It's not my business-Nước đang phát triển lại phát triển chậm hơn nước đã phát triển-Your attitude d

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi star_seeker, 16/05/2007.

7661 người đang online, trong đó có 1165 thành viên. 15:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1870 lượt đọc và 22 bài trả lời
  1. star_seeker

    star_seeker Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Đã được thích:
    1
    It's not my business-Nước đang phát triển lại phát triển chậm hơn nước đã phát triển-Your attitude determines your altitude-Việt Nam bao giờ mới

    Em mấy hôm rày bức xúc quá, hôm nay em kể chuyện cho các bác nghe các bác góp ý giúp em.

    It''s not my business

    Chẳng là cách đây vài ngày em ra đại sứ quán làm passport mới vì passport cũ gần hết hạn mất rồi. Em kể cho các bác nghe cung cách làm ăn của đại sứ quán ở đây.

    Hôm đầu tiên em ra đúng 5h28 phút giờ địa phương. Lúc em đến cái quầy làm việc thì không có ai ở đó cả, đặc biệt là chỗ đó không có chuông báo hay bất cứ cái gì để gọi người ra tiếp dân cả, em phải gõ cửa kính liên hồi thì thấy có 1 bác ở phòng công vụ bên trong bác ấy ra. Bác ấy hỏi em "mấy giờ rồi cháu? Sau đó bác ấy xem đồng hồ rồi nói "Thôi 5h30 rồi, hết giờ làm việc rồi." Nên hôm đấy em phải về. Lẽ ra nếu hết giờ làm việc thì ở quầy tiếp dân họ phải để bản "closed" hay tắt đèn đi cho người ta biết mà không gõ cửa um sùm kiểu đấy. Vả lại em đến nơi là 5h28 phút chứ không phải là 5h30
    Đến ngày hôm sau em đến rất đúng giờ, đúng 2h chiều em có mặt ở đại sứ quán vì giờ làm passport là 2h chiều đến 5h30 chiều. Kết quả là em phải chờ đến 2h45 chiều thì các ông bà ấy mới đi ăn về và bắt đầu làm việc. Trong khoảng thời gian 45 phút em đứng chờ ở đại sứ quán thì có 5 người khác trong đó có 4 người Việt Nam đến nơi vào lúc 2h10, 2h30 và đều chờ như em. Có 1 người không phải Việt Nam đi xe hơi đến nơi, xách 1 cái case rất to cùng với 1 đống giấy tờ xách ở tay đậu xe trước cửa đại sứ quán, đi rất nhanh vào bên trong, thấy đóng cửa thì đi rất nhanh ra ngoài leo lên xe và chạy đi mất vào khoảng 2h20 phút chiều. Em xin nhắt lại là giờ làm việc ghi trước cửa đại sứ quán là từ 2h chiều đến 5h30 chiều.

