HOT : chỉ số CPI tháng 4 có khả năng bằng hoặc thấp hơn tháng 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chungkhoan88, 06/04/2012.

4851 người đang online, trong đó có 440 thành viên. 22:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 472 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. chungkhoan88

    chungkhoan88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2008
    Đã được thích:
    0
    em chỉ nghe theo tin đồn =D> , các bác cứ ném đá thoải mái nếu ko tin
  2. chungkhoan88

    chungkhoan88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2008
    Đã được thích:
    0
    Ai đã gây ra nguy cơ thiểu phát?








    15:12 | 06/04



    0 Bài bình luận














    Đã khá muộn để vớt vát lại sự hồi phục của những nhóm ngành sản xuất chính, nhưng vẫn chưa phải quá trễ để minh chứng cho khả năng và uy tín điều hành kinh tế của Chính phủ theo cách phải chọn một trong hai:


    hoặc quyền lợi riêng biệt của nhóm ngân hàng, hoặc quyền lợi có tính xã hội và dân sinh của khối doanh nghiệp.

    Ở hai đầu đối trọng

    Một đầu cán cân kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục bị đè nén bởi quyền lợi của những nhóm lợi ích rất riêng biệt và cũng rất “đặc thù”. Vào thời điểm tháng 11/2011, khi lần đầu tiên người đứng đầu ngành ngân hàng tuyên bố trước Quốc hội là sẽ không một ngân hàng nào phải phá sản, con số doanh nghiệp phải giải thể hoặc lâm vào tình cảnh tương tự đã lên đến 50.000!

    Với sức nặng từ “chỉ tiêu” tồn tại ngân hàng ở một đầu cân, đầu cân bên kia đã biến mất hoàn toàn một loại chỉ tiêu khác: tỷ lệ phá sản cho phép của doanh nghiệp. Khác hẳn với mức lợi nhuận vài ba ngàn tỷ đồng hàng năm của mỗi ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất chỉ còn duy nhất triết lý tự thân: To be or not to be!

    Nhưng với công tác lập kế hoạch và giám sát điều hành, lại đã xảy ra một hiện tượng rất lạ, khi từ một cơ quan tham mưu gần gũi cho Chính phủ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến các quan chức trong Chính phủ mới được thành lập từ tháng 8/2011 đến nay, đều đã không nêu ra bất kỳ sự hứa hẹn nào về giải pháp khống chế hoặc giảm thiểu tỷ lệ doanh nghiệp lâm vào đường cùng.

    Vào quý đầu của năm 2012, thế đường cùng của khối doanh nghiệp còn trở nên “minh bạch” hơn: chỉ theo con số công bố chính thức, đã có thêm hàng chục ngàn doanh nghiệp phải giải thể và ngưng hoạt động do thiếu vốn. Nhưng ở một đầu cân khác, báo cáo của Bộ KHĐT vẫn lặp lại một đánh giá quen thuộc đến nhàm chán: “Tình hình kinh tế 3 tháng đầu năm 2012 có những chuyển biến tích cực. Các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều có bước phát triển”.

    “Những chuyển biến tích cực” đã phát lộ như thế nào? Bức tranh mà Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phác thảo té ra lại có một nét chấm phá rất dị biệt: ít nhất 10% số doanh nghiệp - một tỷ lệ không nhỏ chút nào - đã phải ngừng hoạt động.

    Còn theo nhận định của chuyên gia, trong quý 4/2011, ảnh hưởng của việc thắt chặt tín dụng đến sản xuất là rất rõ ràng khi chỉ số tăng trưởng công nghiệp giảm từ 9% xuống còn 6,8%. Đến tháng 2/2012, chỉ số này đã có một buớc thụt lùi sâu sắc về ngưỡng 4%, đặc biệt nhóm ngành chế tạo chỉ tăng 2,4% so với mức tăng 12% trong 7 tháng đầu năm 2011. Rất nhiều ngành có tỷ trọng đóng góp lớn trong tổng giá trị sản xuất thậm chí còn tăng trưởng âm.

    Với thực trạng ngày càng trở nên khốn khó như thế, thật nan giải để có thể nêu ra một kết luận nào khác hơn việc những dấu hiệu của đình đốn sản xuất đã hiên hiện rõ rệt.

