Kết quả kinh doanh khả quan BIC tăng 25% cổ tức năm 2011 so với kế hoạch.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi fpts.com, 17/03/2012.

3104 người đang online, trong đó có 71 thành viên. 06:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5510 lượt đọc và 143 bài trả lời
  1. fpts.com

    fpts.com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    4.293
    BIC tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2012




    [​IMG]
    Ngày 16/3/2012, tại Hà Nội - Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (Mã CK: BIC) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012.




    Đại hội có sự tham dự của gần 100 Cổ đông và Khách mời, với tổng số cổ phần tham dự là 57.564.475 cổ phần, chiếm 88,56% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của Tổng Công ty.

    Sau các thủ tục biểu quyết bầu Đoàn Chủ tịch, Ban Thư ký và Ban Kiểm phiếu, Đại hội đã lần lượt thông qua các vấn đề:
    - Báo cáo kết quả kinh doanh, tài chính năm 2011 và kế hoạch kinh doanh năm 2012;
    - Báo cáo kết quả hoạt động của HĐQT năm 2011 và mục tiêu, kế hoạch năm 2012;
    - Báo cáo hoạt động của Ban Kiểm soát năm 2011 và kế hoạch năm 2012;
    - Công bố danh sách ứng cử và đề cử để bầu thay thế 01 thành viên Ban kiểm soát;
    - Báo cáo việc chi trả thù lao cho thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát năm 2011, kế hoạch năm 2012.
    - Báo cáo quyết toán tài chính; phương án chia cổ tức năm 2011, kế hoạch chia cổ tức năm 2012;
    - Báo cáo tình hình thực hiện chương trình ESOP;
    - Phương án tái cấu trúc BIC theo mô hình công ty mẹ - con và lộ trình tăng vốn điều lệ.

    Theo Báo cáo của ông Tôn Lâm Tùng, Tổng Giám đốc BIC, 2011 là năm nỗ lực kinh doanh thành công của BIC trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Tổng doanh thu đạt 1.068 tỷ đồng, hoàn thành 98,4% kế hoạch năm, trong đó doanh thu phí bảo hiểm đạt 689,576 tỷ đồng, hoàn thành 96,2% kế hoạch; Lợi nhuận trước thuế đạt 100,521 tỷ đồng, hoàn thành 100,5% kế hoạch. Tỷ lệ chia cổ tức đạt 10%, vượt mức kế hoạch 8% theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông 2011. Trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2011 và đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô năm 2012, BIC đặt kế hoạch năm 2012 gồm các chỉ tiêu chủ yếu: tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 850 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 106 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức tối thiểu 10%.

    Tại Đại hội, Ông Tôn Lâm Tùng cũng đã có báo cáo các cổ đông về tình hình thực hiện chương trình ESOP năm 2011. Do diễn biến không thuận của thị trường chứng khoán trong thời gian qua và để đảm bảo thành công của chương trình, tạo động lực cho CBNV, Hội đồng Quản trị BIC đã đề xuất Đại hội đồng cổ đông phê duyệt giá thực hiện là 10.000 đồng/cổ phiếu và ủy quyền Hội đồng quản trị thực hiện các thủ tục liên quan để đảm bảo thành công của chương trình, đảm bảo tiến độ triển khai các thủ tục trao 60% số quyền chọn còn lại cho CBNV vào tháng 02/2013. Phương án điều chỉnh giá và thực hiện chương trình đã được Đại hội thông qua với tỷ lệ biểu qu‎yết 100%.

    Đại hội cũng thông qua việc bầu thay thế 01 thành viên Ban Kiểm soát, theo đó ông Nguyễn Thành Công - Phó Giám đốc Ban Tài chính kế toán, Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam được đề cử thay thế ông Đào Mạnh Dương. Ông Nguyễn Thành Công được Đại hội đồng cổ đông nhất trí bầu với tỷ lệ 100%.

