KDC- Tuần Sau mọi con mắt sẽ đổ dồn về em

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vominhhoangmr, 17/10/2015.

2394 người đang online, trong đó có 25 thành viên. 04:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 42152 lượt đọc và 639 bài trả lời
  1. vominhhoangmr

    vominhhoangmr Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2015
    Đã được thích:
    458
    Đây là một con hàng Bluechip mà giá được định giá rẽ nhất hành tinh. P/E chỉ tương đương 1 mà thôi.
    Trước khi cho giá lên thì chủ tịch đăng kí mua gần 3 triệu Cổ phiếu, tổng giám đốc đăng kí mua gần 10Trieu cổ phiếu, vợ chủ tịch đăng kí mua 2 triệu cổ phiếu vì một mục đích chung----> đầu tư cá nhân.

    Đến lượt công ty giờ đăng kí mua thêm gần 30 triệu cổ phiếu nữa. mấy bữa nay toàn thấy lệnh khủng tham gia thị trường nhưng vẫn còn chần chừ chưa dám đua giá. đầu tuần sau thì bắt đầu anh em đua lệnh để tranh nhau cướp hàng.

    Với thanh khoản hiện tại chỉ khoảng 300-400K cổ/ngày và thời gian đăng kí mua cổ phiếu quỹ tối đa chỉ 22ngày(1 tháng) thì giá nào cho em nó đây ???
    hainb8886quocdai307 thích bài này.
  2. VangChin

    VangChin Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/07/2014
    Đã được thích:
    31.423
    Mua thỏa thuận cho rẻ, tụi nó éo ngu mua trên sàn cho các chú chốt;
  3. vominhhoangmr

    vominhhoangmr Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2015
    Đã được thích:
    458
    Kinh Đô hậu M&A


    Sau thương vụ với Mondelez International, Tập đoàn Kinh Đô đã có những thay đổi từ nhân sự cho đến hệ thống phân phối. Với chiến lược"Tiến vào căn bếp Việt", Kinh Đô đang quyết tâm trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm.
    [​IMG]
    Nội dung nổi bật:

    - Năm 2014, Kinh Đô khi bán 80% cổ phần mảng bánh kẹo cho Mondelez International và cùng lúc hợp tác với Vewong, Vocarimex mở rộng ngành hàng sang các lĩnh vực mới là mì gói và dầu ăn.

    - Doanh thu thuần cả năm đạt gần 5.000 tỷ đồng, tăng 9,28% so với năm 2013, lợi nhuận đạt 2.154 tỷ đồng, tăng 9%.

    - "Kinh Đô không tham gia thì thôi nhưng nếu đã quyết định bước chân vào ngành hàng nào thì sẽ phải ở top 3", ông Trần Kim Thành, Chủ tịch Tập đoàn Kinh Đô thể hiện tham vọng khi tham gia các lĩnh vực mới.

    Kido khởi động

    Năm 2014 là năm đáng nhớ của Kinh Đô khi bán 80% cổ phần mảng bánh kẹo cho Mondelez International và cùng lúc hợp tác với Vewong, Vocarimex mở rộng ngành hàng sang các lĩnh vực mới là mì gói và dầu ăn.

    Với 51% cổ phần, Kinh Đô trở thành cổ đông lớn nhất tại Vocarimex (Tổng công ty Dầu thực vật - Hương liệu - Mỹ phẩm Việt Nam), đơn vị đang kiểm soát 95% thị phần dầu ăn tại Việt Nam qua các công ty con, công ty liên doanh, liên kết như Dầu Tường An, Dầu Cái Lân, Nhà Bè Hope...

    Kinh Đô cũng hợp tác toàn diện với Công ty Sài Gòn Ve Wong, công ty mì có thị phần đứng thứ 5 tại Việt Nam. Với những thương vụ này, Báo cáo phân tích ngành hàng thực phẩm tiêu dùng của VP Bank Securities, cho rằng, lợi thế sở hữu thương hiệu mạnh giúp Kinh Đô duy trì vị trí dẫn đầu thị trường và tạo điều kiện thâm nhập mạnh mẽ cho các sản phẩm mới.

    Sản phẩm đầu tiên sau hợp tác với các đối tác trong nước là mì gói Đại Gia Đình.Không còn sử dụng thương hiệu Kinh Đô, các sản phẩm mới của doanh nghiệp (DN) này dùng thương hiệu Kido (đơn vị con của Kinh Đô sở hữu hai thương hiệu kem có mức tiêu thụ đứng đầu Việt Nam là Merino và Celano) và dĩ nhiên, mì gói Đại Gia Đình mới ra mắt cũng thế.

