HOT...HOT...pls....think!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dat7up, 21/03/2007.

6231 người đang online, trong đó có 858 thành viên. 12:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 863 lượt đọc và 14 bài trả lời
  1. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0
    18 tỷ USD xây dựng tổ hợp kinh tế biển Quảng Ninh

    Khu kinh tế biển Hải Hà (Quảng Ninh), có tổng vốn đầu tư 18 tỷ USD, đã chính thức được khởi công.

    Khu kinh tế biển Hải Hà - đặt tại khu Cửa Đại, huyện Hải Hà - là tổ hợp khu kinh tế cảng biển và công nghiệp, bao gồm luyện, cán thép, đóng mới, sửa chữa tàu biển, sản xuất nhiệt điện và lọc hóa dầu kết hợp phát triển đô thị, du lịch.

    Tổ hợp được xây dựng bằng vốn góp của 7 nhà đầu tư lớn trong nước gồm:

    - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin);

    - Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản;

    - Tập đoàn Dầu khí, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển;,

    - Tổng công ty Phát triển sản xuất Hạ Long;

    - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông;

    - Tổng công ty Sông Đà.

    Cùng ngày, Vinashin đã khởi công nhà máy đóng tàu Hải Hà, tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD. Nhà máy chuyên đóng các loại tàu có tải trọng từ 150.000 - 320.000 tấn, dự kiến đi vào hoạt động từ cuối năm 2007.

    Tiếp theo, các chủ đầu tư sẽ xây dựng cảng biển nước sâu cho tàu container 5.000 TEU, tàu chở dầu thô và tàu chở hàng khô trên 200.000 tấn; nhà máy lọc dầu công suất 10 triệu tấn/năm; 2 nhà máy sản xuất thép công suất 6.000.000 tấn/năm; nhà máy nhiệt điện với công suất 2.000 MW.

    Hàng vạn lao động sẽ làm việc tại đây khi các cơ sở kinh tế ở đây đi vào hoạt động, dự kiến vào năm 2017.

    Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam.
  2. namoon

    namoon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Đã được thích:
    9.542
    nghĩa là gì vậy bác??????????
  3. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Đầu tư vào Hà Nội đang tăng mạnh

    Ngày 15/3, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội có báo cáo mới nhất về một số dự án đầu tư nước ngoài đang triển khai xúc tiến và hoàn tất thủ tục đầu tư.

    Từ nửa cuối năm 2006, đặc biệt từ đầu năm 2007, Hà Nội thu hút được sự quan tâm của nhiều tập đoàn, công ty lớn từ nhiều nước, cũng như khơi dậy tiềm năng đầu tư từ dân doanh trong nước.

    Nhiều khách sạn 5 sao sẽ được xây dựng tại Hà Nội trong thời gian tới. Đó là, tổ hợp khách sạn 5 sao mang ký hiệu X1, với tổng vốn đầu tư 80 triệu USD, do Tập đoàn Charmvit - Hàn Quốc đầu tư. Hiện chủ đầu tư đã nộp Sở Kế hoạch và Đầu tư hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận, sau khi ký hợp đồng thuê đất chủ đầu tư sẽ nộp ngân sách thành phố toàn bộ tiền thuê đất trong 50 năm (khoảng 215 tỷ đồng).

    Tổ hợp khách sạn 5 sao X7, vốn đầu tư 270 tỷ đồng, do Công ty TNHH Trần Hồng Quân (doanh nghiệp trong nước) đầu tư và đang tiến hành hoàn thành các thủ tục để lập dự án và xin cấp giấy chứng nhận.

    Khách sạn 5 sao X3, vốn đầu tư 1.198 tỷ đồng, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam đã được Tp. Hà Nội cấp giấy quyết định đầu tư.

    Riêng địa điểm xây dựng khách sạn 5 sao tại X2, do có thêm Tập đoàn Riviera, Nhật Bản đề xuất được đầu tư, trên cơ sở xem xét, cân nhắc quan hệ đối tác Việt Nam với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội quyết định giới thiệu thêm một địa điểm nữa tại E6, khu đô thị mới Cầu Giấy.

