Kênh tăng giá mạnh trên HNX_HSX

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lochv135, 05/05/2012.

9049 người đang online, trong đó có 1069 thành viên. 11:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2222 lượt đọc và 27 bài trả lời
  1. lochv135

    lochv135 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    140
    Kênh tăng giá mạnh trên HNX_HSX

    I/Nhận định thị trường:
    Hình mình họa cho HNX_HSX, khi mà trendline nâng đỡ tốt trong suốt thời gian dài, dù đã trãi qua 4 nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn cùng lý thuyết Fibonacci _38,2 tỏa ra tác dụng.

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    Dự báo:
    HNX và HSX sẽ tiếp tục chinh phục đỉnh cản sắp tới và hướng đi của giá đang tạo thành kênh giá tăng mạnh sắp tới.
    Nhóm ngành: chứng khoán_dầu khí_Penny kì vọng tạo ra sinh lợi bình quân cao hơn những ngành khác.

    II/Góc suy ngẫm:
    [FONT=&quot].Sự khác nhau giữa đầu tư và đầu cơ :[/FONT][FONT=&quot]

    - Đầu tư là đánh giá sự thay đổi tăng trưởng để mua cổ phiếu còn đầu cơ là đánh giá sự thay đổi trong cung cầu để tiến hành mua bán cổ phiếu

    - Đầu tư là "vui" với cổ phiếu còn đầu cơ là "vui" với giá cổ phiếu

    - Nguyên tắc cơ bản của đầu tư là " nắm giữ dài hạn và phân tán rủi ro".Tuy nhiên thực tế không có mấy nhà đầu tư thực hiện đúng như vậy. Hầu hết các nhà đầu tư đề nghĩ đến lợi nhuận ngày mai hơn lợi nhuận 1 năm sau.Nếu như vậy những người này phải được gọi là nhà đầu cơ[/FONT]
    [FONT=&quot]Dạng PATTERN :[/FONT][FONT=&quot] (Minh họa sau)
    - Từ lúc mua cổ phiếu tới lúc bán cổ phiếu có tất cả 15 dạng.Khi mua (input) có 3 dạng và khi bán (output) có 5 dạng.Tổng cộng 15 dạng
    - 3 dạng input là : mua dũng cảm (mua khi giá đang giảm) , mua kỳ vọng (mua khi giá đi ngang) và mua đuổi (mua khi giá đang tăng).Hầu hết thất bại của các nhà đầu cơ là do mua dũng cảm.Các nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng thường mua dũng cảm nhưng cũng có trường hợp thất bại do không mua đúng đáy
    - 5 dạng output : sau khi mua giá giảm, sau khi mua giá tăng, sau khi mua giá đi
    ngang, sau khi mua giá tăng rồi giảm, sau khi mua giá giảm rôi tăng

    [/FONT][FONT=&quot] Sai lầm lớn của nhà đầu tư[/FONT][FONT=&quot]
    Nguyên tắc cơ bản của đầu tư chứng khoán là “mua rẻ bán đắt” nhưng lại có nhiêu
    nhà đầu tư hiểu nhầm thành “Cứ mua rẻ thì có thể bán được đắt”

    3 nguyên nhân gây lỗ chính
    Nhà đầu tư mua cổ phiêu vì kỳ vọng thị trường sẽ tăng lên trong tương lai.
    Tuy nhiên thực tế thì nhiều khi lại không đúng như kỳ vọng. Nếu ta chiến thắng
    thì phải có 1 ai đó thua và thị trường trong ngắn hạn là Zero sum tức là tong thắng
    bại = 0.

    3 nguyên nhân chính dan tới sự thất bại của nhà đầu tư là :
    - Nhầm về xu hướng thị trường (trend)
    - Nhầm vê thời gian mua-bán(timing)
    - Nhầm vê thông tin
    Hầu hêt những thất bại là bắt nguồn từ nguyên nhân đánh giá sai về trend. Nhà đầu tư cho rằng cổ phiếu sẽ lên và mua vào, thực tế sau đó giá cổ phiêu lên nhưng họ lại cho rằng còn lên nữa. đáng tiếc là giá cổ phiếu đã tới đỉnh và tuột dốc dẫn đến thất bại

    [/FONT][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Đầu tư ngắn hạn hay dài hạn là do thị trường quyết định chứ không phải nhà đầu tư.[/FONT]
    [FONT=&quot]Mục đích của nhà đầu tư là tăng lợi nhuận chứ không phải là nắm giữ cổ phiếu dài hạn. Nhiều nhà đầu tư nói sẽ nắm giữ cổ phiếu 3 năm . Sau khi mua được 1-2 tháng , xuất hiện những tin tốt kéo giá cổ phiếu tăng gấp 2 lần , nhà đầu tư sẽ tiếp tục mỉm cười và nắm giữ . Nhưng ngược lại, nếu xuất hiện những tin xấu như công ty làm ăn thua lỗ, sắp phá sản hoặc thị trường phản ứng mạnh với tin tức vĩ mô xấu thì đa số những nhà đầu tư đó cũng sẽ bán ngay cổ phiếu để giảm thiểu tổn thất. Tóm lại nhà đầu tư phải theo xu hướng thị trường thì mới tồn tại. [/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Giá tăng là do phản ứng mua dạng dây chuyền[/FONT][FONT=&quot]

    Nếu xác định thời gian không chuẩn , mua cổ phiếu vào giai đoạn cuối cùng của phản ứng dây chuyền thì dù cho công ty có hoạt động tốt đến đâu , triết lý kinh doanh có hay đến đâu thì giá cổ phiếu sau khi chạm đỉnh sẽ tuột dần

    Nếu mất đi sự hứng thú , ưa thích của nhà đầu tư thì cần phải có 1 time để làm lành vết thương đó. Vì vậy mới có câu châm ngôn : " Đỉnh 3 ngày , đáy 100 ngày".
    [/FONT]
    [FONT=&quot]ĐẦU TƯ THUẬN XU THẾ HAY ĐẦU TƯ NGHỊCH XU THẾ ???[/FONT]
    [FONT=&quot]Hành động nhà đầu tư mua khi xu hướng giá cổ phiếu đang giảm (rơi vùng downtrend/phá kênh giá) và bán ra khi giá đang tăng gọi là đầu tư nghịch xu thế. Hành động đầu tư này là nguy hiểm nhất bởi vì để thay đổi xu hướng (trend) thì cần phải có các thông tin tốt và khối lượng đủ lớn đi kèm với hành động đẩy giá (do tâm lí nhà đầu tư quyết định). Hành động này đi ngược lại với trend. [/FONT]
    [FONT=&quot]Ngược lại, đi theo xu thế của trend (mua khi xu hướng giá tăng, bán khi giá giảm) gọi là đầu tư thuận và là cách nghĩ cơ bản của Phân tích kỹ thuật.
    [/FONT][FONT=&quot]_ [/FONT][FONT=&quot]Phân tích trend: phương pháp đánh giá xem giá tăng hay giảm[/FONT][FONT=&quot]_[/FONT][FONT=&quot]Phân tích cycle (tạm gọi là các dao động dạng sóng nhỏ). [/FONT]
    [FONT=&quot]_[/FONT][FONT=&quot]Phân tích cung cầu: phương pháp đánh giá độ ưu thích.
    _ [/FONT][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Phân tích Pattern: phương pháp dự đoán tương lai dựa vào Pattern quá khứ.

