1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

IMF,ADB,WB nhận định VN còn lạc quan hơn cả CP

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xstocks, 29/03/2008.

3248 người đang online, trong đó có 70 thành viên. 02:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1183 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. xstocks

    xstocks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/12/2007
    Đã được thích:
    1
    IMF,ADB,WB nhận định VN còn lạc quan hơn cả CP

    Report mới tinh đây,27-3,theo đó IMF,ADB,WB đều có nhận định VN sẽ giữ mức tăng trưởng tương đương hoặc kém hơn 1 chút so với 2007.
    Mar 27, 2008
    Q1-08 GDP growth slows to 7.4% (2007: 8.5%) as inflation and rising input costs take a toll on industrial production and construction; 2008 GDP growth forecast: IMF - 7.8%; ADB - 8.5%; WB - 8.2%
  2. nguyenthacthe

    nguyenthacthe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Đã được thích:
    387
    em vẫn tin HSBC VNI 1100
  3. tiendaiphat

    tiendaiphat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Đã được thích:
    2
    mày có đi ngủ không vào đây hóng hớt tao đạp cho mấy phát bây giờ
  4. quanld

    quanld Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Bác có đường link thì gửi cho e phát.
  5. linhtien1612

    linhtien1612 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Đã được thích:
    0
    23 Tháng 3 2008 - Cập nhật 14h02 GMT

    "VN, nạn nhân cu?a tha?nh công kinh tế"


    Giới chuyên gia lâu nay đaf ca?nh báo vê? nguy cơ lạm phát sef lên tới mức quá cao ơ? Việt Nam
    Báo chí trong nước thươ?ng nhắc nhiê?u tới mức tăng trươ?ng 8,5% trong năm trước, coi đó như minh chứng hu?ng hô?n cho sự tha?nh công cu?a kinh tế Việt Nam.
    Tuy nhiên, ngươ?i nước ngoa?i dươ?ng như không mấy ấn tượng với nhưfng con số như thế.

    Mới đây, hafng tin AFP có ba?i chạy tiêu đê? "Vietnam''s overheating economy, victim of its success", tạm dịch "Nê?u kinh tế quá nóng, Việt nam đang trơ? tha?nh nạn nhân cu?a chính sự tha?nh công cu?a mi?nh".

    Câu ho?i được phóng viên Aude Genet cu?a AFP đặt ra la? la?m thế na?o đê? Việt Nam có thê? giưf cho nê?n kinh tế không bị rơi va?o ti?nh trạng quá nóng.

    Chi? trong mấy tháng vư?a qua, ca? dân địa phương lâfn các chuyên gia ta?i chính quốc tế đê?u pha?i băn khoăn vê? việc la?m thế na?o Việt Nam có thê? đối phó với ty? lệ lạm phát tăng tới chóng mặt.

    Lạm phát cao gấp đôi tăng trươ?ng

    Tính tới tháng Hai 2008, lạm phát tăng 15% so với cu?ng ky? năm trước.

    Giá ca? tiêu du?ng tăng cao la? hậu qua? cu?a sự tha?nh công kinh tế tại Việt Nam, tư? việc nguô?n vốn đâ?u tư nước ngoa?i trực tiếp đê?u đặn đô? va?o, tới việc chất lượng cuộc sống được nâng cao, cho tới các khoa?n đâ?u tư khô?ng lô? cu?a nha? nước.

    Khi tất ca? nhưfng yếu tố na?y kết hợp với nhau, chúng đaf la?m bu?ng phát một cuộc đô? bê? tín dụng.

