hực chất của cuộc khủng hoảng ngân sách tại châu Âu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi solotango, 01/07/2010.

4687 người đang online, trong đó có 355 thành viên. 11:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 688 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. solotango

    solotango Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2008
    Đã được thích:
    0
    :-w:-w:-w

    (29/06/2010-10:14:00 AM) function showMail() { window.open("/portal/pls/portal/VPQH.NEWS_SUB_PAGE_V04.POPUP_SENDMAIL?p_page_url=http%3A%2F%2Fvpqh.gov.vn%2Fportal%2Fpage%2Fportal%2Fvpqh%2F156590%2F231192&p_itemid=6993185&p_siteid=33&p_persid=" , "popup", "toolbar=0,scrollbars=0,location=0,statusbar=0,menubar=0,resizable=0,width=530,height=320, left = 120,top = 60"); }
    Tờ "L’Expression" số ra mới đây đã đăng bài phân tích về cuộc khủng hoảng ngân sách hiện nay ở châu Âu của tác giả Noureddine Legheliel, nhà phân tích thị trường chứng khoán gốc Angiêri hiện đang làm việc tại một ngân hàng đầu tư của Thụy Điển, trong đó nói rằng chính các thể chế tài chính quốc tế đã cường điệu và bịa ra một cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu, nhằm thanh lọc các nhà đầu tư vừa và nhỏ, đồng thời tiến tới thâu tóm thị trường tài chính quốc tế.
    Theo Legheliel, dựa vào hoạt động của thị trường chứng khoán và tài chính, có thể phản biện những nguyên nhân mà báo chí phương Tây cho là đã gây ra cuộc khủng hoảng này:
    Thứ nhất, liên quan đến tính hiệu quả của các thị trường tài chính, vấn đề nợ nhà nước của các nước PIIGS (gồm Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ailen và Italia), các vấn đề kinh tế và thành phần tài chính của các nước này như tỷ lệ nợ/GDP, tỷ lệ giữa thâm hụt ngân sách/GDP - những thông tin này đều được các nhà hoạch địch kinh tế thị trường biết từ năm 1997. Vậy tại sao các thị trường tài chính châu Âu và quốc tế lại "quên" những thông tin hết sức quan trọng nói trên? Hiện nay, các thị trường tài chính hết sức có hiệu quả.
    Thứ hai, liên quan đến tính chu kỳ của thời cơ kinh tế toàn cầu. Tại sao cuộc khủng hoảng ngân sách của các nước PIIGS lại xảy ra đúng vào lúc cuộc khủng hoảng tài chính thế giới (năm 2008) vừa kết thúc, và sự phục hồi kinh tế thế giới - đặc biệt là kinh tế Mỹ - không còn là vấn đề mang tính dự đoán mà là thực tế. Những báo cáo về chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Mỹ, châu Á và thậm chí là châu Âu trong những tháng qua đã chứng minh cho điều này. Một nhóm chuyên gia kinh tế, do Nouriel Roubini - Giáo sư kinh tế của trường Đại học Tổng hợp Niu Yoóc kiêm Chủ tịch Công ty tư vấn kinh tế "Roubini Global Economics" - lãnh đạo, đã nêu ra một kịch bản hoặc lý thuyết về vấn đề nợ kép. Quả thực, điều đó là hoàn toàn có thể, mặc dù không chắc chắn, nền kinh tế thế giới ngày nay không còn là nền kinh tế của những năm 1930, quá trình toàn cầu hóa các thị trường tài chính quốc tế và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế lớn đã nêu bật giới hạn của lý thuyết này.
    Thứ ba, liên quan đến tỷ lệ lãi suất ở châu Âu và Mỹ. Trong tất cả các cuộc khủng hoảng tài chính, liên quan đến tiền tệ hay ngân sách trước đây, lãi suất luôn giữ vai trò quyết định. Các cuộc khủng hoảng tiền tệ hay ngân sách ngày càng trầm trọng khi tỷ lệ lãi suất được đẩy lên cao; điều này diễn ra theo đà của các nhà đầu cơ lớn hoặc thông qua sự can thiệp của các ngân hàng trung ương. Cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997-1998 và cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Âu năm 1992 là những ví dụ chứng minh cho lôgích của lý lẽ này. Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng ngân sách hiện nay ở các nước PIIGS, có thể nhận thấy đường cong các tỷ lệ đã trở nên phẳng và không có bất kỳ biến động xen kẽ nào cần lưu ý ngoài một vài biến động không đáng kể.
    Tóm lại, có thể nói rằng cuộc khủng hoảng hiện nay, vốn bị báo chí quốc tế phóng đại, chỉ là một cái cớ bịa đặt của các thể chế tài chính quốc tế lớn, với sự trợ giúp đắc lực của các phương tiện truyền thông tài chính, các cơ quan nhận định tài chính và các chuyên gia tài chính. Mục đích duy nhất là làm cho các thị trường tài chính (thị trường cổ phiếu và thị trường hối đoái) và thị trường nguyên liệu suy giảm.
    Để duy trì đà suy giảm này, các thể chế tài chính còn tập trung vào các kỹ thuật đầu cơ giảm giá (bán tiền tươi, bán ngắn hạn). Sau đó, để loại bỏ các nhà đầu tư vừa và nhỏ, các thể chế tài chính lớn còn nhờ vào sự giúp đỡ của các phương tiện thông tin đại chúng tài chính, các cơ quan đánh giá tài chính và các chuyên gia tài chính thông qua một chiến dịch tuyên truyền, bằng việc tung ra các phát biểu, những lời khuyên bi quan về tình hình tài chính hiện nay nhằm làm cho các nhà đầu tư vừa và nhỏ khiếp sợ và ngăn cản họ bán tài sản của mình, để rồi cuối cùng chỉ còn lại các thể chế tài chính lớn thâu tóm thị trường và chuẩn bị cho đợt tăng giá trong tương lai. Khi đó, chỉ có các thể chế này mới là những đối tượng đắc lợi.

