toi-thieu-tang-len-650000-dong-tu-15.htm
    Thứ Hai, 06/04/2009 - 4:58 PM
    Lương tối thiểu tăng lên 650.000 đồng từ 1/5(Dân trí) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 1/5/2009 là 650.000 đồng/tháng. Cùng đó, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc được điều chỉnh thêm 5%.
    Mức lương tối thiểu đang áp dụng hiện nay là 540.000đ/tháng.

    Theo NĐ 33/2009/NĐ-CP ban hành ngày 6/4, mức lương tối thiểu chung 650.000đ/tháng được áp dụng đối với 4 loại hình cơ quan, đơn vị, tổ chức, bao gồm: các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; các công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

    Dù tình hình kinh tế khó khăn, việc tăng lương vẫn được thực hiện theo đúng lộ trình (Ảnh: Việt Hưng)
    Mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng/tháng được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật ở 4 loại hình cơ quan, đơn vị tổ chức trên.

    Cùng đó, mức lương tối thiểu được dùng để tính trợ cấp kể từ ngày 1/5/2009 đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước và tính các khoản trích, các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung.

    Kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu mới đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm từ các nguồn: tiết kiệm 10% chi thường xuyên đối với từng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ. Riêng các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ. Sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương.

    Kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với người lao động làm việc trong các công ty do công ty bảo đảm và được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí sản xuất kinh doanh.

    Cùng ngày, Chính phủ ban hành Nghị định 34/2009/NĐ-CP qui định, từ ngày 1/5/2009, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng sẽ được tăng thêm 5% đối với 5 nhóm đối tượng, bao gồm: cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân,******* nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp hàng; cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng; quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ chợ cấp hàng tháng?

    Kim Tân
  2. bankhong

    bankhong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/12/2008
    Đã được thích:
    0
    chí kí

  3. ntc50hdhkhn

    ntc50hdhkhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Đã được thích:
    1.994
    Để sang mai xem thế nào đã, sáng mai Mẽo mà cá hồi thì ^.^ , đôi khi xu hướng lúc cuối phiên lại có ảnh hưởng lớn đến sự tăng hay giảm của các TT Châu á , hơn là mức tăng hay giảm của 1 phiên
  4. geminidear

    geminidear Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Đã được thích:
    571
    Không cưỡng được ủptrend
  5. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    Mỹ Giảm điểm có tý ty thế này thì VNI vẩn tưng tửng TT Sẽ có cơ hội lấy hàng ngon . Tuyệt vời . Ai chưa tin cứ bán rồi hôm sau lại phải mua giá cao hơn 7% và 5% . TT luôn khó hiểu thế mới hay .
  6. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    Hôm nay Mỹ đỏ lửa tiếp đấy cứ bán đi các pác. Sau lại hối tiếc . Nhớ hồi tháng 7 , 8 - 2008 TT mỹ và tG liên tục đỏ lửa VNI vẫn thẳng tiến đích đến trước mắt 400 có thể hơn
  7. 0camap0

    0camap0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2008
    Đã được thích:
    0
    chuẩn không cần chỉnh
  8. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    Cơ hội lại có cho các pác lên tàu phiên ngày mai . TT đẹp như một giấc mơ cơ hội lịch sử đã lặp lại khân trương mua ngay khi TT điều chỉnh cơn sóng lại UP manh thôi . CK mỹ tụt dốc hơn 100 point thì khả nanưg phục hồi ngày càng cao
  9. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    Ba, 07/04/2009 - 6:00 PM
    Nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Việt Nam thấp
    (Dân trí) - Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, các nền kinh tế đang phát triển Đông Á sẽ chỉ đạt tăng trưởng GDP thực ở mức 5,3% trong năm 2009. Nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Việt Nam là thấp.

    Ngành dệt may gặp rất nhiều vất vả trong cơn khủng hoảng.

    Sáng 7/4, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo Cập nhật khu vực Đông Á và Thái Bình Dương với tựa đề ?oNôf lực đâ?y lu?i suy thoái kinh tế toàn cầu?.

    Tăng trưởng khu vực Đông Á đạt khoảng 5,3%

    Theo đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới đối với tình hình kinh tế của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, hiện ?ocó những dấu hiệu cho thấy le lói hy vọng nền kinh tế Trung Quốc có thể sớm hồi phục vào giữa 2009, trong khi các nước trong khu vực gồng mình hứng chịu tỷ lệ thất nghiệp dâng cao do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu?.

