Ichimoku Kinko Hyo - Nghệ Thuật Của Khoa Học

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duocpt2, 11/04/2020.

2830 người đang online, trong đó có 24 thành viên. 03:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8894 lượt đọc và 53 bài trả lời
  1. duocpt2

    duocpt2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2019
    Đã được thích:
    473
    Ichimoku Kinko Hyo - Nghệ Thuật Của Khoa Học
    "
    PTKT: KHOA HỌC LÀ GIỚI HẠN NHƯNG NGHỆ THUẬT LÀ SỰ SÁNG TẠO VÔ BIÊN"
    SANJIN

    KỸ NĂNG SĂN MỒI
    Cá sấu và khủng long là loài bò sát sống cùng thời nhưng khủng long đã tuyệt chủng còn cá sấu vẫn sống nhăn răng cho đến ngày hôm nay. Một trong số lý do là khủng long là loài hung hăng, hiếu chiếu và tạp ăn. Trong khi đó, cá sấu là loài tinh ranh khôn lỏi. Chúng chỉ nằm một chỗ chậm rãi khoan thai rình con mồi. Chúng rất kiên nhẫn chờ đợi và đôi khi chờ hơn 1 tuần mặc cho bụng đói meo chỉ để chờ con mồi vào tầm ngắm. Một khi chộp được con mồi thì nó rất béo bở và đôi khi sẽ đủ lượng thức ăn bù đắp lại 1 tuần nằm chờ.
    Trong đa số cách Trading của Trader Phương Đông phần lớn là RÌNH & CHÉM. Tức là hầu hết thời gian họ đứng ngoài thị trường quan sát và theo dõi là nhiều. Họ ít khi mua mua bán bán liên tục và đắm chìm ở trong thị trường. Họ sẽ kiên nhẫn chờ một nhóm CP nào đó vào tầm ngắm để rồi khi có tín hiệu sẽ nhảy vào rồi sau đó lẳng lặng thoát ra. Nhanh, gọn, lẹ!
    Bởi vì họ được dạy rằng:
    RỦI RO LÀ KHI CHÚNG TA QUĂNG 1 CỤC TIỀN VÀO TRONG THỊ TRƯỜNG VÀ Ở QUÁ LÂU TRONG ĐÓ.
    Đây chính là định nghĩa RỦI RO mà nó hoàn toàn khác với nhưng gì chúng ta biết hay nghe về Rủi Ro ( rủi ro hệ thống và phi hệ thống, v..v)
    Chỉ khi chúng ta ở ngoài thị trường mới ko đối diện Rủi Ro và vì thế tư duy, suy nghĩ sẽ minh mẫn, sáng suốt và tỉnh táo hơn. Còn khi mà ném tiền vào thị trường thì cho dù lỗ hay lời cũng khiến cho ta đối diện với rủi ro. Đành rằng lỗ thì khỏi nói nhưng lời thì cũng là " lời ảo" và ai bjt dc ngày mai có tin gì đó rất " giật gân" nó thổi bay món lời đó.
    ----$¥€----
    CÀNG ĐẮM CHÌM TRONG THỊ TRƯỜNG CÀNG LÂU SẼ CÀNG U MÊ, CÀNG ĐỐI DIỆN NHIỀU RỦI RO!

