Họp CB Cuối năm! Mời Th.Sỹ Hiển và T.sỹ Sơn về gấp họp kiểm điểm!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi rulebreaker, 19/01/2009.

5023 người đang online, trong đó có 417 thành viên. 19:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 258 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. rulebreaker

    rulebreaker Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Đã được thích:
    33
    Họp CB Cuối năm! Mời Th.Sỹ Hiển và T.sỹ Sơn về gấp họp kiểm điểm!!!!

    Anh em đọc bản kiểm điểm Tháng 10 năm 2008 của 02 anh này rồi cho nhận xét nhé. Anh Ba anh Tư nói khoác không nói làm gì vì nhiều lúc cũng phải TDTT (Thể Dục Thể Thao) cho bà con để đỡ loạn. Những hai anh này bằng cấp đầy mình mà nói năng không uốn bảy tấc lưỡi thì có đáng nhận xếp loại Không hoàn thành nhiệm vụ không nhỉ. 3 tháng mà tình hình xoay chuyển nhanh quá nhỉ.


    Cơn ?ođịa chấn? tài chính Mỹ: Ảnh hưởng không đáng kể đến Việt Nam

    20/09/2008 22:59
    Ngành ngân hàng Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều từ biến động trên thị trường tài chính Mỹ - Ảnh: Diệp Đức Minh
    Nhằm giúp bạn đọc, đặc biệt là các nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về những ảnh hưởng của biến động trên thị trường tài chính Mỹ và thế giới đối với thị trường tài chính Việt Nam, Thanh Niên đã trao đổi với thạc sĩ Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính - đầu tư về vấn đề này.

    * Việc Lehman Brothers phá sản, các tập đoàn tài chính Mỹ gặp khó khăn gây ra những ảnh hưởng gì đến nền kinh tế Việt Nam, thưa ông?

    - Lehman Brothers là ngân hàng đầu tư quy mô hàng đầu thế giới nên khi đổ vỡ sẽ ảnh hưởng đến giới đầu tư toàn cầu. Tuy nhiên đối với nền kinh tế Mỹ thì việc cứu Lehman Brothers không quan trọng bằng Fannie Mae và Fredie Mac vì Lehman Brothers chỉ ảnh hưởng đến giới đầu tư có tiền, trong đó có nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

    Thạc sĩ Đinh Thế Hiển - Ảnh: Đ.N.Thạch

    Cũng cần thấy cái chết của Lehman Brothers đã được báo trước nhiều tháng, nên giới tài chính đã có sự chuẩn bị chứ không hoàn toàn bất ngờ như sự cố Công ty năng lượng Eron trước đây. Tất nhiên nền kinh tế Mỹ có bị tác động và sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của nhiều nước, nhưng xét về tổng thể thì nền kinh tế Mỹ đang từng bước phục hồi, thể hiện qua giá dầu và giá vàng đều không tăng tới 200 USD/thùng và 1.000 USD/ounce như phân tích của nhiều chuyên gia vào đầu năm 2008.

    Cơn ?ođịa chấn? tài chính của Mỹ không ảnh hưởng gì nhiều tới nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể là doanh thu xuất khẩu của Việt Nam không bị giảm do chủ yếu chúng ta xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu giá thấp (may mặc, thủy sản, nông sản...). Đây là những mặt hàng còn có thể tăng mức tiêu thụ tại Mỹ khi nền kinh tế Mỹ khó khăn.

    Thứ hai là ngành du lịch Việt Nam cũng sẽ không bị tác động nhiều vì khách du lịch vào Việt Nam rất đa dạng chứ không tập trung ở phân khúc khách cao cấp. Thứ ba là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cũng không bị suy giảm vì đó là những dự án sử dụng nhân công rẻ, sản xuất mặt hàng thông thường nên cũng không ảnh hưởng lắm đến việc xuất khẩu. Chỉ có FDI vào lĩnh vực khu cao ốc văn phòng, resort cao cấp là có thể bị ảnh hưởng, tuy nhiên sự suy giảm trong lĩnh vực đầu tư này không phải là điều đáng quan ngại.

    * Với ngành ngân hàng trong nước thì sao, thưa ông?

    - Ngành ngân hàng (NH) Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không đáng kể bởi hầu hết các NH Việt Nam là NH thương mại, phục vụ cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp, độ phân tán rủi ro cao và không có sự liên thông đầu tư với các ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ như các nước khác.

    Sự ảnh hưởng nếu có thì chỉ do tác động tâm lý nhất thời của nhà đầu tư (NĐT). Tuy nhiên không loại trừ khả năng một số nhóm NĐT sẽ làm động tác ?oxả hàng? cổ phiếu (CP) ngành NH nhằm làm trầm trọng thêm tình hình để kéo giá CP NH xuống.

    Xét về phân tích giá CP ngành NH thì trước đây, CP NH được xem là CP ?ovua? với giá cao quá mức vào năm 2007. Trong năm 2008 cùng với sự suy thoái của thị trường thì giá CP NH bị suy giảm.