    Nhưng từ hơn một năm qua, kể từ khi nghị quyết 11 của Chính phủ yêu cầu về thắt chặt chi tiêu và tín dụng, trong giới điều hành chính sách và cơ quan quản lý nhà nước lại chưa hề xuất hiện một cụm từ chính thức nào thừa nhận trạng thái “đình lạm” của nền kinh tế, cho dù thực tế cấu thành những yếu tố của tình trạng nạn lạm phát treo cao và phần lớn khu vực sản xuất bị đình đốn đã quá đủ để thuyết minh cho bức tranh kinh tế - xã hội năm 2011 với gam màu đậm đặc u tối.

    “Chỉ tiêu” thất nghiệp vì thế dường như cũng bị “quên lãng”. Nói đúng hơn, tỷ lệ thất nghiệp chính thức, thường được mô tả như hệ quả của con số doanh nghiệp phá sản theo thống kê chính thức, là không có gì đáng lo ngại. Nhưng chỉ cần nhìn vào cảnh hàng trăm ngàn công nhân không có tiền mua vé tàu về quê ăn tết 2012 cũng đủ thấy hoàn cảnh bĩ cực về thu nhập dẫn đến trạng thái bĩ cực về xã hội đã dâng cao đến thế nào.

    Nguồn cơn nào, những cơ quan hay nhóm lợi ích nào đã gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra hậu quả trên?

    7 tháng và những “chuyển biến tích cực”

    Cho đến nay, điều được gọi là “quyết tâm” của Chính phủ đối với việc kềm giữ chỉ số lạm phát dưới một con số trong năm 2012 có vẻ như không thực sự có ý nghĩa. Nếu quý 1 năm 2012 được đánh dấu như một “chuyển biến tích cực” khi lạm phát tăng tổng cộng chưa đầy 3% trong quý và đặc biệt chỉ có 0,16% trong tháng 3, thì một nghịch lý quá lớn lại đang tồn tại ngay trong lòng thể chế kinh tế: cần ưu tiên mục tiêu khống chế lạm phát như một động thái đánh đổi tăng trưởng, hay vì động thái quá “quyết liệt” như vậy mà đã vô hình trung triệt tiêu phần lớn sức sản xuất xã hội?

    Thực ra đã có quá nhiều tranh luận trong giới điều hành và chuyên gia về câu hỏi và cũng là nghịch lý trên. Phương án được xem là ổn thỏa nhất là làm sao dung hòa được mục tiêu kềm giữ lạm phát và đồng thời khơi dậy khả năng tạo ra giá trị thặng dư cho các ngành sản xuất.

    Tuy nhiên, điều đáng nói là nếu như trạng thái “đình lạm” đã tồn tại trong suốt một thời gian dài từ giữa năm 2011 đến nay, thì cái cách mà những cơ quan có chức năng điều tiết tín dụng và tài chính nhằm phục vụ nền kinh tế như Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính lại cũng bộc lộ quá nhiều dấu hiệu đình trệ.

    Những cơ hội tốt nhất để phục hồi phần nào đó sức sản xuất đã bị hai cơ quan này, đặc biệt là NHNN, bỏ qua. 5 tháng liên tiếp chỉ số lạm phát dưới 1% vào nửa cuối năm 2011 có ý nghĩa như một cơ hội hơn là một lời hứa giảm lãi suất.

    Hoặc cần đặt ngược lại vấn đề là nếu lãi suất được kéo giảm từ tháng 9/2011 thì sự thể liệu có khả quan hơn? Đó cũng là thời điểm mà lần đầu tiên trong năm 2011, con số gần 50.000 doanh nghiệp phá sản và giải thể được công bố như một thực tế đầy bức xúc.

    Song từ tháng 9/2011 đến nay lại đã trôi qua hơn nửa năm mà không có bất kỳ một dấu hiệu cải thiện nào của nền kinh tế, nếu không nói là tình hình còn tệ hơn khá nhiều. Suốt 7 tháng qua, trong ít nhất sáu lần người đứng đầu Chính phủ đích thân yêu cầu “giảm ngay lãi suất” thì đã có đến năm lần yêu cầu này bị người đứng đầu NHNN cố tình trì hoãn.

