HSC khuyến nghị nhà đầu tư bán đúng đáy rồi !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Stock2012, 13/03/2012.

3433 người đang online, trong đó có 88 thành viên. 01:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1508 lượt đọc và 16 bài trả lời
  1. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    HSC khuyến nghị bán cổ phiếu STB và EIB

    (NDHMoney) HSC khuyến nghị nhà đầu tư nên chốt lời đối với 2 cổ phiếu STB và EIB vì cho tới nay giá 2 cổ phiếu này đã tăng khá mạnh.
    [​IMG]
    Trong bản tin chứng khoán ngày 9/3, Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) đã đưa ra khuyến nghị nên chốt lời cổ phiếu STB và EIB.
    “Theo các phương tiện truyền thông, các cổ đông sáng lập của STB và nhóm các nhà đầu tư do EIB đại diện đã đạt được thỏa thuận theo đó cho phép nhóm các nhà đầu tư do EIB đại điện đề cử một số đại diện vào Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát tại đại hội cổ đông. Như chúng tôi đã đề cập, theo điều lệ của STB, nếu một nhóm các nhà đầu tư giữ từ 50-60% cổ phần, thì nhóm nhà đầu tư này có thể đề cử tới 5 đại diện vào Hội đồng Quản trị; tuy nhiên quyết định cuối cùng sẽ do đại hội cổ đông đưa ra. Hiện tại Hội đồng Quản trị có 7 thành viên và có thể con số này sẽ tăng lên 11.

    Khó có thể xác nhận được thông tin về thỏa thuận như trên nhưng việc nhóm cổ đông mới (do EIB đại diện) được đề cử 4-5 đại diện vào Hội đồng Quản trị cũng có cơ sở. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những câu hỏi chưa có lời giải đáp như (1) Liệu ông Đặng Văn Thành có tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị STB hay không (2) liệu các thành viên Hội đồng Quản trị hiện tại có từ chức hay đại hội cổ đông sẽ quyết định nâng số lượng thành viên Hội đồng Quản trị (hoặc là cả hai) và (3) sau đại hội cổ đông, ai sẽ giành quyền kiểm soát Hội đồng Quản trị.

    Nếu cả 2 bên thực sự đã đạt được một thỏa hiệp, thì vẫn cần thêm 2 tháng nữa để biết được kết cục cuối cùng trước khi đại hội cổ đông được tổ chức. Theo kế hoạch ban đầu, ngày tổ chức đại hội cổ đông là 27/4, tuy nhiên HSC cho rằng hiện tại sớm nhất cũng phải đến giữa tháng 5 đại hội cổ đông mới được tổ chức. Sở dĩ chúng tôi đưa ra nhận định này là vì để một thỏa thuận như trên được thực hiện cần phải trải qua một số bước thủ tục. Trước tiên, Hội đồng Quản trị hiện tại phải lấy ý kiến cổ đông về việc bầu bổ sung thành viên vào Hội đồng Quản trị. Tiếp đến, sau khi các ứng cử viên được lên danh sách theo đúng quy định của điều lệ của STB, thì Hội đồng Quản trị phải trình danh sách này lên NHNN. Sau khi NHNN thông qua danh sách này thì STB mới có thể tổ chức đại hội cổ đông.

    Trong kịch bản khả dĩ nhất mà nhóm phân tích ngành ngân hàng của chúng tôi đưa ra, hiện tại HSC cho rằng Hội đồng Quản trị của STB sẽ được nâng lên 11 thành viên, nghĩa là thêm 4 thành viên Hội đồng Quản trị nữa. Và nhóm cổ đông mới sẽ có thêm từ 4-5 ghế trong Hội đồng Quản trị. Nếu nhóm cổ đông mới giành được 5 ghế thì Hội đồng Quản trị hiện tại sẽ phải bớt đi một thành viên. Nhưng cho dù như vậy Hội đồng Quản trị hiện tại vẫn có quyền biểu quyết đa số cho tới khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2015.

    Điều này có nghĩa là ông Đặng Văn Thành vẫn có thể có quyền lực tương đối lớn tại STB kể cả sau đại hội cổ đông. Và nhóm cổ đông mới do EIB đại diện sẽ vẫn chưa giành được quyền kiểm soát Hội đồng Quản trị cho dù nắm trên 51% cổ phần.