    [/FONT]Vì vậy giới phân tích kỹ thuật còn phải dùng chỉ báo PTKT nào đủ độ tin cậy để giao dịch theo chúng. Có lẽ chỉ có thời gian tích lũy kinh nghiệm tham gia thực tế và kiểm chứng chúng trên đồ thị mới tạo nên sự khác biệt của "kỹ năng phân tích kỹ thuật".
    [FONT=&quot] III.Tin tức:[/FONT][FONT=&quot]
    [/FONT]
    '- Ngày 2/5/2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có công văn số 2650/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD) về việc cho vay ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu. Theo đó, trường hợp doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu năm 2012 có nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ để thanh toán mà không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất - kinh doanh thì TCTD được xem xét cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ theo quy định tại Thông tư số 03/2012/TT-NHNN. Việc cho vay đối với nhu cầu vốn này được thực hiện đến hết ngày 31/12/2012. - Theo thông báo của các công ty gas trong nước như PetroVietnam gas, Saigon Petro… giá gas bán lẻ sẽ giảm 35,000 đồng/bình 12kg. Như vậy giá bán lẻ gas tới tay người tiêu dùng sẽ chỉ còn khoảng 370,000 đồng/bình 12kg. Giá gas bán lẻ trong nước giảm mạnh là do giá gas trên thị trường thế giới diễn biến theo xu hướng giảm. Hiện giá gas trên thế giới tiếp tục giảm 140 USD/tấn so với giá tháng 4, xuống còn 852.5 USD/tấn.
    [FONT=&quot] III.Các chính sách:[/FONT]
  2. lochv135

    lochv135 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    140
    Có lẽ ai cũng hiểu rằng tâm lý đầu tư có vai trò quan trọng thế nào đến TTCK và đến quyết định của những nhà đầu tư. Nhất là đối với một TTCK trẻ và dễ biến động như TTCK VN thì yếu tố tâm lý luôn được coi là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến biến động của các cổ phiếu trên sàn giao dịch. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu được phải làm thế nào để có thể nhận định tâm lý thị trường một cách chính xác và tốn ít thời gian nhất. Một số khóa học về kinh tế như Fulbright cũng có giảng dạy về Tâm lý thị trường nhưng thường chỉ rất sơ sài và thiên về các nghiệp vụ phân tích tài chính đôi khi làm chúng ta khó hiểu.

    Vì những lý do trên, tôi xin mở chuyên mục này để chúng ta cùng nhau trao đổi qua đó có thể có cái nhìn đúng đắn hơn về Tâm lý đầu tư và công việc Phân tích tâm lý đầu tư trong Đầu tư chứng khoán.

    Về cơ bản, có thể nói Tâm lý đầu tư được chia ra làm 3 dạng chính: Hưng phấn, Dè dặt và Bi quan. Tùy vào từng giáo trình khác nhau mà người viết có thể chia nhỏ thêm hay có những cách gọi khác nhau, nhưng để cho đơn giản, chúng ta nên thống nhất sử dụng 3 dạng đó trong các bài viết của mình. Trong 3 dạng trên, chúng ta có thể chia Hưng phấn ra làm 2 mức nữa: Mức cao và Mức thấp, Bi quan cũng được chia ra như vậy. Từ đó, chúng ta có 5 dạng tâm lý đầu tư chính trong TTCK Việt Nam hiện nay và có thể nhận định cũng như đánh giá ảnh hưởng của nó đến TT CK.

    I, Tìm kiếm thông tin về tâm lý đầu tư ở đâu:

    Tâm lý của một nhà đầu tư tài chính nói chung là không kiên định, điều này cũng dễ hiểu vì "đồng tiền đi liền khúc ruột", không một thông tin, không một tin đồn hay một bài báo nào lại không có ảnh hưởng đến tâm lý đó. Tùy vào việc nguồn thông tin đó là gì, mức độ ảnh hưởng của thông tin đó là bao nhiêu nào và thị trường hiện tại đang trong giai đoạn như thế nào sẽ quyêt định đến việc nhà đầu tư bị ảnh hưởng thế nào bởi những thông tin ấy.

    Trước hết, hãy nói về nguồn thông tin: Nguồn thông tin có ảnh hưởng lớn nhất và rộng nhất là những nguồn thông tin quen thuộc nhất. Đối với các ngành kinh tế khác, đó là Truyền hình, là các báo truyền thống như Nhân dân, Lao động, .... Đối với Đầu tư chứng khoán, đó trước hết là thông tin được đăng tải trực tiếp trên website của Ủy ban chứng khoán nhà nước, các sở giao dịch chứng khoán, các trung tâm giao dịch chứng khoán lớn; tiếp đó phải kể đến các tờ báo điện tử như Vn Economy, Thời báo kinh tế sài gòn, Đầu tư chứng khoán, Viet nam net và một vài tờ báo chuyên vê tài chính khác. Có lẽ các bạn sẽ hỏi tôi tại sao lại không phải là Truyền thanh hay Truyền hình, tại sao không phải là một tờ báo giấy hay một tờ báo mang phong cách truyền thống. Đó là vì trong Đầu tư chứng khoán, thời gian dành cho mỗi người đều rất eo hẹp, bạn sẽ rất khó lòng ngồi xem hết chương trình thời sự dài gần 1 tiếng đồng hồ và đợi đến Bản tin tài chính, bạn cũng không có thời gian để ra phố mua một vài tờ báo giấy rồi ngồi một chỗ nào đó để xem trong khi biết rằng nếu đọc báo điện tử sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều. Hơn nữa, do môi trường làm việc, các Trader chủ yếu làm việc trên mạng Internet, thế nên với họ, việc tìm một bài báo nào đó trong hàng ngàn trang báo điện tử còn dễ dàng hơn việc tìm nó trong 10 tờ báo giấy xuất bản hàng ngày rất nhiều. Vì vậy, khi bạn đọc thấy một tin tức nào đó được đăng tải trên một trong các phương tiện nói trên, hãy hiểu rằng nó chính là nhân tố tác động lên Tâm lý đầu tư chứng khoán.

    Một nguồn thông tin nữa cũng không kém phần quan trọng: Đó là các diễn đàn, các cuộc trao đổi giữa những Trader với nhau. Tuy không có ảnh hưởng lớn và rộng như nguồn thứ nhất, nhưng với cộng đồng các nhà đầu tư chứng khoán hoạt động trong các diễn đàn đó, thì đây lại là một nguồn thông tin có ảnh hưởng nhiều nhất. Hãy thử tưởng tượng, một đất nước có trung bình 50.000 người tham gia vào việc đầu tư tài chính, bao nhiêu trong số đó có ít nhất một lần tham gia vào các trang web, các diễn đàn về chứng khoán. Câu trả lời có lẽ là đến gần 100%. Và, làm một phép tưởng tượng nữa, nếu là bạn, khi bạn đọc thấy một thông tin nào đó từ Trung tâm giao dịch chứng khoán, từ các tờ báo về tài chính mà bạn còn có những điểm chưa rõ hoặc nghi ngờ, bạn sẽ làm thế nào để chắc chắn mình quyêt định đúng. Câu trả lời có lẽ là: Tham khảo ý kiến của các nhà đầu tư khác, và chỉ có hai kênh thông tin để bạn làm việc này: Trao đổi trực tiếp qua điện thoại, qua các buổi gặp mặt, qua Yahoo và gián tiếp qua các diễn đàn, các trang web về chứng khoán. Kênh thông tin thứ nhất mang tính cá nhân, chúng ta rất khó để tiếp cận hay khai thác nó vào mục đích của mình. Vậy thì chỉ còn kênh thông tin thứ 2: Các trang web và diễn đàn về chứng khoán.

