.....Hot....hot.....Muốn biết TTCK Việt Nam năm 2011 thế nào thì vào đây.........

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi luckyman136, 14/03/2011.

1834 người đang online, trong đó có 29 thành viên. 02:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 432 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. luckyman136

    luckyman136 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Em sưu tầm được 2 cái tin này cũng trên F319 thôi..Nhưng thấy hay nên em POST lại để anh có thể phần nào hiểu về kiến thức cơ bản về tình hình Kinh tế Việt Nam:



    BÀI SƯU TẦM THỨ 1:

    Những làn gió mát và những cơn mưa đầu mùa Thu đã xoa dịu « những cái đầu nóng » [r37)][r37)][r37)][r37)][r37)] trên sân chơi tài chính, địa chính trị toàn cầu:....[r2)][r2)][r2)]


    Thật tuyệt vời, khi chúng ta đang được chứng kiến một thị trường được thể hiện muôn màu vẻ đẹp và đầy sự bất ngờ...Nhưng vẫn tuân thủ theo đúng bản chất của nó.....:-bd:-bd


    Để hiểu rõ bản chất vấn đề và ra được 1 quyêt định đầu tư đúng đắn lúc này, chúng ta hãy cùng nhau làm rõ hai vấn đề cơ bản của Toàn Bộ Hệ Thống Tài Chính THẾ GIỚI.........

    Hai bài toán hóc búa ...Nhưng sẽ có lời đáp...TẤT CẢ SẼ CÓ TRONG TOPIC CUẢ BOGIAVNI......

    BÀI TOÁN 1: NỢ ƠI....NỢ ƠI.......

    BÀI TOÁN 2: IN và KÍCH.....


    I: NỢ ƠI, NỢ ƠI…………………

    Như chúng ta đã chứng kiến: Để cứu vớt nền kinh tế và đẩy nhanh tốc độ trong cuộc đua phục hồi trong cơn lốc khủng hoảng các quốc gia thi nhau công bố các gói kính thích, bé nhất cũng mang “triệu đô”.


    Lượng trái phiếu chính phủ phát hành ở mức cao kỷ lục… Hậu quả để lại là các món nợ khổng lồ. Mỗi đứa trẻ vừa sinh ra trong thời điểm hiện nay cũng đã gánh vác số nợ gấp nhiều nhiều lần số cân nặng của chúng. Theo ước tính thì số nợ quốc gia toàn cầu đã lên tới 35.000 tỷ USD.
    [​IMG]
    (Nguồn: www. globalhealthideas.org)



    Và thực tế là 4 trong 5 cường quốc hàng đầu thế giới (trừ Trung Quốc) đều có tỷ lệ nợ / GDP vượt 80%...OUCH…



    [​IMG]
    Biểu đồ 01 : 4 trong 5 siêu cường kinh tế thế giới hiện đang chứng kiến tỷ lệ nợ / GDP vượt 80%


    Năm 2009 thâm hụt ngân sách quốc gia của Mỹ là 1400 tỷ USD, và dự kiến năm 2010 con số này là 1600 tỷ USD…..
    Có rất nhiều từ ngữ để bình luận về đầu tàu kinh tế số 1 thế giới Mỹ, nhưng tựu chung lại có lẽ chỉ bằng ba chữ Nợ, Nợ và Nợ. Nợ chính phủ Mỹ cộng với các khoản nợ trong những tập đoàn sở hữu vốn nhà nước cộng với nợ của các tiểu bang hiện đã chạm ngưỡng 130 % GDP Mỹ


    Và tiếp sau MỸ là:
    Khối « con nợ » PIIGS (Portugal – Bồ Đào Nha ; Ireland – Ailen ; Italy – Ý ; Greece – Hy-Lạp ; Spain – Tây Ban Nha) cần huy động khoảng 2000 tỉ Euro trong vòng 3 năm tới. Chúng ta cùng nghiên cứu chi tiết bức tranh nợ gồm số tiền cần huy động và thời điểm đáo hạn trên thị trường trái phiếu của 4 con nợ lớn nhất trong khối PIIGS từ nay đến 2020 thông qua những biểu đồ dưới đây.
    [​IMG]
    PIIGS cần huy động 2000 tỉ Euro trong vòng 3 năm tới
    Đầu tiên là Italy (Ý)