    Hai ngày trước, các phương tiện truyền thông đã đăng tải thông tin Temasek Holdings đã bán 2,04% cổ phần của STB (tương đương 21,9 triệu cổ phần). Chúng tôi vẫn chưa biết người mua số cổ phần này là ai. Đồng thời, với việc thị trường điều chỉnh và tin đồn về việc 2 bên đối lập tại STB có khả năng đã đạt được một thỏa hiệp, thì có lẽ nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu chốt lời đối với cổ phiếu STB & EIB vì cho rằng giá 2 cổ phiếu STB & EIB đã tăng quá nhiều kể từ Q4 năm ngoái và kể từ giờ 2 bên đối lập sẽ không còn mua vào mạnh như trước nếu như một thỏa thuận như trên đã thực sự đạt được.

    Chúng tôi cũng khuyến nghị nhà đầu tư nên chốt lời đối với 2 cổ phiếu này vì cho tới nay giá 2 cổ phiếu này đã tăng khá mạnh.

    Trong ngành ngân hàng, hiện tại chúng tôi ưa chuộng VCB và MBB hơn vì định giá thấp. Chúng tôi cho rằng cổ phiếu ngân hàng đáng lưu ý để đầu tư ngắn hạn nếu giá giảm trong vài tháng tới nhưng xét trên yếu tố căn bản dài hạn, các nhà đầu tư vẫn nên thận trọng đối với cổ phiếu ngân hàng”.




    PV - NDHMoney


    http://www.ndhmoney.vn/web/guest/s05/-/journal_content/hsc-khuyen-nghi-ban-co-phieu-stb-va-eib
  2. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Chính phủ yêu cầu điều chỉnh giá điện phải đáp ứng mục tiêu lạm phát

    (NDHMoney) Chính phủ yêu cầu điều chỉnh giá điện vừa bảo đảm chủ trương theo cơ chế giá thị trường vừa đáp ứng mục tiêu kiềm chế lạm phát.



    Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành điều chỉnh giảm lãi suất tín dụng ngay trong đầu tháng 3 năm 2012 gắn với việc duy trì tăng trưởng tín dụng hợp lý, vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa thực hiện các mục tiêu kiềm chế lạm phát, bảo đảm tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng và ổn định tỷ giá ngoại tệ; ưu tiên vốn cho các lĩnh vực: nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động, chương trình xây dựng nhà ở xã hội.

    Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương đề xuất lộ trình điều chỉnh giá xăng dầu theo Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ, điều chỉnh giá điện vừa bảo đảm chủ trương theo cơ chế giá thị trường vừa đáp ứng mục tiêu kiềm chế lạm phát.

    Trước đó, lãnh đạo EVN cho biết sẽ đề xuất Chính phủ cho điều chỉnh tăng giá điện thêm 2 đợt nữa từ nay đến cuối năm 2012.


    DC - NDHMoney
  3. thocon2007

    thocon2007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/03/2012
    Đã được thích:
    0
    :)):)):))=))=))=))=))=))=));));));));));))[r37)][r37)][r37)][r37)]
  4. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Thằng HSC mất dịch, bao nhiều người bán STB đúng đáy vì nó
  5. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    CPI tháng 3/2012 có thể tăng dưới 0,5%

    (NDHMoney) Từ các mô hình Leontief và ARIMA, NDHMoney dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2012 sẽ tăng dưới 0,5% so với tháng trước.

    Một lần nữa, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng sau Tết Nguyên đán có thể không về lại quy luật giảm của các năm ổn định trước đây, bất chấp tổng cầu giảm rất rõ rệt hỗ trợ cho kịch bản này.

    Dự báo CPI theo năm về khoảng 14,5%

    Theo tính toán từ các mô hình Leontief hệ số cập nhật từ bảng cân đối liên ngành 2007 và ARIMA tự hồi quy tích hợp trung bình trượt, NDHMoney dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2012 sẽ tăng dưới 0,5% so với tháng trước.

    Nếu dự báo này hiện thực, mức tăng của tháng này là khá thấp so với các tháng tương ứng trong khoảng 5 năm gần đây. Cụ thể là thấp hơn các năm có CPI cả năm tăng hai con số (2008 và 2011), nhưng cao hơn năm 2009 (năm chỉ số giá chỉ tăng 6,52%).

