Hot New - Thị trường hồi phục vì cái này.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GALLOPTA, 15/05/2008.

6732 người đang online, trong đó có 613 thành viên. 21:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1758 lượt đọc và 21 bài trả lời
  1. GALLOPTA

    GALLOPTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Hot New - Thị trường hồi phục vì cái này.

    Bra vo..........bra..voo.... Ngon roài,
    http://chungkhoanvietonline.com.vn/?page=detail2&idtin=3899&idbox=230&id=230
  2. GALLOPTA

    GALLOPTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Thêm cái này nữa từ VAFI:
    http://chungkhoanvietonline.com.vn/?page=detail2&idtin=3897&idbox=277&id=277
  3. ruacon862000

    ruacon862000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Thế này thì tuần sau có sóng roài
  4. ChungkhoanIT

    ChungkhoanIT Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Đã được thích:
    14
    Bác nào thông hiểu cho em biết xem các kiến nghị của VAFI đã bao giờ được thực hiện chưa ạ
  5. khunglongmax

    khunglongmax Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2007
    Đã được thích:
    16
    đồng chí đọc rồi, có gì nói gọn luôn đi lại còn đưa link làm gì mấtthời gian ACE quá, giúp thì hco chót nhé, thanks
  6. sieuloi

    sieuloi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí đừng pót linh nữa, biết rồi khổ lắm nói mãi.
  7. ruacon862000

    ruacon862000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Ghi nhận về những chuyển biến mới nhất từ các nguồn lực gián tiếp hỗ trợ giá cổ phiếu ngân hàng thương mại.

    Từ đầu tháng 5 trở lại đây, ?ocổ phiếu vua? (từ dùng quen thuộc của nhiều nhà đầu tư đối với cổ phiếu ngân hàng) liên tục sụt giảm mạnh chưa từng thấy từ trước tới nay. Điểm chung của diễn biến này là không có sự phân biệt lớn nhỏ, tốt xấu và nhiều cổ phiếu đã về với mệnh giá; thậm chí thấp hơn mệnh giá trên thị trường OTC.

    Chuyển động nội tại

    Ngoài chuỗi giảm sàn liên tiếp trên sàn niêm yết của hai đầu tàu ACB (của Ngân hàng Á châu) và STB (của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín), trên thị trường OTC, giá nhiều cổ phiếu ngân hàng không còn ở mức rẻ mà đang trong tình thế bị bỏ rơi.

    Cổ phiếu ngân hàng vẫn được xem là một linh hồn của thị trường chứng khoán; theo đó, dòng chảy này đang cuốn theo cả tình hình chung của thị trường.

    Nhưng trong ngắn hạn trước mắt, tình hình có thể được cải thiện, bởi thị trường không thể phủ nhận những nguồn lực đang có và sẽ có trong những thời gian tới.

    Trước hết, những con số ấn tượng về kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm của một số ngân hàng lớn, trong đó nổi bật là ACB và Sacombank tiếp tục khẳng định hướng đi đúng và khả năng vượt qua khó khăn chung của nền kinh tế. Trong khi đó, một số ngân hàng chưa niêm yết cũng đang có những thông tin hỗ trợ đủ mạnh.

    Chiều nay, trong thông tin gửi tới VnEconomy, Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank) cho biết OCBC (tập đoàn tài chính lớn thứ 3 Singapore) đã có được thống nhất nâng tỷ lệ sở hữu lên 15%. Điểm đáng chú ý là trong khi giá cổ phiếu VPBank trên OTC có thông tin rao bán chỉ 1.1 lần mệnh giá, nhưng giá thỏa thuận với OCBC vẫn đạt được tới 4.5 lần.

    Mức giá trên gián tiếp khẳng định niềm tin của đối tác chiến lược, cũng như khẳng định một phần nào đó về triển vọng phát triển của ngân hàng này, dù thực tế bối cảnh chung nền kinh tế đang nhiều khó khăn.

    Và theo nguồn tin của VnEconomy, trong tuần này, ngân hàng hàng đầu thế giới HSBC cũng đã có thỏa thuận sơ bộ với Ngân hàng Kỹ thương Techcombank để đi đến kế hoạch nâng tỷ lệ sở hữu lên 20%. Giá trong đàm phán bán thêm chưa được công bố cụ thể, nhưng đại diện của Techcombank cho biết là đảm bảo để các cổ đông hài lòng và phản ánh đúng thực tế giá trị của ngân hàng cũng như triển vọng phát triển.

    Ngoài ra, một ngân hàng khác là An Bình (ABBank) cũng đang có những thuận lợi mới trong việc củng cố nguồn lực để khẳng định giá trị cổ phiếu trên thị trường. Đó là cổ đông chiến lược Maybank (Malaysia) đặt định hướng nâng tỷ lệ sở hữu tại ABBank lên 20% và triển khai việc hỗ trợ ngân hàng này về các nguồn lực quản trị, công nghệ và phát triển sản phẩm?