    Theo đó, Tập đoàn Rivera, Nhật Bản sẽ đầu tư vào vị trí X2 (4 ha) để xây dựng khách sạn 5 sao. Chủ đầu tư sẽ ủng hộ TP khoảng 5 triệu USD, cùng với đề xuất được giới thiệu xây dựng 2 địa điểm xây dựng tổ hợp sân golf, văn phòng, căn hộ với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD.

    Đồng thời, Tập đoàn Keangnam, Hàn Quốc, sẽ đầu tư vào E6 (4,6 ha) xây dựng tổ hợp khách sạn 5 sao, với vốn đầu tư 500 triệu USD. Chủ đầu tư sẽ ủng hộ thành phố khoảng 2 triệu USD và đóng tiền thuê đất 50 năm/một lần, khoảng 300 tỷ đồng. UBND thành phố đã trao Quyết định số 981, chấp thuận địa điểm.

    Tập đoàn Gamuda, Malaysia sẽ đầu tư xây dựng dự án xây dựng Công viên Yên Sở và xử lý nước thải hồ Yên Sở, trong đó đầu tư xây dựng công viên 380 triệu USD, xử lý nước thải 200 triệu USD.

    Tập đoàn Pacific Land, Anh, đã nộp hồ sơ đề xuất đầu tư xây dựng dự án Khu công nghệ sinh học Nam Thăng Long, tổng vốn đầu tư có thể đến 1 tỷ USD. Tập đoàn cũng đã nộp hồ sơ đề xuất đầu tư xây dựng Khu công nghệ cao Sài Đồng, với tổng vốn đầu tư có thể từ vài trăm triệu đến 1 tỷ USD.

    Theo ông Triệu Đình Phúc, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Sở đã chủ động tham mưu cho UBND thành phố, đề xuất nhiều cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính và triển khai thực hiện các luật mới; đồng thời tăng cường minh bạch thông tin, mở rộng xã hội hoá, tận dụng tối đa cơ hội.

    Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam.
  4. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào thị trường bất động sản VN

    Thị trường bất động sản ở Hà Nội và TP.HCM đang ngày càng "nóng" lên khi các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu đổ vốn vào các dự án lớn, ở những vị trí đẹp.

    Ông Triệu Đình Phúc, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang nóng lòng với các dự án xây dựng hạ tầng khu công nghệ cao, trung tâm tài chính-ngân hàng, phát triển đô thị mới, xây dựng khách sạn, văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại, nhà hàng, siêu thị.


    Công trình gắn với thương hiệu Riviera (Nhật Bản)
    Dẫn đầu các dự án bất động sản lớn đang được thực hiện tại Hà Nội hiện nay là dự án xây dựng tổ hợp dịch vụ cao cấp ở khu đô thị mới Cầu Giấy trị giá 500 triệu USD của Tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc). Tập đoàn này vừa được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội cấp phép đầu tư, sau khi đã có cuộc cạnh tranh khá gay gắt với đối thủ nặng ký khác là Hiệp hội Kanagawa thuộc Tập đoàn Riviera (Nhật Bản). Tại một vị trí đẹp khác cũng thuộc quận Cầu Giấy, Tập đoàn Charmvit (Hàn Quốc) đã đầu tư dự án xây dựng khách sạn 5 sao, với tổng vốn 80 triệu USD, trên diện tích 1,98 ha.

    Bằng việc xin phép thành phố cho nâng cao tầng khách sạn từ 18 lên 30 tầng, chủ đầu tư dự án này đã không bỏ lỡ cơ hội về vị trí đắc địa, gần Trung tâm Hội nghị quốc gia, đối diện với siêu thị Big C, liền kề với nhiều đô thị mới. Một nhà đầu tư khác đến từ Singapore là Antara Koh Development Pte.Ltd lại gắn bó với dự án phát triển khu đô thị ven sông Hồng bằng kế hoạch xây dựng một quần thể bao gồm khu nhà ở, khu văn phòng thương mại, khách sạn và các công trình tiện ích công cộng để cho thuê. Dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 240 triệu USD này đã được phê duyệt thiết kế kiến trúc và đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng.