    Các chuyên gia, trong đó có ca? các chuyên viên phân tích tư? Quyf Tiê?n Tệ Quốc Tế (IMF) đaf ca?nh báo quốc gia vu?ng Đông Nam Á na?y vê? nhưfng mối nguy tư? ty? lệ lạm phát cao va? vê? khoa?ng cách nga?y ca?ng lớn trong thâm thu?ng thương mại, ước tính tới 12,4 ty? đô la trong năm 2007.
    Cho tới nay, sự phối hợp (giưfa các chính sách ta?i chính, tiê?n tệ va? giá ca?) la? một thách thức to lớn va? thật đáng tiếc, tôi pha?i nói ră?ng (Việt Nam)̣ đaf la?m chưa mấy hiệu qua? việc na?y

    Ayumi Knishi, giám đốc Ngân Ha?ng Phát Triê?n Á Châu tại Việt Nam

    Các chuyên gia cufng ca?nh báo ră?ng Việt Nam nay rất dêf bị a?nh hươ?ng bơ?i nhưfng cơn dư chấn kinh tế toa?n câ?u, bơ?i nước na?y đaf gia nhập Tô? Chức Thương Mại Thế Giới tư? cách đây một năm.

    Dân chúng nga?y ca?ng tức giận trước ti?nh trạng giá ca? leo thang, đặc biệt la? dân nghe?o.

    Đây la? nhưfng ngươ?i không được hươ?ng lợi trực tiếp tư? nhưfng tha?nh công kinh tế cu?a đất nước, trong lúc lại lâm va?o ca?nh cuộc sống nga?y ca?ng trơ? nên khó khăn hơn.

    Chính phu? đaf có một số biện pháp nhă?m can thiệp ti?nh hi?nh, như việc Ngân ha?ng Nha? nước tăng mức lafi suất cơ ba?n, hay nha? nước buộc các ngân ha?ng tăng nguô?n dự trưf tiê?n tệ va? một số các biện pháp khác.

    Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá đê? xư? lý một cách hiệu qua? vấn đê? lạm phát, chính phu? Việt Nam câ?n đa?m ba?o phối hợp các chính sách ta?i chính, tiê?n tệ va? giá ca? với nhau.

    Ông Ayumi Knishi, giám đốc Ngân Ha?ng Phát Triê?n Á Châu tại Việt Nam, được AFP trích lơ?i nói: "Cho tới nay, sự phối hợp na?y la? một thách thức to lớn va? thật đáng tiếc, tôi pha?i nói ră?ng họ đaf la?m chưa mấy hiệu qua? việc na?y".
  6. duckwater

    duckwater Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    1.202
    Khủng hoảng kinh tế Mỹ
    lan mạnh trên toàn thế giới
    Vũ Quang Việt


    Nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đã đi vào suy thoái. Theo nguyên tắc thông thường, được gọi là suy thoái khi GDP giảm liên tục 2 quí. Tuy nhiên cơ quan có thẩm quyền xác định là NBER (Phòng Nghiên cứu Kinh tế là một tổ chứ vô vị lợi phi chính phủ) cũng có thể du di như cho rằng khủng hoảng đã xảy ra năm 2001 dù GDP chỉ giảm 1 quí, và khi tuyên bố thì nền kinh tế đã ra khỏi suy thoái. Cuối tuần qua, công ty tài chính Bear and Sterns coi như phá sản, giá có lúc lên tới 6 tỷ đã được JP Morgan cứu vớt, mua với giá 270 triệu và với bảo đảm của FED về việc trả nợ. Rõ ràng khi nhà nước Mỹ ra tay cứu như thế này thì tình hình tài chính rất trầm trọng. Giá các chứng khoán đã giảm trên một ngàn tỷ và hiện nay đang có 900 ngàn các căn hộ phá sản vì mất khả năng chi trả, bằng 10% số nhà cửa ở Mỹ. Không những thế con số này đang tăng.

    Hoạt động sản xuất cũng rõ ràng đang bị ảnh hưởng. Theo một cuộc điều tra lấy ý kiến giám đốc tài chính 475 công ty (13/3/08) của báo tài chính Wall Street Journal, hơn một nửa đã tin rằng kinh tế Mỹ đã suy thoái vào lúc này và sẽ tiếp tục cho đến hết năm 2009, với lý do là công ty của họ có khó khăn trong việc mượn tiền và do đó họ chỉ có ý định tăng chi đầu tư khoảng 3,3% năm nay, tức là chỉ đủ thay thế tài sản cố định thải hồi. Một cuộc điều tra khác, cũng của tờ báo trên, với 51 nhà kinh tế chuyên làm dự báo, 70% cho rằng kinh tế Mỹ đã đang suy thoái. Đây là những phán đoán chủ quan của chuyên gia.