    [​IMG]
    Biểu đồ 01 : Nợ đáo hạn trên thị trường trái phiếu Ý
    Tiếp đến là Tây Ban Nha

    [​IMG]
    Biểu đồ 02 : Nợ đáo hạn trên thị trường trái phiếu Tây Ban Nha
    Đến lượt Hy-Lạp

    [​IMG]
    Biểu đồ 03 : Nợ đáo hạn trên thị trường trái phiếu Hy-Lạp
    Cuối cùng là Bồ Đào Nha

    [​IMG]
    Biểu đồ 04 : Nợ đáo hạn trên thị trường trái phiếu Bồ Đào Nha

    Như vậy, chúng ta đã thấy hầu hết các Quốc Gia đang lâm vào cảnh nợ lần…. NỢ thì phải TRẢ và câu chuyện IN và KÍCH bắt đầu……………….

    II. IN và KICH………………………………………� ��…………………………………..
    Và như thươnhg lệ, các ngân hàng trung ương toàn cầu đứng trước bài toán nợ tín dụng do « thu không bù nổi chi » hay « chi tiêu vượt khả năng cho phép » đều chạy đến nhờ cậy máy in tiền. Sức mua của tiền giấy luôn là vật hy sinh trong tất cả các giai đoạn suy thoái kể từ 1970 đến nay.
    [​IMG]
    Đi đầu trong câu chuyện này lại là Mỹ…..
    Với những khoản thâm hụt ngân sách lên đến 1600 tỷ USD…
    Những khoản nợ các QG khác như TQ
    Các chuyên gia và cố vấn tài chính Trung Quốc thúc giục chính phủ nước này thoát khỏi lượng trái phiếu Mỹ khổng lồ cùng các khoản đầu tư vào Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ (trị giá khoảng 2200 tỉ USD) trước nguy cơ ngày một hiện hữu của một đợt phá giá USD trong những năm tới khi chính phủ Mỹ như thường lệ lựa chọn giải pháp hy sinh sức mua của đồng bạc xanh cho bài toàn nợ quốc gia đang dần tiến đến thời điểm mất kiểm soát.



    [​IMG]
    Biểu đồ 01 : Tổng nợ quốc gia Mỹ hiện tiệm cận ngưỡng 400% GDP, con số này là 369,7% GDP vào quý III 2009


    Vậy người Trung Quốc đang và sẽ làm gì với kho dự trữ 2200 tỉ USD chủ yếu dưới dạng trái phiếu chính phủ Mỹ và cổ phiếu của các tập đoàn Mỹ trước nguy cơ phá giá của USD. Một lần nữa, người Trung Quốc thể hiện tư duy kinh tế dài hạn của mình khi đã và đang liên tục giải ngân số USD khổng lồ nói trên để sở hữu các giếng dầu, các mỏ kim loại và năng lượng tại tất cả các Châu Lục trên thế giới (biểu đồ 02). Có thể nói quá trình « thâu tóm » các tập đoàn khoáng sản, năng lượng đa quốc gia của Trung Quốc là vô tiền khoáng hậu, vâng, siêu cường này đang khẩn trương chuẩn bị cho sự lên ngôi của đồng Yuan (Nhân Dân Tệ)



    [​IMG]
    Biểu đồ 02 : Trung Quốc tăng cường giải ngân « thâu tóm » các tập đoàn năng lượng và khai khoáng tại tất cả các Châu Lục, các vòng tròn lớn bé màu đỏ thể hiện mức độ vốn hóa (giao động từ 0,1 tỉ USD đến 16 tỉ USD) của các tập đoàn khai khoáng bị Trung Quốc thâu tóm


    Thị trường CRE (bất động sản văn phòng) sập đổ : chương trình “cứu trợ” 1400 tỉ của chính phủ Mỹ đã giúp thị trường CRE tránh khỏi sập đổ trong năm 2009


    [​IMG]