    ICHIMOKU - TRONG TẦM MẮT ĐỜI.
    Ngay từ khi mới ra đời Ichimoku có tên " Bảng Cân Bằng" và đc ứng dụng nhiều trong điêu khắc và hội hoạ vẽ chân dung. Sau này khi được áp dụng trong phân tích tài chính người ta mơi lấy tên bút danh " Ichimoku Sanjin" đặt tên cho hệ thống này để tưởng nhớ người đã phát minh ra nó.
    Ichimoku mang nhiều ý nghĩa mà dịch ra có nghĩa là " Một Mắt". Đây là một hành động của đôi mắt khi ngắm nhìn cân chỉnh một cái gì đó xem thử có cân bằng chỉnh tề hay bị méo mó lệch lạc hay không? Thử hình dung mấy anh hoạ sĩ khi vẽ hay cầm cái bút chì nheo mắt lại ngắm xem chân dung người vẽ có bị méo mó ko? Hoặc là anh thợ mộc hay cầm khúc gỗ mới bào xong lên nheo mắt lại ngắm xem có vuông góc chưa?
    Nếu hiểu theo nghĩa sâu xa thì " Một mắt" ở đây chính là con mắt thứ ba- cái mà người ta hay gọi là " thiên nhãn" nhằm ám chỉ người có con mắt nhìn người nhìn đời. Mọi thứ rộng lớn bao la kể cả thiên hà vũ trụ cũng trở nên nhỏ bé khi lọt vào đôi mắt con người!
    ----/\----
    Như vậy Ichimoku mang hàm ý là người có cái nhìn xa trông rộng, có tầm nhìn xa trong tương lai. Trong đầu tư kinh doanh thì cái cốt cách người này hơn người khác đó là TẦM NHÌN.
    NHÌN TRƯỚC TƯƠNG LAI - NHÌN RA CƠ HỘI!

    KUMO - ĐÁM MÂY ICHIMOKU.
    Hosoda đã từng nói rằng: " Bờ cản tâm lý trong thị trường không phải là bãi cát trải dài trên bãi biển mà là nó như tấm màng cao su mỏng có độ co giãn đàn hồi".
    Trên mạng thông tin cho rằng Kumo - đám mây làm cản hay gì gì đó cho nên chế ra chiến lược " Kumo BO". Điều này hoàn toàn sai và bậy bạ. Thực tế không hề có điều này mà do người ta chế ra mà thôi. Cái bản gốc phát tán trên mạng sau đo copy tràn lan ra khắp nơi chính là của một người Ấn Độ post trên forum, sau đó người ta copy và dịch lại rồi share cho nhau. Cái đó nó chỉ đúng 5% mà thôi.
    Cũng giống như đám mây ngoài đời thực: khi chúng ta nhìn lên trời, mây vàng nắng chói chang thì dự đoán trời quang mây tạnh có thể ra ngoài vui chơi còn mây dày đen xám xịt thì có thể dông bão mưa gió nên ở nhà cho khoẻ. Cũng như vậy Kumo trong Ichimoku cũng làm chức năng đó. Nó giúp Trader có cái nhìn trực quan ngay từ ban đầu có thể đánh giá nhanh về TT tích cực hay tiêu cực. Với bằng con mắt thường khi nhìn đám mây Kumo: máy mù dày đặc sẽ che khuất tầm nhìn cho nên chuyển động sẽ bị chậm lại còn mây it và mỏng sẽ khiến cho giá chạy nhanh hơn.

    Phương Pháp Tiến Cận Thị Trường.
    Hiện nay trên thị trường toàn cầu và thế giới thì có nhiều phương pháp tiếp cận thị trường lắm. Chính thống hay tà ma ngoại đạo gì cũng đủ cả. Tuy nhiên, theo chuẩn mực thì vẫn là PTCB( FA) và PTKT( TA). Hiện nay có bổ sung thêm MS - Market Sentiment - phân tích hành vi & tâm lý TT.
    Để phân biệt một ai đó hay định hướng cá nhân theo phương pháp nào thì khá khó. Bởi lẽ các trường phái hay phương pháp nó hơi mâu thuẫn nhau nên có sự cãi vã ko ngừng nghĩ cho đến nay giữa các phương pháp. Nhưng có 1 điều chắc chắn rằng, phương pháp nào cũng ok, cũng hiệu quả. Bởi lẽ nó vô ích vô dụng thì nó đã bị đào thải hay loại bỏ từ lâu rồi chứ ko tồn tại cho đến nay được.
    Cũng vì lẽ đó mà ngày nay nó đẻ ra rất nhiều dân RA( RA= FA + TA) tức là kếp hợp cả hai cái TA và FA lại. Thống kê cho thấy hầu như chiếm 85% trên thị trường đại đa số cá nhân hay tổ chức đều dùng phương pháp RA hết thảy. Bởi hiếm có người nào thuần 100%FA hay 100% TA, có thể cá nhân thì có nhưng tổ chức thì hầu như toàn dùng RA hết (nhớ là RA chứ ko phải EA( robot) đâu nhé).
    --------///--------
    CHO DÙ DÙNG PHƯƠNG PHÁP NÀO CŨNG ĐƯỢC MIỄN SAO PHÙ HỢP VÀ HIỆU QUẢ - HỐT NHIỀU XÈNG LÀ ĐƯỢC!