    Việc diễn ra trong đại sứ quán như sau. Em phải mua 1 mẫu đơn giá 2 đô để điền vào. Lúc em đứng điền đơn thì có những sự việc như sau. Có 1 bà người dân bản xứ đến nơi bà ấy đựơc giấy hẹn ngày hôm đấy ra lấy visa hay gì đấy và cãi nhau to tiếng với người ở đại sứ quán vì họ nói với bà ấy là mẫu đơn điền thiếu, nên hôm đó không có giấy tờ giao cho bà ấy mà phải đến thứ sáu trong tuần, hôm đấy là thứ 2. Bà ấy nói rất to tiếng rằng "lẽ ra chị phải gọi điện cho tôi báo là thiếu hồ sơ để tôi bổ sung ngay chứ". Thế là người ở đại sứ quán nói "tôi đã gọi hiều lần rồi nhưng không ai nghe máy cả". Thế là bà ấy hỏi "chị gọi số máy nào, bao nhiêu lần, tôi lúc nào cũng nghe máy cả". Bà ở đại sứ quán nói "tôi gọi số máy ở nhà bà, không ai bắt máy cả". Bà ấy hỏi lại 1 lần nữa "chị gọi bao nhiêu lần". Người ở đại sứ quán nói "1 lần"( vừa nãy thì kêu là gọi nhiều lần). Bà kia mới nói "đưa cho tôi tờ giấy, tôi viết lại số điện thoại. lần này chắc chắn là phải gọi cho tôi nếu có chuyện gì xảy ra". Thế là người ở đại sứ quán trả lời "bà nộp hồ sơ không đúng là lỗi của bà. tôi không có nhiều thời gian. Đấy không phải là nhiệm vụ của tôi(it''s none of my business)."
    Còn 2 người VN khác đại khái đi du lịch từ VN sang, đến khi ra sân bay để bay về nước thì hải quan nước này không cho đi qua và bắt phải xin giấy gì đó từ đại sứ quán. Người ở đại sứ quán nói chuyện với 2 người VN này thì gọi họ là "mày", đứng nói linh tinh 1 hồi thì 2 người này nói với các bác đại sứ quán "các bác giúp giùm vài hôm nữa bọn cháu lại sang. Cháu mang thịt chó sang mời các bác"
    Đến lượt em các bác ạ. Trước khi ra ngoài đấy em đã lên mạng kiểm tra tiền lệ phí passport do bộ tài chính quy định(thông tư số 37...) là 200 nghìn VNĐ, cho dù ở đâu cũng thế. Ngoài ra theo luật của cục quản lý xuất nhập cảnh thì đối với người VN ở nước ngoài, thời gian để làm và nhận passport là 5 ngày làm việc. Sở dĩ em phải kiểm tra văn bản pháp luật đàng hoàng là vì trước đây có một số người VN ra đại sứ quán xin passport thì đựơc đòi lệ phí ở trên trời, và có người mất đến hơn 5 tuần mới có đựơc passport. Đến khi em điền mẫu đơn và hỏi giá tiền thì họ nói cho em giá tính ra là 800 nghìn VNĐ, em hỏi thời gian nhận passport thì là 2 tuần. Em nghe xong thì em hỏi tại sao giá cao thế, và thời gian làm lâu thế, trong khi luật bộ tài chính, luật...v..v... quy định khác hẳn. Thế là họ trả lời luôn "cháu về VN làm cháu nhé. Ở đây giá là như thế". Đến nước đó thì em biết là em không thể làm gì hơn đựơc nữa, em nộp đơn cho họ. Mà trên cái mẫu đơn, lúc điền tên em quên mất không đề dấu trên đơn, thế là bác ở đại sứ quán cầm đơn em lên nhìn xong thì nói "Cháu điền tiếng Việt nhé, cháu ghi như thế này ai biết tên cháu là gì" rồi ông ấy đọc chệch tên em ra đại khái có nghĩa là "Đần".