    Cũng trong 7 tháng qua, bất chấp tình trạng chết dở sống dở của doanh nghiệp ở một đầu cân, đầu cân bên kia vẫn nhịp nhàng tung hứng hoạt động của các nhóm lợi ích vàng và ngân hàng. Hàng loạt “chuyển biến tích cực” đã phơi lộ: các doanh nghiệp và ngân hàng kinh doanh vàng thi nhau làm giá và thao túng trong mọi khâu từ nhập khẩu, sản xuất, niêm yết đến tiêu thụ…; thị trường liên ngân hàng sôi động với tình trạng lãi suất liên ngân hàng có lúc tăng đến 30%, nhưng lại chỉ nhằm phục vụ cho ý đồ gây sức ép về thanh khoản và động cơ thâu tóm lẫn nhau; bất chấp lượng vốn ứ đọng khá lớn trong hệ thống ngân hàng, lãi suất cho vay vẫn không được NHNN điều chỉnh theo cách thức áp trần hoặc bằng vào những biện pháp thực hạ, dẫn đến lượng vốn chảy vào doanh nghiệp chỉ như nước trên sa mạc…

    Vào quý 1/2012, sau khi “loạn lạc” từ thị trường vàng và liên ngân hàng đã tạm lắng, sự náo động duy nhất lại thuộc về một thị trường có tính đầu cơ rất cao, kèm theo vô số đồn đoán về việc một số ngân hàng nào đó đã tung tiền nhàn rỗi để “gom hàng” và “đánh lên” chứng khoán.

    Nhưng trong bối cảnh nhộn nhạo của các thị trường đầu cơ từ khi Chính phủ mới được thành lập, đến nay đã có những thông tin xác thực về nguy cơ hiện hữu một phần ba doanh nghiệp ngành mía đường phải phá sản, hoặc tỷ lệ hàng tồn kho tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái… Bầu sữa tín dụng - “nồi cơm” của các ngân hàng, đã bị NHNN siết chặt trong một toan tính quá nặng về quyền lợi nhóm lợi ích ngân hàng và vàng mà bỏ qua lợi ích chung của cộng đồng xã hội.

    Bởi thế, gần đây một số hiệp hội ngành nghề đã phải tán thán “Đến khi lãi suất giảm thì doanh nghiệp đã kiệt sức!”.

    Uy tín của Chính phủ có bị tổn thương?

    Trong một cuộc họp của Thủ tướng với giới chuyên gia vào tuần cuối tháng 3/2012, lần đầu tiên xảy ra sự việc chủ tịch một ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh - Ngân hàng ACB - đã chính thức bác bỏ lập luận về “khó khăn thanh khoản” do thống đốc Nguyễn Văn Bình thuyết minh, với dẫn cứ rất cụ thể: ACB hiện còn tồn đến 3 tỷ USD mà không cho vay được.

    Rõ ràng, con số hàng trăm ngàn tỷ đồng tồn ứ trong hệ thống ngân hàng, chí ít cũng nằm trong nhóm G12, không phải chỉ là lời đồn đoán. Mà đó là một hiện thực, mô tả cho nghịch lý quá thâm sâu về chuyện ngân hàng dôi dư vốn, nhưng nền kinh tế và các doanh nghiệp lại bị “đói ăn”, dẫn đến hậu quả “đình lạm” trong năm 2011 và hiện tượng giảm phát hiện nay, hoặc triển vọng thiểu phát trong cả năm 2012 này.

    Từ thực tế đời sống xã hội, các tầng lớp dân cư và trí thức, không phải đã không có những lời cảnh báo về giảm phát và thiểu phát. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo về việc nếu siết quá chặt tín dụng, hệ quả tăng trưởng thấp dù sẽ góp phần “làm đẹp” con số lạm phát, nhưng về lâu dài sẽ lại là tác nhân sinh ra lạm phát. Khi đó, như một cơ thể trọng bệnh kéo dài quá lâu, khả năng hồi phục sẽ khó khăn hơn nhiều so với hiện nay. Khi đó, động lực sản xuất sẽ bị giảm về mức tối thiểu khiến cung hàng hóa trở nên khan hiếm hơn hẳn, làm cho giá cả hàng hóa có thể tăng lại. Mà như thế thì không thể nói khác hơn là bóng ma lạm phát những năm trước một lần nữa sẽ tái hiện.

    Trong trường hợp sớm nhất, theo chuyên gia Phạm Đỗ Chí, lạm phát có thể bùng phát ngay từ quý 3/2012.

    “Quyết tâm kềm giữ lạm phát” của Chính phủ vì thế đang có nguy cơ bị lung lay. Nguy cơ này lại càng đậm đà sắc màu xã hội khi những nhóm lợi ích được bao cấp - điện và xăng dầu, có thể lấy lý do thiểu phát mà thoải mái tăng giá. Gần đây, những dạo đầu cho kịch bản này đã bắt đầu khởi động.

