HSG, NKG - Đôi bạn cùng tiến

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nnahmat, 02/03/2025.

9701 người đang online, trong đó có 1502 thành viên. 09:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12844 lượt đọc và 70 bài trả lời
  1. nnahmat

    nnahmat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2019
    Đã được thích:
    533
    Sau khi công bố áp thuế chống bán phá giá đối với HRC (thép cuộn cán nóng) nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam thì tất cả các nhà sản xuất tôn thép đều thông báo tăng giá bán thêm 300-500 đồng/kg, tương đương mức tăng khoảng 2-2,5%.
    Động thái này cho phép các nhà sản xuất tôn thép chuyển chi phí đầu vào có thể cao hơn (dù giá HRC hiện chưa điều chỉnh) sang người tiêu dùng cuối, mang lại lợi thế cho những công ty có tồn kho lớn.
    Ví dụ, NKG đã dự trữ lượng HRC đủ dùng cho hơn 4,8 tháng sản xuất, trong khi HSG có trữ lượng đủ cho khoảng 3,2 tháng.
    Trong tuần sau dự thuế tôn mạ AD19 sẽ sớm được công bố.
    TatThanh86BigDady1516 thích bài này.
  2. nnahmat

    nnahmat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2019
    Đã được thích:
    533
    Thép mạ giá rẻ từ Trung Quốc tràn qua ồ ạt, doanh nghiệp Việt kiến nghị Bộ Công Thương
    Các doanh nghiệp thép nội địa Việt Nam đang đứng ngồi không yên khi lượng thép mạ giá rẻ từ Trung Quốc đổ bộ vào thị trường với tốc độ chóng mặt, đẩy ngành sản xuất trong nước vào thế khó.


    [​IMG]

    Ông Nghiêm Xuân Đa - chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) - gửi văn bản tới Bộ Công Thương, đề nghị sớm xử lý vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc (vụ việc AD19).

    Theo ông Đa, từ khi biện pháp chống bán phá giá với thép mạ (vụ AD02) hết hiệu lực vào tháng 5-2022, thép mạ Trung Quốc đã tràn vào Việt Nam một cách ồ ạt, chiếm 64-67% tổng lượng thép nhập khẩu trong giai đoạn 2022-2023.
    Tình trạng này không có dấu hiệu dừng lại mà còn gia tăng, gây áp lực nặng nề lên ngành sản xuất thép trong nước.

    Ngày 21-2-2025, Bộ Công Thương ban hành quyết định số 460/QĐ-BCT, áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cuộn cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc (vụ AD20), dựa trên đơn khởi kiện của Tập đoàn Hòa Phát và *******.

    Động thái này mang lại hiệu ứng tích cực ban đầu, giúp thị trường thép nội địa phần nào khởi sắc.
    Tuy nhiên một nghịch lý đáng chú ý đã xuất hiện trong khi thép cuộn cán nóng nguyên liệu chính để sản xuất thép mạ được bảo vệ thì thép mạ nhập khẩu (vụ AD19) vẫn chưa có biện pháp cụ thể, dù đã được 5 doanh nghiệp ngành thép tôn mạ khởi kiện từ cuối năm trước.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 27-2, một lãnh đạo doanh nghiệp thép tại TP.HCM, bày tỏ rằng Cục Phòng vệ thương mại của Bộ Công Thương đã thẩm tra xong vụ AD19, nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận. Trong khi đó, vụ AD20 lại nhanh chóng được áp thuế tạm thời. Quy trình này quá bất hợp lý và thiếu logic.

    Theo vị này, việc áp thuế tạm thời với thép cuộn cán nóng (AD20) trước khi có kết luận chính thức cho thép mạ (AD19) đã tạo ra bất lợi lớn cho doanh nghiệp sản xuất thép mạ trong nước.

    Sự thiếu đồng bộ này là giá thép cuộn cán nóng tăng cao do thuế tạm thời, kéo theo chi phí sản xuất thép mạ nội địa leo thang. Trong khi đó, thép mạ nhập khẩu giá rẻ vẫn tự do chiếm lĩnh thị trường, đặt doanh nghiệp Việt Nam vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" vừa phải gánh chi phí nguyên liệu đắt đỏ, vừa đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ hàng ngoại.

    VSA cảnh báo, nếu tình trạng này kéo dài, không chỉ ngành thép mạ bị tổn thương mà toàn bộ chuỗi giá trị ngành thép nội địa cũng sẽ bị kéo lùi nghiêm trọng.