    Còn để em nói các bác nghe phong cách làm việc của những người ở chỗ của em thì khác hẳn. Hồi em xin visa vào nước của họ ở Việt Nam, em đến đại sứ quán đúng 1 lần, đóng tiền đúng 20USD, 3 ngày sau lấy visa. Đến khi em sang đây, để nhận đựơc thẻ 5 năm ở lại nước họ thì em mang tiền ra văn phòng trường nộp và đóng tiền, sau đó 2 tuần sau thì lấy thẻ về. Sau đó đến lúc thẻ 5 năm hết hạn thì em ra phòng xuất nhập cảnh của họ đông nghẹt người, xin số, ngồi đợi gọi tên và lấy cái giấy mới trong vòng 2 tiếng đồng hồ.
    Còn suốt quá thời gian em ở nước ngoài. Có lần gia đình em không liên lạc đựơc với em do thời gian đó em đang luyện sách chứng khoán trong thư viện, gia đình em gọi điện, và email cho trường hỏi thăm em. Thế là trường họ liền gọi điện thoại cho các bác sinh viên VN ở chỗ em lần tìm số nhà em, phái 3 bác bảo vệ của trường đến chỗ em ở tìm em. Sau đó mời em lên trường, nối máy cho em gọi về nhà. Lúc các loại thẻ của em gần hết hạn, trường em họ đều viết email thông báo cho em về việc thẻ gần hết hạn và kêu em đi làm thẻ mới các loại. Mà trường em có đến hơn 21 nghìn sinh viên, chứ không phải có 1 mình em. Nhân tiện em cũng kể cho các bác nghe các bác bảo vệ ở chỗ em ở. Bình thường em đi qua đi lại cũng chỉ chào bình thường thôi chứ em cũng không nói chuyện gì cả. Thế nhưng mà có hôm em đi taxi về không có đủ tiền mặt, đáng lẽ phải trả
    bằng thẻ thì taxi của bác ấy không nhận thẻ, mà phải trả bằng tiền mặt. Thế là em mới đưa cho bác taxi passport của em nói là bác cầm để cháu lên lấy tiền trả bác. Thế là bác bảo vệ ở gần đó bác ấy nghe thấy thì bác ấy bảo để bác ấy vào lấy tiền đưa trả cho rồi thì em mang tiền xuống trả lại cho bác ấy. Còn lần khác em mang dù, nhưng hôm đấy gió to, em cầm dù ra đến cổng thì dù nó bị gãy mất 1 cái gọng, mà lại ngay trước phòng bảo vệ cổng, thế là 1 bác ở bên trong bác ấy liền chạy ra nói là bên trong kia bác ấy có 4 cái dù, bác ấy cho em mượn 1 cái. Rồi có 1 hôm em đi bơi xong leo vào thang máy thì có 1 bác bảo vệ bác ấy chạy vào nhắc là bơi xong nhớ lau cẩn thận vì có vài người phàn nàn với các bác ấy là thang máy bị ướt do nhiều người đi bơi về làm ướt, mà nền thang máy thì rất trơn dễ làm người khác trượt ngã. Em kể ở đây là 4 bác bảo vệ khác nhau, vì chỗ em có 4 bảo vệ làm việc quanh năm.

    Em kể ra đây là để so sánh thái độ làm việc, cung cách phục vụ khách hàng của người VN và của người bản xứ ở đây. Bác *************** cứ đi quảng cáo về VN, tổ chức hội nghị mời đầu tư, mong muốn có khách du lịch sang VN, nhưng cung cách phục vụ của người VN chẳng ra sao cả, từ cung cách phục vụ của các cơ quan công quyền mà đại diện đầu tiên là người ở đại sứ quán, cho đến các dịch vụ ăn chơi nhảy múa bình thường chẳng ra làm sao cả. Cách làm việc từ thời bao cấp, mở miệng ra là "none of my business", "không đồng ý thì thôi, ra chỗ khác mà chơi" thì đến em người VN em còn lạy thì nói gì đến người ở các nước khác, họ có phải là chết đói, không còn chỗ nào để đi đâu mà phải đâm đầu vào chạy vạy, lạy lục để mà nhận những cái dịch vụ không ra gì?