    Tuy nhiên NĐT đã phản ứng quá mạnh khi cho rằng kinh tế suy thoái thì NH sẽ suy thoái mạnh nhất, do đó rất nhiều CP NH đã giảm giá hơn mức giảm bình quân của thị trường và dưới mức hợp lý. Nếu phân tích nhiều mặt thì các NH vẫn có độ an toàn và khả năng sinh lời cao hơn các công ty ngành khác.

    Mặt khác, khi nền kinh tế có thể đưa lạm phát xuống còn 1 con số và khởi sắc mạnh mẽ vào năm 2009 thì CP các NH giá thấp sẽ có mức tăng mạnh hơn các ngành khác và có khả năng đạt mức sinh lời 100%. Do vậy nếu NĐT cá nhân đang nắm giữ các CP NH giá thấp mà vì tâm lý vội bán ra sẽ bị thua thiệt.

    * Thưa ông, thị trường chứng khoán (TTCK) đã bật dậy vào phiên giao dịch cuối tuần vì nguyên nhân gì?

    - Quan sát TTCK thời gian qua có thể thấy thị trường bật lên lại là do những yếu tố nội tại của nền kinh tế trong nước. Sau khi chỉ số VN-Index giảm mạnh, các NĐT nước ngoài tăng mua và sau khi VN-Index vượt qua mức 400 điểm, các NĐT trong nước bắt đầu tham gia nhiều hơn. TTCK tăng giảm là chuyện bình thường. Khi chỉ số VN-Index giảm mạnh xuống sát 400 điểm thì lực đỡ của thị trường sẽ tăng cao nên vực dậy là chuyện đương nhiên.

    Thêm một điểm khá quan trọng góp phần vào sự tăng điểm của phiên giao dịch cuối tuần qua đó là lượng tiền của NĐT vàng. Khi giá vàng tăng cao, nhiều người đã đổ xô bán vàng ra và đổ vốn sang TTCK lúc đó đang giảm điểm. Có thể thấy TTCK Việt Nam chưa chịu nhiều tác động từ thị trường thế giới. Từ nay đến cuối năm, chỉ số VN ?" Index sẽ dao động từ 400 ?" 550 điểm và càng về cuối năm, thị trường sẽ khởi sắc hơn.

    * Từ những biến động của thị trường tài chính Mỹ, Việt Nam có thể rút ra được kinh nghiệm gì?

    - Từ khủng hoảng của nền tài chính Mỹ, các NH trong nước có thể rút ra được một số bài học. Hiện nay các NH Việt Nam vừa là NH thương mại vừa là NH đầu tư. Trong quá trình phát triển, cần tách NH thương mại ra khỏi NH đầu tư vì hai hoạt động này có tính chất quản trị và rủi ro khác nhau.

    Trong đó NH đầu tư huy động vốn dài hạn để phát triển các dự án đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài. Lehman Brothers có kinh nghiệm gần 160 năm nhưng cũng vì tập trung quá mức vào một lĩnh vực là bất động sản nên dù có năng lực tài chính rất mạnh cũng dẫn đến phá sản khi lĩnh vực đó suy yếu.

    Hiện nay các NH Việt Nam đang từng bước thành lập NH đầu tư trong chiến lược phát triển thành tập đoàn tài chính như EIB, ACB, SCB... Đó là những bước đi cần thiết để xây dựng hệ thống phòng ngừa rủi ro tốt, danh mục đầu tư phân tán.

    * Xin cám ơn ông.

    Thanh Xuân (thực hiện)
    http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200838/20080920225859.aspx

    ====
    ẢNH HƯỞNG TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN TTCK VIỆT NAM: ?oKHÔNG CÓ CHUYỆN NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI RÚT VỐN?
    Tin đăng ngày: 22/9/2008

    Đang có nhiều quan ngại và thậm chí có nhận định cho rằng: việc ảnh hưởng từ thị trường tài chính Mỹ sẽ khiến nhà ĐTNN rút vốn khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam...

    Ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường (UBCKNN) đã có cuộc trao đổi với Tiền phong.

    Ảnh Phạm Yên

    Chiều 18/9, tại các sàn chứng khoán đã ?orộ? lên tin đồn UBCKNN đang họp để bàn thu hẹp biên độ, thậm chí có thể cho đóng cửa vài ngày nếu thị trường tiếp tục suy giảm mạnh. Xin ông cho biết từ phía UBCKNN, có phải những việc này đang được tính đến?

    Rất nhiều người nói bây giờ thị trường đã xuống 9 phiên liền, UBCK phải có giải pháp: Một là thu hẹp biên độ; hai là phải đóng cửa. Nhưng tác động thật sự của cuộc khủng hoảng thị trường tài chính Mỹ chỉ bắt đầu từ thứ Hai (15/9) khi mà Lehman Brothers tuyên bố phá sản và nó chỉ gây hiệu ứng điều chỉnh 3-4 phiên chứ không phải tất cả các phiên giảm điểm liên tiếp vừa qua.