    Mì Đại Gia Đình được định vị ở tầm phổ thông với mức giá 3.500đ/gói. Và chỉ sau 1 tuần đưa ra thị trường (mì Đại Gia Đình ra mắt ngày 21/11/2014), sản phẩm đã lên kệ tại 86.000 điểm bán hàng, tương đương khoảng 40% các điểm bán hàng toàn ngành mì gói. Đây là điều mà ít có công ty đạt được chỉ trong 1 tuần như Kinh Đô.

    Chưa dừng lại ở sản phẩm tầm phổ thông, Kinh Đô đang chuẩn bị để ra mắt mì cao cấp trong quý III năm nay. Các chuyên gia cho rằng, thế mạnh lớn nhất của Kinh Đô là thương hiệu và hệ thống phân phối. Tại thị trường nội địa, Kinh Đô đã xây dựng được mạng lưới phân phối gồm 300 nhà phân phối thực phẩm và kênh phân phối lạnh, với 200.000 điểm bán lẻ.

    Riêng quý IV/2014, doanh thu thuần và lợi nhuận của Kinh Đô đạt lần lượt là hơn 1.300 tỷ đồng và hơn 527 tỷ đồng, tăng 16,61% và 22,1% so với cùng kỳ năm 2013.

    Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2014 của Tập đoàn Kinh Đô công bố vào cuối tháng 2/2015, cho thấy, khi đầu tư vào các ngành hàng mới (mì gói, dầu ăn), các chi phí bán hàng, quản lý, đầu tư phát triển sản phẩm mới, hệ thống phân phối, triển khai ngành hàng, quảng bá... có tăng nhưng doanh thu của Tập đoàn vẫn tăng trưởng mạnh.

    Cụ thể, doanh thu thuần cả năm đạt gần 5.000 tỷ đồng, tăng 9,28% so với năm 2013, lợi nhuận đạt 2.154 tỷ đồng, tăng 9%. Riêng qúy IV/2014, doanh thu thuần và lợi nhuận của Kinh Đô đạt lần lượt là hơn 1.300 tỷ đồng và hơn 527 tỷ đồng, tăng 16,61% và 22,1% so với cùng kỳ năm 2013.

    Bỏ bánh, vào bếp

    Điều đáng lo là dù tăng trưởng nhưng hiện nay, với sự thay đổi chiến lược của đối tác Mondelez International, các sản phẩm khác của Kinh Đô không còn được "đứng chung" với bánh kẹo. Một nhà phân phối sản phẩm Kinh Đô tại Phú Nhuận cho biết, hiện nhà đầu tư đến từ Mỹ Mondelez International đã áp dụng chính sách phân phối mới các loại bánh kẹo.

    Các đại lý được áp dụng mức chiết khấu thấp hơn nhưng bù lại, đại lý không phải lo tiếp thị, tìm khách hàng mà mọi việc đã được Mondelcz International đảm trách. Nhà phân phối chỉ phải làm thế nào để bán hàng nhanh nhất và thu hồi công nợ sớm nhất. Với chính sách này, các đại lý không thể cạnh tranh bằng phương thức bán phá giá như đã từng diễn ra trên thị trường.

    Không chỉ thay đổi trong chính sách bán hàng, chính sách nhân sự của Kinh Đô cũng được tái cấu trúc. Dù đang có những thay đổi trong hoạt động nhưng Kinh Đô vẫn tin tưởng vào sự phát triển của Tập đoàn.

    "Kinh Đô không tham gia thì thôi nhưng nếu đã quyết định bước chân vào ngành hàng nào thì sẽ phải ở top 3", ông Trần Kim Thành, Chủ tịch Tập đoàn Kinh Đô thể hiện tham vọng khi tham gia các lĩnh vực mới. Top 3 mà ông Thành nói đến là 10% thị phần mì ăn liền trong 3 năm tới với doanh số từ 1.900 đến 2.500 tỷ đồng mỗi năm.

    Điều khiến ông Thành tự tin vào đầu tư của mình vì hiện nay, dung lượng ngành bánh kẹo khoảng 15.000 tỷ đồng trong khi thị trường thực phẩm đóng gói lên đến 193.000 tỷ đồng và riêng mì gói là 25.000 tỷ đồng.