    Nước đang phát triển lại phát triển chậm hơn nước đã phát triển

    Cứ mỗi lần em về nhà nói chuyện với mọi người ở nhà thì các cô-cậu-dì của em đều rất hay hỏi "có thấy cái gì thay đổi không?". Em thì em cứ nói là dạo này em đi khắp nơi có để ý là sở giáo dục ở rất nhiều nới được sơn phết mới lại, đi ngang cái trường đại học khoa học tự nhiên thì thấy mọc lên 1 cái nhà to đùng, thấy có các tiệm bán thức ăn nhanh mọc lên, siêu thị có nhiều bánh kẹo nước ngoài hơn, quán cà phê mọc ra nhiều hơn, siêu thị mọc ra nhiều hơn, tốc độ internet nhanh hơn hẳn, bạn bè con dùng toàn điện thoại xịn hơn con gấp mấy chục lần, xe buýt Hà Nội tốt hơn hẳn, xe hơi nhiều hơn, còn cái dải đất ở Đồng Nai, Vũng Tàu và Bắc Giang ngày xưa trồng toàn chôm chôm hoặc là bỏ không thì nay được đốn đi để xây nhà máy và khu công nghiệp. À còn nữa, giá thức ăn tăng gần gấp đôi, giá dịch vụ như cắt tóc, may quần áo cũng tăng gấp đôi như thế. Tức là dạo gần đây nhà nước chú ý đến giáo dục nhiều hơn, thu nhập của người dân tăng cao hơn, giá điện thoại di động và cước di động giảm đi nhiều, mạng internet phát triển mạnh, các dự án đầu tư trực tiếp vào nhiều hơn, lạm phát tăng cao. Tuy nhiên đấy là ở các thành phố lớn, còn về quê cái gì cũng như cái nấy thôi, không thấy gì khác cả, tức là có phát triển lệch, không đồng bộ.
    Các cô dì em nghe em liệt kê thế thì họ kêu là "thế là phát triển quá nhiều chứ còn gì nữa". Em mới bảo là muốn biết là mình phát triển chậm hay nhanh thì phải so sánh với các nước khác mới biết được. Mà muốn so sánh thì cứ lấy GDP tuyệt đối ra mà so sánh chứ đừng lấy GDP phần trăm. 4% của 10 000 là 400, 10% của 1000 cũng chỉ là 100 thôi.

    Đấy rồi để em kể về việc xảy ra ở nơi em. Em ở đại học, bạn bè em thường kêu ca phàn nàn như sau(em vừa mới tốt nghiệp ra trường, nên chưa hiểu nhiều về những việc xảy ra ở các cơ quan, văn phòng ở đây):
    +Sách mua xong ở đầu học kỳ đến cuối học kỳ bán đựơc rất ít tiền, thậm chí là không bán đựơc. Mua sách sớm 1 tháng trước khi vào học thì đến vào năm học phải mua sách khác. Lý do là các thầy trong trường cứ đổi môn liên tục, mỗi học kỳ lại có những môn mới thêm vào, môn cũ lấy ra. Cùng 1 môn học thì sách giáo khoa cứ đổi sách mới, đổi thầy dạy, đổi giáo trình làm cho sách cũ, giáo trình cũ cứ bị mất giá, hoặc không bán được. Mà sách giáo khoa thì tất nhiên không phải là loại sách do trường in ra cố tình cải cách để bắt sinh viên mua sách các bác nhé.
    +Trường cứ đập xây liên tục, hết căn tin trường thì đến văn phòng, khoa, phòng máy tính, ký túc xá trường. Các tuyến xe buýt trường cũng thay mới, thêm vào, đổi tuyến tùm lum. Cứ 1 năm là trường phải đập 1 cái nhà nào đấy trong trường và xây cái mới. Các dịch vụ của trường cũng đựơc thay đổi liên tục, cứ đầu năm thì lại có các văn phòng mới được lập ra để phục vụ cho các nhu cầu mới của sinh viên. Mạng thông tin nội bộ của trường cũng đựơc nâng cấp, thay mới luôn luôn. Mấy cái canteen trường thì cứ 2 năm lại đựơc đấu thầu lại 1 lần, các quầy cũ đựơc dẹp đi, các quầy mới đựơc xây ra, các món ăn cũ bị đổi bằng các món mới.
    +Luật mới đựơc đẻ ra liên tục. Cứ mỗi lần có 1 vụ việc nào mới xảy ra như sinh viên trốn về nước là có 1 hội đồng đựơc triệu tập cấp tốc, làm case study và đẻ ra ngay 1 luật mới. Em nhớ có 1 lần ở ký túc xá chỗ em hôm đấy đựơc report là có sinh viên nam đi vào nhà vệ sinh nữ. Ngay lập tức có 1 cuộc họp của toàn khu nhà này ngay hôm sau, và 5 ngày sau thì nhà vệ sinh đựơc lắp 1 cái slot đọc thẻ từ, và 1 bàn phím bấm số phải dùng thẻ mới mở đựơc cửa. Nhưng sau đó lại có đứa phàn nàn là 3-4h sáng nó buồn ngủ quá không đi vệ sinh được. Thế là hệ thống này đựơc tháo bớt cái bàn phím bấm đi mà chỉ cần đọc thẻ từ là có thể mở đựơc cửa nhà vệ sinh. Tất cả những cái đấy đựơc giải quyết rất nhanh các bác ạ.