    Đó là những chuyển động về chất, có giá trị củng cố niềm tin của cổ đông và nhà đầu tư. Câu hỏi đặt ra là tại sao các đối tác chiến lược là những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới và khu vực sẵn sàng trả giá cao so với thực tế, tiếp tục đặt niềm tin, thì nhiều nhà đầu tư trong nước (chủ yếu là cá nhân) lại bán tháo ?ocổ phiếu vua? như hiện nay?

    Kích cầu từ cơ chế

    Trước diễn biến ?ogây sốc? của cổ phiếu ngân hàng trên thị trường, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) vừa có công văn trình Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước; trong đó đưa ra một số giải pháp đáng chú ý.

    VAFI kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cần sớm có văn bản cho phép các ngân hàng thương mại cổ phần (hội đủ điều kiện bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài) được chủ động bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài với mức không quá 5%/vốn điều lệ (trong khung tỷ lệ 30%/vốn điều lệ theo quy định hiện hành) mà không cần làm thủ tục xin phép Ngân hàng Nhà nước đối với từng giao dịch chuyển nhượng.

    Kiến nghị trên xuất phát từ thực tế khó khăn trong giao dịch của khối này, liên quan đến cơ chế thuyết trình, báo cáo và xin phép hiện nay, dẫn đến lực cầu hạn chế và tính thanh khoản cũng bị ảnh hưởng nhất định.

    Theo VAFI, nếu đề nghị trên được chấp thuận, các tổ chức tài chính và Quỹ đầu tư nuớc ngoài muốn mua cổ phiếu ngân hàng có thể liên hệ qua đầu mối là Hội đồng Quản trị của các ngân hàng để đàm phán giá cả và làm thủ tục chuyển nhượng.

    Hiện cổ phiếu ngân hàng vẫn là một điểm ngắm ưu tiên của khối đầu tư nước ngoài; nếu cơ chế được cởi mở, sự tham gia của khối này sẽ tạo không khí sôi động hơn, thúc đẩy lực cầu và gián tiếp tạo động lực để nhóm cổ phiếu này phục hồi.

    Ngoài hai đầu tư ACB và STB trên sàn niêm yết, sự hồi phục của cổ phiếu ngân hàng thời điểm này có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy khả năng phục hồi chung của thị trường. Trên thị trường niêm yết, ACB và STB vẫn là hai mã có ảnh hưởng lớn nhất tại hai đầu cầu Hà Nội và Tp.HCM; trên thị trường OTC, cổ phiếu ngân hàng vẫn là ?olinh hồn?, cần có sự hồi sức để khắc phục tình trạng ?ođóng băng? hiện nay.
  8. ruacon862000

    ruacon862000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Ngày 14/5, thông tin chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Mỹ tăng thấp hơn dự báo đã thúc đẩy chứng khoán Mỹ và châu Âu tăng điểm.

    Chứng khoán châu Á: Thị trường Trung Quốc tăng mạnh

    Hôm thứ tư, các chỉ số chính của châu Á vẫn tiếp tục tăng điểm phiên thứ ba trong tuần, đáng chú ý là chứng khoán Trung Quốc đã tăng trở lại với mức tăng gần 3%.

    Chứng khoán Nhật tiếp tục có phiên tăng điểm ấn tượng khi đóng cửa phiên giao dịch hôm thứ tư ở mức cao nhất trong vòng bốn tháng qua. Thị trường được hỗ trợ bởi thông tin đồng Yên giảm giá so với USD giúp giá cổ phiếu của nhiều nhà xuất khẩu lớn tăng điểm.

    Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 164,82 điểm, tương đương 1,18%, đóng cửa ở mức 14.118,55.

    Bên cạnh sự tăng điểm của nhiều blue chip, thị trường vẫn xuất hiện những mã cổ phiếu ?olao dốc?, như Pioneer với mức tụt giảm lên đến 17,5%, mức cao nhất trong vòng 20 năm qua sau khi hãng này công bố khoản lỗ lớn nhất trong năm năm qua.

    Trong khi đó, thị trường chứng khoán Hồng Kông đã giảm điểm do lo ngại những tác động đối với kinh tế sau trận động đất ở Đại Lục, giá dầu thô tăng cao. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Sang giảm 0,08%.

    Thông tin từ Singapore cho hay, Singapore Telecommunications (SingTel), công ty viễn thông lớn nhất khu vực Đông Nam Á vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2007, theo đó, lợi nhuận quý 4/2007 của hãng đạt 1,09 tỷ Đô la Singapore (796 triệu USD), đưa tổng lợi nhuận sau thuế đạt 3,96 tỷ Đô la Singapore.

    Cổ phiếu của SingTel đã giảm 2% trong quý 1/2008 trong khi mặt bằng chỉ số Straits Times đã giảm 13%.

