Hot hot... Ngân hàng đã ngừng việc xả lũ giải chấp cổ phiếu... từ nay ai bán ra để mua đây

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Giaydo, 30/03/2008.

3020 người đang online, trong đó có 63 thành viên. 02:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 434 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. Giaydo

    Giaydo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Đã được thích:
    0
    Hot hot... Ngân hàng đã ngừng việc xả lũ giải chấp cổ phiếu... từ nay ai bán ra để mua đây

    Không có lý gì để ngân hàng đi ngược lại lợi ích chung



    Ý kiến cu?a bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

    Theo ghi nhận của NHNN thì lượng tiền cho vay cầm cố chứng khoán của các ngân hàng chỉ hơn 10.000 tỷ đồng, so với tổng dư nợ của cả hệ thống thì con số này rất nhỏ bé. Trong tuần qua, tôi có trao đổi với một số ngân hàng thành viên về khả năng họ buộc phải giải chấp cổ phiếu. Thông tin thu nhận được cho thấy, bản thân các ngân hàng cũng không muốn giải chấp, vì họ cũng có đầu tư tài chính, làm như vậy là kéo giá xuống và chính họ cũng bị thiệt hại.

    Theo chủ trương của NHNN, các ngân hàng quốc doanh sẽ ngưng giải chấp cổ phiếu, đồng thời yêu cầu Hiệp hội vận động kêu gọi ngân hàng cổ phần ủng hộ chủ trương này. Cơ sở để các ngân hàng có thể thực hiện là vốn khả dụng trên toàn hệ thống đang tiến triển khả quan, đạt hơn 14.000 tỷ đồng, trong đó một lượng khá lớn ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Một cơ sở nữa để chúng tôi vận động là Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo hỗ trợ cho những ngân hàng nhỏ, nếu thiếu thanh khoản tạm thời sẽ được vay vốn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất 9%/năm. Đây là giải pháp rất quan trọng, vì ngân hàng có thể tiếp tục cho nhà đầu tư cầm cố, lãi suất chênh lệch là khá lớn. Ngân hàng cũng là những nhà kinh doanh, trong trường hợp còn lối ra, tôi tin họ không ép khách hàng.

    Vai trò của Hiệp hội là tạo ra sự đồng thuận, nhất trí giữa các thành viên nhằm đảm bảo lợi ích chung, chứ không thể ép buộc các thành viên thực hiện. Nhưng khi ở chung một con thuyền thì việc một thành viên hành động khác mọi người cũng là việc không ai mong muốn. Hơn nữa, Chính phủ và NHNN đã "bật đèn xanh", nếu ngân hàng nào gặp khó khăn thì đã có hướng hỗ trợ, vậy không có lý gì để ngân hàng đó đi ngược lại lợi ích chung, nhất là khi cho vay kinh doanh chứng khoán chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
  2. Giaydo

    Giaydo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Đã được thích:
    0
    Ngưng giải chấp cổ phiếu: Đồng thuận đến mức nào?



    Để vực dậy TTCK, Chính phủ vừa giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước và vận động các ngân hàng thương mại cổ phần ngừng giải chấp các hợp đồng cầm cố, repo chứng khoán (mua bán có kỳ hạn). Đây được xem là một động thái hỗ trợ tích cực cho TTCK đang trong giai đoạn xuống giá.

    Thực tế, giá chứng khoán giảm mạnh thời gian qua một phần là do ngân hàng bán ra các chứng khoán cầm cố khi thị giá giảm xuống dưới mức quy định nhằm thu hồi vốn, vì nhà đầu tư không có khả năng bổ sung thêm tiền ký quỹ. Theo tham khảo của ĐTCK, một số ngân hàng cổ phần lớn đang tỏ ra ủng hộ đề nghị mà NHNN đưa ra.

    Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết, trong cuộc họp ngày 25/3, Chính phủ đã chỉ đạo trực tiếp cho NHNN, NNNN trực tiếp chỉ đạo cho ngân hàng thương mại nhà nước và vận động ngân hàng cổ phần cùng ngưng giải chấp chứng khoán cầm cố và repo. Với Sacombank, Ngân hàng sẽ ngưng giải chấp các khoản chứng khoán cầm cố đến đã đến mức phải tất toán. Ông Thành cho rằng, biện pháp trên sẽ có ảnh hưởng tích cực từ các ngân hàng và những ngân hàng có sự quản lý chuẩn mực, chuyên nghiệp thì sẽ không xả hàng (các khoản cầm cố) trong thời điểm này.

    Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc Ngân hàng ACB cũng cho hay, với chủ trương này của Chính phủ, chắc chắc các ngân hàng phải làm theo. ACB sẽ ngưng giải chấp các khoản chứng khoán cầm cố đã đến mức phải tất toán. Theo ông Toại, với phương pháp kiểm soát mà ACB đặt ra ngay từ đầu trong cho vay cầm cố thì việc để xảy ra giải chấp trong giai đoạn chứng khoán đi xuống đã được hạn chế. Cụ thể, ACB chỉ cho vay các loại chứng khoán blue-chip, có tính thanh khoản cao. Đồng thời, chỉ cho nhà đầu tư vay trị giá tối đa 3 lần mệnh giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, ACB đã ngưng cho vay cầm cố chứng khoán từ sau khi Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ra đời, nên các khoản tín dụng chứng khoán của Ngân hàng chiếm không nhiều trong tổng dư nợ.

    Đợt vận động ngân hàng ngưng giải chấp cổ phiếu cầm cố lần này, theo một số chuyên gia tài chính, sẽ có tác động tích cực đối với TTCK nói chung và các cổ phiếu có tính thanh khoản cao nói riêng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nếu không bán chứng khoán cầm cố thì đối tượng bị thiệt chính là ngân hàng, vì nợ xấu gia tăng. Chính vì vậy, chủ trương kêu gọi các ngân hàng ngừng giải chấp cổ phiếu cầm cố của NHNN cần có thêm những hỗ trợ cần thiết của cơ quan này cho các ngân hàng gặp khó khăn vì ngừng giải chấp.
  3. _mOn_

    _mOn_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2005
    Đã được thích:
    0
    Gói giải pháp này của Chính phủ dường như đã trị đúng căn bệnh của TTCKVN. Một mặt Chính phủ vận động các ngân hàng ngưng giải chấp và hỗ trợ các ngân hàng thực sự khó khăn, một mặt lại thu hẹp biên độ để hạn chế các nhà đầu cơ giá xuống. Hiệu quả của nó là hàng loạt công ty nhảy vào mua cổ phiếu quỷ. STB mua gần 30 triệu cổ phiếu, ANZ mua hơn 3 triệu ... Khi thị trường bị đẩy lên 1 mức nào đó, những cổ phiếu bị cầm cố sẽ thoát khỏi "khu vực nguy hiểm". Lúc đó các ngân hàng sẽ không cần phải bán tháo nữa. Nếu giữ nguyên biên độ giao động thế này, em tin tưỏng rằng TTCKVN sẽ tăng liên tục trong 1 tháng ^_^ .

Chia sẻ trang này