    Hiệu ứng tăng cao của CPI tháng 3 năm ngoái dẫn đến những điều chỉnh lớn ở chỉ tiêu CPI so với cùng kỳ. Theo đó, CPI tháng 3/2012 dự kiến tăng khoảng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 16,44% tại tháng trước. Ngược lại, so với cuối năm ngoái, CPI lại lên mức khoảng 2,9%, từ 2,38% của tháng trước.

    Nhìn lại các năm về trước, CPI của quý 1 thường chiếm từ 1/2 đến 1/3 cả năm. Với mức tăng có thể chỉ khoảng 2,9% nói trên, khả năng CPI năm nay ở mức 1 con số vẫn “còn cửa” để hiện thực, tất nhiên đó chỉ xét ở tính quy luật cho đến nay. Còn với việc tăng giá xăng dầu vừa qua, cùng với việc giá điện có khả năng tăng tiếp thì chưa thể nói trước điều gì về CPI cả năm.

    Sự khác biệt so với các năm trước, khi CPI tháng đầu năm âm lịch tiếp tục tăng, nằm ở chỗ tổng cầu vừa có giai đoạn giảm rất mạnh. Ngay sau Tết, giá cả thị trường của nhiều mặt hàng “nhạy cảm” đã giảm đồng loạt trên nhiều địa bàn tiêu dùng quan trọng như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng…

    Thông tin chính thức phát đi từ Ngân hàng Nhà nước hôm qua (13/3) cũng cho thấy tiền đang chảy vào các tổ chức tín dụng với tốc độ lớn hơn dòng vốn ra thị trường.

    Cụ thể, tổng số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng đến 20/2/2012 ước tăng 1,66% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng VND tăng tới 2,24%. Ngược lại, tín dụng đối với nền kinh tế tương ứng giảm 0,53% so với tháng trước, trong đó tín dụng bằng VND giảm 0,37%.

    Tổng phương tiện thanh toán thống kê cùng thời điểm giảm khoảng 0,64% so với tháng trước và giảm 0,11% so với cuối năm 2011, trong đó tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng giảm tới 12,62% so với tháng trước...

    Nhiều dấu hiệu cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện. Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng giảm khoảng 1-2%/năm so với cuối tháng 1/2012, cũng là mức rất thấp trong nhiều tháng trở lại đây (lãi suất qua đêm trong tuần đầu tháng 3/2012 chỉ ở mức khoảng 10,5%/năm).

    Thanh khoản khá hơn, các nhà băng có điều kiện giảm lãi suất cho vay, dẫn chứng là hàng loạt ngân hàng đã công bố giảm lãi suất cả huy động và cho vay.

    Diễn biến đáng chú ý khác là kể từ ngày 13/3, các lãi suất chủ chốt và trần lãi suất huy động cũng đều được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm thêm 1% so với trước đó. Thị trường đang chờ đón dòng vốn “giá thấp” hơn để phục hồi lại sản xuất.

    Thông tin liên quan khác là tỷ giá mua-bán USD của các ngân hàng thương mại và thị trường tự do đều trong xu hướng giảm. Nhập siêu ở mức rất thấp trong 2 tháng đầu năm nay cũng hỗ trợ đồng nội tệ giữ giá so với ngoại tệ.

    Tăng giá xăng dầu làm CPI tháng 3 tăng thêm khoảng 0,08%

    Nhìn vào các diễn biến trên thị trường tiền tệ như trên, tổng cầu rõ ràng đang giảm và thị trường ngoại hối khá ổn định. Tuy nhiên, lạm phát vẫn tăng tốc trong tháng này có lý do từ một số nhân tố đột biến.

    Vào tháng trước, ngoài điện, gas thì thực phẩm cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá chung. Nhưng trong phần lớn thời gian của tháng này, giá nhiều mặt hàng thực phẩm đã giảm, có tác động rất tích cực đến CPI.

    Tuy nhiên, tăng giá tâm lý thường nhanh hơn dòng chảy chi phí thực tế, đặc biệt với các đợt tăng giá xăng dầu đột biến như lần này.

    Theo tính toán của NDHMoney về tác động vào chi phí hàng hóa, dịch vụ, việc điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 7/3 vừa qua chỉ ảnh hưởng trực tiếp lên CPI tháng này khoảng 0,08%, phần lớn tác động các vòng sau đều sẽ trễ hơn, chủ yếu thể hiện ở CPI vài tháng tới, đặc biệt rơi vào tháng 4.