    Cho đến giờ, có lẽ đã khá muộn để vớt vát lại sự hồi phục của những nhóm ngành sản xuất chính, nhưng vẫn chưa phải quá trễ để minh chứng cho khả năng và uy tín điều hành kinh tế của Chính phủ. Minh chứng đó chỉ có thể được thể hiện theo cách phải chọn một trong hai: hoặc quyền lợi riêng biệt của nhóm ngân hàng, hoặc quyền lợi có tính xã hội và dân sinh của khối doanh nghiệp.

    Tại thời điểm này, thời gian không còn ủng hộ cho bất kỳ một “độ trễ” nào của minh chứng trên. Nếu dân chúng vẫn thường được ghép cho đặc tính “dễ bị tổn thương” thì Chính phủ sẽ cảm thấy thế nào nếu nhượng bộ cho sự tự tung tác của nhóm lợi ích ngân hàng mà sẽ còn gây ra nhiều hậu quả cho dân tộc trong tương lai không xa?
  3. chungkhoan88

    chungkhoan88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2008
    Đã được thích:
    0
    người dân và doanh nghiệp ko có tiền để mua hàng thì làm sao CPI tăng cho được, tiền chỉ nằm trong hệ thống ngân hàng chứ ko chảy ra thị trường bên ngoài
  4. chungkhoan88

    chungkhoan88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2008
    Đã được thích:
    0
    Điện Biên: Ngân hàng hạ lãi suất cho vay - Doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà








    12:30 | 06/04



    0 Bài bình luận















    Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Điện Biên.


    Giữa tháng 3/2012 hàng loạt các Ngân hàng thông báo giảm lãi suất cho vay từ 21- 22%/năm xuống còn 17- 18%/năm. Nhưng thực tế thông tin từ cả 2 phía doanh nghiệp (DN) và ngân hàng đều đang trông chờ một “cú hích” hạ trần lãi suất.


    Hạ trần lãi suất ngân hàng giảm đầu vào

    Thông tư số 05/2012/TT-NHNN ngày 12/3/2012, sửa đổi bổ sung một số điều quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi Việt Nam đồng của các tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng, đã phần nào hạ nhiệt lãi suất cho vay. Hiện nay, ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kiềm chế lạm phát bằng cách giảm lãi suất, trong khi chỉ số chỉ số tiêu dùng (CPI) của các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh.

    Hiện nay, lãi suất huy động đã giảm từ 14% xuống còn 13%/năm. Lãi suất cho vay cuối năm 2011 từ 21%/năm, đến nay đã giảm xuống 17%/năm. So với cuối năm 2011, ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất huy động xuống 1% và lãi suất cho vay 1- 1,5% (tuỳ theo gói vay mà khách hàng chịu mức lãi suất khác nhau).

    Theo ông Lã Văn Vinh, Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh tại Điện Biên cho biết: “Lãi suất huy động giảm xuống 1%, Các Ngân hàng sẽ từng bước hạ trần lãi suất cho vay. Tuy nhiên, mức thấp nhất cũng chỉ có thể về 16 - 17%/năm, bởi chi phí huy động vốn chưa thể giảm mạnh. Theo ông Vinh, lộ trình giảm lãi suất sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường. Hiện tại, lãi suất áp dụng đối với các đối tượng ưu đãi theo Nghị quyết 18/CP của Chính phủ về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại VietinBank là 15,3%/năm, cho nhu cầu ngắn hạn để phục vụ sản xuất. Với vốn vay trung hạn, lãi suất là 18%/năm. Tuy nhiên, ngân hàng đã hạ trần lãi suất, nhưng các DN và các hộ sản xuất kinh doanh hoạt động chỉ cầm chừng, vẫn chưa dám mạnh tay vay vốn đầu tư tái sản xuất bởi rủi ro tiềm ẩn là rất cao. Cũng chính từ Nghị quyết 11/CP của Chính phủ thắt chặt tiền tệ cắt giảm chi phí đầu tư công, nên các DN cũng phải hết sức thận trọng khi quyết định vay vốn tái sản xuất đầu tư hay không (!?) Sau khi ngân hàng hạ trần lãi suất huy động tiền gửi, lượng khách hàng đã có phần chững lại. Các ngân hàng cũng đang lo ngại về việc giữ chân khách hàng sau khi hạ trần lãi suất huy động và lượng khách hàng vay vốn khi lãi suất vẫn cao. Điều đó buộc các ngân hàng phải đưa ra các chiêu bài tiếp thị, một mặt để huy động tiền gửi, mặt khác vẫn có thể cho các DN vay mà không sợ “xù” nợ, thì đó sẽ là bài toán khó cho các ngân hàng trong thời buổi hiện nay. Lãi suất cao khách hàng khổ ngân hàng cũng chẳng sung sướng gì”.