    Về chứng cớ khách quan từ các cơ quan thống kê Mỹ, GDP quí 4 năm 2007 đã giảm mức tăng đáng kể, chỉ tăng 0,6%, so với mức tăng 4,9% quí 3. Giá tiêu dùng tăng vào tháng giêng là 0,4% (so với cùng tháng năm 2007 là 4,3%) nhưng giá sản xuất tăng 1% như thế khả năng giá tiêu dùng sẽ tăng mạnh hơn vào những tháng tới, dù rằng giá tiêu dùng không tăng vào tháng hai. Số việc làm ngoài khu vực nông nghiệp không tăng vào tháng 1 và giảm 63.000 vào tháng 2. Doanh thu bán lẻ cũng giảm 0,6% vào tháng 2.




    Thiếu thanh khoản (liquidity) ở Mỹ


    Nói chung, nền kinh tế Mỹ đang thiếu thanh khoản. Theo báo chí, hiện nay Mỹ có khoảng 6.000 tỷ cho vay địa ốc, trong đó 2.000 tỷ là dưới chuẩn. Khoảng 700 tỷ dưới chuẩn hiện là do hệ thống ngân hàng Mỹ nắm giữ trong tổng tích sản là 11 ngàn tỷ, phần còn lại là các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí và nước ngoài nắm giữ. Riêng ngân hàng Mỹ nếu các khoản cho vay dưới chuẩn mất hết (tức là giá trị hiện bằng zero) thì vốn tự có cũng sẽ gần bằng zero. Coi bảng dưới ta thấy thí dụ nếu chứng khoán dưới chuẩn mất giá, chỉ còn bằng zero chẳng hạn (thực ra hiện nay gần như không bán được), thì vốn tự có ở bên trái cũng giảm một giá trị tương tự vì tổng tích sản luôn luôn bằng tồn tiêu sản + vốn tự có.




    Bảng cân đối tài sản ngân hàng Mỹ vào cuối tháng 12 năm 2007

    Tích sản (asssets)
    Tiêu sản (liabilities)

    Cho vay
    6,8
    Tiêu sản
    10,7

    Chứng khoán
    4,8
    Vốn tự có (equity)
    0,9

    Trong đó dưới chuẩn
    0,7





    Tổng tích sản
    11.6
    Tổng tiêu sản
    11,6





    Vốn tự có của ngân hàng theo luật phải bằng ít nhất 6% tổng tiêu sản (liability) tức là cũng khoảng 600 tỷ. Như vậy thì ngân hàng phải nâng vốn tự có để đáp ứng được việc rút tiền của khách hàng. Chính vì thế hiện nay ngân hàng phải giảm mức cho vay, thu hồi các khoản vay ngắn hoặc trung hạn đã đến kỳ phải trả. Nền kinh tế do đó thiếu thanh khoản. Làm sao để giải quyết? Phải chăng nhà nước sẽ phải cứu, hoặc là ngân hàng sẽ phải tăng số cổ phiếu, bán ra thị trường, nhằm gây thêm vốn. Những cổ phiếu hiện tại tất sẽ giảm giá, lợi nhuận cổ phiếu trong tương lai giảm và do đó giá giảm. Đây là điều ngân hàng phải trả cho hành động phiêu lưu của mình. Tất nhiên họ muốn chính phủ cứu hơn là tự bán ra thêm cổ phiếu. FED đang cố tạo niềm tin để từ đó nâng giá các trái phiếu dưới chuẩn, nhưng cho đến nay chưa thành công. Đây là tình trạng khủnh hoảng bảng cân đối tài sản ở Nhật, thậm chí vốn tự có của doanh nghiệp nói chung âm vì giá trị tài sản (đặc biệt là địa ốc) giảm mạnh. Lãi suất do đó là zero cũng không thúc đẩy nổi doanh nghiệp tăng vay mượn để sản xuất, họ phải giảm vay mượn để gây dựng lại vốn tự có. Khủng hoảng ở Nhật kéo dài hơn 10 năm mới tạm được giải quyết. (Độc giả muốn biết thêm xin đọc cùng tác giả: http://www.tapchithoidai.org/200401_VQViet_book.htm).