    Hơn nữa, Việt Nam là thị trường tiêu thụ mì gói đứng thứ tư thế giới với tổng mức tiêu thụ năm 2013 lên đến 5,2 tỷ gói, tăng 21% so với 5 năm trước (theo số liệu của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới - WINA). Tiềm năng thị trường vẫn còn dành cho những DN đủ nguồn lực để khai thác.

    Không dừng lại ở mì gói và dầu ăn, Kinh Đô còn mở rộng chiến lược "tiến vào căn bếp Việt" với nhiều sản phẩm thiết yếu khác như nước chấm, cháo, phở ăn liền... mang thương hiệu KIDO. Đối với ngành hàng gia vị, theo ước tính, sức tiêu thụ của thị trường này vào khoảng 4.000 tỷ đồng và có tốc độ tăng trưởng rất cao ở cả thành thị và nông thôn.
    quocdai307 thích bài này.
  4. vominhhoangmr

    vominhhoangmr Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2015
    Đã được thích:
    458
    Khoảng 1 năm qua, KDC rớt giá từ 6x xuống 2x, Việc rớt giá KDC khả năng có chủ đích để tạo điều kiện cho việc mua bán thỏa thuận, một loạt các cổ đông cá nhận bán lại cho các tổ chức với số lượng lớn. Và cũng để việc mua lại 75 triệu CP quỹ không tốn quá nhiều chi phí.
    1. Kỷ nguyên vàng - Cổ phiếu vàng.
    20 năm gây dựng, KDC trở thành Công ty hàng đầu về lĩnh vực sản xuất và phân phối Bánh kẹo ở Việt Nam. Sau 20 năm, KDC quyết định chốt lãi 80% thương hiệu bánh kẹo để chuyển hướng hoạt động lĩnh vực thực phẩm đầy tiềm năng khác.
    Đây là chiến lược sáng suốt của BLD Kinh đô. Tại sao?
    Suy nghĩ đơn thuần trên phương diện NDT nhỏ lẻ, trên số liệu tài chính để thấy lợi ích của cổ đông hiện tại KDC,.
    Giả sử mảng bánh kẹo đem lại cho KD LN 500 tỷ/ năm, với việc bán thương hiệu với giá 6.000 tỷ thì KDC ứng trước 12 năm lợi nhuận.
    Trả cổ tức 200% trong 6 tháng cuối năm nếu so sánh với LS ngân hàng ( 6 tháng 3,5%) hiện tại thì NDT được hưởng gấp 13 lần gửi Ngân hàng.
    Như vậy, kỷ nguyên vàng của KDC chính thức được hái, Ông chủ KDC cần 20 năm để hái quả thì NDT chỉ cần vài tháng để hưởng thành quả trên. KDC chính là CP vàng 2015.

    2. Chu kỳ hoàng kim mới.
    Chu kỳ cũ chuẩn bị kết thúc được thay thế bằng chu kỳ mới: Dầu ăn , Thực phẩm. Thị trường 10 tỷ đô đang chờ KDC khai thác.
    KDC chính là 1 Mansan MSN thứ 2.

    - M&A.
    http://s.cafef.vn/kdc-158895/kinh-do-ky-ghi-nho-hop-tac-san-xuat-kinh-doanh-dau-co.chn
    http://s.cafef.vn/kdc-155699/kinh-d...e-wong-xay-nha-may-thuc-pham-tai-bac-ninh.chn
    Đặc biệt thâu tóm Vocarimex
    http://cafef.vn/doanh-nghiep/kinh-d...x-len-muc-chi-phoi-51-2014111114393159015.chn
    2015, KDC có EPS ~~ 30.000 , với giá hiện tại PE~~ 1,...
    Giá nào cho KDC khi các Blu đang giao dịch PE > 15.???
    10x-20x- hay 30x???????????
    quocdai307 thích bài này.
  5. vominhhoangmr

    vominhhoangmr Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2015
    Đã được thích:
    458
    https://www.shs.com.vn/News/2014725...u-tu-huy-dong-thanh-cong-hon-500-ty-dong.aspx
    Vocarimex: Một mình một chợ thị trường dầu ăn


    Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – Vocarimex gần như đang bao trùm thị trường dầu ăn Việt Nam với các sản phẩm dầu mè, Voca, Soby, Voca Cooking, SunGold, Ben3… Vocarimex đang sở hữu những công ty dầu ăn có thị phần đứng đầu thị trường đáp ứng 85% thị phần trong nước theo nhận định của VCBS. Cụ thể, Vocarimex có 4 công ty con bao gồm CTCP Dầu thực vật Tường An (HOSE: TAC), CTCP Dầu thực vật Tân Bình (Nakydaco), CTCP Trích ly Dầu thực vật (VOE), CTCP Thương mại Dầu thực vật (VOT), 3 công ty liên doanh gồm Công ty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè, Công ty Dầu thực vật Cái Lân, Công ty TNHH Mỹ phẩm LG VINA và 1 đơn vị liên kết là CTCP Bao bì Dầu thực vật (HOSE: VPK). Tổng giá trị đầu tư vào các đơn vị này tính đến cuối năm 2013 là hơn 1,230 tỷ đồng.