    Một ''tác phẩm" của Keangnam (Hàn Quốc)
    Song song với những động thái của các nhà đầu tư nước ngoài, giá bất động sản tại các khu vực xung quanh các dự án lớn cũng đang nóng lên từng ngày. Cảnh quan đẹp, hạ tầng tốt, được quy hoạch hài hoà là những lý do khiến các căn hộ khu vực đường Phạm Hùng, Trung Hoà, Nhân Chính (quận Cầu Giấy) đắt giá. Giá bán một căn hộ tầng 10 toà cao ốc Vimeco đã tăng lên 17 triệu đồng/m2 so với khoảng 11 triệu đồng/m2 thời điểm này năm ngoái. Tại TP.HCM, thị trường nhà đất cũng có nhiều dấu hiệu khởi sắc.

    Ông Lưu Thanh Phong, Trưởng phòng Doanh nghiệp nước ngoài, thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết: "Hàng loạt dự án của nhà đầu tư từ Nhật Bản, Singapore, Malaysia và một số nước châu Âu đã được đăng ký". Chẳng hạn như LG Engineering và Construction đầu tư xây dựng khu đô thị mới Nhà Bè rộng 360 ha, CBRE đang lên kế hoạch đầu tư xây 15 toà cao ốc tại Thành phố.

    Tình hình giao dịch nhà đất tại Thành phố cũng bắt đầu ấm trở lại. Khu vực đô thị Phú Mỹ Hưng vẫn thuộc nhóm dẫn đầu trong sự lựa chọn của khách hàng với mức giá luôn tăng nhưng vẫn không có hàng để bán. Khu vực quận 2 cũng đang khá sôi nổi với những thông tin về tiến độ xây dựng hầm Thủ Thiêm và Đại lộ Đông Tây.

    Lý giải về những động thái tích cực của thị trường bất động sản, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ cho rằng bên cạnh sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, những khoản lợi nhuận của các nhà đầu tư chứng khoán đang chảy ngược vào bất động sản cũng là nguyên nhân góp phần kích cầu trong lĩnh vực này.

    Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng đang háo hức với thông tin sẽ có thêm nhiều điều kiện, cơ hội để tham gia một các bình đẳng hơn với các nhà đầu tư trong nước theo quy định của một dự thảo Nghị quyết mới đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị để trình Quốc hội. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng dự kiến sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét một số chính sách về thuế, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, về việc doanh nghiệp cho thuê đất nhằm tạo thêm nguồn nhà đất cho thị trường.

    Nguồn: TTXVN.
  5. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Otis coi Việt Nam là thị trường chiến lược ở châu Á

    Trao đổi với chúng tôi, ông Ari Bousbi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty Thang máy Otis nói ông chưa thấy một quốc gia đang phát triển nào có dân số trình độ cao như Việt Nam.

    Ông có nhận xét gì về cơ hội đầu tư của Otis sau chuyến thăm hơn 1 tuần tại Việt Nam?

    Hàng năm chúng tôi thường có những cuộc họp lãnh đạo Otis ở khắp nơi trên thế giới, có khi ở châu Âu, Bắc Mỹ hay châu Á, nhưng lần này chúng tôi chọn Việt Nam. Điều này cho thấy chúng tôi đánh giá cao thị trường Việt Nam.

    Việt Nam đang có tốc độ phát triển rất cao trong khu vực, dân số đông và đặc biệt là thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đây chính là những lý do thu hút sự quan tâm của chúng tôi.

    Chúng tôi đánh giá Việt Nam sẽ là thị trường chiến lược của Otis ở châu Á bên cạnh những thị trường khác như Trung Quốc.

    Từ nhận định trên, ông có thể cho biết quy mô đầu tư của Otis ở Việt Nam sẽ như thế nào?

    Otis là hãng sản xuất thang máy có lịch sử phát triển lâu đời, trên 155 năm. Giá trị hàng đầu của chúng tôi là sự an toàn.

    Hiện chúng tôi đã có mặt ở 200 quốc gia trên thế giới với 2.000 văn phòng đại diện. Otis luôn là số một trong những thị trường nói trên ngoại trừ Việt Nam.