    Đại hội đồng cổ đông cũng đã phê duyệt phương án tái cấu trúc BIC theo mô hình công ty mẹ - con và lộ trình tăng vốn điều lệ theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Theo đó, công ty mẹ sẽ được hình thành trên cơ sở BIC hiện nay và mang tên Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (tên giao dịch quốc tế BIC Holdings, viết tắt BIC), hoạt động trong lĩnh vực đầu tư vốn vào công ty con, công ty liên kết (hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, nhân thọ, môi giới bảo hiểm, đầu tư tài chính, quản lý kinh doanh tài sản…). Sau tái cấu trúc, ngoài việc kế thừa quyền và nghĩa vụ cũng như cơ cấu vốn của BIC, BIC Holdings cũng sẽ tiến hành tăng vốn điều lệ lên 850 tỷ đồng vào năm 2012 – 2013 và 1.500 tỷ đồng vào năm 2014 – 2015. BIC Holdings sẽ kế thừa việc niêm yết của Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV tại HSX với mã khoán là BIC.

    Ngoài ra, BIC sẽ thực hiện chuyển đổi các công ty đang hoạt động hiện nay thành công ty trực thuộc BIC Holdings như: Công ty bảo hiểm phi nhân thọ (BIC hiện nay), Công ty Bảo hiểm Cambodia Việt Nam (CVI) và Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI). Đồng thời, BIC Holdings sẽ lập thêm các công ty trực thuộc hoạt động trong các lĩnh vực nhân thọ, môi giới bảo hiểm, quản lý kinh doanh tài sản (AMC). Đại hội đã nhất trí 100% về phương án tái cấu trúc và ủy quyền cho Hội đồng quản trị BIC tổ chức thực hiện phương án tái cấu trúc và tăng vốn điều lệ, quyết định về việc thành lập và phân bổ vốn của công ty mẹ - BIC Holdings đầu tư vào các công ty con phù hợp với các quy định của pháp luật, Điều lệ Tổng Công ty, đảm bảo hiệu quả và lợi ích các cổ đông.

    Kính mời Quý vị tham khảo Nghị quyết Đại hội tại đây.

  2. levu21262

    levu21262 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2010
    Đã được thích:
    871
    Chơi chứng giò này còn nhìn vào Kết quả SXKD nữa thì đi viện hết Bác ợ
  3. fpts.com

    fpts.com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    4.293
    Theo nghị quyết thì cổ tức năm 2011 là 8%, sau ĐHCĐ cổ tức dc tăng lên thành 10%. Với thị giá hiện tại là 7500 sau khi chia cổ tức BIC chỉ còn 6500. Cổ tức năm 2012 là 10%. Mua giá này ăn cổ tức cả năm 2011 và 2012 cũng hơn gửi ngân hàng.
  4. fpts.com

    fpts.com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    4.293
    Vẫn biết là phải có dòng tiền vào nhưng mua j thì cũng phải biết chứ Cụ. Mua phải cổ phiếu sắp hủy niêm yết hoặc KQKD k khả quan thì rủi ro T4 lắm. Mua BIC coi như mua bảo hiểm cho đồng vốn của mình:-bd
  5. fpts.com

    fpts.com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    4.293
    BIC: Lợi nhuận trước thuế 2 tháng đầu năm 2012 tăng 53%
    Ngày 14/3/2012 - Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) cho biết, tính đến tháng 2/2012, tổng lợi nhuận trước thuế toàn Tổng Công ty đạt 26,617 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2011.

    Các chỉ tiêu khác cũng thể hiện sự tăng trưởng tốt như:
    - Tổng doanh thu toàn Tổng Công ty đạt 134,446 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 85,006 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2011. Một số sản phẩm bảo hiểm đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu khá cao, đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu phí bảo hiểm gồm: bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm con người, bảo hiểm hàng không.
    - Tổng tài sản tại thời điểm 29/02/2012 đạt 1.608,522 tỷ đồng; Vốn chủ sở hữu đạt 769,494 tỷ đồng; quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt 277,007 tỷ đồng.
    - Tỷ lệ bồi thường ở mức 34%, thấp hơn 17% so với cùng kỳ năm 2011.

    BIC cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2012, Tổng Công ty đã ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách kinh doanh 2012 nhằm tạo động lực và thúc đẩy hoạt động theo hướng đảm bảo tăng trưởng hiệu quả và bền vững.

    Trong 2 tháng đầu năm 2012, BIC đã tổ chức thành công các Hội nghị thường niên toàn Tổng Công ty năm 2012 như: họp Hội đồng quản trị lần 6, Hội nghị triển khai kế hoạch kinh doanh, Hội nghị người lao động, Đại hội đại biểu Công đoàn, Chương trình phát động kinh doanh 2012.