    +Bị nhận quá nhiều thư từ ngân hàng, dịch vụ điện thoại, dịch vụ truyền hình cáp, siêu thị, và công ty. Mà thư của họ chỉ là thư quảng cáo dịch vụ mới thôi. Họ cứ đẻ ra hết dịch vụ này đến dịch vụ khác, bỏ hết cái này đến cái khác cũng nhanh như lúc họ ngồi nghĩ ra những cái mới đấy.

    +Hàng hoá trong siêu thị cứ thay mới luôn, chỉ lấy ví dụ mỗi cái ví dụ là món trà. Em cứ khoảng 1/2 tháng thì lại đi mua trà 1 lần, lần nào cũng đi hết dọc để tìm ra các món trà mới mà uống. Em không dám nói là mỗi tuần đều có món trà mới nhưng cứ khoảng 1-2 tháng là thể nào cũng phải có món mới, vị trà mới của cùng 1 hiệu trà, hoặc các hiệu trà mới đựơc siêu thị thêm vào, hiệu cũ bán không đựơc hàng đựơc bỏ đi, thể nào cũng phải có mới.

    Sở dĩ mà họ phải thay đổi luôn luôn như vậy là vì áp lực cạnh tranh ở đây quá gay gắt. Chỉ có thay đổi, cải tiến hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, phải phát hiện nhanh và phản ứng nhanh với từng thay đổi nhỏ nhặt của môi trường kinh doanh thì họ mới có thể giữ đựơc chỗ đứng của họ ở trên thị trường.

    Nhìn người rồi lại nhìn VN mình. VN mình làm sao có thể cạnh tranh đựơc với họ đây? Lợi thế cạnh tranh của VN bây giờ là "giá nhân công rẻ", và "các nguồn tài nguyên giá rẻ". Nhưng tài nguyên, khoán sản giá rẻ kia là những thứ có hạn, không phải cứ khai thác ăn hoài là được. Nhân công giá rẻ của ta thì cũng chỉ ngang băng Ấn Độ, Trung Quốc là cùng, mà trình độ thì thấp hơn họ do giáo dục của ta quá lạc hậu. Khả năng cập nhật và xử lý thông tin để phát hiện thay đổi của môi trường kinh doanh, thay đổi trong nội bộ công ty để bắt kịp những thay đổi đó của các công ty Việt Nam và của các bác điều hành kinh tế vĩ mô là cực kỳ kém so với các nước khác. Như thế thì làm sao các công ty VN và VN có thể cạnh tranh với các công ty khác trên thế giới và các nền kinh tế khác đây?


    Your attitude determines your altitude(Thái độ của bạn quyết định độ cao của bạn)

    Henry Ford có 1 câu rất hay "Whether you think that you can, or that you can''t, you are usually right" dịch ra tiếng Việt là "Cho dù bạn nghĩ là bạn làm đựơc hay không làm đựơc, bạn thường đúng".

    Em có 1 thói quen là hay hỏi người khác "5 năm nữa anh/chị sẽ làm gì, ở đâu, vì sao lại như vậy? Anh/chị nghĩ gì về nước của anh/chị sau 5-10 năm nữa":

    +Em hỏi câu đó với các bác Việt Nam du học nước ngoài thì đa số câu trả lời là "không biết. Tới lúc đó rồi tính. 5-10 năm nữa hay 30 năm nữa thì VN cũng chẳng có gì thay đổi, cũng y hệt như bây giờ".

    +Các bác Trung Quốc thì nói "3-4 năm nữa thì tôi về Trung Quốc. Bạn không biết chứ bạn cứ sang Thượng Hải, Bắc Kinh, tức là những thành phố lớn nhất của Trung Quốc xem, chẳng thua gì Hong Kong, Singapore đâu. Trung Quốc của bọn tôi là số 1".