    Otis có mặt ở Việt Nam vào năm 1929 và chiếc thang máy đầu tiên được lắp đặt tại Chính phủ toàn quyền (nay là Phủ Chủ tịch ở Hà Nội).

    Hiện đầu tư của Otis ở Việt Nam còn rất nhỏ bé và sự có mặt của chúng tôi hôm nay tại Việt Nam chính là để thay đổi điều đó.

    Khi bắt đầu ở Trung Quốc cách đây 6-7 năm trước, chúng tôi cũng nhỏ bé như thế nhưng bây giờ chúng tôi phát triển rất mạnh ở đây. Hy vọng điều đó cũng sẽ lặp lại ở Việt Nam.

    Khi quyết định đầu tư tại Việt Nam, điều gì ông cho rằng Việt Nam có lợi thế và sẽ tạo hiệu quả trong đầu tư của Otis?

    Đó chính là lao động. Chúng tôi chưa thấy một quốc gia đang phát triển nào có dân số trình độ cao như Việt Nam và tôi rất ấn tượng về điều đó. Đây cũng sẽ là yếu tố Otis muốn nhắm vào.

    Chúng tôi sẽ đẩy mạnh công tác huấn luyện và khuyến khích người lao động tự huấn luyện chính mình. Con người là tài sản rất lớn của tập đoàn và chúng tôi rất chú trọng phát triển con người.

    Ở tập đoàn chúng tôi khuyến khích nhân viên tham gia khóa huấn luyện bằng không chỉ các chính sách hỗ trợ tài chính mà còn được thưởng khi đạt những bằng cấp cao trong thời gian làm việc với chúng tôi.

    Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam.
  6. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Các quỹ đầu tư tiếp tục đổ vào Việt Nam

    Đầu năm 2007 cùng lúc Jaccar, một quỹ đầu tư có tên tuổi của Pháp, đổ vốn vào Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai thì Aureos Đông Nam Á cũng đầu tư vào Công ty gỗ Trường Thành.

    Trước đó, Draper Fisher Jurvetson (DFJ), công ty đầu tư mạo hiểm quốc tế hàng đầu của Mỹ liên doanh với VinaCapital thành lập một quỹ đầu tư mới tại Việt Nam. Những dự đoán về dòng vốn đầu tư gián tiếp tiếp tục chảy vào Việt Nam đang trở thành hiện thực.

    Chuyển trụ sở về Việt Nam

    "Chúng tôi sẽ chuyển trụ sở văn phòng ở châu Âu về Việt Nam", tuyên bố gây bất ngờ này là của vị Chủ tịch Quỹ đầu tư Jaccar, ông Jacques De Chateugvieux tại lễ ký kết hợp đồng đối tác chiến lược với Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai.

    Giải thích với báo giới, ông Jacques De Chateugvieux nói: "Tôi nói như vậy hoàn toàn không phải để xã giao mà chúng tôi sẽ làm thật. Bởi vì thị trường Việt Nam rất tốt để làm ăn. Tôi thấy nhân viên người Việt ở đây vừa thông minh, vừa chăm chỉ. Ngoài cơ hội làm ăn, tôi còn thấy lực lượng lao động ở đây khá cạnh tranh".

    Cách đây không lâu, trong dịp thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Đan Mạch đã cắt băng khai trương Quỹ Private Equity New Markets (PENM) được quản lý bởi Ngân hàng BankInvest - quản lý khối tài sản 23 tỉ USD, trong đó dành 3 tỉ USD đầu tư vào các nước đang phát triển. PENM quản lý nguồn vốn 80 triệu USD, sẵn sàng đầu tư vào các công ty chưa niêm yết hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, hàng tiêu dùng, du lịch, khách sạn...

    Trước đó, sự xuất hiện của quỹ Vietnam Holding có số vốn 112 triệu USD cũng làm giới tài chính chú ý. 60% nguồn vốn của quỹ này được huy động từ các nhà đầu tư Thụy Sĩ. Giới đầu tư còn đặt nhiều kỳ vọng vào những tên tuổi như Golman Sachs hay Merrill Lynch (Mỹ).