    Ở Mỹ hiện nay, không phải chỉ hệ thống ngân hàng thiếu thanh khoản, mà các công ty tài chính đầu tư phiêu lưu với độ rủi ro cao (được gọi là hedge funds) cũng thiếu thanh khoản để trả cho những người đầu tư muốn bán phần chứng khoán của mình để rút vốn, nhưng điều này khó thực hiện vì không biết giá chúng là bao nhiêu, bởi vì các loại dưới chuẩn hiện nay gần như không có người mua. Các công ty này hiện nay có tổng tích sản bằng ½ tổng tích sản hệ thống ngân hàng và nhiều công ty lớn đã phá sản và đang trong giai đoạn phá sản. Mới nhất là Bear and Sterns, Quỹ đầu tư Carlyle.

    Khủng hoảng tài chính hiện nay ở Mỹ ở mức độ hiện nay là điều chưa từng xảy ra ở Mỹ.

    Các hành động giảm liên tục lãi suất để người vay mượn có thể trả nợ chưa làm thị trường khá hơn. Ngay cả FED cho ngân hàng vay bằng 200 tỷ US bằng trái phiếu (nhằm tránh đẩy mạnh lạm phát) thị trường vẫn chưa chịu tin. Điều chính là hệ thống ngân hàng thiếu thanh khoản mà FED không thể tăng tín dụng quá đáng vì sẽ đẩy mạnh lạm phát, hiện đã đang ở mức trên 4% (đối với Mỹ là cao).




    Vốn nước ngoài cũng có dấu hiệu tháo chạy và đồng đô la mất giá mạnh thêm


    Sự kiện khủng hoảng kinh tế Mỹ có nguồn gốc từ tiêu nhiều hơn có, kéo dài từ ít nhất từ 1990 đến nay. Vì tiêu nhiều, nhập ngày càng cao hơn xuất, thiếu hụt đã lên tới gần 6% GDP (800 tỷ một năm) và để tiếp tục chi tiêu, Mỹ cần thu hút nguồn tài chính nước ngoài. Chính sách FED cũng đã phạm sai lầm trước đây là giữ lãi suất quá lâu sau khi giảm để cứu cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoán, gây ra do sự tụt giá mạnh của chứng khoán công nghệ thông tin (được thổi phồng quá đáng). Chính sách lãi suất thấp cùng với tình trạng mở rộng các phương tiện tài chính quá tự do mà không có kiểm soát đã đẩy giá nhà đất lên tận trời và việc phải đến đã đến: nó phải trở về giá trị thực của nó.

    Nhu cầu thu hút tiền nước ngoài để tiêu đã từ từ làm mất giá trị đồng đô la, và do đó khi khủng hoảng xảy ra, các đồng ngoại tệ khác bỏ chạy, đồng đô lại càng mất giá. Thanh khoản lại càng thiếu hụt. Đó là tình trạng hiện nay.