    Hiện nay nhiều DN vừa và nhỏ ở Điện Biên sản xuất sút kém, không đủ vốn để duy trì sản xuất. Nhiều công trình, dự án bị đình trệ và cũng nhiều DN có nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, ông Vinh nhận xét, nhìn từ góc độ người cho vay thì ở thời điểm này, tìm khách hàng có năng lực cao là khó: “Phía chúng tôi không phân biệt khách hàng lớn hay nhỏ, miễn là có khả năng hoàn trả các món nợ sau khi đáo hạn”.

    Các DN quá khó tiếp cận vốn vay

    Hiện nay, các DN và các hộ kinh doanh sản xuất trên địa bàn tỉnh Điện Biên đang trong tình trạng “khát vốn”. Mặc dù ngân hàng đã hạ trần lãi suất nhưng các DN và các hộ kinh doanh vẫn chưa thể “chạm” được vào vốn. Nhiều DN xây dựng đóng cửa không làm vì biết chắc làm sẽ lỗ khi lãi suất ngân hàng vẫn còn quá cao. Anh Nguyễn Gia Kiên, Giám đốc Công ty xây dựng An Thái cho biết: “Căn cứ vào lãi suất ngân hàng, chi phí đầu vào hiện nay thì các DN phải tính toán làm sao để khi trừ đi các chi phí doanh thu phải đạt 40%/năm thì DN mới có lãi. Xét trên thực tế, thì đó là điều không tưởng. Dù ngân hàng hạ trần lãi suất, nhưng các DN chưa thể chạm được vào vốn vay”.

    Vì không tiếp cận được vốn, nhất là vốn lãi suất thấp, gia đình chị Nguyễn Thị Hồng, hộ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu cũng không dám mạnh tay để mở thêm các cơ sở mới ở huyện lẻ.

    Tuy nhiên, phần lớn DN đều cho rằng rất khó có thể tiếp cận nguồn vốn, ngân hàng đưa ra điều kiện khó khăn hơn, nâng điều kiện thế chấp khiến DN không thể đáp ứng được yêu cầu. Với chi phí đầu vào tăng, lợi nhuận giảm như hiện nay, nhiều DN càng khó có khả năng cầm cự.
  5. chungkhoan88

    chungkhoan88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2008
    Đã được thích:
    0
    vậy là sau thời kỳ tăng trưởng ...lạm phát....đình đốn....sẽ là giảm phát hay thiểu phát , các bác lãnh đạo quá ưu ái cho các bác ngân hàng nên toàn bộ nền kinh tế và người dân phải chịu thiệt.
  6. chungkhoan88

    chungkhoan88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2008
    Đã được thích:
    0
    Ngân hàng Nhà nước chưa làm hết nhiệm vụ?
    Nguồn tin: Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp điện tử | 06/04/2012 8:44:41 SA
    In tin |
    Lưu vào sổ tay |
    RSS



    Lúc này, NHNN phải thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của mình để kéo lãi suất cho vay xuống, không thể để cho doanh nghiệp chết, chuyên gia Bùi Kiến Thành khẳng định với Doanh Nhân.

    Báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ngày 14/3/2012 cho thấy, đến cuối năm 2011, cả nước có hơn 620.000 doanh nghiệp có giấy phép, nhưng chỉ có khoảng 290.000 doanh nghiệp còn hoạt động và hơn 79.000 doanh nghiệp đã giải thể. Theo chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, một trong những tác nhân chính của tình trạng đình đốn và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp là lãi suất ngân hàng quá cao. Tại buổi làm việc giữa Thủ tướng và các chuyên gia vào ngày 25/3, ông Bùi Kiến Thành vẫn giữ nguyên quan điểm đó và tiếp tục đề xuất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có chính sách với các ngân hàng thương mại cổ phần để giảm lãi suất cho vay, cứu doanh nghiệp.