    Nhiều nhà đầu tư lướt sóng đã bị thua lỗ trong đợt giảm điểm vừa qua. Liệu họ có rút khỏi thị trường?
    Sự biến động bất thường của thị trường mang đến cho nhà đầu tư nhiều cơ hội kiếm lời nhưng cũng ẩn chứa không ít rủi ro. Trải qua nhiều thăng trầm nhất là những nhà đầu tư lướt sóng. Tuy nhiên, sau bao lần bị sóng vùi dập, họ vẫn không cam tâm rời bỏ thị trường.
    Không nỡ buông
    Sau đợt thị trường giảm điểm sâu trong tháng 7.2010, anh Mai Hoàng Gia, nhà đầu tư tại Sàn HSC (TP.HCM) chẳng màng lên sàn vì “hễ nhắc đến chứng khoán là nhức đầu!”. Tháng 6 vừa qua, anh mua cổ phiếu DBC (Công ty Cổ phần Dabaco Việt Nam) với giá 48.000 đồng/cổ phiếu. Vài tuần sau, DBC bất ngờ giảm mạnh còn 30.000 đồng/cổ phiếu.
    Lo ngại cổ phiếu có thể giảm sâu hơn nữa, anh đã bán hết với giá sàn. Thương vụ này làm anh lỗ gần 40% vốn. Không cam tâm, anh Gia đang tính đến chuyện quay trở lại thị trường. Anh đang thăm dò một số cổ phiếu nhỏ và trung bình có khả năng tăng trưởng để đầu tư.
    Còn anh Tống Văn Dũng, nhà đầu tư sàn tại Sàn VNDS (TP.HCM), sau vài tháng án binh bất động, đã quyết định chuyển từ chiến thuật “sóng ngắn” sang “sóng dài”. Anh nói: “Trước đây, mình lướt vài ba phiên hoặc 1 - 2 tuần, nhưng nay thì có thể một vài tháng. Chiến thuật này vừa an toàn, vừa có khả năng gặp sóng lớn nhiều hơn”.
    Theo anh Tuyển, một nhà môi giới chứng khoán tại quận 1 (TP.HCM), có đến 90% nhà đầu tư lướt sóng anh từng hỗ trợ bị thua lỗ. Có nhiều nguyên nhân khiến các nhà đầu tư lướt sóng bị sóng đè như mua bán theo cảm tính, phân tích nửa vời, cắt lỗ không đúng lúc.
    Đặc biệt là khi có sóng, họ chỉ theo nửa chừng nên lợi nhuận thấp. Chẳng hạn, vào tháng 2.2009, khi VN-Index thiết lập đáy 235 điểm (24.2), sóng lớn xuất hiện cho đến tháng 10, tháng 11, đẩy chỉ số lên hơn 600 điểm. Nếu theo tới cùng, nhà đầu tư lướt sóng có thể thu được mức lợi nhuận hơn 150%. Nhưng thực tế có mấy nhà đầu tư lướt sóng đủ kiên nhẫn để theo đến đỉnh?
    Ông Nguyễn Huy Cường, Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS), cho rằng, chuyện thua lỗ trên thị trường chứng khoán không chỉ xảy ra ở nhà đầu tư lướt sóng mà nhiều nhà đầu tư dài hạn cũng ít nhiều ngậm đắng khi thị trường biến động.
    “Điều quan trọng là từng bước nắm được quy luật của thị trường để đầu tư hiệu quả hơn. Đối với nhà đầu tư lướt sóng, để hạn chế rủi ro, số tiền đầu tư không nên quá lớn so với lượng tiền mình có”, ông nói.
    Nhà đầu tư lướt sóng: Anh là ai?
    Theo ông Cường, Sacombank-SBS, nhà đầu tư lướt sóng là yếu tố cần thiết cấu thành nên thị trường chứng khoán, vì họ là những người tạo ra thanh khoản thường xuyên cho cổ phiếu.
    Ông khái quát nhà đầu tư lướt sóng thành 3 loại chính. Loại thứ nhất mua bán theo kỹ thuật, tức quan sát các chỉ số, biểu đồ và tín hiệu thị trường. Loại thứ 2 chỉ quan tâm đến sự xuất hiện của những con sóng. Hễ có sóng là họ nhảy vào. Cuối cùng là những người đầu tư theo “đỉnh”. Các nhà đầu tư này không quan tâm đến một cổ phiếu nhất định nào. Hễ thấy mã cổ phiếu nào có giá tăng trần 1 - 2 phiên là họ mua ngay. Trong trường hợp giá giảm trở lại, dù giảm sàn, họ cũng bán ra.
    “Dù chiến lược đầu tư có khác nhau, nhưng nhà đầu tư lướt sóng ít nhiều cũng kiếm được lợi nhuận. Bên cạnh các thông tin chung được công bố, người nào có mối quan hệ rộng, nắm bắt thông tin nhanh, chính xác sẽ chiếm được ưu thế”, ông Cường nói.
    Ở Việt Nam, 90% nhà đầu tư lướt sóng là nhà đầu tư cá nhân. Bởi thế, các giao dịch của họ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tạo lập xu hướng thị trường. Khi xuất hiện thông tin tiêu cực, thanh khoản trên thị trường lập tức sụt giảm nghiêm trọng, hình thành xu hướng xấu cho những phiên sau. Ngược lại, mỗi lần có thông tin tốt thì thị trường lại bùng phát. Những lệnh mua ATO, ATC (mua bằng được ở giá mở cửa và giá đóng cửa) dồn dập đổ vào, bất kể giá trần.
    Ông Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư Tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM, nhận định: “Đặc điểm của nhà đầu tư lướt sóng hiện nay là thường bị cuốn vào những giao dịch trong ngắn hạn, trong khi chưa xác định rõ xu hướng thị trường. Họ phản ứng quá mức đối với thông tin vì khả năng định tính, định lượng thông tin không tốt, khiến bản chất thị trường chưa được phản ánh một cách thực sự”.
    Tại Việt Nam, 2 từ “lướt sóng” thường dùng để chỉ các nhà đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên, theo ông Chí, Đại học Kinh tế TP.HCM, nên hiểu lướt sóng là những nhà đầu tư mua bán thường xuyên, những người kinh doanh cổ phiếu trong ngắn hạn.
    Ông cho biết, giới đầu tư lướt sóng ở thị trường chứng khoán Mỹ rất đông, nhưng nhà đầu tư cá nhân không nhiều. Các công ty quản lý quỹ, công ty tài chính sẽ đảm nhận trách nhiệm kiếm tiền cho họ thông qua chứng chỉ quỹ hoặc hình thức ủy thác đầu tư. Chiến lược của các tổ chức này là giảm giá vốn trên danh mục đầu tư bằng cách gia tăng lợi nhuận liên tục. Nghĩa là chỉ cần thấy có lãi là họ giao dịch ngay. Bởi vậy, việc nhà đầu tư trong nước nhìn khối ngoại để giao dịch chỉ dẫn đến những quyết định sai lầm và họ chính là người phải gánh chịu tổn thất.
    Hơn nữa, có thể thấy, khối lượng và giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, dù mua ròng hay bán ròng, cũng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ so với toàn thị trường.
    Kết quả nghiên cứu về “Tài chính hành vi” do ông Chí thực hiện cho thấy mỗi nhà đầu tư có từ 2 tài khoản trở lên. Chính việc phân chia tài khoản này dẫn đến hiện tượng nhà đầu tư lướt sóng bán thành quả quá sớm trong khi chấp nhận lỗ lâu dài, nhất là khi thị trường chưa rõ xu hướng. Nhìn trong ngắn hạn, nhà đầu tư lướt sóng nào cũng ít nhiều có lãi, nhưng xét toàn cục thì ngược lại.
    “Tuy nhiên, thị trường chứng khoán là một nơi hấp dẫn để kiếm tiền, nhà đầu tư lướt sóng sẽ không dễ dàng rời bỏ dù có thất bại đến bao nhiêu lần. Khi mức giá đủ mức kích thích lòng tham nhà đầu tư, thị trường sẽ sôi động trở lại”, ông Chí cho biết thêm.
  3. lochv135

    lochv135 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    140
    Những bài viết hay..gửi ACE F319 tham khảo:


    Nhà đầu tư chứng khoán thông minh, anh là ai?