    Theo văn bản, Hiệp hội Thép Việt Nam đề nghị Bộ Công Thương xem xét và có giải pháp giải quyết vụ việc AD19 nhằm đảm bảo công bằng trong cạnh tranh, bảo vệ quyền hợp với của các doanh nghiệp sản xuất thép mạ trong nước.
    BigDady1516 thích bài này.
  3. DiTheoTrend

    DiTheoTrend Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2020
    Đã được thích:
    499
    1 ngành nữa đang được đề xuất chống bán phá giá chuẩn bị thôi
    BigDady1516nnahmat thích bài này.
  4. geminidear

    geminidear Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Đã được thích:
    1.214
    Sóng thép năm nay lớn đó
    BigDady1516 thích bài này.
  5. geminidear

    geminidear Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Đã được thích:
    1.214
    BigDady1516 thích bài này.
    geminidear đã loan bài này
  6. nnahmat

    nnahmat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2019
    Đã được thích:
    533
    sóng thép hút được dòng tiền TT rất khủng, 2 nhòm mà đc cả TT quan tâm khi vào sóng đó là BĐS và thép
    --- Gộp bài viết, 02/03/2025, Bài cũ: 02/03/2025 ---
    [​IMG]
    HSG đang có sự đồng thuận
    geminidearBigDady1516 thích bài này.
  7. halan9x

    halan9x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2020
    Đã được thích:
    127
    Ngành thép đang ở đáy chu kỳ
    BigDady1516 thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.999
    Cơ sở để ngành thép được dự báo tăng trưởng mạnh nhất năm 2025


    1x
    Một số đơn vị phân tích thị trường nhận định, thép sẽ là ngành tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2025. Trong đó, ngành thép hưởng lợi từ sự hồi phục của bất động sản và đầu tư
    Ngành thép sẽ tăng trưởng mạnh nhất năm 2025

    Chứng khoán VPBank (VPBankS), trong báo cáo chiến lược đầu tư năm 2025 công bố ngày 16/12/2024, dự báo thép là ngành có tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhất năm 2025, khi giá thép đã giao dịch trong vùng đáy và sản lượng tiêu thụ sẽ được hỗ trợ tại thị trường nội địa. Lợi nhuận toàn ngành được dự báo tăng 44,1% so với cùng kỳ.
    Theo VPBankS, sau khi hồi phục mạnh vào cuối tháng 9/2024, giá thép xây dựng Việt Nam chỉ còn giảm khoảng 1% trong khi giá HRC giảm 14%, so với thời điểm đầu năm. Giá thép xây dựng Trung Quốc hiện cũng chỉ còn giảm khoảng 7% tính từ đầu năm. Mặt khác, giá nguyên liệu than coke, quặng sắt thậm chí đã điều chỉnh giảm mạnh hơn. Tính từ đầu năm 2024 tới cuối tháng 10, giá quặng sắt hiện đã giảm 28% trong khi giá than coke đã giảm 37,6%. Nguyên nhân chủ yếu đến từ nhu cầu tiêu thụ thép tại Trung Quốc vẫn đang ở mức yếu.
    [​IMG]

    Diễn biến giá thép thời gian qua. Nguồn: VPBankS​

    Vào ngày 24/10/2024, Bộ Công Thương đã có kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép phủ màu và tôn màu của Trung Quốc và Hàn Quốc tại Việt Nam (mã vụ việc ER01.AD04). Theo đó, Bộ Công Thương đã gia hạn thêm 5 năm việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng này (từ 24/10/2024 đến 23/10/2029). Tôn mạ màu nhập từ Trung Quốc bị áp thuế 2,53-34,27%, còn Hàn Quốc 4,95-19,25%. VPBankS cho rằng đây là yếu tố hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp tôn mạ niêm yết, giảm bớt áp lực cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu tại thị trường nội địa.
    [​IMG]
    Trong báo cáo chiến lược năm 2025 phát hành ngày 19/12/2024, Chứng khoán MB (MBS) kỳ vọng năm 2025 sự gia tăng nguồn cung nhà ở và đầu tư công sẽ là yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng sản lượng thép; khi các vướng mắc pháp lý trên thị trường bất động sản được tháo gỡ bởi các luật mới liên quan và một số dự án sẽ được đẩy nhanh tiến độ xây dựng như cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành...
    MBS kỳ vọng việc thuế chống bán phá giá với sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) và thép HDG có thể được áp dụng vào năm 2025, giúp thị phần của các nhà sản xuất trong nước có thể cải thiện.
    Đơn vị phân tích dự báo thị phần của HPG trong phân khúc HRC có thể đạt 25% nhờ thuế chống bán phá giá áp dụng đối với thép Trung Quốc và Ấn Độ. Về HDG, các công ty chủ chốt như HSG và NKG có thể chiếm gần 40% sản lượng bán ra.
    Về cổ phiếu, MBS đánh giá triển vọng với ba mã đầu ngành là HPG, HSG và NKG vì cho rằng hiện 3 cổ phiếu này đang được định giá thấp hơn so với mức trung bình của các chu kỳ trước. MBS dự phóng năm 2025, lợi nhuận ròng của HPG có thể đạt 17.995 tỷ đồng (tăng 39% so với cùng kỳ); HSG đạt 869 tỷ đồng (tăng 70% so với cùng kỳ); NKG đạt 656 tỷ đồng (tăng 18% so với cùng kỳ).
    Điểm tựa từ thị trường nội địa