    Trong các đơn vị này, Tường An và Cái Lân có vốn điều lệ lớn nhất lần lượt 190 tỷ và 695 tỷ đồng. Trong đó, thông tin từ BCTC 2013, vốn đầu tư của Vocarimex vào Tường An là lớn nhất với giá trị 395 tỷ đồng, tương đương 51% vốn. Tiếp đó là khoản đầu tư 373 tỷ đồng, tương đương với 32% vốn vào Cái Lân (tuy nhiên, Vocarimex cung cấp thêm thông tin đến cuối năm 2013 đã chuyển nhượng 8% vốn tại Cái Lân với số tiền 8 triệu USD. Sau khi chuyển nhượng thành công, vốn đầu tư của Vocarimex tại Cái Lân là hơn 13 triệu USD, tương đương 24% vốn điều lệ).



    Sơ đồ sở hữu của Vocarimex với các đơn vị thành viên tính đến cuối 2013
    http://image.*********.vn/2014/07/25/vocarimex-1.jpg
    Theo báo cáo của Euromonitor, thị trường dầu ăn tại Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng trưởng nhằm thay thế chất béo động vật. Trong năm 2013, dầu và chất béo có mức tăng trưởng khá cao 7% về khối lượng và 12% về giá trị. Trong đó, Cái Lân tiếp tục dẫn đầu thị phần dầu với tỷ lệ 37%, tiếp theo là Tường An và Golden Hope Nhà Bè chiếm thị phần lần lượt 19% và 11%.

    Cái Lân là công ty liên doanh giữa Vocarimex và Tập đoàn Wilmar (Singapore) với tỷ lệ sở hữu của Wilmar lên đến 68%. Cái Lân được thành lập năm 1996 với số vốn ban đầu 22 triệu USD và tổng vốn đầu tư tăng lên 138 triệu USD. Cái Lân sở hữu các nhãn hiệu chính là Neptune, Symply, Kiddy, Meizan, Cái Lân và Olivoilà.



    Các thương hiệu dầu ăn của Cái Lân (Calofic)
    http://image.*********.vn/2014/07/25/vocarimex-2.jpg
    CTCP Dầu thực vật Tường an (HOSE: TAC) có tiền thân là Nhà máy Dầu Tường An thuộc Công ty Dầu thực vật hương liệu mỹ phẩm Việt Nam được thành lập trước năm 1975. Đến tháng 10/2004, chuyển đổi thành CTCP Dầu thực vật Tường An và được niêm yết trên HOSE từ cuối năm 2006. Tường An sản xuất các sản phẩm với nhãn hiệu Dầu Cooking Oil, Dầu Vạn Thọ, Dầu Nành, Dầu Mè, Dầu Phộng…



    Các thương hiệu dầu ăn của Tường An
    http://image.*********.vn/2014/07/25/vocarimex-3.jpg
    Công ty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè thành lập năm 1992, là công ty liên doanh giữa tập đoàn Golden Hope Overseas Sendirian Berhad (thuộc Tập đoàn Golden Hope Plantations Berhad nhà sản xuất dầu cọ Malaysia, nay là Tập đoàn Sime Darby) và Vocarimex (Việt Nam). Sản phẩm chủ lực của công ty là Dầu ăn Marvela, Dầu Đậu Nành, Dầu Ông Táo, Dầu Olein.



    http://image.*********.vn/2014/07/25/vocarimex-4.jpg
    Các thương hiệu dầu ăn của Golden Hope Nhà Bè
    quocdai307gacondaysom thích bài này.
  6. vominhhoangmr

    vominhhoangmr Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2015
    Đã được thích:
    458
    KDC bước vào thị trường quy mô 200 nghìn tỷ
    Vì sao CTCP Kinh Đô (KDC) tham gia vào ngành hàng thực phẩm thiết yếu, phân khúc thực phẩm và gia vị? Cách thức cạnh tranh như thế nào trên một thị trường có quy mô đến gần 200.000 tỷ đồng này? Những câu hỏi đó của cổ đông KDC đã được Ban lãnh đạo Công ty giải đáp một cách thuyết phục tại ĐHCĐ vừa qua.