    Về hoạt động kinh doanh, theo định hướng tập trung và đẩy mạnh các sản phẩm bảo hiểm cá nhân, trong 2 tháng đầu năm 2012, BIC đã triển khai một số sản phẩm cá nhân mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thu hút sự quan tâm của công chúng như: Bảo hiểm vật chất xe máy, Bảo hiểm tai nạn và sức khỏe con người, Bảo hiểm tích hợp tích lũy An Tâm Kiều Hối,... Công tác chăm sóc khách hàng cũng chuyên nghiệp hóa thông qua các chương trình chăm sóc, thăm hỏi, tặng quà khách hàng….

    Vào ngày 16/3/2012 tới đây, BIC sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 để thông qua các nội dung quan trọng: phê duyệt quyết toán tài chính và mức chia cổ tức 2011, phê duyệt kế hoạch kinh doanh 2012, phương án tái cấu trúc toàn diện BIC, phê duyệt điều chỉnh Chương trình phát hành quyền chọn mua cổ phiếu (ESOP) cho cán bộ nhân viên,…
  6. fpts.com

    fpts.com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    4.293
    Xem giá bán là bao nhiêu nhỉ. Chuyển đổi mô hình thì có thể bán cho đối tác tới 49% cơ đấy.
    BIC có thể bán hơn 20% cổ phần cho NĐT chiến lược
    Theo ĐTCK Online
    (ĐTCK) Đó là thông tin được ông Phạm Quang Tùng, Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Bảo hiểm BIDV (BIC) tiết lộ trong cuộc trao đổi với phóng viên ĐTCK trước thềm ĐHCĐ năm 2012 dự kiến tổ chức vào ngày 16/3 tới đây.

    Được biết, BIC đang tìm cổ đông chiến lược. Vậy tỷ lệ cổ phần mà BIC sẽ bán cho đối tác chiến lược là bao nhiêu, thưa ông?

    Theo kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua và theo quy định của pháp luật, BIC có thể phát hành tối đa 20% vốn cho nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cam kết cũng như tiềm năng hợp tác với cổ đông chiến lược, BIC sẵn sàng xin ý kiến chấp thuận của các cơ quan quản lý để tăng tỷ lệ tham gia của cổ đông chiến lược trên mức 20% như một số công ty đã thực hiện.

    Một công ty bảo hiểm phi nhân thọ vừa mới bán cho đối tác chiến lược với giá rất cao - gấp đôi giá thị trường. Mức giá mà doanh nghiệp bảo hiểm đi trước đã đạt được liệu có tạo ra sức ép cho BIC?

    BIC trông đợi từ cổ đông chiến lược những cam kết đầu tư lâu dài, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, quản trị điều hành, quản trị rủi ro, phát triển sản phẩm… để tạo ra một cú hích mới cho BIC chứ không đơn thuần chỉ là sự hỗ trợ về vốn. Chính vì vậy, chúng tôi xác định giá bán không phải yếu tố quan trọng hàng đầu, mà sẽ dựa trên nguyên tắc đàm phán, phù hợp với tình hình chung của thị trường, đồng thời phản ánh đúng tiềm lực và triển vọng của BIC, đem lại lợi ích tối đa cho các cổ đông.

    Hiện có bao nhiêu đối tác quan tâm tới công ty, đối tác nào trong số đó được BIC đánh giá là tiềm năng nhất?

    Chúng tôi đã nhận được khá nhiều sự quan tâm từ các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm lớn và uy tín trên thế giới. Việc tìm được đối tác có cùng quan điểm kinh doanh và tầm nhìn phát triển là rất quan trọng. Hiện BIC đang trong quá trình tiếp xúc, làm việc, trao đổi để lựa chọn đối tác phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu trên.

    Lợi thế lớn nhất của BIC để thu hút đối tác nước ngoài là gì?

    Với kinh nghiệm 13 năm hoạt động trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, BIC có nhiều lợi thế thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

    Thứ nhất, BIC có sự hậu thuẫn rất lớn từ ngân hàng mẹ BIDV.

    Thứ hai, BIC đã xây dựng được hệ thống quản trị bài bản, từng bước tuân thủ theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tạo đà cho sự phát triển.

