'Keangnam bị ngưng tín dụng sau vụ thách cược 100 tỷ đồng'

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bantayphai11, 18/11/2008.

3512 người đang online, trong đó có 327 thành viên. 09:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 269 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. bantayphai11

    bantayphai11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2008
    Đã được thích:
    0
    'Keangnam bị ngưng tín dụng sau vụ thách cược 100 tỷ đồng'

    Trao đổi với VnExpress.net chiều 17/11, Chủ tịch Keangnam - Vina Ha Jong Suk, cho hay các khoản tín dụng dành cho tập đoàn bị ngưng lại sau khi có thông tin thách cược tiến độ công trình.

    - Đại diện phát ngôn của nhóm tác giả bức thư ngỏ tuyên bố sẵn sàng ký cam kết. Keangnam đã chuẩn bị như thế nào cho việc này?

    - Chiều 17/11, chúng tôi đã gửi công văn cho báo Cựu chiến binh Việt Nam, yêu cầu bên đề xuất ký kết công khai danh tính, chức danh, cơ quan chủ quản, và đảm bảo tài sản đưa ra ký kết ra sao. Thư ngỏ của nhóm tác giả gửi đến chúng tôi chỉ ký tên là nhóm độc giả của báo Cựu chiến binh Việt Nam.

    Chúng tôi tin có thể làm những gì đã cam kết. Nhưng trước khi chúng tôi đến ký kết, bên thách cược cần đáp ứng yêu cầu công khai danh tính. Chúng tôi sẽ không ký kết với một tập thể nào đó mù mờ danh tính.

    Trong việc ký kết này, không phải chúng tôi mang danh dự công ty ra để thắng thua, việc cam kết 100 tỷ đồng cũng không liên quan đến lợi ích cá nhân. Nhưng có vẻ họ muốn mang Keangnam ra làm trò đùa. Để bảo vệ quyền lợi và uy tín của mình, chúng tôi sẽ đáp ứng yêu cầu của bên thách thức.

    - Ông lường trước như thế nào phản ứng của các cơ quan quản lý, như Thành phố Hà Nội, về việc ký cam kết?

    - Qua thông tin trên báo chí mấy ngày nay, chắc là thành phố cũng đã biết rõ về vụ việc. Tất cả sự chuẩn bị là về phía báo Cựu chiến binh, họ sẽ báo cáo thành phố. Keangnam chỉ là bên nhận lời tham gia ký kết.

    - Việc Keangnam đề xuất đặt cọc bằng căn hộ, mà không phải bằng tiền mặt được đánh giá là không công bằng. Ông nghĩ sao?

    - Đặt cọc bằng căn hộ là việc bình thường. Chúng tôi đang thi công nên cần nhiều vốn. Nếu lấy tiền ra để đặt cọc cho vụ cam kết, thì Keangnam sẽ không làm. Sau này khi công trình hoàn thành, sẽ có chung cư để bán, và được quy ra tiền mặt. Mặt khác, khắp thế giới đang khủng hoảng, lấy đâu ra nhiều tiền mặt để có thể vừa đầu tư, vừa đi ký cam kết. Hiện các doanh nghiệp xây dựng muốn vay vốn, cũng chưa thể vay ngay.

    - Keangnam cam kết hoàn thành phần xây thô vào tháng 10/2010, dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Nhưng sẽ chào mừng ngày lễ như thế nào với các tòa nhà xây thô?

    - Chúng tôi tự tin sẽ hoàn thành tiến độ đúng cam kết. Tất cả công trình cao tầng muốn đúng tiến độ đều phải thi công 24/24, chứ không phải là 8 giờ mỗi ngày. Hoàn thiện được toàn bộ công trình là điều ai cũng mong muốn, nhưng để làm được hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố.

    Với cấu trúc của dự án Keangnam, xây thô không có nghĩa là chỉ toàn ximăng sắt thép, phủ đầy bụi, và chưa sử dụng được. Do cấu trúc bằng kính khung nhôm, nên nhìn từ ngoài như đã hoàn thiện, và tạo nên bộ mặt của công trình. Đến thời điểm đó, từ tầng 1 đến tầng 20, cộng với tầng 70 của tháp 70 tầng đã hoàn thiện và được đưa vào sử dụng. Hơn nữa, ngay từ đầu dự án Keangnam không nằm trong hạng mục 1.000 năm, bắt buộc sử dụng trong dịp đó, mà nhà đầu tư muốn hoàn thành vào dịp đó mà thôi.

    - Keangnam đề xuất ký cam kết với đặt cọc bằng căn hộ chưa xây, và chỉ hứa hoàn thiện phần xây thô. Như vậy trong mọi trường hợp, Keangnam vẫn là phía có lợi?

    - Những người không đầu tư thì không hiểu được Keangnam cần bỏ ra bao nhiêu tiền để đầu tư vào dự án. Chúng tôi không mường tượng được là lại mang tiền dành cho đầu tư ra làm trò đùa. Chúng tôi không thừa vốn để làm việc đó.

    - Có thông tin Keangnam đang có khó khăn, nhất là khi khủng hoảng tài chính đang tác động mạnh đến khu vực Đông Á. Làm thế nào để các ông huy động đủ vốn phục vụ công trình?

    - Chính vì có thông tin về vụ cam kết mấy ngày gần đây mà chúng tôi có khó khăn. Các khoản tín dụng lẽ ra đã chuyển cho Keangnam, nhưng nay chưa được chuyển ngay, mà họ đang yêu cầu chúng tôi giải trình. Khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến nhiều nước, nếu nói không ảnh hưởng là không đúng. Nhưng cũng như Việt Nam đã vượt qua được, thì Hàn Quốc cũng trụ được.

    Nguồn vốn giải ngân của chúng tôi đều đã được báo cáo lên UBND TP Hà Nội và các ban ngành liên quan, như Sở Tài chính. Keangnam hoàn toàn không có vấn đề về vốn. Các cơ quan này có đủ thẩm quyền để trả lời về việc Keangnam có đủ tiềm lực về vốn hay không.

    - Ông nói sao về thông tin nhà đầu tư Hàn Quốc có khó khăn và rút vốn về, trong đó có Keangnam?

    - Tôi không biết thông tin đó có từ đâu. Nhưng bây giờ Keangnam muốn bỏ dự án cũng không được, bởi chúng tôi đã nộp tiền thuê đất đầy đủ cho ngân sách. Đến thời điểm này tất cả chi phí chúng tôi cũng đều trả hết rồi, có muốn nhượng cho nhà đầu tư khác thì cũng khó.

Chia sẻ trang này