    Bước vào thị trường quy mô gần 200 nghìn tỷ đồng

    Ông Trần Quốc Việt, Phó tổng giám đốc KDC cho biết, là một trong những doanh nghiệp tham gia ngành hàng bánh kẹo từ lúc thị trường này còn sơ khai, sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, Kinh Đô đã trở thành thương hiệu bánh kẹo ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng Việt Nam, do đó, thương hiệu Kinh Đô sẽ tiếp tục đi cùng ngành bánh kẹo.

    Trọng trách thực hiện mục tiêu nằm trong Top 3 các ngành hàng thực phẩm thiết yếu ở Việt Nam sẽ được KDC giao cho KIDO Group. Lĩnh vực thực phẩm thiết yếu và gia vị có quy mô gần 200.000 tỷ đồng/năm, gấp 12 lần quy mô ngành bánh kẹo hiện nay, sẽ là lĩnh vực còn dư địa rất lớn để KDC khai thác.

    Để phát triển ngành hàng mới, KDC đã có bước chuẩn bị chiến lược trong vòng 5 năm, chuẩn bị nguồn lực từ nhân sự, hệ thống quản trị, vận hành, hệ thống phân phối và nguồn lực tài chính…, đảm bảo đủ lực cho sự phát triển của KIDO trong ngành hàng thiết yếu.

    “Việc tung sản phẩm mì gói, dầu ăn, hạt nêm trong thời gian qua là bước chúng tôi thăm dò tiềm năng thị trường, phản ứng của người tiêu dùng cũng như luật chơi của ngành. Sau thành công bước đầu của các sản phẩm mới, sắp tới, KDC sẽ chính thức đầu tư mạnh cho ngành hàng thiết yếu”, ông Việt cho biết thêm.
    quocdai307 thích bài này.
  7. tqh24

    tqh24 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    17.504
    Vậy cái thằng cổ đông lớn bán thỏa thuận cũng ngu vãi, bán giá thấp cho Cty :))

    Nếu bạn là cổ đông lớn, gây áp lực cho cty mua cp quỹ để bạn bán lại, vậy bạn muốn bán giá nào???:))
  8. vominhhoangmr

    vominhhoangmr Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2015
    Đã được thích:
    458
    ai bán thỏa thuận thì cũng đã bán hết rồi. giờ tổ chức nào cũng ôm hàng không bán vì biết công ty sắp hốt 29.5tr cổ phiếu trên sàn với giá 30 thì ai mà đi bán nữa. chỉ có lên sàn mà múc thôi
  9. vominhhoangmr

    vominhhoangmr Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2015
    Đã được thích:
    458
    Bán bánh kẹo vì tăng trưởng chưa đạt kỳ vọng

    Trong những năm gần đây, ngành bánh kẹo đã đi vào giai đoạn bão hòa, mức độ tăng trưởng không còn kỳ vọng như trước. Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam năm 2014, ngành bánh kẹo tăng trưởng so với năm 2013 là 10,65%, đạt 27 nghìn tỷ đồng (trong đó KIDO đã chiếm 30%). Thấp hơn so với mức 11,44% năm 2012 và 22,2% của năm 2011.
    Tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo trong giai đoạn 2010 – 2014 ước đạt 8-10% trong khi con số này trong giai đoạn 2006 – 2010 là 35%. BMI dự báo tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đến năm 2018 sẽ chỉ còn ở mức 7,9%.
    Vi vậy, một chiến lược đã được đưa ra là tập trung vào các lĩnh vực có mức tăng trưởng cao và nhiều dư địa thị trường hơn.KDCtiếp tục theo đuổi chiến lược Thực phẩm và Gia vị, thay vì chịu giới hạn của tính mùa vụ và quy mô thị trường nhỏ của mảng bánh kẹo.
    Lĩnh vực thực phẩm thiết yếu mà KIDO đang nhắm tới có dung lượng tới 192.000 tỷ đồng trong năm, gấp 8 lần so với mảng bánh kẹo. Do đó, việc chuyển giao ngành hàng bánh kẹo cho đối tác quốc tế sẽ tạo thêm nguồn lực cho việc thâm nhập vào mảng Thực phẩm và Gia vị - mảng có thị trường năng động và rộng lớn hơn.
    quocdai307 thích bài này.
  10. lipton2009

    lipton2009 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    25/05/2015
    Đã được thích:
    110

Chia sẻ trang này