    Biểu đồ 01 : Đại Suy Thoái giai đoạn 2 đã chính thức được kích hoạt

    VàSự kiện nổi bật gần đây nhất là « bom tấn » 962 tỉ USD được liên minh Châu Âu EU ném xuống lục địa già nhằm xoa dịu trong ngắn hạn khủng hoảng nợ tại đại đa số các quốc gia thành viên trong bối cảnh 2010 và 2011 là hai năm mà các con nợ chính tại EU như Greece (Hy-Lạp) ; Spain (Tây Ban Nha) ; Portugal (Bồ Đào Nha) ; Italy (Ý) và Ireland (Ai-len) cần huy động lượng tiền khổng lồ trên thị trường trái phiếu để luân chuyển và trả lãi suất trên nợ cũ song song với việc vay thêm các khoản « nợ mới ».
    [​IMG]

    Sau FED (cục dự trữ liên bang Mỹ) đến lượt ECB (ngân hàng trung ương Châu Âu) chính thức sử dụng máy in tần suất lớn « in thêm 962 tỉ USD » …OUCH… http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601087&sid=aeHrwqUq9G9A&pos=1
    Số tiền « in mới » trên sẽ được sử dụng để trực tiếp mua trái phiếu phát hành bởi các quốc gia thành viên EU. In tiền mua trái phiếu hay « nợ hóa nền kinh tế » - « Debt Monetization » đã chính thức được kích hoạt đồng nghĩa với sự hy sinh sức mua của đồng tiền chung Euro nhằm giải quyết bong bóng nợ

    Đó là chưa kể đến Nhật Bản và Trung Quốc..

    Qua những nét chấm phá trên chúng ta có thể thấy rằng Chính Phủ các Quốc Gia trên toàn thế giới đang đua nhau nhờ cậy vào những cỗ máy in tiền và thậm chí là lạm dụng 1 cách vô tội vạ.......


    Điều này dẫn đến nguồn tiền trên toàn Thế Giới tăng lên mạnh mẽ và nhiều khả năng sẽ dẫn đến 1 cuộc khủng hoảng mới KHỦNG HOẢNG THỪA MONEY. Và hầu hết các ngân hàngTrung ương các quốc gia đang tích cực nối lại tình xưa với VÀNG và bằng chứng ko thể chối cãi là Vàng tăng giá ko có đỉnh……
    Tuy nhiên trước khi đến với 1 con sóng lớn từ vàng thì TTCK cũng là kênh nhanh nhạy với nguồn tiền nhất…..Với lượng tiền dồi dào được in 1 cách vô tội vạ như trên tôi tin chắc Chứng Khoán sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.




    Còn tại Việt Nam thì sao….Theo tôi, Việt Nam cũng ko ngoại lệ…

    Chúng ta biết nằng năm 2009 Việt Nam là một trong những Quốc Gía có gói kích thích KT lớn nhất DNA. Hơn nữa chúng la là nước đang trong quá trình Đô Thị Hóa mạnh mẽ....

    Môt lượng tiền rất lớn cần để đền bù giải phóng mặt bằng...Bằng chứng gần đây nhất là chúng ta có con đương ĐẮT NHẤT HÀNH TINH.

    và đặc biệt năm nay chúng ta đang tưng bừng kỉ niệm ngày đại lễ 1.000 năm Thăng Long lịch sử....chúng ta đang cần rất nhiều tiền để xây dựng các công trình mừng ngày đại lễ.

    Vậy thử hỏi TIỀN chúng ta lấy từ đâu ra.....Bằng cách tăng thuế ư....oh no....

    BOGIA gợi ý như thế còn các bạn tự hiểu nhé....

    Nói như thế chúng ta có thấy rằng tiền hiện nay TIÊN trên TG đang được in ra rất nhiều......VÀ CHÚNG TA KHÔNG SỢ THIẾU TIỀN......

    Tiền nhiều thì điều đơn giản là các lạoi hang hóa phải lên.......

    Tạm thời chúng ta hãy nói đến CHỨNG KHOÁN ở đây........và phần sau chúng ta Hãy cùng nhau bàn đến THỊ TRƯỜNG VÀNG.................


    CHÚNG TA SẮP BƯỚC VÀO CUỘC KHỦNG HOẢNG MỚI....CUỘC KHỦNG HOẢNG THỪA -- TIỀN !

    Và câu hỏi đặt ra, Bạn đang làm gì để chuẩn bị bước vào cuộc khủng mới này!

    Chúc tất cả các bạn luôn đầu tư thành công!!!!!!!!!!!!!!