    Các chuyên gia WB cho biết, sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu nhờ gói kích cầu khổng lồ có nhiều khả năng bắt đầu năm nay và triển khai rộng vào năm 2010, đóng góp đáng kể vào sự ổn định và sự phục hồi của khu vực.

    Tuy nhiên trong bối cảnh Trung Quốc còn quá lệ thuộc vào xuất khẩu sang các thị trường đang tiếp tục suy thoái, bản báo cáo cập nhật cảnh báo sự phục hồi kinh tế thực sự của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ do tình hình tại các nước phát triển quyết định.

    Trước sự giảm sút đáng kể xuất khẩu và sức cầu trong nước đang chậm lại, Ngân hàng Thế giới dự báo khu vực các nền kinh tế đang phát triển Đông Á sẽ chỉ đạt tăng trưởng GDP thực ở mức 5,3% trong năm 2009, giảm so với 8% năm 2008 và 11,4% năm 2007.

    Tháng trước, trong báo cáo cập nhật kinh tế Trung Quốc hàng quý, WB đã hạ mức dự báo cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc xuống còn 6,5% cho năm nay, từ mức 13% trong năm 2007.

    Các nước thu nhập thấp trong khu vực được dự báo sẽ bị ?oảnh hưởng tồi tệ nhất bởi suy thoái và sự can thiệp không mấy hiệu quả của Chính phủ trong việc hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn nhất?.

    Campuchia có khả năng phải đối mặt với mức tăng trưởng giảm mạnh nhất do sức cầu yếu đối với các mặt hàng may mặc và du lịch; trong khi Lào, Mông Cổ, Papa New Guinea và Timor Leste sẽ chịu ảnh hưởng rất nặng nề của giá hàng hóa tụt dốc.

    Tăng trưởng yếu sẽ làm chậm lại tiến trình giảm nghèo trong khu vực. So với dự báo một năm trước, năm nay, hơn 10 triệu người nữa vẫn phải sống dưới chuẩn nghèo. Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Timor Leste dự báo sẽ phải đối mặt với tỷ lệ nghèo tăng lên.

    Cơ chế tỷ giá linh hoạt

    Về Việt Nam, các chuyên gia WB cho hay: Bất chấp nhưfng trơ? ngại, Việt Nam vâfn vượt qua năm 2008 khá tha?nh công và tính cả năm 2009, tăng trưởng dự báo chậm lại ở mức 5,5%.

    Nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Việt Nam thấp. Tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu không đáng kể do các ngân hàng của Việt Nam không tiếp cận với các sản phẩm ?ođộc hại? cũng như không nằm trong quyền kiểm soát của các ngân hàng nước ngoài trong diện rủi ro cao.

    Lo ngại về những vấn đề trong nước bắt nguồn từ việc cho vay đầu tư bất động sản thiếu thận trọng vào cuối 2007 đầu 2008 đang dần lắng xuống.

    Các ngân hàng cổ phần lớn đều tăng vốn cổ đông, duy trì mức lợi nhuận và cải thiện danh mục đầu tư. Các ngân hàng nhà nước đã xiết chặt cơ chế cho vay và thu lợi nhuận lớn thông qua việc mua lại trái phiếu bán ra bởi nhà đầu tư ngoại.

    Thậm chí, khối ngân hàng cổ phần nhỏ và yếu hơn cũng thành công trong việc tăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu theo quy định, bản báo cáo cập nhật nhận định.

    Cũng theo tổ chức này, nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán của Việt Nam thấp. Thâm hụt thương mại trong 6 tháng vừa qua vào khoảng 2,2 tỷ USD, trong khi các luồng FDI, ODA và kiều hối đạt 16 tỷ USD trong năm 2008.

    Kiều hối và các khoản giải ngân vốn ODA ổn định trong suốt năm qua. Thâm hụt thương mại giảm chuyển dần sang thặng dư nhỏ.

    ?oThực tế là xuất khẩu giảm với mức sụt giá mạnh đối với hàng hóa xuất khẩu kể từ giữa năm 2008 và số lượng đơn đặt hàng thưa thớt đối với các sản phẩm may mặc, giầy dép và các sản phẩm khác cho thấy xu hướng xuất khẩu tiếp tục đi xuống. Tuy nhiên, Việt Nam có thể bị ảnh hưởng ít hơn các nước khác là do khả năng cạnh tranh tốt, thông qua việc tăng trưởng thị phần?, WB lý giải.