    +Các bác Ấn Độ thì nói "3-4 năm nữa thì tôi sẽ ở Mỹ/Đức/Singapore/Bangalore. Tôi làm DJ/tôi buôn bán/tôi có trang web bán hàng online. Ngày mai tôi bay sang Anh đây".

    Ấn Độ và Trung Quốc bây giờ đều có các tỉ phú đô la. Việt Nam thì bao giờ đây? Khi em sang Ấn Độ, gặp những người ở đây, họ nói với em về nước Anh, về Đức, về Mỹ, về dự định mở công ty, về việc outsource, về việc sang Singapore lập nghiệp. Còn người VN thì đang nói về cái gì nhỉ? Bao giờ thì người VN nói chung(chứ vẫn có các thiểu số như bác Thanh REE, bác Hưng SSI, bác Bình FPT) có thể thay đổi thái độ, có thể hoạch định đựơc tương lai 5-10 năm xem họ sẽ ở đâu, làm gì, muốn gì trên thế giới này, để hoà mình vào thế giới phẳng và giúp cho Việt Nam cất cánh đây?
  2. SwordFish79

    SwordFish79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Đã được thích:
    0
    Rất thông cảm tâm trạng bức xúc của em "Đần"(Ngọc???)
    Nhân nói đến xe bus và du lịch lại nhớ tuần trước đi dạo quanh phố,thấy cảnh xe bus nhả khói đen kịt thẳng vào mặt đoàn du khách nước ngoài.Các vị du khách vừa nhăn mặt bịt mũi chắc sẽ thề không bao giờ quay lại lần thứ 2.
  3. favourite

    favourite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    0
    viet nam lúc nào chả đi sau thế giới ,còn phát triển hay ko thì hỏi ĐẢNG ,đảng và nhà nuớc quyết định điều đó ,nhiều khi đảng đề ra mục tiêu rất tốt nhưng cách làm + con nguời thì làm nó chệch bánh , với lại mấy chục năm quen cách làm việc thế này rùi bảo thay đổi khó lắm ,em cũng đi làm công việc liên quan đến giấy tờ nhiều --->ko quen biết thì cực khổ từ đây suy ra còn lâu vn mới sánh vai cuờng quốc 5 châu đưọc
  4. ntc50hdhkhn

    ntc50hdhkhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Đã được thích:
    2.000
    He he, bác cứ từ từ, nc mình mới chỉ giàu thứ 150/18x quốc gia trên thế giới thôi he he, rồi sẽ khá.
    Còn nếu so sánh với 10 năm trước em thấy xã hội mình từ TP đến nông thôn thay đổi rất nhiều đấy chứ.
    Có những cái là tất yếu, kô thể thay đổi đc đâu
  5. SwordFish79

    SwordFish79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Đã được thích:
    0
    Cúng không hẳn vậy đâu bác.Quan trọng là THÁI ĐỘ bác ạ.
    Chứ nói giàu nghèo thì vô cùng lắm.Bác ở Nhật,lương tháng 1000usd chẳng hạn-->chỉ vừa đủ tiền thuê nhà chấm hết.Thì cũng chỉ như em ở VN lương 100usd(cũng vừa đủ tiền thuê nhà )
  6. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0
    - Các bác ấy đang hoạch định cho con các bác
    - Phải thay đổi suy nghĩ từ lứa tuổi mầm non thôi bác ạh
    - Nhiều con đại gia - máu mặt vẫn đang ngày đêm cất cánh tại sàn nhảy đó thoai...
  7. star_seeker

    star_seeker Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Đã được thích:
    1
    Đây hôm nọ em cũng nói chuyện với 1 bác người VN, em nói là em tin là 30 năm nữa VN sẽ khác hẳn bây giờ. Bác ấy lại nói là VN 30 năm nữa cũng chẳng khác gì bây giờ đựơc đâu. Em mới nói là nếu mà nhìn lại 30 năm vừa qua bắt đầu từ năm 75 thì đến bây giờ VN đã khác hẳn, và thế giới đã khác hẳn rồi.