    - Thống đốc NHNN cho rằng, chưa thể làm quyết liệt việc hạ lãi suất được vì còn chưa giải quyết được vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Thế nên, việc ông kiến nghị liệu có khó thực hiện?

    Tôi đã nhiều lần kiến nghị rằng, việc giải quyết thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, cung ứng đầy đủ lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững là nhiệm vụ và cũng là quyền hạn của NHNN. Vì Ngân hàng Trung ương có nguồn tín dụng không phải trả lãi suất cho ai cả nên họ có thể cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất thấp để ngân hàng thương mại có thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất hợp lý. Việc này tất cả các NHNN trên thế giới đều làm nếu xảy ra tình trạng thiếu thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.

    Vì vậy, theo tôi, NHNN nên sớm thực hiện vai trò này của mình để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, theo tinh thần của Nghị quyết 11, và đặc biệt là Điều 3 "Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu…". Luật NHNN cho phép NHNN thực hiện vai trò điều phối của mình. Theo Điều 10 Luật NHNN: "Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất...". Còn theo Điều 11 Mục 2, NHNN quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây: cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; chiết khấu giấy tờ có giá; các hình thức tái cấp vốn khác.

    Căn cứ vào các điều khoản trên, NHNN có thể cho NHTM vay theo lãi suất do Thống đốc NHNN quyết định, có thể là 3, 4 hay 5%/năm để NHTM cho doanh nghiệp vay với lãi suất dưới 10%/năm. Như vậy, sẽ không phải chờ NHTM hạ lãi suất huy động. Việc giải quyết thanh khoản không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn trong nhân dân mà còn từ nguồn tín dụng của NHNN. NHNN có thể chọn một trong 3 hình thức quy định ở Mục 2, Điều 11 và đặc biệt là hình thức (c) "Các hình thức khác" do NHNN tự thiết lập. Căn cứ vào điểm (c) này, NHNN có thể thiết lập một "Chương trình tái cấp vốn đặc biệt", ưu tiên cho "Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu…".

    Nếu NHNN nhận thấy, Điều 10 và Điều 11 của Luật NHNN năm 2010 chưa cho mình đủ quyền hạn, họ vẫn có thể đề nghị với Chính phủ trình ra Quốc hội để xin bổ sung, mở rộng quyền hạn.

    Điều đáng nói, chương trình tái cấp vốn sẽ không gây ra lạm phát vì chỉ được triển khai trong giới hạn tăng trưởng tín dụng đã được Nghị quyết 11 quy định. Tác động gián tiếp của nó sẽ là kéo lãi suất huy động xuống, vì NHTM sẽ bớt bị áp lực trong nhu cầu huy động vốn. Tình trạng hỗn loạn trên thị trường vốn và lãi suất sẽ được khắc phục. Hoạt động kinh tế dần dần sẽ trở lại ổn định và số vốn vay từ chương trình tín dụng đặc biệt này sẽ được hoàn trả cho NHNN.

    - Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, tại sao không để thị trường tự điều chỉnh việc hạ lãi suất này?

    Thị trường có khả năng làm việc đó với điều kiện cần có thời gian. Thị trường không thể giảm lãi suất ngay, trong khi doanh nghiệp lại đang rất cần. Hiện lãi suất huy động là 13%/năm, thị trường sẽ cho vay ở mức nào cũng vẫn cao. Chúng tôi kiến nghị lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp phải dưới 10%/năm, đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu. Có như vậy mới cạnh tranh được với các nước. Với độ mở của nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam đang phải cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp tại các quốc gia khác, mà ở đó, chính sách tiền tệ không như ở nước ta. Với lãi suất 16-27%/năm, doanh nghiệp Việt Nam sẽ cạnh tranh thế nào với doanh nghiệp ở các nước có lãi suất 4 - 5%/năm?

    - Có một thực tế là có không ít ngân hàng đang thừa tiền đồng mà không ai vay. Vậy nguyên nhân chính đâu có phải vì lãi suất cho vay quá cao, thưa ông?