    Họ mua vào thời điểm mà các tay lướt sóng tháo chạy (thị trường sợ hãi), và khi người ta tham cũng là thời điểm họ chốt lãi, sau đó âm thầm rời khỏi thị trường. (taduycuong)
    > Câu chuyện về sói và cừu

    Tôi viết bài này với mục đích cung cấp thêm một góc nhìn về yếu tố tâm lý của thị trường chứng khoán Việt Nam. Dựa trên những kinh nghiệm có sẵn của các nhà đầu tư hiện tại và biết thêm về tâm lý đầu tư. Hy vọng rằng điều này sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế được một
    phần nhỏ rủi ro khi tham gia vào thị trường chứng khoán.

    Nhà đầu tư tham gia vào thị trường gồm nhà đầu tư ngắn hạn (lướt sóng), nhà đầu tư trung hạn và dài hạn. Thông thường những nhà đầu tư dài hạn có năng lực tài chính tốt, nhưng chỉ chiếm số ít. Nhà đầu tư lướt sóng bị cám dỗ bởi lợi nhuận trước mắt. Họ bước vào thị trường với hành trang chứa đầy lòng tham và sự sợ hãi. Phần lớn nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đều sở hữu thuộc tính này.

    Khi thị trường chạm đáy, không có bao nhiêu tay lướt sóng dám bước vào thị trường. Cơ hội đẵ bị che chắn bởi 2 yếu tố xuất hiện cùng lúc: "lòng tham" - sự sợ hãi. "Tham" vì kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ còn giảm, sợ hãi vì sợ chưa mua trúng đáy. Qua thời gian khi xu hướng tăng đã hình thành, điều này đã làm họ yên lòng và các tay lướt sóng khăn gói nhập cuộc. Bên cạnh đó, những nhà đầu tư ở các thị trường khác như bất động sản, vàng, ngoại tệ, tín dụng... cũng nhận thấy lợi nhuận tiềm tàng ở thị trường chứng khoán và tham gia.

    Thị trường chứng khoán không giới hạn số lượng nhà đầu tư cũng
    như lượng tiền bơm vào. Nhưng số lượng cổ phiếu có giới hạn, hoặc có biến đổi nhưng rất ít trong ngắn hạn. Khi cung cầu thị trường mất
    cân bằng (cầu lớn hơn cung), thị trường đi lên là điều hiển nhiên. Và
    đây cũng là thời điểm lòng tham xuất hiện. Trước lượng cầu ào ạt khi nguồn cung nhỏ, thị trường liên tục "cháy hàng". Hiện tượng này khiến các tay lướt sóng vui sướng tột độ và luật "găm hàng" được
    thực thi bởi "lòng tham" đã phát triển cực đại.

    Bởi có chung suy nghĩ, có "lòng tham" như nhau nên sẽ có rất ít sự chia sẻ cơ hội giữa những nhà đầu tư ngắn hạn. Vậy ai sẽ là người đứng ra giải quyết sự đói khát về cổ phiếu trên thị trường tại thời điểm này? Cổ phiếu được họ mua từ khi nào? Tại sao họ chọn giải pháp bán mà không giữ lại? Lợi nhuận có được bao nhiêu? Và họ là ai? Chắc ai cũng có thể phác thảo ra chân dung của những nhà đầu tư
    này. Họ mua vào thời điểm mà các tay lướt sóng tháo chạy (thị trường sợ hãi), và khi thị trường tham cũng là thời điểm họ chốt lãi, sau đó âm
    thầm rời khỏi thị trường.

    Nếu bỏ những viên sỏi vào một cốc nước đầy, sẽ thấy lượng nước tràn ra khỏi cốc. Nếu sỏi biến thành bong bóng, bọt bong bóng sẽ có nguy cơ vỡ tan, khi ấy lượng nước trong cốc sẽ không còn đầy như xưa. Khi những nhà đầu tư thành công hoàn tất chu kỳ kinh doanh, họ sẽ không vội tham gia vào thị trường (lượng nước tràn ra khỏi cốc). Điều này sẽ đột ngột tạo nên sự thiếu hụt về lượng cầu, khi cầu giảm chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh về giá cổ phiếu, báo hiệu một cuộc tháo chạy mới trên thị trường.

    Sự sợ hãi càng tăng lên theo thời gian khi áp lực về lãi suất, các khoản vay phải trả, kỳ vọng lợi nhuận trên vốn đầu tư..., làm gia tăng xu hướng cắt lỗ. Thị trường "cắm đầu", bỏ lại những nhà đầu tư đang "ôm" một mớ cổ phiếu đỉnh kèm theo những cơn... đau đầu.
  4. lochv135

    lochv135 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    140
    Bí mật đằng sau giá cổ phiếu



    Suốt nhiều tháng nay, TTCKVN đi vào giai đoạn điều chỉnh sâu đã thử thách nhà đầu tư không ít. Theo nhiều chuyên gia thì đây là giai đoạn thích hợp nhất cho nhà đầu tư bổ sung kiến thức đầu tư chứng khoán để họ có thể hiểu hơn về những điều họ đang làm với chính khoản tiền của mình. Một ít kiến thức không bao giờ là đủ để đánh thắng thị trường. Rất nhiều người vẫn cho rằng đầu tư chứng khoán chẳng qua chỉ là một trò đánh bạc hợp pháp. Thắng- thua là do hên- xui. Tôi cũng không muốn tranh cãi nhiều, song hi vọng với những gì bài viết thể hiện sẽ có thể có tác động tích cực nào đó đối với suy nghĩ của nhiều nhà đầu tư.

    Các yếu tố điều khiển giá cổ phiếu


    Ai cũng biết giá cổ phiếu được quyết định bởi thị trường nơi mà cung - cầu gặp nhau, cung nhiều cầu ít thì giá sẽ thấp và ngược lại. Tuy nhiên cũng chẳng thể tìm được một công thức đầy đủ diễn tả chính xác sự di chuyển giá cả của các cổ phiếu, nhưng ít nhất chúng ta cũng biết được một số nguyên nhân khiến giá cổ phiếu lên hoặc xuống. Các nguyên nhân ấy được xếp thành 3 nhóm chính: các yếu tố cơ bản, các yếu tố kỹ thuật và xúc cảm của thị trường.

    Các yếu tố cơ bản tác động đến giá cổ phiếu .


    Trong một thị trường hiệu quả, giá cổ phiếu trước tiên sẽ được quyết định bởi các yếu tố cơ bản, thường thấy là sự kết hợp của: một căn cứ về thu nhập (earning base) (chẳng hạn như EPS ) và hệ số nhân giá trị( valuation multiple)( ví dụ như tỷ số P/E).

    Chủ sở hữu của cổ phần thường sẽ có quyền đối với thu nhập của cổ phần đó và giá trị thu nhập trên mỗi cổ phần EPS chính là phần giá trị mang về từ các khoản

    đầu tư của họ. Vì thế khi bạn mua một cổ phiếu thì có nghĩa là bạn đang mua một phần trong toàn bộ dòng thu nhập tương lai của doanh nghiệp ấy. Đó cũng là lý do vì sao xuất hiện hệ số nhân giá trị. Hệ số nhân giá trị chẳng qua chỉ nhằm mục
    đích xác định mức giá mà bạn sẵn sàng trả để sở hữu dòng thu nhập trong tương

    lai.


