HRT cơ cấu lại là có game

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Dautugiatri102, 21/03/2024.

2637 người đang online, trong đó có 385 thành viên. 10:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1218 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. Dautugiatri102

    Dautugiatri102 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2017
    Đã được thích:
    141
    Kiên định phương án cơ cấu lại “ông lớn” ngành đường sắt

    Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) để ngỏ khả năng giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Vận tải đường sắt sau 1 - 2 năm đi vào vận hành.
    [​IMG]
    Việc cơ cấu lại VNR được khởi động từ năm 2016 với mục tiêu hoàn thành việc định hình lại mô hình tổ chức của Tổng công ty vào năm 2020. Ảnh: Đ.T

    Sửa lỗi mô hình quản trị

    Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa ký Tờ trình số 247/TTr-UBQLV đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án Cơ cấu lại VNR đến năm 2025. Đây đã là thứ ba trong 3 tháng trở lại đây, với vai trò đại diện chủ sở hữu VNR - đơn vị duy nhất khai thác, kinh doanh vận tải trên hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, Ủy ban có tờ trình với nội dung tương tự gửi lãnh đạo Chính phủ.

    Trong Tờ trình số 247/TTr-UBQLV gồm 102 trang, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã dành phần lớn dung lượng để tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái; giải trình góp ý của các bộ, ngành liên quan với mục tiêu quan trọng nhất là đưa doanh nghiệp này từng bước bù đắp khoản lỗ lũy kế và sửa lại một loạt bất cập về mô hình tổ chức trước khi có thể gánh vác những nhiệm vụ nặng nề hơn trong tương lai.

    Được biết, những năm vừa qua, do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty mẹ VNR bị lỗ, dẫn tới số lỗ lũy kế tại thời điểm ngày 31/12/2022 là 1.995 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 1.147 tỷ đồng.

    Một trong những nội dung quan trọng nhận được góp ý nhiều nhất của các bộ, ngành liên quan chính là phương án cổ phần hóa, thoái vốn, sắp xếp lại VNR đến năm 2025. Tại Tờ trình số 247/TTr-UBQLV, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ cho phép VNR không tiến hành cổ phần hóa Công ty mẹ VNR và các công ty thành viên trong giai đoạn 2021-2025.

    Đối với việc cơ cấu lại, thoái vốn các công ty cổ phần, công ty liên kết có vốn góp của VNR, Ủy ban đề xuất hợp nhất Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn thành Công ty cổ phần Vận tải đường sắt (Công ty mẹ VNR nắm hơn 80% vốn điều lệ); đồng thời giữ nguyên tỷ lệ phần vốn nhà nước nắm giữ trên vốn điều lệ của Công ty cổ phần Xe lửa Dĩ An là 86,85% và Công ty cổ phần Xe lửa Gia Lâm là 77,37%.

    Đại diện chủ sở hữu VNR cũng đề xuất giữ nguyên mô hình tổ chức và duy trì tỷ lệ phần vốn góp của VNR nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối trên 51% vốn điều lệ đối với 15 công ty cổ phần đường sắt và 5 công ty cổ phần thông tin tín hiệu đường sắt.

    Trên cơ sở đề xuất của VNR, đại diện chủ sở hữu phần vốn cũng kiến nghị người đứng đầu Chính phủ cho phép giữ nguyên tỷ lệ phần vốn nhà nước nắm giữ trên vốn điều lệ của Công ty cổ phần Đá Đồng Mỏ là 51%, Công ty cổ phần Đá Mỹ Trang là 44,44%, Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại đường sắt là 18,45%.


    Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng kiến nghị Thủ tướng không thực hiện thoái vốn đối với các công ty liên kết là Công ty TNHH hai thành viên Khách sạn thương mại Sài Gòn và Công ty cổ phần Mặt trời - Đường sắt Việt Nam.

