Hôm nay lại nóng rồi: Xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam nhảy vọt (WB) (IFC)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi huhu112, 27/09/2007.

3435 người đang online, trong đó có 308 thành viên. 00:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 265 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. huhu112

    huhu112 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay lại nóng rồi: Xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam nhảy vọt (WB) (IFC)

    http://www.tinchungkhoan24h.com/stock/user/index.php?page=newsdetail&subject=30&newsid=3686&lang=
    Theo báo cáo mới nhất vừa được Ngân hàng thế giới (WB) và Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC) công bố sáng 26/9, Việt Nam đã có bước nhảy vọt về môi trường kinh doanh, từ vị trí thứ 98 trong báo cáo năm ngoái lên thứ 91 trên tổng số 178 nền kinh tế trong báo cáo năm nay. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng nếu báo cáo cập nhập thông tin hơn, vị trí của Việt Nam phải cao hơn...

    Việt Nam tăng cường Bảo vệ nhà đầu tư

    Báo cáo Môi trường kinh doanh của WB nghiên cứu các quy định có ảnh hưởng đến 10 yếu tố trong hoạt động kinh doanh là Thành lập doanh nghiệp; Cấp giấy phép; Tuyển dụng và sa thải lao động; Đăng ký tài sản; Vay vốn tín dụng; Bảo vệ nhà đầu tư; Đóng thuế; Thương mại quốc tế; Thực thi hợp đồng và Giải thể doanh nghiệp. Năm nay, báo cáo ghi nhận hai lĩnh vực quan trọng đã được cải cách mạnh mẽ tại Việt Nam là Bảo vệ nhà đầu tư và Tiếp cận tín dụng. Việt Nam tăng cường bảo vệ nhà đầu tư thông qua việc ban hành Luật doanh nghiệp mới và Luật chứng khoán, trong đó quy định những hoạt động chính của công ty phải có sự tham gia của nhà đầu tư và nâng cao yêu cầu công khai thông tin của công ty, đặc biệt thông tin về giao dịch của các bên có liên quan.

    Báo cáo cho biết, Việt Nam cũng tạo thuận lợi hơn trong lĩnh vực tiếp cận tín dụng bằng việc mở rộng phạm vi tài sản có thể sử dụng để thế chấp. Bộ Luật dân sự năm 2005 và Nghị định 163/2006 về Giao dịch bảo đảm đã cho phép doanh nghiệp sử dụng tất cả động sản- hiện có và sẽ có trong tương lai, hữu hình và vô hình làm vật thế chấp. Theo đánh giá của WB và IFC, hai văn bản luật quan trọng này còn có tác động đến chỉ số Giải thể doanh nghiệp vì đã trao thêm quyền lực cho các chủ nợ qua việc xếp hạng thứ tự ưu tiên của các chủ nợ có đảm bảo cao hơn.

    Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh tới việc đánh giá cải cách trong mỗi lĩnh vực chứ không phải là hiện trạng của lĩnh vực đó. Chẳng hạn như Việt Nam vẫn xếp hạng thấp về 3 lĩnh vực Bảo vệ nhà đầu tư, giải thể doanh nghiệp và đóng thuế, với các mức tương ứng là 165, 121 và 128 trên tổng số 178 nền kinh tế thế giới.

    Ông Sin Foong Wong, Giám đốc Quốc gia Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) tại Việt Nam cho rằng: "Dù Việt Nam đứng thứ 91 trong Bảng xếp hạng các nước có mức độ thuận lợi trong kinh doanh, nhưng con số này không phải là tất cả, điều quan trọng là Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng".

Chia sẻ trang này