    Thứ ba, đội ngũ nhân sự của BIC không ngừng được củng cố, nâng cao chất lượng hàng năm. Đặc biệt, BIC đã tạo lập được uy tín thương hiệu, được khách hàng công nhận và tín nhiệm, đây là tài sản lớn mà BIC đã nỗ lực gây dựng trong suốt thời gian qua.
  7. fpts.com

    fpts.com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    4.293
    Ngân hàng cũng đua bảo hiểm
    Khánh Chi
    VnEconomy
    Khi mảng tín dụng gặp nhiều khó khăn, một số nhà băng đã mở hướng đi mới như kết hợp kinh doanh ngân hàng với bảo hiểm (Bancassurance), nhằm tăng doanh thu từ dịch vụ với nguồn ổn định và ít rủi ro.

    Trong số các nhà băng triển khai sớm Bancassurance, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và HSBC là những tổ chức tiên phong (triển khai từ năm 1993). Trong khi HSBC kết hợp với Bảo Việt để triển khai thì BIDV kết hợp với AIA và đã sớm thành lập công ty con là BIC vào năm 2006.

    Vài năm gần đây, cuộc đua Bancassurance trở nên nóng hơn khi nhiều ngân hàng cần đến sự bù đắp từ loại hình này trong bối cảnh tín dụng khó khăn, đặc biệt là chính sách giới hạn tăng trưởng thấp trong năm 2011 và 2012.

    Đại diện BIDV cũng cho biết, việc phát triển sự liên kết dịch vụ đó nằm trong chiến lược đẩy mạnh nguồn thu từ dịch vụ tài chính, giảm bớt sự phụ thuộc quá lớn vào tín dụng.

    Tại Ngân hàng Kỹ thương Techcombank, dịch vụ bancassurance được đẩy mạnh trong những năm gần đây, dù nguồn thu chưa lớn nhưng là một hướng đi quan trọng trong việc phát triển gói dịch vụ tài chính, gia tăng giá trị cho các sản phẩm ngân hàng. “Triển khai bancassurace tốt cũng thể hiện trình độ công nghệ và khả năng phục vụ khách hàng của một tổ chức tài chính”, một lãnh đạo của Techcombank nói.

    Tại BIDV, hướng đi này triển khai muộn hơn (bắt đầu từ 2008) nhưng được đầu tư mạnh để nhanh chóng tạo sức cạnh tranh. Đến nay, nhà băng này đã kết hợp với BIC cung cấp tới 13 sản phẩm đặc thù (nhiều nhất trên thị trường) và đã triển khai thành công hệ thống bán hàng online (tích hợp giữa hệ thống của BIC và BIDV).

    Ông Phạm Quang Tùng, Phó tổng giám đốc BIDV, nói rằng: “Bancassurance là một dịch vụ có tiềm năng lớn đối với cả ngân hàng và công ty bảo hiểm nếu được đầu tư mạnh và đúng hướng. Đây cũng là một hướng đi giúp ngân hàng tăng được nguồn thu từ dịch vụ, vốn ít rủi ro và bền vững. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hoạt động tín dụng ngày càng trở nên khó khăn và rủi ro”.

    Bên cạnh BIDV, HSBC và Techcombank, nhiều ngân hàng khác cũng kết hợp với các công ty bảo hiểm triển khai dịch vụ tương tự. Ngân hàng Quốc tế (VIB) đang kết hợp với Công ty Bảo hiểm Bưu điện (PTI); Ngân hàng An Bình (ABBank) hợp tác với Prudential; Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) với Bảo Việt…

    Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự liên kết dịch vụ này tại Việt Nam hiện vẫn còn sơ khai, chủ yếu ở mức giới thiệu khách hàng hoặc làm đại lý thu hộ cho các công ty bảo hiểm. Ở cấp độ này, các công ty bảo hiểm cũng không mấy mặn mà bởi chi phí giới thiệu cao và không tạo hiệu quả kinh doanh cũng như lợi ích cho khách hàng.

    Hình thức hợp tác tạo ra hiệu quả cao và đem lại giá trị gia tăng cho cả ba bên (ngân hàng, công ty bảo hiểm, khách hàng) là bán chéo sản phẩm (ngân hàng trực tiếp bán bảo hiểm) và đưa gói dịch vụ tích hợp (gồm cả sản phẩm bảo hiểm và ngân hàng) thì chưa có nhiều tổ chức thực hiện được.