    Mình copy lại ở một nguồn tin chính thống, Post để các bác tham khảo, ai thấy được thì cảm ơn cái:-bd:-bd:-bd




  2. conthanbien

    conthanbien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Bác cho xin cái link luôn đi.

    Thời thế giờ không bít tin dad and son nào hết.
  3. solotango

    solotango Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2008
    Đã được thích:
    0
    ko gửi được link bác ạ, gửi được thì em gửi ngay thôi. Vì đây là bản tin "nội bộ" mà.
  4. LEANH197

    LEANH197 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2010
    Đã được thích:
    16
    VOTE CHO BÁC, EM CHO RẰNG CÁ MẬP THẾ GIỚI ĐANG TÍCH CỰC THU GOM TS GIÁ RẺ ĐÂY
  5. tunghau1

    tunghau1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2010
    Đã được thích:
    1
    thanks pak
    giữ vững lập trường
    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  6. mrking164

    mrking164 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2010
    Đã được thích:
    2.159
    1 bài viết hay!

    Nhưng ẩn ý đằng sau nó là gì?

    Ơ!

    Avar em sao tự nhiên có cái gì đỏ đỏ thế này???

    :-??
  7. galuoinhac

    galuoinhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/11/2008
    Đã được thích:
    0

    Ko có link ,cũng vẫn thank bác
  8. Cunghuongloi

    Cunghuongloi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn đã thông tin cho cac anh em. Thực ra theo tôinghĩ cuộc khủng hoảng nào cũng có bọn đục nước béo cò. Bà con nhỏ lẻ luôn luôn chịu thiệt thôi.
  9. choick

    choick Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    19
    tks bác, đọc cũng thấy hay hay.
  10. giang127

    giang127 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2008
    Đã được thích:
    40


    Chỗ đó quá nhạy cảm, phải che lại [:p][:p][:p]

Chia sẻ trang này