    TƯ DUY PHƯƠNG ĐÔNG - FOOD FOR THOUGHT.

    BẢN CHẤT PTKT?
    Đa phần những người ở Việt Nam học và tiếp xúc rồi sửng dụng PTKT không theo một trường lớp bài bản nào cả mà theo kiểu " nửa mùa". Do đó, thông thường thì họ sẽ ngay lập tức nhảy bổ vào nghiên cứu các chỉ báo này nọ, x y z mà không tìm hiểu về bản chất của PTKT.
    Có rất nhiều người rất rành về các công cụ phân tích kỹ thuật. Họ có thể nói chi tiết công thức của các chỉ báo RSI, ADX, MACD...và sử dụng nhuần nhuyễn...TUy nhiên, phần lớn họ thường không hiểu được ý nghĩa đằng sau các công thức dẫn đến dùng và áp dụng sai mỗi người mỗi kiểu.
    Một chỉ trích thông thường mà nhiều NDT Việt Nam nói rằng, PTKT không xài được ở VN vì ở VN tính bầy đàn cao? Hoặc do đội lái vẽ chart nên TA không còn đúng? Đây là một sự lầm tưởng rất lớn về PTKT.
    TA nhìn bề ngoài có vẻ mang tính toán học với hàng loạt công thức chỉ báo nhưng bản chất bên trong hoàn toàn khác...phân tích kỹ thuật là công cụ phân tích tâm lý đám đông. Tức là một công cụ nghiên cứu về hành vi tâm lý đám đông. Do đó, nếu như nói rằng, TTCK Việt Nam có tình bầy đàn cao, hoặc yếu tố tâm lý chi phối quá mạnh thì PTKT lại càng phát huy tác dụng.
    TA Phương Đông đã giải thích rất rõ triết lý của PTKT: Đó là Tương lai là QUẢ của hiện tại và
    quá khứ. Mối quan hệ giữa Tương Lai - Hiện Tại - Quá Khứ là mối quan hệ Nhân - Quả.
    Vì tâm lý con người luôn bất biến: Lòng tham và nỗi sợ hãi của con người luôn tồn tại bất kể đời sống khoa học kỹ thuật như thế nào đi nữa. Lòng tham của con người ngày nay cũng giống như mấy trăm năm trước đây hoặc ngàn năm trước đây. Ngàn đời vẫn thế. Lòng tham và nỗi sợ hãi tạo ra các pha tăng giá và giảm giá.
    Không nghiên cứu bài bản là lý do các " chứng sĩ" Việt Nam hiểu lầm về PTKT. Họ cho rằng, đối với một thị trường mà yếu tố chi phối là tâm lý nặng nề như TTCK Việt Nam thì PTKT không có đất sống. Trái lại, nếu hiểu bản chất của PTKT thì đó lại là công cụ phù hợp hơn cả.
    ------------------
    PTKT là môn phân tích tâm lý con người, nó nói cho chúng ta tâm lý và hành vi của đám đông và của các nhà đầu tư lớn (tạm gọi là MMs, BBs). Thông qua nghiên cứu đồ thị giá, khối lượng và các chỉ báo, các nhà đầu tư có thể hiểu hành vi làm giá của các "đội lái"...