    Năm 75 xong đói ăn, bố mẹ em ăn bo bo, phải xếp hàng để mỗi tháng lãnh vài kg gạo. Em sinh ra không có thịt ăn phải ăn thịt cóc/ếch bố mẹ đi bắt ở đồng mà ăn, không sửa uống bố/mẹ phải nuôi 1 con dê để có sữa mà uống. Chưa kể ghẻ chóc đầy mình. Thời em bé hơn 10 tuổi còn chưa có đèn điện để dùng, bố mẹ phải dùng cái bình ắc quy để cắm cái đèn điện. Thế mà bây giờ đến em em thì nó uống sửa ngoại, dùng máy vi tính. Đời sống khác hẳn. Thời bố mẹ em giải phóng xong mẹ em bị cấm không đựơc đi học đại học, đến đời em thì còn được học không mất tiền từ cấp 1 đến 12. Giải phóng xong các bác nhà ta chỉ chơi với Nga, Trung. Đến năm 91 tường Berlin bị dở bỏ, Liên Xô tan rã(thật quá may mắn) để mà đến hôm nay mình vào WTO rồi, còn đón cả tổng thống Mỹ sang thăm thì là quá khác với cách đây 30 năm rồi. Em dám chắc năm 75 chẳng ai dám mơ đến ngày hôm nay đâu. Thế tại sao mà anh lại không nghĩ VN mình 30 năm nữa sẽ khác hẳn bây giờ? Vả lại máy vi tính, mạng internet chỉ mới phổ biến trong vòng 10 năm nay thế mà thế giới đã thay đổi nhanh như thế. Bây giờ có internet, có máy tính, tốc độ thay đổi nó sẽ còn hơn tốc độ thay đổi của 30 năm vừa qua rất rất nhiều.
    Còn các bác kinh tế các bác ấy dự đoán là năm 2025, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nước có GDP lớn nhất thế giới. Trung Quốc mạnh như thế, mà VN lại nằm sát nách Trung Quốc thì chắc chắn VN cũng phải thay đổi để không bị Trung Quốc cán bẹp, đồng thời sẽ bị/được ảnh hưởng của Trung Quốc mà phát triển mạnh thêm/hoặc yếu đi.
    Cứ nhìn lại 30 năm vừa qua là hiểu 30 năm nữa VN sẽ thay đổi nhiều như thế nào.
    Tuy nhiên là để VN có thể bằng các nước khác thì bắt buộc VN phải phát triển mạnh hơn họ ở mức độ tuyệt đối. Chứ mình đi sau người ta, mình thay đổi mạnh, họ còn thay đổi mạnh hơn mình thì mình mãi mãi vẫn là người đến sau mà thôi.
  8. cai_cun

    cai_cun Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Đã được thích:
    629
    Chán mấy cái bác như bác này, lúc nào cũng chê bai.
    Năm năm nữa hả? VN sẽ thành con rồng nhỏ đấy, hiện nay đang là bào thai rồng rồi còn gì. Tôi cố gắng trở thành cái vảy rồng, còn mấy bác cứ kêu gào chê bai này nọ có khi lại trở thành "Long đờm" cũng nên.
    Chán kinh
  9. vietha83

    vietha83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/08/2005
    Đã được thích:
    2
    Oài, bác cãi cùn làm e đang uống nc ho sặc sụa vì cái vụ long đờm của bác. Ha ha ha
    Đề nghị mod mang cái bài này sang diễn đàn kinh tế đi. Đây là CK cơ mừ. Tuy nhiên cũng ngứa mồm, dân ta còn nghèo thì chả hơi vô văn hoá với ngiu ngiu một tý. Chứ mà ý thức tốt đã chả nghèo với tin vào cái mức tăng GDP 8% một năm (lạm phát VN là tận gần7%, suy ra còn có 1% thôi ạ)
    Đến đời anh e ta cầm trịch sẽ khác. Yên tâm đi.
  10. imapom

    imapom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Chán wá, sao lại nhảy vào 4room này mà tranh luận chứ.

Chia sẻ trang này