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  2. luckyman136

    luckyman136 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Và đây là BÀI SƯU TẦM THỨ 2:


    Những số liệu được công bố cho biết trong 3 năm từ 2005 đến 2007 tăng trưởng GDP của Việt Nam là 27% (tạo ra thêm khoảng 434 ngàn tỷ đồng giá trị sản phẩm quốc nội) nhưng lượng cung tiền lại tăng tới 135%. Điều này có nghĩa rằng nhà nước đã phát hành thêm một lượng tiền lớn hơn gấp nhiều lần trị giá của cải mà xã hội làm ra được trong 3 năm trên. Nếu lượng tiền đó được lưu thông hết vào thị trường thì sẽ tạo ra khả năng lạm phát lên đến 80% trong quãng thời gian này. 0 1 0">2 1 2">3 21600 pixelWidth">3 21600 pixelHeight">0 0 1">6 1 2">7 21600 pixelWidth">8 21600 0">7 21600 pixelHeight">

    Thế nhưng con số lạm phát danh nghĩa từ 2005 đến 2007 đã được công bố là 27,6% (2005: 8,4%, 2006: 6,6%, 2007: 12,6%), như vậy mức độ lạm phát thêm 52,4% nữa sẽ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào từ đầu năm 2008 trở đi. Nếu loại trừ các yếu tố lạm phát không do tiền tệ (giá đầu vào tăng, kỳ vọng của người dân, v.v...) trong con số 27,6% nêu trên thì mức độ lạm phát tiềm tàng còn cao hơn 52,4% nhiều. Con số này chưa xảy ra vào cuối năm 2007 nghĩa là có trên 600 ngàn tỷ đồng (tương đương 52,4% GDP của năm 2007) đã được phát hành nhưng đang bị ghim giữ bởi một số cá nhân và tổ chức nào đó chưa đẩy vào lưu thông trong thị trường.

    Người dân Việt Nam không có thói quen giữ tiền đồng làm dự trữ an toàn, trong tình hình lạm phát tăng nhanh thì biện pháp này lại càng không được lựa chọ̣n. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì luôn trong tình trạng cần vốn, phải đi vay. Các ngân hàng thương mại không có lý do gì cầm giữ một lượng tiền đồng lớn mà không cho vay ra để phải gánh chịu lãi suất huy động trừ các khoản dự trữ bắt buộc. Khả năng duy nhất là một lượng lớn tiền đồng đang bị ghim giữ bởi các quỹ đầu cơ (hedge fund) buôn chứng khoán tại Việt Nam.


    Cuối năm 2006 đến cuối năm 2007, đô-la Mỹ bị mất giá mạnh trên thị trường thế giới, lãi suất của nó liên tục giảm; trong thời gian đó Việt Nam vẫn theo đuổi chính sách duy trì tỷ giá tiền đồng thấp; đầu năm 2007 nước ta chính thức gia nhập WTO. Vậy là đã hội đủ các yếu tố cần để tạo thời cơ tuyệt vời cho bầy thú điện tử sừng mềm – cách gọi của Thomas Friedman dành cho các quỹ đầu cơ tài chính trong thời đại toàn cầu hóa – tấn công trục lợi nhanh tại Việt Nam. Các hedge fund mau chóng được thành lập và huy động vốn bằng đô-la Mỹ với lãi suất thấp để đầu cơ vào Việt Nam.

    Những tháng cuối 2006 đến 2007 các quỹ này đã rót khoảng 160 ngàn tỷ đồng (tương đương với 10 tỷ đô-la Mỹ) vào thị trường chứng khoán, bơm giá cổ phiếu tăng đến chóng mặt, tạo ra một ma lực cuốn hút người dân đổ tiền vào cổ phiếu. Ước tính đã có hơn 350 ngàn tỷ đồng bị hút vào chứng khoán từ nguồn tự có, vay mượn và thế chấp của người dân. Giá cổ phiếu ít thì tăng vài ba lần, nhiều thì đến vài chục lần, vượt xa hoàn toàn khả năng tạo ra giá trị thực tế của nó.