    Dù thị trường đón nhận tin tốt lành từ SingTel và giá cổ phiếu của Singapore Airlines tăng, nhưng kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Straits Times vẫn đi xuống với mức giảm 0,15%.

    Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này tăng 0,32%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc tăng 0,05%.

    Chuyển quan thị trường Trung Quốc, hôm thứ tư, Cơ quan Thống kê Quốc gia nước này thông báo, tăng trưởng sản xuất công nghiệp từ đầu năm tới tháng tư đạt 15,7%, giảm 2% so với dự báo trước đó. Trong khi đó, tăng trưởng xuất khẩu đã yếu đi và thị trường nhà mới xây giảm xuống.

    Theo dự báo của giới phân tích, tăng trưởng sản xuất công nghiệp trong tháng năm này sẽ yếu đi do ảnh hưởng từ trận động đất vừa qua.

    Chứng khoán Trung Quốc đã tăng điểm trở lại sau phiên giảm điểm trước đó do lo ngại những thiệt hại của trận động đất sẽ lớn và sẽ ảnh hưởng kéo dài tới kinh tế nước này.

    Kết thúc ngày giao dịch chỉ số Shanghai Composite đã tăng 2,73%, trong khi đó 66 công ty bị tạm dừng giao dịch ngày 13/5 do nằm trong khu vực bị ảnh hưởng mạnh từ trận động đất, đã giao dịch trở lại.

    Chứng khoán châu Âu: Tiếp tục tăng điểm

    Chứng khoán châu Âu tiếp tục có phiên tăng điểm sau khi số liệu về tình hình lạm phát của Mỹ tăng thấp hơn dự báo. Điều này đã xóa tan những nghi ngờ mà giới phân tích đưa ra trước đó rằng lạm phát cao ở Mỹ sẽ thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tính đến khả năng tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát.

    Sự khởi sắc này do cổ phiếu khối ngân hàng, khai mỏ hay Tập đoàn EADS, công ty mẹ của hãng Airbus tăng mạnh.

    Cụ thể, chỉ số FTSE 100 tăng 4,01 điểm, tương đương 0,07%, đóng cửa ở mức 6.216,00, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,46 tỷ cổ phiếu.

    Chỉ số DAX của Đức tăng 0,33%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,30 tỷ cổ phiếu.

    Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 1,13%, khối lượng giao dịch đạt 162 triệu cổ phiếu.

    Thị trường Mỹ: CPI tăng thấp hơn dự báo

    Bộ Lao động Mỹ thông báo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng thêm 0,2%, giảm 0,1% so với tháng ba và thấp hơn mức 0,3% mà giới phân tích đã dự báo trước đó.

    Trong đó, giá năng lượng không thay đổi, thậm chí giá gas đã giảm 2% trong tháng qua. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, giá năng lượng ở Mỹ đã tăng 15,9%.

    Liên quan đến ngân sách Mỹ, Chính phủ nước này cho biết thặng dư ngân sách tháng tư vừa qua đạt 159,3 tỷ USD, thấp hơn 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính phủ Mỹ cũng dự báo thâm hụt ngân sách năm nay có thể lên đến 410 tỷ USD.

    Thông tin khác liên quan đến thị trường địa ốc Mỹ, báo cáo của tổ chức RealtyTrac cho biết, trong tháng tư, số nhà bị tịch biên để thế nợ ở Mỹ lên đến 243.353, tăng 4% so với tháng ba và tăng 65% kể từ năm 2007.

    Như vậy dù cuộc khủng hoảng trong thị trường địa ốc Mỹ tạm lắng xuống nhưng hậu quả của nó vẫn còn đó. Và nhiều ngân hàng, công ty cho vay thế chấp, tín chấp địa ốc cũng như các tổ chức nắm giữ các loại chứng khoán liên quan đến khối tài sản này có thể sẽ còn tiếp tục bị ảnh hưởng trong thời gian tới.

    Trong khi đó, giá dầu thô giao tháng sáu tại New York Mercantile Exchange trong phiên giao dịch hôm thứ tư đã giảm 1,58 USD/thùng, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 124,22 USD/thùng.

    Trước thông tin CPI tăng thấp hơn dự báo và giá dầu giảm, chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại.

    Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 66,20 điểm, tương đương 0,52%, đóng cửa ở mức 12.898,38.

    Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 1,58 điểm, tương ứng 0,06%, đóng cửa ở mức 2.496,70.

    Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 5,62 điểm, tương đương 0,40%, đóng cửa ở mức 1.408,66.
  9. khunglongmax

    khunglongmax Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2007
    Đã được thích:
    16
    thanks rùa xinh xinh
  10. Floren

    Floren Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2005
    Đã được thích:
    3
    Mỹ là Mỹ; còn Việt Nam vẫn luôn là Việt Nam; Các cụ đừng lạc quan tếu

Chia sẻ trang này