    Nhưng trên thực tế, tăng giá xăng dầu đã kéo nhóm thực phẩm tăng giá trở lại, dù không quá lớn. Ngoài các nhân tố vừa nêu, nhóm giáo dục có thể còn kéo dài tác động tăng giá lên CPI tháng này. Các nhóm khác cơ bản tăng nhẹ so với tháng trước.

    NDHMoney sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến CPI trong ít ngày tới.


    Trần Lê Minh - NDHMoney
  6. taichinhtuvan

    taichinhtuvan Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    28/12/2006
    Đã được thích:
    4.203
    Thị trường sẽ đi theo KÊNH GIÁ MỚI
    Hôm nay giảm 2.5 mai tăng 3.5
  7. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Ai nghe HSC bán STB thì mất đến vài chục % .... vãi cả HSC
  8. BuiDucLong

    BuiDucLong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    977
    Thứ Hai, 05/03/2012 | 23:45

    Đọc sách | Thảo luận: 6 | A A A
    HCM lỗi hệ thống giao dịch trực tuyến, ai chịu trách nhiệm?

    Ngày 05/03, một sự cố trên TTCK xảy ra ngay trong phiên bùng nổ của thị trường, cũng là ngày đầu tiên thực hiện kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều khiến không ít nhà đầu tư phẫn nộ.


    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=56977 Sự cố này xảy ra với hệ thống giao dịch trực tuyến của CTCP Chứng khoán TPHCM-HSC (HOSE: HCM), một trong những đại gia về thị phần môi giới trên thị trường.
    Trong khoảng thời gian dài buổi sáng và khoảng 30 phút giao dịch buổi chiều, hệ thống giao dịch trực tuyến bằng máy tính và điện thoại di động của HCM bị tê liệt hoàn toàn khiến nhà đầu tư không thể thực hiện các lệnh giao dịch.
    Không khí giao dịch căng như dây đàn bởi các lệnh đua trần trên bảng điện nhưng nhà đầu tư của HCM phải đứng ngoài. Mọi giao dịch tại HCM đều phải thực hiện thông qua điện thoại bàn hoặc viết lệnh trực tiếp tại sàn chứng khoán. Nhà đầu tư trên sàn HCM trở nên nổi nóng trước những thiệt hại không đáng có.
    Hiện sự cố giao dịch trực tuyến trên máy tính của HCM đã được khắc phục, nhưng với giao dịch trên điện thoại di động tính đến 22h00 cùng ngày vẫn chưa thể truy cập.
    Trên các trang mạng, diễn đàn chứng khoán, những lời kêu gọi tẩy chay HCM lan truyền khắp nơi. Một công ty chứng khoán lớn, tầm cỡ như HCM lại sử dụng hạ tầng kỹ thuật quá kém là ý kiến chung của nhiều người.
    “... hôm 14/06 và 14/09 cũng vậy, thị trường đang điên thì HCM treo phần mềm làm mình không thể thoát được hàng…” – Nhà đầu tư BuiDucLong bày tỏ bức xúc.
    Còn nhà đầu tư có nickname saigonchiutroi bực dọc trên diễn đàn: “Hôm nay sử dụng VI-Trade đặt lệnh không được, còn bây giờ kiểm tra số dư chứng khoán không có 1 cổ, xin hỏi HCM, một CTCK lớn nhất Việt Nam làm ăn kiểu gì vậy? Nếu ngày mai vẫn không thể sử dụng VI-Trade thì thiệt hại của nhà đầu tư ai sẽ chịu trách nhiệm?”
    “Giờ đang ôm một đống hàng, muốn chuyển qua công ty khác cũng chẳng được. Mai mà bị nữa sẽ không biết thế nào. Cùng lắm HCM nói xin lỗi là xong, còn thiệt hại mình lãnh đủ" - Thêm một ý kiến thất vọng
    Có người còn đặt ra giả thiết không may thị trường quay đầu điều chỉnh, “chạy không kịp kẹp chết luôn, lúc đó ai đền?”
    Cùng ngày, hầu hết hệ thống giao dịch của các CTCK khác vẫn hoạt động bình thường không gây sự cố lớn cho nhà đầu tư như ở CTCP Chứng khoán TPHCM. Duy nhất chỉ có hiện tượng chậm lại ở một số nơi do đây ngày đầu tiên thử nghiệm giao dịch sang buổi chiều.
    Thủy Tiên ghi (*********)
    FINFONET




    HCM lỗi hệ thống giao dịch trực tuyến, ai chịu trách nhiệm?