    Sự kiện đổ tiền vào Mỹ đã chuyển chiều khá rõ vào quí 3 năm 2007, là thời gian có thông tin mới nhất từ Cục Phân tích Kinh tế Mỹ (cơ quan trách nhiệm biên soạn Tài khoản Quốc gia, nhưng độc lập với Cục Thống kê). Trước đây nước ngoài mua nợ, không phải là trái phiếu Bộ tài chính, đã là (243 tỷ), thì bây giờ họ bán tống đi (44 tỷ). Cổ phiếu cũng vậy, họ bán cổ phiếu Mỹ thay vì mua vào. Do khó khăn, đầu tư tài chính của Mỹ ra nước ngoài cũng giảm: lượng mua chứng khoán nước ngoài giảm từ 40,4 tỷ xuống 35,7 tỷ; mua trái phiếu giảm 82,2 tỷ xuống 78,8 tỷ. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ giảm từ 78 tỷ xuống 56,3 tỷ. So sánh thông tin quí 3 với quí 2 năm 2007 cho thấy cảnh tượng khó khăn của kinh tế Mỹ và thế giới; nói chung, tài sản (tài chính và phi tài chính) do đầu tư của Mỹ ra nước ngoài chỉ tăng 156 tỷ so với quí trước đó là 465 tỷ. Ngược lại tài sản nước ngoài đầu tư vào Mỹ chỉ tăng 249 tỷ so với 619 tỷ vào quí 2. Điều này cho thấy trao đổi về tài chính qua lại giữa Mỹ và thế giới đều giảm mạnh. Tuy nhiên đầu tư tài chính của nước ngoài vào Mỹ giảm mạnh hơn.




    Ảnh hưởng trên kinh tế Nhật và châu Âu
    Vốn tháo chạy khỏi Mỹ, lượng cầu đồng Mỹ giảm, vì vậy đồng đô la giảm giá. Điều này có lợi cho Mỹ vì hàng hóa Mỹ sẽ rẻ đi so với hàng hóa Nhật và châu Âu, giúp kinh tế Mỹ điều chỉnh lại thị trường, giảm nhập khẩu và tăng xuất khẩu. Nhưng điều này lại gây khó khăn cho Nhật, châu Âu và các nước khác.

    Kinh tế Nhật có vẻ đang thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài hơn 10 năm. Ba năm qua, kinh tế Nhật phục hồi, GDP tăng hơn 2,0% một năm. Tuy vậy, hơn một nửa tốc độ tăng là do xuất khẩu. Chỉ trong vòng năm qua, đồng Yen lên giá khoảng 15% so với đồng Mỹ (chỉ hai tháng đầu năm 2008 đã lên giá 8%), và Yen cũng lên giá khoảng 7% so với đồng Euro. Chỉ số chứng khoán từ đầu năm đến nay giảm 19%. Điều này cho thấy Nhật sẽ có khó khăn tăng xuất khẩu và do đó tốc độ tăng GDP sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian sắp tới. Lãi suất ở Nhật hiện chỉ có 0,5%, có giảm thêm cũng không có tác dụng, cho nên việc sử dụng chính sách tiền tệ có thể nói gần như đã bị triệt tiêu.

    Đồng đô la xuống giá khoảng 20% so với đồng Euro cũng trong vòng năm qua. Hàng Mỹ do đó rẻ đi và hàng châu Âu đắt lên, cũng đang ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu vào Mỹ và tốc độ tăng GDP sẽ bị ảnh hưởng.

    Nói chung mọi dấu hiệu cho thấy vốn tiếp tục bị rút khỏi Mỹ và do đó đồng đô la Mỹ tiếp tục mất giá. Hầu hết các nước sẽ có tốc độ tăng GDP giảm trong năm tới.