    Đối với nội dung này, lãnh đạo VNR cho biết, 2 công ty cổ phần trên đang trong giai đoạn thanh tra hoặc toà án thụ lý đơn khởi kiện. Vì vậy, VNR đề nghị chưa thực hiện thoái vốn các công ty này, tiếp tục đợi kết luận chính thức của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

    Như vậy, so với hai đề án được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trình Chính phủ vào đầu tháng 10/2023 và tháng 12/2023, những nội dung liên quan đến phương án cổ phần hóa, thoái vốn tại Tờ trình số 247/TTr-UBQLV về cơ bản không có thay đổi lớn. Điều này phần nào cho thấy, cả VNR cũng như đại diện chủ sở hữu khá kiên định với mục tiêu, lộ trình và nội dung cơ cấu lại doanh nghiệp duy nhất Việt Nam hiện nay kinh doanh, khai thác hệ thống kết cấu đường sắt quốc gia.

    Theo lãnh đạo VNR, do thời gian thực hiện Đề án cơ cấu lại không nhiều (chỉ khoảng một năm rưỡi nếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý II/2024), nên nhiều nội dung liên quan đến sắp xếp, tái cơ cấu Tổng công ty sẽ tiếp tục được đề xuất thực hiện trong Đề án Cơ cấu lại VNR giai đoạn 2026 - 2030 và giai đoạn sau năm 2030.

    Cần phải nói thêm, hiếm có đề án cơ cấu lại một tổng công ty nhà nước nào lại có số phận truân chuyên như Đề án Cơ cấu lại VNR. Việc cơ cấu lại VNR đã được khởi động từ năm 2016 với mục tiêu hoàn thành việc định hình lại mô hình tổ chức của Tổng công ty vào năm 2020.

    Trên thực tế, VNR đã hoàn thiện theo ý kiến góp ý của các bộ, ngành và trình Đề án cơ cấu lại tới các cơ quan có thẩm quyền là Bộ Giao thông - Vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Vì một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, kết thúc giai đoạn 2016-2020, VNR chưa được phê duyệt Đề án cơ cấu lại khiến quá trình “hiệu chỉnh” mô hình hoạt động kéo dài hơn dự kiến.

    Theo ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch HĐTV VNR, mô hình tổ chức của VNR giai đoạn này đã bộc lộ nhiều bất cập, gây ra sự cạnh tranh trong nội bộ; phân tán nguồn lực do chưa thoái được vốn tại một số công ty cổ phần; số lượng lao động lớn nhưng năng suất không cao; một số cơ chế, quy chế quản lý nội bộ chưa được ban hành kịp thời, đồng bộ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến VNR mất dần thị phần vận tải hàng hoá và hành khách vào các phương thức vận tải khác, đặc biệt là trên hành lang vận tải huyết mạch Bắc - Nam.
  2. LamVyB

    LamVyB Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2021
    Đã được thích:
    25
    Cơ hội vàng cho ngành đường sắt phát triển khi giá vé máy bay quá đắt đỏ.
  3. Zoro9

    Zoro9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2020
    Đã được thích:
    878
    Giá vé dg sắt nó ngang máy bay đấy
  4. LamVyB

    LamVyB Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2021
    Đã được thích:
    25
    Đấy là trc đây thôi. Tàu bay Airbus lỗi động cơ hàng loạt phải đi bảo dưỡng 6 tháng đến 1 năm. Hè nay sẽ ngấm đòn nhau thôi.
  5. Zoro9

    Zoro9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2020
    Đã được thích:
    878
    Mới mua cách đây 20 ngày giá ngang nhau á
  6. LamVyB

    LamVyB Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2021
    Đã được thích:
    25
    Còn tôi thì làm hàng không mỗi ngày.
  7. gialoc08

    gialoc08 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2010
    Đã được thích:
    56
  8. Biden319

    Biden319 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/09/2021
    Đã được thích:
    4
    Biden319 đã loan bài này

Chia sẻ trang này