HOSE cũng sẽ nảy sinh rủi ro nếu cơ quan quản lý cho HOSE toàn quyền quyết định như cách ông Trần Đắ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TigerStock, 08/08/2007.

8160 người đang online, trong đó có 1233 thành viên. 11:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 872 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. TigerStock

    TigerStock Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Đã được thích:
    3
    HOSE cũng sẽ nảy sinh rủi ro nếu cơ quan quản lý cho HOSE toàn quyền quyết định như cách ông Trần Đắc Sinh trả lời trên báo

    Trung tâm Giao dịch CK TPHCM (HoSTC) sẽ chuyển đổi thành Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (Hochiminh Stock Exchange - HOSE). Theo đó HOSE hoạt động theo mô hình Cty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.

    Vấn đề đặt ra là cần một cơ chế thế nào để hài hòa lợi ích giữa một doanh nghiệp với thị trường chứng khoán?

    Việc sở giao dịch hoạt động như một Cty là bước phát triển cần thiết nhằm tạo ra sự linh hoạt và tự chủ từ phía sở giao dịch trong những hoạt động điều hành nội tại của mình.

    Những sở giao dịch của những sàn chứng khoán lớn nhất trên thế giới cũng hoạt động theo mô hình Cty. Sở giao dịch chứng khoán New York - NYSE thuộc sở hữu của tập đoàn NYSE Group.

    Đứng về góc độ mô hình Cty - sở giao dịch thì NYSE là Sở giao dịch có giá trị vốn hóa lớn nhất, lên tới 23.000 tỷ USD.

    Và có thể nói trong quá trình hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, NYSE đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng và nền kinh tế Mỹ nói chung.

    Theo ông Trần Đắc Sinh - Giám đốc TTGDCK TPHCM thì HOSE sẽ là cơ quan điều hành thị trường trực tiếp nhưng hoạt động giống như doanh nghiệp.

    Khi chuyển đổi thành mô hình Cty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, có thể nói HOSE sẽ có sự tự chủ cao hơn rất nhiều so với mô hình Trung tâm trực thuộc UBCKNN như hiện nay. Đồng thời khi doanh nghiệp này đứng ở vị trí điều hành thị trường, quyền lực của HOSE sẽ là rất lớn.

    Cụ thể, HOSE sẽ được ban hành những quy định trong phạm vi quyền hạn của mình để có thể điều hành, giám sát thị trường. Nghĩa là HOSE là nơi tạo ra luật chơi và có thể phạt những Cty niêm yết nếu vi phạm luật chơi.

    HOSE cũng là cơ quan sàng lọc và quyết định xem doanh nghiệp nào đủ điều kiện để có thể niêm yết. Đồng thời tương lai HOSE cũng sẽ cổ phần hóa, chào bán cổ phần ra đại chúng.

    Có thể nói việc TTGDCK TPHCM được nâng cấp thành Sở GDCKTPHCM là một hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên làm sao để sở khi hoạt động theo mô hình Cty có thể trung hòa được lợi ích của Cty với lợi ích của thị trường là một điều đáng lưu tâm.

    Chúng ta đã có Luật Chứng khoán tạo khung pháp lý cao nhất cho thị trường. Tuy nhiên với cương vị là Cty điều hành thị trường chứng khoán TPHCM, quyền hạn của HOSE liệu có là quá lớn nếu không có sự giám sát chặt của Chính phủ?

    Mô hình Cty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như tương lai của HOSE cũng sẽ có thể nảy sinh rủi ro nhất định nếu cơ quan quản lý cho HOSE toàn quyền quyết định như ông Trần Đắc Sinh trả lời trên báo chí.

    Bởi lẽ, một Cty sẽ luôn phục vụ cho lợi ích của Cty trước hết và liệu rằng nếu HOSE cũng trở thành một Cty có tính độc lập cao thì tính công bằng, minh bạch có được đảm bảo khi xu hướng thị trường đi theo hướng bất lợi cho HOSE?

    Không thể nói một Cty trách nhiệm hữu hạn như HOSE sẽ hoạt động phi lợi nhuận. Và nếu như HOSE có toàn quyền quyết định, liệu rằng lợi nhuận của HOSE có được đặt cao hơn quyền lợi của nhà đầu tư hay không?

    Thiết nghĩ những hoạt động mang tính điều hành thị trường của HOSE cần phải có sự giám sát chặt của UBCKNN. Sự giám sát đó là cần thiết để cân bằng quyền lợi của HOSE và của nhà đầu tư. Sự giám sát đó cũng đồng thời bảo vệ quyền lợi của những cá nhân tham gia thị trường.

    Hoàng Tùng
    (TPOL)
  2. shadows

    shadows Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2002
    Đã được thích:
    1
    Chủ tịch HOSE là Mr. Đoan Hùng PCT UBCK

Chia sẻ trang này