    Hầu hết các quỹ đầu tư đều nhắm đến khả năng mua lại cổ phần từ những công ty nhà nước được cổ phần hóa hoặc những công ty tư nhân quy mô nhỏ đang cần nguồn vốn để tái cấu trúc công ty, mở rộng quy mô hoạt động. Tuy mỗi quỹ đầu tư đặt ra những tiêu chí lựa chọn cho riêng mình, nhưng do có rất nhiều quỹ đầu tư nên cơ hội tiếp cận nguồn vốn cho các doanh nghiệp là rất lớn.

    Ông Don Lam, Tổng giám đốc VinaCapital cho biết: "VOF (Quỹ Việt Nam Opportunity Fund do VinaCapital quản lý - PV) chỉ nhắm đến những công ty thuộc hạng đứng đầu trong từng lĩnh vực ở Việt Nam để đầu tư".

    Chẳng hạn, gần đây nhất VOF đầu tư vào Kinh Đô, Masan và Phở 24. Trong khi đó, Mekong Capital chọn những công ty thuộc khu vực tư nhân ở các địa phương với quy mô nhỏ. Các công ty này sử dụng nhiều nhân công lao động và có khuynh hướng thiên về xuất khẩu. Còn Dragon Capital gần như không loại trừ khả năng đầu tư nào.

    Đúng với tính cách đầu tư mạo hiểm, ông Louis Nguyễn, Giám đốc điều hành Quỹ DFJ VinaCapital L.P nói: "Những dự án công nghệ thông tin có tính mới, độc đáo, sáng tạo có nhiều lợi thế để chúng tôi đổ vốn vào".

    Tim Draper nhà sáng lập, cũng là thành viên điều hành Quỹ DFJ nói thêm: "Chúng tôi là nhà đầu tư mạo hiểm chuyên nghiệp. Chúng tôi biết các bạn trẻ ở Việt Nam rất thông minh, năng động và chịu khó. Nơi đó sẽ xuất hiện những ý tưởng kinh doanh mới mẻ. Chúng tôi quyết định theo đuổi những cơ hội to lớn đang hiển hiện ở đây".

    Cũng quan ngại về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cũng như sự mở cửa có mức độ trong ngành viễn thông, nhưng theo Tim Draper, tất cả những yếu tố đó không thể lớn hơn cơ hội đầu tư sinh lời ở Việt Nam trong lúc này.

    Hình mẫu thành công

    VinaCapital (Công ty quản lý quỹ VOF, thành lập tại Việt Nam hồi tháng 9/2003 với số vốn ban đầu 10 triệu USD) đến thời điểm này, tức chỉ sau hơn 5 năm hoạt động, đã huy động vào Việt Nam số vốn trên 1 tỉ USD.

    Theo đánh giá của giới phân tích tài chính, giá trị thị trường của VOF đạt cỡ 304 triệu USD dù vốn của quỹ chỉ gần 250 triệu USD. Ông Don Lam, Tổng giám đốc VinaCapital tiết lộ: "Tất cả số tiền kể trên trong VOF đã được giải ngân hết cho các dự án tại Việt Nam. Công ty đang tiếp tục huy động thêm vốn".

    VinaLand là quỹ thứ 2 do VinaCapital thành lập, hiện đang quản lý 205 triệu USD chuyên đầu tư vào các dự án bất động sản. Mới đây nhất, VinaCapital liên doanh với DFJ thành lập Quỹ DFJ VinaCapital L.P (vốn ban đầu là 50 triệu USD) chuyên tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các công ty trong lĩnh vực CNTT và các công ty viễn thông được cổ phần hóa. Điểm đặc biệt là cả 2 quỹ VOF và VinaLand đều được niêm yết trên thị trường chứng khoán London.

    Một trường hợp điển hình về sự kiên trì "bám trụ" ở Việt Nam là Dragon Capital - công ty quản lý quỹ thành lập ở Anh năm 1994 chủ yếu tập trung hoạt động tại thị trường Việt Nam. Dragon Capital hiện đang quản lý Quỹ Vietnam Enteprise Investment Limited (VEIL) với tổng giá trị tài sản lên đến 367 triệu USD.