    Và Việt Nam


    Vấn đề khó khăn kinh tế Việt Nam ở một mức nhất định khá giống Mỹ: tiêu nhiều hơn có (ngân sách thiếu hụt lớn, có thể là 6%), xuất ngày càng thấp hơn nhập (thiếu hụt lớn tới 10% GDP), giá địa ốc lên tới trời. Đáng lẽ thiếu thanh khoản như Mỹ, nhưng do đầu tư tài chính nước ngoài đổ vào nên làm lạm phát tăng mạnh, đồng tiền thay vì mất giá như ở Mỹ lại lên giá, càng làm cho thiếu hụt cán cân thanh toán lớn hơn và các mất cân đối phình to thêm. Việc tăng giá đồng tiền Việt là điều khó tránh, nó giúp giảm áp lực lạm phát nhưng nó không thể là công cụ thị trường đưa nền kinh tế đến chỗ tự cân đối như ở Mỹ. Bởi vì các mất cân đối lớn về ngân sách và xuất nhập khẩu là do bàn tay nhà nước tạo ra, nằm ngoài sự điều động của thị trường. Thu hút dòng vốn nước ngoài vào có tác dụng như đổ thêm dầu vào lửa khi cơ chế không có khả năng xử lý. Có lẽ một cơ hội nữa lại bị bỏ lỡ chăng? Và điều này không phải do chính sách thù nghịch của nước ngoài gây ra.
  7. xstocks

    xstocks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/12/2007
    Đã được thích:
    1
    Check PM,gửi rồi đó.
  8. tranquyt

    tranquyt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Đã được thích:
    551
    Các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất



    (Theo CafeF) Các thành viên Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) sẽ đồng loạt điều chỉnh và áp dụng lãi suất mới từ ngày 02/04.

    Ngày 27/03, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã chính thức thông báo, tất cả các tổ chức hội viên thuộc VNBA sẽ điều chỉnh và áp dụng lãi suất huy động VND và USD mới từ ngày 02/04.

    Theo đó, lãi suất huy động VND kỳ hạn từ dưới 6 tháng đến 6 tháng được điều chỉnh còn 10,5%/năm và kỳ hạn từ trên 6 tháng có lãi suất lãi suất 11%/năm. Các kỳ hạn cụ thể của hai khung này sẽ do từng ngân hàng (NH) quy định.

    Theo đó các NH cũng sẽ tính toán để quyết định lãi suất cho vay. Riêng lãi suất huy động bằng ngoại tệ được khống chế tối đa ở mức 6%/năm.

    Cũng theo VNBA, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng 30% trong năm 2008, các hội viên đều phải kiếm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ, đồng thời tập trung vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn.

    Ngoài ra, các hội viên phải chủ động dự kiến mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với huy động vốn trên thị trươnừg và sự chỉ đạo của NHNN.
    Theo :
    http://www.vneconomy.vn/?home=detail...ae28d194072ff4
  9. xstocks

    xstocks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/12/2007
    Đã được thích:
    1
    Rồi tiếp theo đó sẽ có cuộc thanh tra những NH cho vay nặng lãi.VN cứ để cho làm sai rồi sẽ xử lý sau,tội cho vay lãi nặng thì đã có khung hình sự roài
  10. xstocks

    xstocks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/12/2007
    Đã được thích:
    1
    WB: Năm nay Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 8.0%

    (ĐTCK-online) Đây là con số do Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trong buổi công bố báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á-Thái Bình Dương sáng nay (1/4) tại Hà Nội.




    Mặc dù hiện nay nền kinh tế của Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như chứng khoán, tài chính, tiền tệ, đang có những dấu hiệu bất ổn, nhập siêu đang tăng lên mức kỷ lục?, song WB tin tưởng rằng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2008 vẫn đạt được mức 8.0%.



    Hai phương án tăng trưởng

    Trong báo cáo ?oTình hình kinh tế vĩ mô hiện nay của Việt Nam?, Ông Martin Rama, Quyền giám đốc của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế nước ta trong năm 2008. Dự báo này được trình bày với hai phương án khác nhau là phương án cơ bản và phương án thấp, tuy nhiên các phương án này đều có triển vọng tăng trưởng khá cao.



    Ở phương án thứ nhất, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng GDP năm 2008 là 8.0% và tăng lên 8.5% vào năm 2009. Với phương án này thì tăng trưởng xuất khẩu năm 2008 phải đạt 22%, tăng đầu tư cố định là 10,8%. Còn ở phương án thứ hai, mức tăng trưởng năm 2008 là 7,5% và năm 2009 là 8,1%, tương ứng với tốc độ này thì tăng trưởng xuất khẩu phải đạt được là 18% và tăng trưởng đầu tư cố định là 10,1%.