    Khi mọi người đã đạt đến cơn say ghim giữ cổ phiếu bởi giấc mộng làm giàu nhanh thì tai họa ập xuống. Nhưng tai họa không chỉ đến một lần. Mỗi khi các cổ phiếu được đầu cơ bị bán ra ồ ạt để thu lợi, chỉ số chứng khoán sụt giảm thì ngay sau đó sẽ xuất hiện những thông tin hỗ trợ từ chính phủ, từ nước ngoài và được tuyên truyền quá nhiệt tình bởi các phương tiện truyền thông đại chúng chính thống. Người dân lại được hâm nóng bằng những hy vọng mới, bầy thú tiếp tục nhồi tiền làm mồi nhử, cổ phiếu lại lên giá, dân lại hồ hởi mua vào. Cái vòng xoáy hút – nhồi ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt năm ngoái đến nay. Tiền trong dân tuôn ra ngày càng nhiều, guồng máy hút – nhồi này lại càng tăng công suất, các ngân hàng trong nước càng nhiều nguy cơ.

    Kết quả cuối cùng như thế nào thì giờ đây ai cũng thấy, nhưng thật đáng tiếc là chính phủ vẫn không chịu nhìn thấy, vẫn tiếp tục bị thao túng bởi những kẻ cơ hội để ra những quyết sách tiếp tay cho bầy thú điện tử. Tổng công ty SCIC dễ dàng tuôn ra 5 ngàn tỷ đồng để gọi là “cứu” chứng khoán nhưng thực tế là giúp cho những con thú điện tử bán ra những cổ phiếu sắp chết để mua vào những cổ phiếu có tiềm năng thực với giá rẻ mạt, chuẩn bị cho một sự thâu tóm.

    Còn nhớ vào đầu năm 2007, khi mà chứng khoán đang trong giai đoạn bị làm giá bởi bầy thú để đầu cơ trục lợi, đã có ý kiến đề nghị SCIC nhanh chóng bán ra số lượng cổ phần của các công ty niêm yết mà tổng công ty này đang nắm giữ để giảm sốt cho thị trường, tăng lượng tiền dự trữ của chính phủ để dự phòng cho người dân đang bị cơn say ma lực. Là một cổ đông lớn nhất trên thị trường, nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu của rất nhiều các công ty niêm yết có trị giá vốn hóa đến gần 50 ngàn tỷ đồng vào lúc cao điểm, SCIC hoàn toàn đủ sức làm đối trọng để chống những hành vi lũng đoạn thị trường, làm cho nó phát triển lành mạnh. Nhưng họ đã hoàn toàn bất động, trái hẳn với sự năng động xông vào “cứu” chứng khoán vừa rồi.

    Giờ đây, khi mà hàng triệu người đã trở về với “cái máng lợn” thì những con thú điện tử sừng ngắn đã tích lũy được những khoản lời kếch xù, ít thì cũng bằng số vốn bỏ vào, nhiều phải đến một vốn bốn lời. Ngược lại, giá trị tài sản của SCIC đã bốc hơi đến vài chục ngàn tỷ đồng, thế nhưng họ vẫn đang tiếp tục “ôm” vào những cổ phiếu sắp chết. Hiện nay các chỉ số chứng khoán đã lùi về thấp hơn mức trước khi bầy thú tham gia vào thị trường, điều này đồng nghĩa với mấy trăm ngàn tỷ đồng không tự mất đi mà chỉ được dịch chuyển từ túi người dân và túi nhà nước vào túi bầy thú.

    Các quỹ đầu cơ này đang kiểm soát một lượng tiền đồng khoảng 500 ngàn tỷ và được giữ tại các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam trong khi mức dự trữ trong dân đang dần cạn kiệt. Và đây chỉ mới là khúc dạo đầu của một kế hoạch. Sau giai đoạn chứng khoán bị làm giá rồi rơi tự do, sẽ đến giai đoạn tiền đồng bị làm giá. Đồng tiền quốc gia của 86 triệu dân đã bắt đầu bị lũng đoạn.


    Chúng ta hãy xác định và chuẩn bị sẵn tinh thần để đón nhận sự lũng đoạn này như thế nào nhé................
  3. luckyman136

    luckyman136 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Bài thứ 1 được viết vào ngày 19 tháng 8 năm 2010

    Bài thứ 2 thì còn mới.............
  4. luckyman136

    luckyman136 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Các bác vào comment để em VOTE nào....................................
  5. luckyman136

    luckyman136 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Đã được thích:
    0

    Có vẻ các bác đọc nhưng ko hiểu hay sao ý.......


    Thế thì không thua mới lạ........................................

Chia sẻ trang này