    Một phần trong thu nhập có thể được phân phối cho các cổ đông dưới dạng cổ tức, phần còn lại có thể được doanh nghiệp sử dụng để tái đầu tư vào các dự án tiềm năng. Dòng thu nhập trong tương lai bao gồm cả mức thu nhập hiện tại và tăng trưởng thu nhập kỳ vọng.
    Nói chung, hệ số nhân giá trị hay giá chứng khóan cũng chỉ là cách thể hiện giá trị

    của dòng thu nhập dự kiến trong tương lai chiết khấu về hiện tại.


    Căn cứ về thu nhập

    Mặc dù chúng ta đang sử dụng chỉ số EPS, tính theo phương pháp kế tóan để làm rõ nội dung của căn cứ về thu nhập, tuy nhiên vẫn có nhiều cách thức đo lường khác về khả năng thu nhập. Có khá nhiều tranh cãi cho rằng thước đo dòng tiền mới là thước đo chuẩn xác nhất cho căn cứ thu nhập. Ví dụ, dòng tiền tự do trên mỗi cổ phần được sử dụng một thước đo được cân nhắc lựa chọn như căn cứ về khả năng thu nhập.

    Việc đo lường khả năng thu nhập cũng tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Mỗi ngành khác nhau sẽ có những thước đo chuẩn cho riêng mình. Thông thường với các công ty đã tương đối lớn mạnh so với các công ty khác trong ngành thì thước đo lại là cổ tức trên mỗi cổ phần, tức là những gì mà các cổ đông thực sự nhận được.


    Hệ số nhân giá trị

    Hệ số nhân giá trị nhấn mạnh kỳ vọng của nhà đầu tư vào tương lai của doanh

    nghiệp. Như chúng ta đã nói từ trước, hệ số nhân giá trị được cơ bản dựa trên

    nguyên tắc chiết khấu dòng thu nhập tương lai về hiện tại. Do vậy, ở đây có hai yếu tố cần được xem xét, thứ nhất là tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng trong thu nhập và thứ hai là lãi suất được dùng để tính giá trị hiện tại của dòng thu nhập tương lai gọi là lãi suất chiết khấu. Một tỷ lệ tăng trưởng cao hơn sẽ cho một hệ số nhân giá trị cao hơn nhưng một lãi suất chiết khấu cao hơn sẽ cho một hệ số nhân giá trị thấp hơn.

    Đến đây câu hỏi đặt ra là: cái gì quyết định lãi suất chiết khấu? Yếu tố đầu tiên là rủi ro cổ phiếu. Thông thường với mỗi loại cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ cảm nhận mức độ rủi ro khác nhau. Một cổ phiếu được xem là rủi ro hơn sẽ có mức lãi suất chiết khấu cao hơn, do vậy sẽ có hệ số nhân giá trị thấp hơn. Yếu tố thứ hai chính là lạm phát. Lạm phát cao hơn thì sẽ có mức lãi suất chiết khấu cao hơn, hệ số nhân giá
    trị cũng sẽ thấp hơn vì dòng thu nhập tương lai sẽ kém giá trị hơn trong môi trường lạm phát cao hơn.

    Nói tóm lại, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá cổ phiếu bao gồm: Mức độ của thu nhập( thường được đo lường bằng EPS, dòng tìên trên mỗi cổ phần, cổ tức mỗi cổ phần…), tỷ lệ tăng trưởng thu nhập và lãi suất chiết khấu- yếu tố phụ thuộc vào rủi ro cảm nhận của nhà đầu tư và lạm phát của quốc gia.

    Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến giá chứng khóan


    Mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu chỉ có các yếu tố cơ bản mới khiến giá chứng khóan lên xuống. Các yếu tố kỹ thuật bao gồm hỗn hợp nhiều điều kiện ngoại tác có thể thay đổi mức cung, cầu của một loại cổ phiếu nào đó. Một vài yếu tố thì ảnh hưởng một cách gián tiếp đến các yếu tố cơ bản (thí dụ như tăng trưởng của nền kinh tế cũng có khả năng tác động đến tăng trưởng thu nhập của doanh nghiệp, dĩ nhiên là mối quan hệ cũng không thật sự rõ ràng lắm).

    Các yếu tố kỹ thuật bao gồm:

    Lạm phát: Chúng ta đã nhắc đến lạm phát như một trong các yếu tố đầu vào của hệ số nhân giá trị. Thế nhưng ngòai ra lạm phát còn có một sức điều khiển to lớn tòan bộ bối cảnh kỹ thuật. Thực tế đã chứng minh, lạm phát thấp có tương quan nghịch khá rõ ràng đối với việc giá trị cổ phiếu (lạm phát thấp, hệ số nhân giá trị cao và ngược lại).

    Thị trường, ngành và các đối thủ ngang tầm: Cổ phiếu các công ty có khuynh hướng đi cùng với thị trường và cùng với các doanh nghiệp ngang sức với nó. Một số công ty đầu tư thành công đã tranh luận rằng sự kết hợp của tòan thị trường và sự dao động của ngành dù cho có tương phản với sự thể hiện đơn lẻ của một doanh nghiệp thì chúng cũng sẽ quyết định phần lớn sự di chuyển của giá cổ phiếu. Thậm chí có nghiên cứu đề nghị rằng yếu tố thị trường giải thích 90% sự di chuyển giá
    cổ phiếu. Thế nhưng vẫn có trường hợp một viễn cảnh tệ hại đột ngột xảy ra đối

    với một loại cổ phiếu đơn lẻ thì nó cũng thường “ làm bị thương” các cổ phiếu đơn lẻ khác, kéo thấp mức cầu của tòan ngành. Dĩ nhiên đây vẫn là vấn đề đang gây nhiều tranh luận.

    Các cơ hội đầu tư thay thế: Các công ty phải cạnh tranh tìm kiếm sự đầu tư tiền vào cổ phiếu công ty mình với các lớp tài sản khác trong bối cảnh đầu tư tòan cầu. Các cơ hội đầu tư thay thế như trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ, bất động sản, cổ phiếu của doanh nghiệp nước ngòai… có thể là một nguyên nhân gây nên sự thay đổi trong cung- cầu đối với cổ phiếu trong nước. Mối quan hệ của
    mức cầu đối với cổ phiếu trong nước và các khỏan đầu tư khác thật sự cũng rất khó xác định, nhưng rõ ràng là nó đóng một vai trò không hề nhỏ. Nếu không thì với báo chí đã không tốn nhiều giấy mực đến thế khi viết về mối quan hệ giữa thị trường chứng khóan và thị trường bất động sản.

    Những giao dịch phát sinh : Những giao dịch phát sinh là những giao dịch mua bán cổ phiếu với động lực là một lý do nào đó nằm ngòai yếu tố giá trị nội tại của cổ phiếu. Những giao dịch này bao gồm cả các giao dịch bên trong nhằm mục tiêu

    quản trị, tức là chúng được thực hiện nhằm đáp ứng một mục tiêu quản trị danh mục đầu tư đã lên kế hoạch trước. Một ví dụ khác là các nhà đầu tư có tổ chức
    mua hoặc bán chứng khoán nhằm phòng ngừa rủi ro (hedge) cho các khoản đầu tư khác. Mặc dù những giao dịch này không chính thức nói lên việc” ủng hộ” hay “ chống lại” cổ phiếu, nhưng chúng cũng đã thật sự ảnh hưởng đến mức cung và cầu và do đó có thể ảnh hưởng đến sự di chuyển giá của cổ phiếu.