    Tại báo cáo "Triển vọng ngành thép năm 2025: Động lực tăng trưởng chính đến từ kênh nội địa" phát hành ngày 31/12/2024, các chuyên gia SSI Research đánh giá thị trường nội địa sẽ trở thành động lực tăng trưởng chủ đạo cho ngành thép Việt Nam, với kỳ vọng tăng trưởng 10%.
    Hai yếu tố then chốt hỗ trợ cho dự báo này là sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản - được minh chứng qua số lượng căn hộ mở bán mới tăng gấp đôi năm 2023, cùng việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong năm cuối nhiệm kỳ 2021-2025.
    Đặc biệt, loạt dự án hạ tầng trọng điểm như cao tốc Bắc-Nam, các tuyến Đông-Tây, và các dự án cảng biển lớn như Cần Giờ (TPHCM) và Nam Đồ Sơn (Hải Phòng) sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy nhu cầu thép.
    SSI Research đánh giá, áp lực cạnh tranh với hàng nhập khẩu cũng được kỳ vọng giảm bớt khi Bộ Công Thương đã khởi động các cuộc điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá đối với thép mạ kẽm nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc (tháng 6), cũng như HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ (tháng 7).
    [​IMG]
    Theo SSI Research, kết quả cuối cùng dự kiến được công bố vào giữa năm 2025 và kết quả sơ bộ có thể được công bố trước đó. Điều này có thể giúp giảm áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước.
    Trong bối cảnh đó, Hòa Phát (HPG) nổi lên như doanh nghiệp có triển vọng sáng nhất. SSI Research dự báo HPG sẽ tăng trưởng lợi nhuận 28% trong năm 2025, đạt 15.3 ngàn tỷ đồng. Vị thế dẫn đầu thị trường được củng cố khi thị phần thép xây dựng tăng từ 35% lên 38% trong năm 2024. Đặc biệt, việc đưa vào vận hành lò cao đầu tiên tại Dung Quất từ quý 1/2025 sẽ giúp công ty tận dụng tối đa cơ hội từ thị trường nội địa.
    Hoa Sen (HSG) cũng được kỳ vọng cải thiện đáng kể kết quả kinh doanh với dự báo lợi nhuận tăng 37% lên 700 tỷ đồng trong năm 2025, chủ yếu nhờ biên lợi nhuận gộp ổn định và sự phục hồi của thị trường nội địa. Trong khi đó, Nam Kimh (NKG) dự kiến có kết quả đi ngang do phụ thuộc nhiều vào kênh xuất khẩu - đang đối mặt nhiều thách thức.
    TatThanh86 thích bài này.
  9. nnahmat

    nnahmat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2019
    Đã được thích:
    533
    Ngành thép khổng lồ của Trung Quốc đang đứng trước biến động lớn nhất trong một thập kỷ, với những đồn đoán ngày càng tăng rằng Bắc Kinh có thể ra lệnh đóng cửa nhà máy nhằm đối phó với sự suy giảm trong lĩnh vực xây dựng trong nước và làn sóng bảo hộ thương mại từ nước ngoài, theo Bloomberg.

    Thị trường thép lớn nhất thế giới tuần này tràn ngập tin đồn rằng chính phủ Trung Quốc sẽ cắt giảm công suất sản xuất tới 50 triệu tấn, có thể sớm nhất là tại một hội nghị chính trị quan trọng ở Bắc Kinh vào tuần tới.

    Mặc dù chưa có kế hoạch chính thức nào được công bố, nhưng những đồn đoán này phản ánh sự đồng thuận chung rằng ngành thép đang gặp khó khăn và cần một cuộc cải tổ mới, gần một thập kỷ sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng các cải cách phía cung đầu tiên. Cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài của Trung Quốc đã khiến nhu cầu thép trong nước suy giảm trong bốn năm liên tiếp.