    Điều này cũng được đề cập tại buổi họp vừa qua giữa Thủ tướng và các chuyên gia. Tuy nhiên, Thống đốc NHNN cho rằng, ngoài vấn đề lãi suất, có một điều đáng quan ngại là khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp rất kém. Các doanh nghiệp thường than không tiếp cận được với ngân hàng, song thực tế nhiều doanh nghiệp tìm đến ngân hàng, nhưng không chuẩn bị hố sơ đủ khả năng thuyết phục, không thuyết trình được tính khả thi của các dự án cần vay vốn, cũng như khả năng trả lãi và hoàn trả vốn… Ngân hàng nào có thể cho vay với cách làm việc thiếu chuyên nghiệp như vậy?

    Thế nên, trước mắt là vấn đề lãi suất, nhưng dài hạn thì doanh nghiệp Việt phải có thói quen chuẩn bị và trình bày dự án một cách chuyên nghiệp cho ngân hàng khi muốn vay vốn. Với ngân hàng cũng nên bỏ dần thói quen chỉ thẩm định hồ sơ cho vay với các sổ đỏ, giấy tờ tài sản thế chấp mà không đẩy mạnh việc kiểm soát và thẩm định dự án tại chỗ trước và giám sát sau cho vay.

    - Vậy đối với quan điểm nên bỏ trần lãi suất ông thấy thế nào?

    Tôi cũng được nghe nhiều chuyên gia tài chính đưa ra đề nghị tiến tới bỏ trần lãi suất cho vay. Tuy nhiên, thực tế Việt Nam hiện chưa làm được. Có thể ví việc bỏ trần lãi suất kiểu như bỏ đèn xanh, đèn đỏ trên các trục giao thông. Với nền kinh tế vẫn tồn tại những hoạt động tài chính kiểu "xé rào", tham nhũng… thì rất khó để thực hiện điều đó.

    - Tuy nhiên, không phủ nhận động thái hạ lãi suất huy động xuống 1% trong tháng 3 vừa qua là nỗ lực của NHNN trong tiến trình hạ lãi suất cho vay sau này?

    Tôi cho rằng, đó mới chỉ là biện pháp hành chính chứ chưa điều chỉnh theo hướng tích cực những yếu tố vĩ mô và thị trường tiền tệ. NHNN đến nay vẫn chưa có chế tài nào sau biện pháp hành chính đó.

    - Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định, lạm phát cho cả năm 2012 sẽ khoảng 8,5% và không quá 9%. Song kiến nghị hạ lãi suất của ông lại vô tình đi ngược lại, tạo áp lực lên lạm phát?

    Lạm phát là gì? Là đưa ra cho nền kinh tế quá nhiều phương tiện thanh toán. Nghị quyết 11 đã hạn chế hạn mức tăng trưởng tín dụng hàng năm rồi. Việc của NHNN là quản lý thế nào cho tốt hạn mức tín dụng đó, không quá 17% thì lạm phát liên quan đến lĩnh vực ngân hàng sẽ không còn hoặc giảm thiểu nhiều. Vấn đề lạm phát ở đây không chỉ liên quan đến lĩnh vực tiền tệ mà rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như giá xăng, dầu, giá điện tăng, điều chỉnh giá.


    Trở lại vấn đề, theo báo cáo của NHNN, việc thiếu thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại chủ yếu tập trung vào các nhóm ngân hàng nhỏ. Từ đầu năm nay, NHNN đã bơm ra 160.000 tỷ đồng qua việc mua vào ngoại tệ, 36.000 tỷ đồng trong tháng 2 để hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc thiếu thanh khoản của hệ thống vẫn cần được giải quyết trước khi có thể quyết liệt hạ lãi suất cho vay. Những tín hiệu từ Chính phủ vừa qua là rất tích cực. Về lãi suất, mổi quý giảm lãi suất huy động xuống 1% là một tin đáng mừng. Nhưng, Việt Nam hiện có hàng vạn doanh nghiêp đang "cháy" vì khát vốn, hàng triệu người lao động đang có nguy cơ mất việc. Có nghĩa là kinh tế vĩ mô đang trên đà mất ổn định, an sinh xã hội sẽ khó được bảo đảm. Tôi nhất trí rằng, chữa bệnh thì phải chữa tận gốc, nhưng các bác sĩ cũng cần phải có phương án cấp cứu để người bệnh hồi phục tạm thời trước khi tiếp tục đưa ra những giải pháp chữa trị lâu dài.
  7. chungkhoan88

    chungkhoan88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2008
    Đã được thích:
    0
    tin chỉ số CPI tháng 3 hạ nhiệt có làm chứng khoán tăng giá ko ?

Chia sẻ trang này