    Ngày 05/03, một sự cố trên TTCK xảy ra ngay trong phiên bùng nổ của thị trường, cũng là ngày đầu tiên thực hiện kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều khiến không ít nhà đầu tư phẫn nộ.


    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=56977 Sự cố này xảy ra với hệ thống giao dịch trực tuyến của CTCP Chứng khoán TPHCM-HSC (HOSE: HCM), một trong những đại gia về thị phần môi giới trên thị trường.
    Trong khoảng thời gian dài buổi sáng và khoảng 30 phút giao dịch buổi chiều, hệ thống giao dịch trực tuyến bằng máy tính và điện thoại di động của HCM bị tê liệt hoàn toàn khiến nhà đầu tư không thể thực hiện các lệnh giao dịch.
    Không khí giao dịch căng như dây đàn bởi các lệnh đua trần trên bảng điện nhưng nhà đầu tư của HCM phải đứng ngoài. Mọi giao dịch tại HCM đều phải thực hiện thông qua điện thoại bàn hoặc viết lệnh trực tiếp tại sàn chứng khoán. Nhà đầu tư trên sàn HCM trở nên nổi nóng trước những thiệt hại không đáng có.
    Hiện sự cố giao dịch trực tuyến trên máy tính của HCM đã được khắc phục, nhưng với giao dịch trên điện thoại di động tính đến 22h00 cùng ngày vẫn chưa thể truy cập.
    Trên các trang mạng, diễn đàn chứng khoán, những lời kêu gọi tẩy chay HCM lan truyền khắp nơi. Một công ty chứng khoán lớn, tầm cỡ như HCM lại sử dụng hạ tầng kỹ thuật quá kém là ý kiến chung của nhiều người.
    “... hôm 14/06 và 14/09 cũng vậy, thị trường đang điên thì HCM treo phần mềm làm mình không thể thoát được hàng…” – Nhà đầu tư BuiDucLong bày tỏ bức xúc.
    Còn nhà đầu tư có nickname saigonchiutroi bực dọc trên diễn đàn: “Hôm nay sử dụng VI-Trade đặt lệnh không được, còn bây giờ kiểm tra số dư chứng khoán không có 1 cổ, xin hỏi HCM, một CTCK lớn nhất Việt Nam làm ăn kiểu gì vậy? Nếu ngày mai vẫn không thể sử dụng VI-Trade thì thiệt hại của nhà đầu tư ai sẽ chịu trách nhiệm?”
    “Giờ đang ôm một đống hàng, muốn chuyển qua công ty khác cũng chẳng được. Mai mà bị nữa sẽ không biết thế nào. Cùng lắm HCM nói xin lỗi là xong, còn thiệt hại mình lãnh đủ" - Thêm một ý kiến thất vọng
    Có người còn đặt ra giả thiết không may thị trường quay đầu điều chỉnh, “chạy không kịp kẹp chết luôn, lúc đó ai đền?”
    Cùng ngày, hầu hết hệ thống giao dịch của các CTCK khác vẫn hoạt động bình thường không gây sự cố lớn cho nhà đầu tư như ở CTCP Chứng khoán TPHCM. Duy nhất chỉ có hiện tượng chậm lại ở một số nơi do đây ngày đầu tiên thử nghiệm giao dịch sang buổi chiều.
    Thủy Tiên ghi (*********)
    FINFONET



    [r23)]HSC là vậy mừ ....mình bít cty này từ lâu chuyên đánh úp NDT nó đóng phần mềm đặt lệnh không được thì khuyên bán để tay to bên nó múc vào
  9. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    HSC tưởng nhà đầu tư quên cái khuyến nghị của mình.... tớ là tớ nhớ dai lắm
  10. saigonchiutroi

    saigonchiutroi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2010
    Đã được thích:
    89
    nó sống nhờ nhưng người như thế đó bác, thỉnh thoảng lại khuyến nghị mua con này bán có kia^:)^^:)^^:)^

Chia sẻ trang này