    Thâm hụt thương mại năm 2009 ước tính ở mức thấp hơn va? các luồng vốn ngắn hạn có thể hạn chế sự biến động của tỷ giá hối đoái. Khả năng giảm giá thực tế đồng tiền Việt Nam trong năm 2009 là thấp. Tuy nhiên Chính phủ đang từng bước áp dụng một cơ chế tỉ giá linh hoạt hơn. Chính sách tiền tệ được đưa ra đúng lúc đã giảm thiểu tác động của các cú sốc từ biến động về giá cả trên thế giới và nhu cầu xuất khẩu.

    Cũng theo các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, tín dụng ngân hàng và bảo lãnh vay với lãi suất thấp có thể kéo lại sức cầu do đầu tư thương mại đã cạn kiệt nguồn vốn. Mặc dù, tín dụng ngân hàng với mức lãi suất thấp không thể khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất nếu như không có nhu cầu đối với các sản phẩm của họ.

    ?oSẽ hiệu quả hơn nếu tăng nhu cầu qua việc trực tiếp hỗ trợ các hộ gia đình và thực hiện các dự án đầu tư công. Xây dựng là ngành có khả năng bù đắp lớn nhất cho việc sụt giảm ngành sản xuất trong nước?, WB nhấn mạnh.

    Nguyễn Hiền

    Hãy nhớ rằng trong UP TREN TT điều chỉnh 1 -2 phiên là chuyện thuờng tình pác nào bán sẽ phải mua đắt hơn đó .
  10. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    3, 07/04/2009, 19:10 Ông Lê Đức Thúy: ''Quý I đã là đáy khủng hoảng'' Sau sự kiện Chính phủ công bố gói kích cầu thứ hai, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy tỏ ra lạc quan hơn so với những gì đã phát biểu cách đây một tháng.



    Trước khi Chính phủ quyết định hỗ trợ lãi suất vốn vay trung và dài hạn cho các hoạt động đầu tư mới để phát triển sản xuất kinh doanh, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (do ông Lê Đức Thúy làm Chủ tịch) đã kiến nghị nên hỗ trợ tất cả các khoản vay đầu tư kinh doanh từ nay đến hết 2010. Ông cũng dự báo kinh tế Việt Nam năm nay khó tăng trưởng trên 5%.

    - Ông nhận xét như thế nào về gói kích thích kinh tế thứ hai do Chính phủ vừa công bố?

    - Nếu gói kích cầu thứ nhất mới giới hạn ở các đối tượng vay vốn lưu động trong ngắn hạn để sản xuất kinh doanh thì gói thứ hai tập trung nhiều hơn cho các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng. Thời gian hỗ trợ cũng dài hơn hơn, trong vòng 2 năm. Đã nói tới kích thích kinh tế, nếu không kích cầu đầu tư sẽ khó có thể đạt hiệu quả như mong muốn.

    Gói kích cầu đầu tư này do các bộ ngành tham mưu cho Chính phủ, và đã được thống nhất về chủ trương. Cách thức triển khai cũng đã rõ ràng và có thể tiếp thu kinh nghiệm từ gói thứ nhất. Song các giải pháp cụ thể còn phải chờ thiết kế của bộ, ngành có liên quan, để xem những đối tượng nào được hưởng ưu đãi cũng như các quy định có liên quan.

    - Ông tiên liệu đến bao giờ các gói kích thích kinh tế bắt đầu phát huy tác dụng?

    - Bắt đầu có kết quả rồi đấy chứ, nếu ta nhìn vào tình hình kinh tế quý I. Tháng 1 tình hình rất khó khăn, xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đều sụt giảm, sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp. Nhưng tới tháng 2 và tháng 3 tình hình bắt đầu tốt lên.

    Tăng trưởng công nghiệp trong tháng 2 đã có sự chuyển biến khá so với bình quân của năm 2008, tiêu thụ trên thị trường nội địa cũng khởi sắc, hoạt động mua bán trên thị trường bất động sản cũng không phải là quá vắng vẻ. Số người mất việc làm không tăng lên. Kết quả có thể phản ánh rõ nét hơn trong quý II, chúng ta sẽ chờ xem.

    - Gần đây có nhiều nhận định Việt Nam sẽ thoát khủng hoảng ngay cuối năm nay. Quan điểm của ông thế nào?