    Khi lần đầu tiên tôi bắt đầu học Trading, tôi đã làm quen với những điều sai lệch mà tôi đã nghĩ về Trading. Có rất nhiều thứ được viết ra trong sách vở hay tài liệu. Và tất cả những thứ đó đều được viết lên theo phong cách của Phương Tây, những điều mà Trader Mỹ đã làm và thực hiện. Một trong những điều mà tôi chú ý nhất đó chính là “GUNG – HO” – SỰ HIẾU CHIẾN!
    Những thứ đó đại khái như là :
    “HÃY CẦM LẤY KHẨU SÚNG VÀ XÔNG LÊN…GIẾT….GIẾT…GIẾT”
    Có thể đó là cách mà họ đã dạy, có thể đó là cách mà tôi đã nhận thức được hoặc có thể tất cả những điều đó là đúng. Và cho dù thế nào đi nữa, cho dù đó là bất cứ điều gì, thì có 1 điều chắc chắn là:
    NÓ THỰC SỰ KHÔNG HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI TÔI!
    Thay vì thế, tôi muốn tìm kiếm 1 cái gì đó mà cho dù không hiệu quả nhưng nó lại phù hợp với tôi là được.
    W.Buffett đã từng nói rằng:
    Be fearful when others are greedy.
    And greedy when others are fearful.
    (“ Hãy tham khi người khác sợ,
    Hãy sợ khi người khác tham.”)
    Trong khi đó, người Phương Đông nói rằng:
    When all are bearish, there is cause for prices to rise.
    When all are bullish, there is cause for prices to fall.
    ( Khi tất cả đều cho rằng Bearish thì có 1 lý do nào đó sẽ khiến giá tăng.
    Khi tất cả đều cho là Bullish thì có 1 lý do nào đó khiến cho giá giảm)
    Quan niệm trên ý muốn nói đến cái : Nhân – Quả. Những gì xảy ra ở thị trường ngày hôm nay chính là nguyên nhân dẫn đến kết quả trong tương lai.
    Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua câu: “ Buying The Rumor & Selling The News”. Người Phương Đông khuyên rằng: Nếu như bạn có được 1 tin nội bộ nào đó mà có thể giúp bạn kiếm được tiền trên thị trường, thì hãy chờ sau 3 ngày và nếu như mọi thứ vẫn ổn thì hãy tham gia trade để “hốt xèng”…