    Hiện tại, trên thị trường mới có BIDV, Techcombank và HSBC đang triển khai bancassurance ở cấp độ cao hơn. Trong số này, hợp tác giữa BIDV và BIC chiếm thị phần doanh thu về gói sản phẩm tích hợp cao nhất trên thị trường.

    Trong năm 2011, chỉ riêng doanh thu từ bán chéo sản phẩm và gói dịch vụ tích hợp bảo hiểm - ngân hàng của BIDV - BIC là hơn 25 tỷ đồng. Còn tổng doanh thu từ các sản phẩm bancassurance nói chung của BIC là 320 tỷ đồng. Trong khi đó, các gói dịch vụ bảo hiểm mang lại doanh thu cho Agribank - ABIC, Vietcombank - Cadiff, VietinBank - VietinBank Insurance lần lượt là 70 tỷ đồng, 27 tỷ đồng và 7 tỷ đồng.

    Mặc dù hầu hết các công ty bảo hiểm có triển khai bancassurance từ chối cung cấp doanh thu có được từ việc bán chéo sản phẩm và dịch vụ tích hợp nhưng họ có chung nhận định đây là một lĩnh vực rất tiềm năng và sẽ được đầu tư mạnh trong thời gian tới.

    Còn lãnh đạo một ngân hàng lớn nhìn nhận rằng: “Ai cũng hiểu lợi ích về hiệu quả kinh tế cũng như quảng bá thương hiệu của việc triển khai thành công gói dịch vụ tích hợp ngân hàng - bảo hiểm. Thế nhưng, việc triển khai thành công gói dịch vụ này thì không đơn giản bởi việc chia sẻ dữ liệu và hệ thống giữa hai đơn vị đòi hỏi thời gian và sự tin tưởng lẫn nhau cao. Nếu là hai đơn vị cùng hệ thống, cùng văn hóa thì việc tiến hành sẽ thuận lợi hơn nhiều”.

    Theo đó, một số ngân hàng thương mại hiện đang có kế hoạch trực tiếp lập công ty bảo hiểm để dễ có được tiếng nói chung đó, cũng như để nắm cơ hội phát triển trực tiếp và mạnh hơn nguồn thu dịch vụ này. Trong số đó, Agribank đã khai trương Công ty Bảo hiểm ABIC, còn VietinBank đã lập Công ty Bảo hiểm Vietinbank Insurance (Bảo Ngân) và mới thành lập Công ty Bảo hiểm nhân thọ Vietinbank Aviva…

    Đại diện của BIDV – ngân hàng đang có vị trí dẫn đầu trong hoạt động bancassurance nhìn nhận, hiện tại, ngoài việc khó phối hợp tốt trong kênh bán chéo, các công ty bảo hiểm còn gặp khó khăn khi hợp tác với ngân hàng do kênh đại lý vẫn chiếm ưu thế vì nhiều lý do. Tuy nhiên, trong những năm tới khi mà chi phí bán hàng của đại lý ngày càng đắt đỏ, mà việc bán qua ngân hàng được triển khai tốt với chi phí thấp hơn, bancassurance sẽ phát triển rất mạnh.

    “Vì thế, nếu không đầu tư đón đầu từ bây giờ thì các nhà băng và công ty bảo hiểm sẽ lỡ cơ hội”, ông này nói.

    Ngay tại BIDV, ngoài việc triển khai cùng công ty con BIC trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, ngân hàng này cũng khá mạnh dạn và đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ; ngoài việc đã triển khai cùng AIA và Manulife, BIDV còn đang tiếp cận với một số công ty bảo hiểm nhân thọ như Manulife, Cathay Life và Meiji…
  8. ngochung711

    ngochung711 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2005
    Đã được thích:
    117
    BIDV ban cho doi tac chien luoc
    BIC chuyen doi mo hinh ban cho doi tac chien luoc
    Thoi gian gan day co lenh de gom
    Muc duoc day bac
    Toi nghi em no se ve vung 9 trong thoi gian toi
  9. ngochung711

    ngochung711 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2005
    Đã được thích:
    117
    Neu co gia tot tuan sau Chac chan toi Theo bac lam 1 mo de dau tu
  10. fpts.com

    fpts.com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    4.293
    Cán bộ công nhân viên còn phải mua giá 10. giá này múc k phải nghĩ. BIC mua bảo hiểm cho cổ phiếu của mình

Chia sẻ trang này