    - Thực tế Việt Nam không lâm vào khủng hoảng, mà chỉ là suy giảm kinh tế. Có thể nói quý I đã là điểm đáy, sau đó sẽ nhúc nhích đi lên. Chính phủ đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng cả năm ở mức 5%, quý I là 3,1% thì các quý sau khó lòng thấp hơn thế.

    - Cuối tháng 2, phát biểu trên báo chí, ông vẫn rất thận trọng khi nhận định tình hình kinh tế đến cuối năm, nhưng nay đã theo chiều hướng tích cực hơn. Lý do nào khiến ông có thể lạc quan hơn trước, ngoài những số liệu thống kê trong nước?

    - Thế giới đang chuyển biến tích cực. Các đánh giá tiêu cực kiểu như khủng hoảng chưa thấy đáy, hay khủng hoảng hiện nay tệ hại nhất trong nhiều tập kỷ qua... gần đây không còn thấy xuất hiện. Giờ đây kể cả chính quyền tổng thống Mỹ, cùng đội ngũ cố vấn của ông Obama đều đã lạc quan hơn trước. Thực tế các chỉ số kinh tế Mỹ bắt đầu tích cực hơn, doanh số bán nhà mới xây tăng, chứng khoán đi lên trong đó cổ phiếu ngân hàng đang tăng giá trở lại.

    Như vậy đang có dấu hiệu tích cực cho thấy khả năng phục hồi. Tín hiệu này mạnh nhất ở Mỹ, ở EU và các nước khác nhẹ hơn, song cũng có thể tác động tới các khu vực còn lại trên thế giới. Trung Quốc cũng đang chứng tỏ nỗ lực phục hồi ngay năm nay.

    Đón nhận những tín hiệu tích cực đó, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã tăng mạnh trong những phiên gần đây.

    - Nhưng có ý kiến cho rằng thị trường chứng khoán trong nước tăng mạnh do giới đầu tư đón đầu thông tin Chính phủ công bố gói kích thích kinh tế thứ hai, chứ không phải niềm tin vào khả năng phục hồi trong dài hạn?

    - Kế hoạch hỗ trợ lãi suất thứ hai được thông qua trong vài ngày gần đây. Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ cuối tháng 3, Thủ tướng đã kết luận về vấn đề này, sau khi có sự tham mưu của các bộ ngành.


    Có thể thông tin này đã tạo hiệu ứng tâm lý tích cực trên thị trường chứng khoán. Song sự kỳ vọng của giới đầu tư còn bắt nguồn từ những thông tin, nhận định, đánh giá tích cực thời gian gần đây của Chính phủ cũng như các chuyên gia trong và ngoài nước.

    - Tạp chí The Economist mới đây có bài phân tích trong đó cho rằng Việt Nam quá lạc quan về tình hình kinh tế. Cơ quan này thậm chí còn dự báo Việt Nam chỉ tăng trưởng 0,3% trong năm nay. Ông nói gì về những nhận định này?

    - Đúng là dự báo của mình hơi lạc quan, khi đề ra chỉ tiêu tăng trưởng năm nay phải bằng năm ngoái. Trong báo cáo gần đây nhất, mình còn đề xuất ở mức 6,2%. Nay Chính phủ đã nhìn nhận khả năng đó không hiện thực và điều chỉnh lại. Thực tế không chỉ Việt Nam, mà cả thế giới đều phải thường xuyên cập nhật tình hình và điều chỉnh các chỉ tiêu cho phù hợp. Các tổ chức uy tín như World Bank, ADB hay IMF cũng làm như vậy.

    Tuy nhiên, dự báo tăng trưởng của The Economist lại không hiện thực theo hướng quá bi quan về tình hình kinh tế Việt Nam. Họ chỉ căn cứ vào các tác động bên ngoài, tức là suy giảm xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài, mà không xét tới các yếu tố nội tại của nền kinh tế.


    Ngoài những dấu hiệu tích cực từ lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp cũng góp phần quan trọng vào GDP. Hiện nông nghiệp chiếm 20% GDP của Việt Nam và năm nay có thể đóng góp khoảng 0,5-0,6% vào tốc độ tăng trưởng chung.

    Dự báo của ngân hàng Standard Charted hay World Bank, IMF và ADB gần đây đều dao động trong khoảng 4,5-5,5%. Mục tiêu tăng trưởng 5% mà Chính phủ vừa đưa ra không quá vênh so với dự báo của các tổ chức.

    Theo Song Linh
    Vnexpress

Chia sẻ trang này