Khẳng định - TRC ưu tiên số 1 đầu tư hiện nay

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kmit06, 19/08/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6791 người đang online, trong đó có 639 thành viên. 21:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 392 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. kmit06

    kmit06 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Khẳng định - TRC ưu tiên số 1 đầu tư hiện nay

    Phân tích ngành: Cơ hội nào với CP Caosu Tây Ninh?
    Ngay sau khi CTCP caosu Tây Ninh (TRC) công bố kết quả hoạt động kinh doanh tháng 7.2007, giao dịch của CP TRC sôi động hơn hẳn.
    Phiên giao dịch ngày 14.8, TRC đạt khối lượng giao dịch kỷ lục từ khi lên sàn: 26,9 vạn CP được giao dịch khớp lệnh với giá tăng trần cuối phiên lên 115.000đ/CP. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16.8, TRC đạt 114.000đ/CP với khối lượng khớp lệnh 117.410 CP.
    Biểu đồ: Diễn biến giá và khối lượng giao dịch TRC kể từ khi lên sàn.
    Vì sao TRC xuống giá
    Theo dõi giao dịch của TRC, có thể thấy tâm lý thị trường thể hiện rất rõ trong diễn biến của CP này. Chào sàn vào những phiên thị trường "ảm đạm", cùng với tình hình kết quả hoạt động kinh doanh quý II không mấy khả quan như kỳ vọng nhà đầu tư, khiến cho mã CP này giảm liên tục từ mức giá chào sàn 145.000đ/CP xuống gần 100.000đ/CP.
    Tuy nhiên, ngay khi thị trường có tín hiệu phục hồi, với mức giá đã giảm sâu, mức giao dịch TRC gia tăng hẳn và duy trì ở mức trung bình khoảng 12 vạn CP/phiên. Qua tình hình cầu thị trường đối với TRC khá tốt, có thể thấy nhiều NĐT đã nhận thấy đây là thời điểm để mua vào CP ngành caosu này.
    Mọi khó khăn trong hoạt động của Cty dường như đã đi qua trong quý II với báo cáo kết quả kinh doanh tung ra, khiến nhiều NĐT "trót" mua vào TRC trong phiên chào sàn khá thất vọng: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chỉ đạt 14,27 tỉ đồng, giảm 31 tỉ đồng so với lợi nhuận quý I. Những khó khăn chủ yếu đã gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của TRC:
    Thứ nhất, tình hình giá caosu thiên nhiên trên thị trường quốc tế trong 6 tháng đầu năm giảm, khiến doanh thu xuất khẩu của TRC giảm sút. Doanh thu từ xuất khẩu caosu thiên nhiên chiếm 40% trong tổng doanh thu của Cty, trong đó Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chính.
    Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù dự đoán của ngành cho thấy nhu cầu tiêu thụ caosu thiên nhiên để phục vụ cho ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc sẽ gia tăng, song với lượng dự trữ hàng tồn kho của Trung Quốc vẫn còn khá dồi dào thì cầu tiêu thụ caosu của quốc gia này chững lại, khiến giá caosu trên thị trường quốc tế giảm, và giá caosu xuất khẩu của TRC cũng không nằm ngoài xu hướng này.
    Thứ hai, tình hình sâu bệnh và thiên tai đã ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch cũng như làm gia tăng chi phí của Cty.
    Theo báo cáo của ngành, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp caosu trong 6 tháng đầu năm có phần kém khả quan do thời tiết không thuận lợi, bệnh phấn trắng hoành hành; trong đó, cụ thể đối với TRC là việc gió lốc mạnh đã làm gãy đổ 126.000 cây caosu tại Nông trưòng Cầu Khởi, khiến Cty phải gia tăng chi phí cải tạo vườn cây, cùng với sự sụt giảm sản lượng thu hoạch. Chi phí cải tạo vườn cây này đẩy chi phí hoạt động chung của Cty gia tăng, làm sụt giảm lợi nhuận của Cty như đã thấy trong báo cáo quý II/2007.
    Khả quan về cuối năm
    Có thể thấy quý II/2007 đã "gánh" toàn bộ khó khăn trong năm hoạt động của TRC; do đó, sau khi đẩy hết những thiệt hại vào kết quả hoạt động quý II này, quý III mở ra với TRC là một thời kỳ khá thuận lợi và hứa hẹn có sự tăng mạnh về doanh thu và lợi nhuận.
    Về tình hình sản xuất: Thường thì quý II là quý mùa mưa, nên thời tiết kém thuận lợi cho việc thu hoạch caosu, bên cạnh đó lại thuận lợi cho các dịch bệnh trên cây phát triển. Sang quý III, quý IV, tình hình thời tiết sẽ thuận lợi hơn. Theo báo cáo ngành, tháng 10 là thời điểm thu hoạch tốt nhất, đem lại sản lượng cao nhất trong năm. Với ưu thế là Cty có năng suất cao nhất ngành do cơ cấu cây trồng hợp lý, TRC có thể sẽ tiếp tục phát huy ưu thế này để đạt sản lượng cao hơn sau khi đi qua "mùa khó khăn".
    Về tình hình kinh doanh: "Gã khổng lồ" tiêu thụ Trung Quốc bắt đầu gia tăng cầu đối với caosu thiên nhiên, giá caosu trên thế giới đã bắt đầu gia tăng từ đầu quý III và theo dự đoán của ngành, sẽ tiếp tục giữ xu hướng gia tăng đến năm 2009, do cầu tiêu thụ caosu của các thị trường khác trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ,... cũng gia tăng. Do đó, tình hình xuất khẩu của TRC sẽ khả quan hơn nhiều so với quý I, quý II vừa qua.
    Tín hiệu đầu tiên mà Cty đưa ra chính là kết quả hoạt động kinh doanh tháng 7.2007, với sản lượng khai thác trong tháng là 1.438 tấn, tỉ lệ đạt 11% kế hoạch năm và mang lại lợi nhuận là 20.992.274.000 đồng. Tháng 7 mới là tháng khởi đầu quý III, với giá caosu trên thế giới mới bắt đầu gia tăng, còn thời điểm vẫn là mùa mưa bão, song kết quả hoạt động đã có sự cải thiện rõ ràng so với quý II. Có thể thấy tiềm năng trong các tháng tới, kết quả hoạt động kinh doanh của TRC sẽ vẫn có sự khả quan như vậy.
    Thời điểm hiện tại, TRC đã giảm theo tâm lý chung của thị trường đến mức giá khá hấp dẫn cho đầu tư. Theo nhận định cá nhân của người viết, TRC là CP phù hợp cho chiến lược đầu tư trung và dài hạn

    (Sưu tầm)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này