    Theo ông Martin Rama, phương án thứ nhất có độ chính xác cao hơn bởi theo ông, Việt Nam là quốc gia ít chịu ảnh hưởng của sự sụt giảm nền kinh tế thế giới.



    Hơn nữa, ông Martin Rama chỉ ra rằng, sở dĩ ông lạc quan về tình hình kinh tế của Việt Nam vì Chính phủ Việt Nam đang có những bước đi đúng đắn trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Trong 3 năm liên tiếp, xuất khẩu của Việt Nam luôn đạt ở mức tăng trưởng ổn định trên 20%. Tính đến cuối năm 2007, các mặt hàng xuất khẩu không tính dầu thô tăng 27% và tổng giá trị xuất khẩu chiếm hơn 68% GDP.



    ?oTam pháp bất khả thi?

    Mặc dù có những dự báo khá lạc quan, nhưng WB vẫn khá thận trọng khi đề cập tới các vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt như: có dấu hiệu của một nền kinh tế tăng trưởng nóng, cán cân vãng lai thâm hụt ở mức đáng ngại, giá tài sản tăng cao, chi tiêu ngân sách quá cao, tín dụng ngân hàng tăng ở mức cao?



    Theo phân tích của ông Rama, một dấu hiệu nhận biết rõ nhất của nền kinh tế tăng trưởng nóng là tình trạng lạm phát gia tăng. Nếu trong năm 2006, tỷ lệ lạm phát ở mức 6,6% thì đến thời điểm này đã tăng tới 15,7%. Nguyên nhân của thực trạng này một phần là do ảnh hưởng từ những nhân tố bên ngoài như sự tăng giá quốc tế, đặc biệt là giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu và vật liệu xây dựng. Nhưng có một nguyên nhân nội tại dẫn đến sự tăng trưởng nóng lại không phải do chi tiêu ngân sách quá cao mà là bởi tình trạng ?oTam pháp bất khả thi?, ông Rama nhấn mạnh.



    ?oTam pháp bất khả thi? gồm 3 vấn đề về chu chuyển dòng vốn, tỷ giá cố định và chính sách tiền tệ độc lập. Đối với một nền kinh tế như Việt Nam khó có thể đạt được cả 3 mục tiêu này liền một lúc, chẳng hạn khi Việt Nam mở của cho dòng vốn ngoại thì rất khó có thể giữ tỷ giá cố định. Thực tế năm 2007 đã cho thấy, khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cố gắng can thiệp vào tỷ giá bằng cách mua ngoại tệ vào đã khiến lượng cung tiền Đồng cho nền kinh tế quá lớn, hệ quả của nó là tăng trưởng tín dụng cao lên rất cao.



    ?oTín dụng tăng hơn 50% trong năm 2007 đã góp phần làm tăng giá, tăng nhập khẩu và tạo bong bóng bất động sản?, ông Rama nhận định.



    Vì vậy, theo khuyến nghị của WB, để xử lý những khó khăn hiện đang phải đối mặt, Việt Nam cần thực hiện các biện pháp cắt giảm tín dụng, thực hiện chính sách về tỷ giá một cách linh hoạt và kiểm soát chi phí đối với nền kinh tế, tách rời ảnh hưởng của đồng Đô la, siết chặt hoạt động vay vốn của khu vực công - khu vực có thể chịu nhiều sức ép hơn khi điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Cùng với đó, các khoản vay để thực hiện các dự án công không mang tính cấp thiết và không hiệu quả cần dừng lại hoặc huỷ bỏ.



    Tuy nhiên, ông Rama cũng nhấn mạnh, các biện pháp này cần phải thực hiện một cách ?onhẹ nhàng? chứ không nên quyết liệt, gây đổ vỡ cho nền kinh tế.
    http://www.tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=10525

Chia sẻ trang này