    Các yếu tố về nhân khẩu học: Một vài nghiên cứu quan trọng được thực hiện để nghiên cứu yếu tố cơ bản về nhà đầu tư (các nghiên cứu nhân khẩu học) đã cho thấy : Trong khi các nhà đầu tư từ trẻ đến trung niên là những nhà đầu tư rất háo hức kiếm tiền, họ có khuynh hướng thích đầu tư vào cổ phiếu bởi vì đây được xem là mảnh đất màu mỡ, thì các nhà đầu tư lớn tuổi hơn lại có khuynh hướng muốn
    rút ra khỏi thị trường cổ phiếu, tìm kiếm những cơ hội đầu tư an tòan hơn nhằm phục vụ cho kế hoạch hưu trí. Lý thuyết trên cũng cho biết khi tỷ lệ những nhà đầu tư từ trẻ đến trung niên chiếm tỷ lệ lớn hơn trong dân chúng đầu tư thì mức cầu cổ phiếu cũng gia tăng và hệ số nhân giá trị cũng cao hơn.

    Đường xu hướng: Thông thường các cổ phiếu sẽ di chuyển theo đường xu hướng ngắn hạn. Một mặt thì cổ phiếu sẽ thường di chuyển theo đường xu hướng, nếu xu hướng đi lên tích cực thì ”thành công nối tiếp thành công”, mặt khác đôi khi cổ phiếu cũng “cư xử” ngược với đường xu hướng. Thật không may, như vậy thì việc nhận dạng cổ phiếu đang nằm trong xu hướng nào hình như cũng không giúp ích
    gì nhiều trong việc tiên đoán tương lai.


    Khả năng thanh khoản: Thanh khỏan là một yếu tố rất quan trọng và đôi khi được xem là yếu tố quan trọng nhất. Thanh khoản cho thấy mức độ quan tâm và chú ý của nhà đầu tư đối với một cổ phiếu nào đó. Cổ phiếu của Wal- Mart là cổ phiếu có tính thanh khoản rất cao, các công ty nhỏ hơn, có mức vốn hóa thấp thì có tính
    thanh khỏan thấp hơn. Mức độ giao dịch cũng là một thước đo thanh khoản. Thanh

    khỏan cũng là mục tiêu mà hoạt động truyền thông doanh nghiệp hướng tới (đó

    chính là mức độ thu hút nhà đầu tư).


    Xúc cảm của thị trường: Xúc cảm của thị trường là muốn nói đến tâm lý của những người tham gia thị trường. Đây là yếu tố khó đo lường nhất. Xúc cảm thị trường thường có là tính chủ quan, sự a dua hùa theo hay còn gọi là tâm lý đám đông và sự cố chấp. Ví dụ, bạn có thể thực hiện một nhận định quan trọng về viễn cảnh tăng trưởng tương lai của cổ phiếu và tương lai thậm chí cũng ủng hộ bạn nhưng vào lúc đó, thị trường có thể đã nghĩ về những tin tức đang giữ giá cổ phiếu cao hoặc thấp và đôi khi bạn phải đợi một thời gian dài để các nhà đầu tư khác cũng chú ý đến những giá trị cơ bản như bạn.

    Xúc cảm thị trường được phát hiện ra thông qua một lĩnh vực mới trong tài chính có tên gọi : tài chính hành vi. Nó bắt đầu với giả định rằng các thị trường không phải lúc nào cũng hiệu quả và sự không hiệu quả này có thể được giải thích bằng tâm lý học và các khoa học xã hội khác. Rất nhiều ý kiến trong tài chính hành vi cho thấy rằng nhiều nhà đầu tư phản ứng mạnh hơn đối với nỗi đau khi bị thua lỗ hơn là niềm hạnh phúc khi kiếm được tiền lời và do đó nhà đầu tư có khuynh hướng cứ cố chấp mãi trong sai lầm. Sai lầm tiếp nối sai lầm!

    Thay lời kết:


    Các dạng nhà đầu tư khác nhau sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Nhà đầu tư ngắn hạn và các chuyên gia” lướt sóng” có khuynh hướng giống nhau và ưu tiên xem trọng các yếu tố kỹ thuật. Nhà đầu tư dài hạn thì lại xem trọng các yếu tố cơ bản và họ cũng nhận ra các yếu tố kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng. Những nhà đầu tư nào có lòng tin mạnh mẽ vào các yếu tố cơ bản có thể trung hòa với các yếu tố kỹ thuật thông qua sự tranh luận: các yếu tố kỹ thuật và xúc cảm thị trường có thể điều khiển thị trường trong ngắn hạn nhưng các yếu tố cơ bản sẽ thiết lập giá
    cổ phiếu trong dài hạn. Nhưng chúng ta cũng hi vọng rằng với sự phát triển đầy lý

    thú của lĩnh vực tài chính hành vi thì sẽ có thể giải thích được rõ ràng hơn về sự di

    chuyển giá cổ phiếu, vén hết bức màn bí mật về sự chuyển động của giá cổ phiếu
  5. sunday1

    sunday1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2010
    Đã được thích:
    3.533
    Nói phét ít thôi! Cứ làm sao cho TK của mình chạy nhanh hơn 5 lần với HSX, HNX hãy lên đây phán nhé :((:((:((:((
  6. lochv135

    lochv135 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    140
    3.VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
    Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với 3 chức năng chính:
    Báo động
    _Với vai trò là công cụ báo động, PTKT cảnh báo sự xuyên phá các ngưỡng an toàn (resistance và support: chúng ta sẽ tìm hiểu hai khái niệm này trong các bài viết khác) và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác là thiết lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh 1 mức giá cũ. Đối với nhà đầu tư việc nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giá càng sớm càng tốt giúp họ sớm có hành động mua vào hoặc bán ra kịp thời
    Xác thực
    _Với vai trò là công cụ xác nhận, mỗi phương pháp PTKT được sử dụng kết hợp với các phương pháp kỹ thuật khác hoặc các phương pháp phi kỹ thuật (ví dụ: thống kê bao nhiêu cổ phiếu tăng/giảm/đứng giá, phân tích TB khối lượng mua/bán trong ngày giao dịch hoặc tuần, phân tích 20 cổ phiếu có vốn hóa ảnh hưởng đến VNI…) để xác nhận xu thế của giá. Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp khác nhau giúp nhà đầu tư có được kết luận chính xác và tối ưu hơn.
    Dự đoán
    Với vai trò là công cụ dự đoán, nhà đầu tư sử dụng các kết luận của PTKT để dự đoán giá cả của tương lai với kỳ vọng về khả năng đoán tốt hơn. Tuy nhiên, bản chất của PTKT không phải là dự báo tương lai mà chỉ thị trạng thái thị trường trong quá khứ với 1 độ trễ; đo đó nếu sử dụng như 1 công cụ dự đoán nhà đầu tư cần đến 1 xác suất an toàn và chấp nhận rủi ro khi dự đoán là không phù hợp. Không ai có thể nói trước tương lai chỉ bằng thông tin trong quá khứ. Tuy nhiên nhờ có PTKT, khả năng đoán sai do đoán mò hoặc a dua đám đông được hạn chế rất nhiều.
  7. Immortal1982

    Immortal1982 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Đã được thích:
    1
    @sunday1 : ko làm dc việc gì hữu ích thì im mồm đi, đừng để ng ta khinh cho ko thèm nói nhé
  8. lochv135

    lochv135 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    140
    VẤN ĐỀ KHỐI LƯỢNG

    Giới thiệu chung:

    Trong phần trước chúng ta đã đề cập đến 1 số phương pháp phân tích phổ biến dựa trên giá cả của cổ phiếu qua các phiên. Tuy nhiên sự phỏng đoán và xác nhận về xu hướng của giá cả trong tương lai còn phụ thuộc vào yếu tố khối lượng giao dịch trong ngày.