    Cho đến giờ này, UBCKNN vẫn đang theo dõi chặt chẽ thị trường và tôi xin khẳng định Ủy ban không có cuộc họp hay quyết định nào liên quan đến việc thu hẹp biên độ hay đóng cửa thị trường như những lời đồn đại.

    Ông đánh giá thế nào về cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ liên quan đến các Cty tên tuổi như Lehman Brothers và Merill Lynch, AIG,? đối với TTCK Việt Nam? Mức độ ảnh hưởng đó sẽ đến đâu, thưa ông?

    Ông Nguyễn Sơn

    [/size=4][/font=Comic Sans MS]Dường như đã có sự lo lắng thái quá của NĐT khi chứng kiến cuộc khủng hoảng từ thị trường tài chính Mỹ.

    Tất nhiên, ảnh hưởng của thị trường tài chính Mỹ đối với thế giới là rõ rệt nhưng với thị trường Việt Nam thì không nhiều. [/font=Comic Sans MS][/size=4] Điều này thể hiện qua mấy điểm: Thứ nhất Việt Nam hiện chưa có Cty nào niêm yết trên TTCK Mỹ như các Cty của Nga.

    Thứ hai tỷ lệ sở hữu của NĐT Mỹ trong doanh nghiệp Việt Nam không nhiều. Thứ ba dòng tiền NĐTNN vào Việt Nam, đặc biệt từ thị trường Mỹ cũng không nhiều lắm. (giá trị danh mục đầu tư của NĐTNN hiện cũng chỉ khoảng 7-8 tỷ USD) nếu so với vốn tiền trên thị trường tài chính Mỹ không có gì ghê gớm.

    Tất nhiên, sự đổ vỡ trên thị trường tài chính Mỹ là rất nghiêm trọng. Điều đó tác động đến hầu hết các thị trường ở châu Âu, châu Á và các thị trường tên tuổi.

    Còn tại Việt Nam theo tôi đánh giá chỉ do hiệu ứng tâm lý là chính (do nhiều NĐT không có nhiều kiến thức chuyên môn). Đối với các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam, điều chi phối chính là yếu tố kinh tế vĩ mô.

    Cách đây vài ba tháng tình hình còn nghiêm trọng hơn khi giá dầu thô lên cao, CPI lên, thắt chặt chính sách tiền tệ. Đó mới là những cái ảnh hưởng ?osát sườn? đến mình.

    Đang có nhiều quan ngại và thậm chí có nhận định cho rằng: việc ảnh hưởng từ thị trường tài chính Mỹ sẽ khiến nhà ĐTNN rút vốn khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế trong số những phiên giảm điểm vừa ra cũng đã có phiên họ thực hiện mua ròng. Ông nghĩ sao về điều này?

    Toàn bộ khối danh mục của NĐTNN cũng chỉ khoảng 7-8 tỷ USD. Nếu rút ra thì phải bán cổ phiếu ra lấy VND và chuyển sang ngoại tệ rút ra hoặc để trên tài khoản hoặc rút ra khỏi Việt Nam. Vấn đề là khi rút ra chỉ với mấy tỷ bạc đó thì nhà ĐTNN sẽ đi đâu, làm gì? Nếu họ rút vốn về đầu tư vào thị trường Mỹ hay thị trường khác thì cũng không tốt.

    Trong khi đó, ở Việt Nam tất cả các yếu tố kinh tế vĩ mô (CPI, nhập siêu) đều đang có chiều hướng tốt. Cái đáng sợ hơn đối với nhà ĐTNN là những bất ổn về thể chế, không nhất quán trong chính sách kinh tế, chính sách không ổn định về tỷ giá,?

    Mặt khác, qua theo dõi chúng tôi nhận thấy khối đầu tư ngoại mua nhiều hơn bán trên HASTC và ngược lại trên HOSE nhưng chênh lệch mua ?" bán không nhiều.

    Thị trường Việt Nam có đặc trưng là những bất ổn về tâm lý luôn chi phối dù nhiều người không hiểu rõ bản chất của sự việc, có những điều người ta biết mười mươi không xảy ra nhưng họ vẫn bị cuốn theo tâm lý đám đông. Những sự kiện rất rõ vừa qua là giá gạo và giá xăng.

    Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn, không mất mùa nhưng vẫn đồn là thiếu gạo hay giá dầu giảm thì lại đồn tăng giá xăng. Hay như vừa rồi là khủng hoảng trên thị trường tài chính Mỹ...Còn đối với NĐT trong nước, tôi xin đặt câu hỏi ngược lại là họ bán cổ phiếu đi để làm gì? Thị trường bất động sản thì đang đóng băng, giá vàng phập phù, tỷ giá ổn định...

    Trong khi đó, đầu tư vào chứng khoán thời gian ngắn vừa qua cũng đã mang lại hiệu quả cho NĐT do giá đã xuống mức hợp lý.

    Xin cảm ơn ông

    Theo TPO
    http://tintucthuongmai.vn/print.asp?id=1416

Chia sẻ trang này