    Quỹ VEIL đã đầu tư vào hơn 50 công ty và dự án từ tài chính ngân hàng, vật liệu xây dựng, bất động sản, cơ sở hạ tầng đến thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng. Cuối năm 2004, Dragon Capital lại thành lập quỹ thứ 2 tại Việt Nam là Vietnam Growth Fund Limited với tổng vốn 75 triệu USD.

    Những năm 1997-1998 khi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra, nhiều quỹ đầu tư cũng ra đi tương tự như nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhưng Dragon Capital ở lại và đã thành công. Mekong Capital cũng là quỹ đầu tư thành công đáng kể tại thị trường Việt Nam với tổng vốn ban đầu 18,5 triệu USD. Công ty này lại vừa tiếp tục thành lập quỹ thứ 2 với số vốn 50 triệu USD.

    Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam.
  7. namoon

    namoon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Đã được thích:
    9.542
    ý bác là múc mấy em sông đà chứ gì
  8. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Thêm nhiều cơ hội cho hợp tác kinh tế Việt - Mỹ

    Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm đã tới thành phố San Francisco bang California, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

    Với chuyến thăm của Phó thủ tướng đến Mỹ lần này, Việt Nam mong muốn tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nói chung và quan hệ kinh tế - thương mại nói riêng.

    Tại đây, trong ngày 11/3, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm và các thành viên chính thức trong đoàn đã có nhiều cuộc tiếp xúc, gặp gỡ với một số chính giới và các doanh nhân, doanh nghiệp lớn của Mỹ như Phó chủ tịch Thượng viện bang California, Thượng nghị sỹ Leland Yee; Chủ tịch Hạ viện bang, Hạ nghị sỹ Fabien Nunez; Ban lãnh đạo cảng Oakland, Công ty tư vấn Bantry Bay Ventures LLC, Công ty đầu tư Barney Investment; Ban giám đốc điều hành ngân hàng East West Bank; Ban lãnh đạo Hội doanh nhân Việt-Mỹ (VAEA)...

    Trong phát biểu của mình, các chính khách, các nhà đầu tư, các doanh nhân Mỹ đều nhìn nhận Việt Nam là một thị trường nhiều tiềm năng và muốn tiếp cận thị trường Việt Nam một cách nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nữa.

    Một số công ty tư vấn Mỹ muốn giới thiệu và đưa các nhà đầu tư, kinh doanh Mỹ vào thị trường Việt Nam, đồng thời đưa các công ty của Việt Nam lên sàn chứng khoán Mỹ như một biện pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam hoà nhập nhanh và sâu hơn nữa vào thị trường quốc tế...

    Lãnh đạo cảng Oakland sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng, điều hành, khai thác hệ thống cảng với các đối tác Việt Nam. Một số công ty và ngân hàng Mỹ muốn mở chi nhánh ở Việt Nam và tăng cường giao dịch ngân hàng với Việt Nam, sẵn sàng huy động vốn để đầu tư vào Việt Nam.

    Các nhà lãnh đạo cơ quan lập pháp bang California bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa bang California với Việt Nam nói chung và với các thành phố kết nghĩa như thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng nói riêng, muốn cùng các đối tác Việt Nam đưa mối quan hệ kinh tế, thương mại lên một tầm cao mới.

    Chủ tịch Hạ viện bang California hy vọng các lĩnh vực công nghệ tin học, công nghệ sinh học, giao lưu văn hoá, giáo dục sẽ là những tiêu điểm và động lực hợp tác giữa các đối tác Việt Nam với bang California.

    Trong các phát biểu của mình, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh: Việt Nam mong muốn xây dựng và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Mỹ cả chiều sâu lẫn chiều rộng, để hai bên thực sự là đối tác thương mại tin cậy, bình đẳng.

    Phó thủ tướng cho biết Việt Nam quyết định lựa chọn bang California là mô hình hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ vì đây là một bang lớn, có nền kinh tế vững mạnh, có cộng đồng người Việt đông đảo, có nhiều bạn Mỹ ủng hộ Việt Nam.

    Theo dự kiến, vào mùa hè 2007, Việt Nam sẽ tổ chức một diễn đàn doanh nghiệp với chủ đề hợp tác kinh tế giữa các đối tác Việt Nam với bang Califonia. Phó thủ tướng đã đề nghị Chủ tịch Hạ viện bang California làm đồng chủ tịch "Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-California" để cùng phía Việt Nam thúc đẩy đề án này.