    Như chúng ta đã biết, giá cả trên thị trường được quyết định bằng cuộc đấu giữa CUNG (người bán) và CẦU (người mua) theo nguyên tắc thuận mua vừa bán. Sự thuận mua vừa bán này được phản ánh không chỉ qua mức giá cân đối cung cầu (KL 1_Giá 1….. trên bảng điện tử) mà qua cả khối lượng khớp thành công giữa 2 bên : nói cách khác bán phải có người mua. Mua mà không có người bán hoặc bán mà không có người mua là những trạng thái cần phải chú ý trên thị trường, phản ánh mức CUNG_CẦU mất cân đối trầm trọng.

    Chúng ta xem xét các tình huống sau:

    Không ai mua mà cũng chẳng ai bán: đây là trường hợp thị trường đóng băng, hai phe mua bán thăm dò, hang hóa không được giao dịch hoặc giao dịch với số lượng rất ít (Lưu ý: khi phân tích đồ thị những dạng cổ phiếu này)

    Mua mà không ai bán: số lượng mua vào rất lớn nhưng số lượng bán ra nhỏ, khối lượng giao dịch thành công rất ít. Tình huống này xảy ra khi hàng hóa khan hiếm, rất nhiều người muốn mua, những người có hàng thì ôm chặt không bán ra để chờ giá lên cao hơn. CẦU > CUNG

    Bán mà không ai mua: số lương bán ra rất lớn nhưng số lượng mua vào nhỏ, khối lượng giao dịch thành công rất nhỏ. Tình huống này được xem khi hàng hóa bị coi rẻ, người có hàng thì bán tống bán tháo tìm cách rút khỏi thị trường, người chưa có hàng thì chẳng muốn mua vào. CUNG > CẦU.

    Mua và bán đều thỏa mãn: khối lượng giao dịch trao đổi trên thị trường lớn. Bên mua và bán gặp nhau và đều thỏa mãn. CUNG_CẦU ở trạng thái cân bằng.


    Dòng chảy tiền tệ:

    Một 1 phương pháp dựa trên khối lượng thường được đặt tên gọi là dòng chảy tiền tệ (Money Flow) hàm ý chỉ lượng tiền được rút ra hoặc đưa vào thị trường đối với 1 rổ cổ phiếu (chỉ số VNINDEX, HNXINDEX) hoặc 1 loại cổ phiếu cụ thể. Lượng tiền này thực chất là kết quả của khối lượng giao dịch thành công (khớp lệnh+thỏa thuận) và giá cả của cổ phiếu trên thị trường.

    Nếu giá cả tăng thì tương ứng với khối lượng là 1 lượng tiền đỗ vào thị trường: giá càng tăng cao, khối lượng giao dịch càng lớn thì lượng tiền đổ vào càng lớn.
    Nếu giá giảm thì tương ứng với khối lượng là 1 lượng tiền được rút ra khỏi thị trường: giá càng giảm mạnh, khối lượng giao dịch càng lớn thì tiền rút ra càng lớn.

    Cách sử dụng chung:

    Khối lượng giao dịch thành công, khối lượng đặt mua hoặc đặt bán được coi là nhiều hay ít còn tùy thuộc vào số lượng của cổ phiếu được phát hành trên thị trường và phụ thuộc vào tương quan với khối lượng giao dịch trong các phiền giao dịch của cổ phiếu đó. Một khối lượng cụ thể được coi là nhiều đối với cổ phiếu này nhưng cũng có thể ít đối với cổ phiếu khác. Hơn nữa, sự biến đổi của khối lượng giao dịch mới tạo thành ý nghĩa nếu dựa vào khối lượng để phân tích. Vì vậy , thông thường các phương pháp phân tích dựa trên khối lượng đều dựa vào sự biến đổi khối lượng giao dịch trên thị trường chứ không phụ thuộc vào 1 giá trị cụ thể của phân tích. Điều này có ý nghĩa là các phương pháp nhìn nhận vào chiều, hướng của đồ thị mà không chú ý đến giá tri hiện tại trên đồ thị.

    -Dựa theo xu thế của đồ thị, các phương pháp phân tích theo khối lượng sử dụng 2 yếu tố:
    Sự xuất hiện của các phân kì dương và phân kì âm

    Theo đó 1 phân kì dương xuất hiện phỏng đoán và xác nhận về 1 xu thế tăng giá trên thị trường, 1 phân kì âm xuất hiện thì báo trước và xác nhận về 1 xu thế giảm giá sắp tới

    Tốc độ thay đổi đột biến về khối lượng giao dịch trên thị trường

    Một sự biến động đột biến về khối lượng giao dịch sẽ phỏng đoán và xác nhận về sự thay đổi xu thế trên thị trường.
  9. lochv135

    lochv135 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    140
    OBV: (On Balance Volume) chỉ số cân bằng khối lượng


    1/Tính toán:

    OBV được định nghĩa tính toán như sau:
    Gọi I là giao dịch ngày hôm nay, i_1 là giao dịch của ngày hôm trước.

    Nếu giá đóng cửa phiên ngày hôm nay cao hơn phiên trước:
    OBVi = OBVi–1 + khối lượng giao dịch của ngày i

    Nếu giá đóng cửa phiên ngày hôm nay thấp hơn phiên trước:
    OBVi = OBVi–1 - khối lượng giao dịch của ngày i

    Nếu giá đóng cửa phiên ngày hôm nay bằng với phiên trước:
    OBVi = OBVi–1



    Phương pháp phân tích OBV sử dụng phương hướng của OBV trên đồ thị chứ không dựa vào giá trị cụ thể của OBV, nghĩa là giá trị của OBV không quan trọng. Vì vậy có thể quy ước OBV của thời điểm i=0 hoặc i= -1 sử dụng làm gốc đồ thị có giá trị OBV=0.

    Vậy: OBV_1 = 0 + khối lượng giao dịch của ngày 1 (ngày giao dịch đầu tiên)



    2/Ý nghĩa:
    _ OBV là giá trị tích lũy khối lượng giao dịch thành công: cộng thêm khối lượng giao dịch nếu tăng giá và trừ đi khối lượng giao dịch nếu giảm giá.
    _OBV đánh giá sức tăng hoặc giảm của giá dựa trên khối lượng giao dịch thành công.

    Nếu giá tăng nhưng khối lượng giao dịch nhỏ, đồ thị OBV tăng chậm
    Nếu giá giảm nhưng khối lượng giao dịch nhỏ, đồ thị OBV giảm chậm.
    Lưu ý :
    Nếu giá tăng nhưng khối lượng giao dịch lớn, đồ thị OBV tăng mạnh.
    Nếu giá giảm nhưng khối lượng giao dịch lớn, đồ thị OBV giảm mạnh.

    _Như vậy, căn cứ vào sức tăng của OBV và việc hình thành phân kì âm hoặc dương của OBV để kết luận và khẳng định xu thế tăng/giảm của giá chứng khoán.


    3/Sử dụng:
    _Nếu đồ thị OBV thể hiện 1 phân kì âm trong khi giá đang có xu thế đi lên, điều này cảnh báo về khả năng thay đổi xu thế của giá hiện tại.