    PTKT: KHOA HỌC & NGHỆ THUẬT!
    Nền TA Classic ( Ông tổ là KoSaKu Sato) hay còn gọi là TA cổ điển ra đời cách đây hàng trăm năm đã đặt nền móng cho sự tiếp nối của TA hiện đại sau này. Kế thừa và phát huy những tinh tuý khoa học của TA Cổ Điển đã khiến cho TA hiện đại luôn có tính logic và hợp lý ( Goichi Hosoda).
    Ban đầu TA Cổ Điển chỉ có những triết lý, định luật và một vài các mô hình mẫu hình cơ bản. Sau này TA hiện đai phát triển thành các khái niệm Momentum, Vola, Time, Price, Pattern, Balance,...Sự khoa học trong TA thể hiện tính hệ thống của một trình tự phân tích và dự đoán sao cho hợp lý và logic, được nhìn nhận một cách khách quan từ chính bản thân thị trường chứ không phải chủ quan, bảo thủ cá nhân của những dân "vẽ kỹ thuật".
    Trước giờ chúng ta luôn nghe nói rằng cùng
    một chart thì người nhìn ra được thế này, kẻ nhìn ra được thế kia, nói chung là muôn hình muôn vẻ. Và người ta gọi đó là Nghệ thuật. Vì là nghệ thuật nên ai cũng nhìn không giống nhau nên cho ra kết quả khác nhau... Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối??@.@.. Không, không phải vậy!
    TA thể hiện tính nghệ thuật trong cách cảm nhận của người phân tích mà người ta hay gọi
    đùa là nghệ sĩ.. [​IMG]:) Ngoài việc xử lý thông tin mà chart cung cấp dựa trên tính khoa học thì còn phải dùng cảm nhận để thấu hiểu những thông tin đấy.
    Với Ad ( San Jin) thì nghệ thuật trong dùng TA phải là Sáng Tạo. Cần phải xử lý sao cho bay bổng và thoát khỏi mấy cái giáo điều khô cằn và cứng nhắc trong TA. Phải làm sao khi bản phân tích và dự đoán của mình ngoài tính chính xác được ưu tiên hàng đầu thì còn phải làm rõ 4 thông tin: thời gian khi nào? Xu hướng ra sao? Giá trị bao nhiêu? Nên làm gì?. Và nghệ thuật ở đây là trình bày, thuyết minh kỹ thuật sao cho dễ hiểu dễ tiếp nhận kèm theo đó 1 chút biến tấu và phá cách cho nó sinh động.
    -----$¥€-----
    VỚI PTKT: KHOA HỌC LÀ GIỚI HẠN NHƯNG NGHỆ THUẬT LÀ SỰ SÁNG TẠO VÔ BIÊN!

    tobe continued ...!
    Last edited: 11/04/2020
  2. YangYing90

    YangYing90 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2019
    Đã được thích:
    613
  3. duocpt2

    duocpt2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2019
    Đã được thích:
    473
    CẢM NHẬN THỊ TRƯỜNG.

    Hai thầy trò đang ngồi trao đổi kiến thức và phân tích , bỗng nhiên người học trò ra điều nghĩ ngợi, rời mắt khỏi biểu đồ và hỏi thầy:

    “Thưa thầy, làm thế nào để cảm nhận tốt về thị trường ạ?”

    Người thầy đưa mắt nhìn học trò và nói:

    “Con vào nhà pha cho thầy ấm trà.”

    Rất nhanh chóng người học trò mang đến trước mặt thầy một ấm trà và vài cái chén nhỏ. Thầy chậm rã rót nước vào chén và nói với học trò:

    “Con hãy hình dung ấm trà này là trò, muốn rót được nước - muốn biết thông điệp từ thị trường thì con cần làm gì?”

    Người học trò nhanh nhẹn đỡ lấy ấm trà, nhấc một chiếc chén lên, từ từ rót nước vào và nói:

    “Thưa thầy, ấm và chén phải tiếp xúc với nhau, cái ấm phải nghiêng đi thì nước mới vào trong chén được ạ!”
    -----------------
    Thế đấy, nếu là Trader cần phải biết cách tiếp cận bằng cách tự nâng cao giá trị bản thân, đeo bám và cũng phải biết “nghiêng mình” để đón nhận thông điệp từ thị trường. Và con nên nhớ rằng : đừng áp đặt, đừng chỉ trích phê phán khi con thực sự muốn lắng nghe thị trường. Bởi Trading là sự quan sát tận sâu – nhìn xuyên thấu bên trong thị trường. Mà để làm được điều đó không hề dễ dàng đâu, cho nên con cần phải “mài dũa” cũng như “ cọ xát” qua thời gian.