    Môi trường quốc tế ngày càng khắc nghiệt
    Bên cạnh nhu cầu trong nước giảm, ngành thép Trung Quốc còn phải đối mặt với áp lực từ môi trường quốc tế, khi nhiều quốc gia tìm cách ngăn chặn làn sóng xuất khẩu thép của nước này. Năm ngoái, Trung Quốc xuất khẩu hơn 110 triệu tấn thép, góp phần vào lập trường cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump về thuế quan đối với kim loại.

    "Chúng tôi hiểu rằng lập trường chính sách đối với ngành thép đã thay đổi ở cấp Bộ Chính trị và sẽ có thêm hành động để cắt giảm nguồn cung," ông Jack Shang, nhà phân tích của Citigroup Inc., viết trong một báo cáo nghiên cứu. Ông nhận định: "Đây có thể là cuộc cải cách 2.0 của ngành thép Trung Quốc”. Citigroup dự báo lượng cắt giảm có thể lên đến 50 triệu tấn.

    Đợt cải tổ mới có thể quyết liệt hơn trước
    Trung Quốc là quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới và xuất khẩu của nước này trong hai thập kỷ qua đã nhiều lần gây ra căng thẳng thương mại. Đợt cải tổ trước đây, được khởi xướng vào năm 2016 sau một đợt suy thoái nhu cầu và bùng nổ xuất khẩu, đã dẫn đến việc cắt giảm 150 triệu tấn công suất trong vòng ba năm.

    Ông Donald Trump từng lập luận rằng mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu là cần thiết để bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ khỏi tình trạng dư cung do Trung Quốc gây ra. Trong khi đó, Hàn Quốc và Việt Nam—hai thị trường quan trọng—đã áp thuế đối với thép Trung Quốc. Ấn Độ cũng đang xem xét các biện pháp cứng rắn hơn, trong khi Liên minh châu Âu (EU) đang điều chỉnh lại các biện pháp bảo vệ của mình.

    Theo Viện Kế hoạch và Nghiên cứu Công nghiệp Luyện kim Trung Quốc, tình hình xuất khẩu của ngành thép nước này sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Cơ quan này cho biết, chỉ riêng năm 2024, đã có hơn 30 vụ kiện thương mại mới được khởi xướng chống lại thép Trung Quốc, cao hơn tổng số của bốn năm trước đó cộng lại.

    Vấn đề dư thừa công suất không chỉ giới hạn ở ngành thép mà còn xuất hiện trong các lĩnh vực mới hơn như tấm pin năng lượng mặt trời hay pin xe điện. Tuy nhiên, không giống như những ngành này, nhu cầu thép đang suy giảm dài hạn, và vai trò quan trọng của các doanh nghiệp nhà nước có thể khiến chính phủ phải can thiệp để đóng cửa các nhà máy.

    Ngành thép chìm trong khủng hoảng tài chính
    Năm 2024, ngành thép Trung Quốc chủ yếu hoạt động trong tình trạng thua lỗ, với mức nợ chạm kỷ lục và số lượng doanh nghiệp báo lỗ cũng cao chưa từng có. Mặc dù có một số điểm sáng từ các lĩnh vực như sản xuất, cơ sở hạ tầng xanh và đóng tàu, nhưng chúng không đủ để bù đắp cho sự suy giảm tổng thể của ngành.

    Giờ đây, mọi sự chú ý đang đổ dồn vào kỳ họp Quốc hội Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc vào tuần tới, để xem liệu có bất kỳ chỉ đạo nào được đưa ra cho ngành thép hay không. Đây cũng là năm cuối cùng của Kế hoạch 5 năm hiện tại của Trung Quốc. Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch, nước này cần cắt giảm 150 triệu tấn công suất lò cao chạy bằng than để đạt được các mục tiêu về khí hậu.

    Citigroup dự đoán rằng các biện pháp mới sẽ nhắm vào tình trạng cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp và giảm thiểu rủi ro địa chính trị đang gia tăng. Các tập đoàn lớn như China Baowu Steel Group Corp. và Ansteel Group Corp. có thể hưởng lợi từ việc loại bỏ các đối thủ yếu hơn.

    "Sự cải tổ phía cung của Trung Quốc luôn nhắm đến các công ty nhỏ hơn, kém hiệu quả hơn," bà Sabrin Chowdhury, trưởng bộ phận hàng hóa tại BMI, nhận xét. "Điều này cũng góp phần hợp nhất ngành và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nhà nước lớn, hoạt động hiệu quả hơn," bà nói.
  10. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.609
    Dòng thép VGS là ngon nhất :-bd:-bd:-bd:-bd

Chia sẻ trang này

Mudim v0.8 Tắt bộ gõ tiếng Việt của F319 VNI Telex VIQR Mix mode Tự động Use speller featureUse new accent rule [ Toggle (F9) Toggle Panel (F8) ]