    Nguyên nhân: là các phiên giá giảm có khối lượng giao dịch lớn xen lẫn các phiên giá tăng có khối lượng giao dịch nhỏ. Điều này có nghĩa là giữa các phiên tăng giá do cầu lớn và khan hiếm hàng dẫn đến khối lượng giao dịch nhỏ, đã xuất hiện xen kẽ những phiên giảm giá do 1 số nhà đầu tư bán ra vì cảm thấy được giá dẫn đến khối lượng khớp lớn. Vậy xu thế tăng giá đã bắt đầu suy yếu.

    Hình minh họa: Đồ thị ngày VNINDEX





    _Nếu đồ thị OBV thể hiện 1 phân kì dương trong khi giá đang có xu thế giảm, điều này cảnh báo về khả năng thay đổi xu thế của giá hiện tại.

    Nguyên nhân: là các phiên tăng giá có khối lượng giao dịch lớn xen kẽ các phiên giảm giá có khối lượng giao dịch nhỏ. Điều này có nghĩa là giữa các phiên giảm giá do cung lớn và bán tháo hàng thừa dẫn đến khối lượng giao dịch nhỏ, đã xuất hiện xen kẽ những phiên tăng giá do 1 số nhà đầu tư gom hàng vì cảm thấy giá hời dẫn đến khối lượng khớp lớn. Vây xu thế giảm giá đã bắt đầu suy yếu.

    Hình minh họa: Đồ thị ngày VNINDEX 19/11/2010
    Hướng đi của OBV đột ngột thay đổi và thoát ra khỏi kênh dao động (Đường chậm màu xanh_Đường TB)






    A/D LINE: (Accumlation/Distribution Line) Đường tích lũy/Phân bổ
    _Sau khi chỉ số cân bằng khối lượng (OBV) ra đời, Marc Chaikin đã công bố đường tích lũy/phân bổ. Tuy nhiên, khác với OBV chỉ thuần túy dựa vào khối lượng, A/D Line đưa thêm vào 1 hệ số điều chỉnh căn cứ theo giá đóng cửa qua mỗi phiên nhằm phản ánh chính xác hơn trang thái của thị trường bằng sự kết hợp tính toán giữa giá và khối lượng.

    1/Tính toán:

    _ Marc Chaikin sử dụng hệ số giá đóng tỷ lệ_ Close Location Value (CLV) làm hệ số điều chỉnh căn cứ theo giá đóng cửa trong mỗi phiên:

    CLV = ( (C - L) – (H - C) ) / (H – L)
    Trong đó: C_giá đóng cửa
    L_giá sàn
    H_giá trần

    Theo công thức trên thì :

    Nếu giá đóng cửa tăng kịch trần thì CLV = +1
    Nếu giá đóng cửa giảm kịch sàn thì CLV = -1
    Nếu giá đóng cửa bằng giá tham chiếu thì CLV= 0
    Nếu giá đóng cửa > giá tham chiếu và giá sàn thì CLV là số âm nằm trong khoảng: 0…-1

    Goi A/D Line i là giá trị của đường tích lũy tại phiên i. Khi đó:
    A/D Line_ i = A/D Line _i-1 + Volume * CLV

    Cũng giống như OBV, A/D Line chỉ quan tâm đến phương hướng mà không để ý đến giá trị nên tại giá trị gốc ban đầu (i= 0) A/D Line_0 hoặc A/D Line _-1 được quy ước có giá trị bằng 0.

    Vậy ngày giao dịch đầu tiên ta có: A/D Line_ 1 = 0 + Volume * CLV


    1/Ý nghĩa:
    Về ý nghĩa A/D Line cũng giống như OBV(thông qua giá đóng cửa), nhưng A/D Line còn thể hiện các yếu tố trong mối quan hệ với giá cả qua các phiên nhờ hệ số điều chỉnh CLV và có sự tham gia của khối lượng, nên A/D Line có thể xem 1 dạng phân tích phản ánh dòng chảy tiền tệ vào/ra thị trường đối với loại cổ phiếu đang xem xét nên A/D Line cho nhiều tín hiệu và sự xác nhận hơn OBV (Minh họa đồ thị VE9).

    Hình minh họa: Đồ thị VE9





    Lưu ý :

    Chỉ khi giá tăng mạnh với khối lượng giao dịch lớn thì đồ thị A/D Line tăng mạnh
    Chỉ khi giá giảm mạnh với khối lượng giao dịch lớn thì đồ thị A/D Line giảm mạnh

    _Như vậy căn cứ vào sức tăng của A/D Line và việc hình thành phân kì âm/phân kì dương của A/D Line để kết luận và khẳng định tính chắc chắn của xu thế tăng hoặc giảm hiện tại. Do có hệ số điều chỉnh CLV nên cách hiểu về ý nghĩa phân kì âm/phân kì dương của A/D Line có sự khác biệt. Đó là:

    _Khi 1 phân kì âm xuất hiện, điều này có nghĩa đã có sự xen kẻ 1 số phiên bán tháo với khối lượng lớn với giá giảm mạnh, các phiên tăng tiếp theo có khối lượng nhỏ hoặc giá tăng không mạnh nên không thiết lập được đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ. Các hiện tượng này cảnh bảo về sự suy giảm sức tăng của giá nếu giá đang ở xu thế tăng hoặc củng cố cho sức mạnh sụt giảm nếu giá đang trên xu thế giảm.
    _Khi 1 phân kì dương xuất hiện, điều này có nghĩa là đã có sự xen kẽ 1 số phiên thu gom với khối lượng lớn với giá tăng mạnh, các phiên tăng tiếp theo có khối lượng nhỏ hoặc giá giảm không mạnh nên không thiết lập được đáy mới thấp hơn đáy cũ. Các hiện tượng này cảnh báo về sự suy giảm của giá đang ở xu thế giảm hoặc củng cố cho sức mạnh tăng nếu giá đang trên xu thế tăng.

    3/Sử dụng:

    Nếu phân kì âm xuất hiện trong khi giá đang ở xu thế tăng thì phân kì âm cảnh báo về khả năng thay đổi xu thế giá tăng hiện tại.
    Hình minh họa cổ phiếu V15: 23/11/2010




    Nếu phân kì âm xuất hiện trong khi giá đang giảm thì phân kì âm khẳng định tính chắc chắn của sự giảm giá
    Hình minh họa chỉ số VNINDEX: 23/11/2010






    Nếu phân kì dương xuất hiện trong khi giá đang ở xu thế giảm thì phân kì dương cảnh báo về khả năng thay đổi xu thế giá giảm hiện tại.
    Hình minh họa cổ phiếu STB: 23/11/2010




    Nếu phân kì dương xuất hiện trong khi giá đang ở xu thế tăng thì phân kì dương khẳng định tính chắc chắn của sự tăng giá.

    Hình minh họa cổ phiếu DLG: 23/11/2010
  10. lochv135

    lochv135 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    140
    11 CÁC NGUYÊN TẮC ĐẦU TƯ
    1.XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG:
    2.KẾT LUẬN XU HƯỚNG VÀ THEO ĐUỔI
    3.XÁC ĐỊNH ĐỈNH VÀ ĐÁY.
    4.XÁC ĐỊNH KHOẢNG LẶP LẠI
    5.XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG XU HƯỚNG/KÊNH XU HƯỚNG
    6.HÃY THEO ĐƯỜNG TRUNG BÌNH
    7.XÁC ĐỊNH ĐIỂM ĐiỀU CHỈNH HAYĐẢO CHIỀU.
    8.XÁC ĐỊNH DẤU HIỆU CẢNH BÁO
    9.XU HƯỚNG HAY KHÔNG PHẢI
    10.CÁC DẤU HIỆU XÁC NHẬN LẠI
    11.MỘT SỐ QUAN SÁT ĐỘNG THÁI

Chia sẻ trang này