    tobe continued ...!
    hunter113, baonateeChickenKool thích bài này.
  4. thanh_su_tai_thien

    thanh_su_tai_thien Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/10/2019
    Đã được thích:
    527
  5. tornado1

    tornado1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    54.238
    Điện toán đám mây và nến Nhật trong PTKT.
  6. lyhocdongphuong

    lyhocdongphuong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/11/2017
    Đã được thích:
    350
    Kimutchi chứ=))
  7. lyhocdongphuong

    lyhocdongphuong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/11/2017
    Đã được thích:
    350
    Newton bảo cái gì ông ấy cũng đo lường tính toán được. Duy chỉ có lòng người là ông ấy chịu.
    --- Gộp bài viết, 11/04/2020, Bài cũ: 11/04/2020 ---
    Nên nhớ nó là công cụ hỗ trợ phần nào. Như kẻ mù có cây gậy dò đường. Chứ nó không phải là cái chổi của mụ phù thủy. Hay đôi đũa thần của một ai đó =))
    --- Gộp bài viết, 11/04/2020 ---
    Fa cũng như TA vậy. Cũng chỉ là công cụ dò đường. Mang giá trị tham khảo. Các bố cứ nghệ này thuật nọ là mất tiền đấy.
    atrudanbomaster thích bài này.
  8. handsomexcel

    handsomexcel Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Đã được thích:
    20.716
    Có rất nhiều chỉ báo trong PTKT, và suy cho cùng nó cũng từ xuất phát từ vol và giá. Tất cả là hành vi của đám đông và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Và mỗi chỉ báo thì từng người sẽ có các nhìn nhận khác nhau. Nhưng đúc kết ra sau cùng vẫn là không bao giờ dành cho số đông.

    Chỉ những ai trải nghiệm, đam mê và tuân thủ kỷ luật với nó thì mới ok. Và khi gd theo pttk thì sẽ không được để tin tức hay thông tin DN abc gì đó ảnh hưởng vào.

    Mình có 1 người bạn rất giỏi chỉ báo bạn đang dùng, và kiếm nhiều ở 2019. Nhưng chỉ vì hơi chủ quan và bị bấu víu FA vào và cái kết đã đến. Quan trọng là giờ bạn này đã nhìn ra vấn đề này.
    nguaxichtho79ChickenKool thích bài này.
  9. duocpt2

    duocpt2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2019
    Đã được thích:
    473
    KUMO- CHIKOU SPAN ( LEADING - LAGGING).

    Chúng ta thường có rất nhiều công cụ để giúp tìm ra xu hướng và nhận diện cơ hội.

    Một trong số đó có 2 loại chỉ báo giúp chúng ta làm điều đó: Leading & Lagging. Để hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của mỗi công cụ, sẽ rất có ích cho chúng ta xác định cái nào hiệu quả và cái nào thì ko.

    Leading là loại chỉ báo đưa ra tín hiệu trước khi xu hướng mới hình thành hoặc xảy ra đảo chiều.

    Lagging là loại chỉ báo đưa ra tín hiệu sau khi xu hướng đã bắt đầu và nó xác nhận với chúng ta rằng: Êh.. Chú ý..! Trend đã bắt đầu và bạn đã trễ tàu?@.@

    Đến đây, bạn có thể nghĩ rằng: "" Oooh, chúng ta sẽ hốt đậm chỉ cần chỉ báo Leading mà không cần Lagging?" Và từ đó bạn sẽ chú ý hơn trong việc tìm ra " New trend" để có lợi nhuận.. Bạn đã đúng! Chúng ta sẽ hốt nhiều xèng nếu chỉ báo Leading đúng mọi lúc nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Đôi khi trong chuyển động giá sẽ chứa rất nhiều " nhiễu và tiếng ồn" từ đó gây cho Leading nhiều tín hiệu " giả". Vì Lagging đưa ra xác nhận sau khi Trend hình thành cho nên điểm vào chúng ta sẽ bị trễ 1 chút. Ok, ko sao!

    CHẬM 1 GIÂY TRỞ THÀNH THỢ SĂN,

    NHANH 1 GIÂY TRỞ THÀNH CON MỒI.

    tobe continued ...!
  10. totdototden

    totdototden Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    8.897
    Lấy gói mỳ OMACHI ra đun sôi lên nhìn cũng giống=))=))=))
    JB84Getmorefromlife thích bài này.

Chia sẻ trang này