    Trước đó, ngày 10/3, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã gặp gỡ thân mật cộng đồng bà con người Việt đang sinh sống tại bang California, thăm trụ sở và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại thành phố San Francisco.

    Phó thủ tướng khẳng định: "Đảng và Nhà nước coi bà con Việt kiều là một bộ phận máu thịt trong cộng đồng người Việt Nam", do vậy trong nước đang tích cực giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền lợi của bà con Việt kiều nhằm đáp ứng những mong mỏi của bà con như vấn đề bỏ thị thực, mua nhà ở và các chính sách khuyến khích bà con đầu tư về trong nước, vv.

    Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm cũng đã trả lời thẳng thắn hàng chục câu hỏi, thắc mắc của bà con về nhiều vấn đề, từ việc điều hành quản lý đất nước; các chính sách đối với bà con cũng như những biện pháp nhằm gắn kết mối quan hệ giữa bà con người Việt sinh sống ở nước ngoài với trong nước.

    Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam.
  9. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0
    BP và đối tác dự định đầu tư thêm 2 tỷ USD vào Việt Nam

    Ngày 7/3, BP Việt Nam cho biết, tập đoàn này cùng các đối tác dự định đầu tư trên 2 tỷ USD cho dự án tổng thể tương tự dự án khí - điện - đạm đã thực hiện tại Việt Nam là dự án Nam Côn Sơn.

    Theo đó, một đường ống dẫn khí sẽ được xây dựng để chuyển khí từ 2 mỏ Mộc Tinh và Hải Thạch (lô 5.3 và 5.2).

    Theo lãnh đạo BP, hồ sơ dự án đã được nộp cho phía Việt Nam. Các đối tác từng hợp tác với BP cũng rất hào hứng muốn tham gia dự án này.

    Trong dự án Nam Côn Sơn, BP cùng với Petro Việt Nam và các đối tác đã đầu tư 1,3 tỷ USD. Đến nay dự án đã cung cấp trên 11 tỷ m3 khí cho điện Phú Mỹ.

    Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam.
  10. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Cuối tháng 3, tiếp tục đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật


    Phiên đàm phán thứ hai giữa Việt Nam và Nhật Bản trong khuôn khổ đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (JVEPA) dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 26-3 tới tại Hà Nội.



    Về nội dung đàm phán trong phiên này, theo nguồn tin từ Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản, hai bên sẽ tiếp tục thảo luận về thương mại hàng hóa, thuế nhập khẩu, vấn đề quy tắc xuất xứ? Tại phiên trước, phía Nhật đã đề xuất việc hai bên cùng giảm thuế đến 0% trong thời gian tối đa là 10 năm cho ít nhất 90% giá trị hàng hóa nhập khẩu trong thương mại song phương. Mỗi bên đều có danh mục hàng hóa nhạy cảm cao được loại trừ ra khỏi phạm vi đàm phán với điều kiện không vượt quá một mức nhất định? Và phía Nhật đã đề nghị loại trừ các mặt hàng như : gạo, một số chủng loại thủy sản, da giày, sản phẩm gỗ... Tuy nhiên, đây lại là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nếu loại trừ khỏi danh sách đàm phán sẽ gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của Việt Nam. Vì vậy, vấn đề này dự kiến sẽ ?onóng? trong phiên đàm phán tới đây.



    Trong lĩnh vực dịch vụ, hai bên sẽ tiếp tục bàn về vấn đề di chuyển thể nhân nhằm tạo cơ sở cho việc đưa lao động có tay nghề của Việt Nam sang lao động tại Nhật. Theo nhận định của Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản, hiện nay phía Nhật Bản quan tâm đặc biệt tới việc cải thiện môi trường kinh doanh và vấn đề sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, hợp tác năng lượng và nhập khẩu nguyên nhiên liệu cũng được phía Nhật chú ý.

    Mục tiêu mà hai bên cùng hướng tới là nỗ lực tối đa để sớm đạt được thỏa thuận nguyên tắc trong vòng một năm.



    Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

Chia sẻ trang này