Khi cổ đông nội bộ hỗ trợ… hụt

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi WinterSun88, 07/09/2010.

5183 người đang online, trong đó có 480 thành viên. 18:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 237 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. WinterSun88 Thành viên rất tích cực

    Thị trường vẫn thường đón nhận báo cáo kết quả giao dịch nội bộ mua vào không thành công do "giá không như mong muốn", hoặc "không chuẩn bị đủ tài chính"...





    Hơn một tháng trở lại đây, thị trường đón nhận một “làn sóng” nổi bật trong hoạt động mua cổ phiếu quỹ, hay các cổ đông nội bộ mua lại cổ phiếu doanh nghiệp mình. Đến nay, nhiều giao dịch đã có kết quả. Và phía sau những kết quả đó có những điểm đang được giới đầu tư bàn luận, dù không mới.
    Tôi mua lại tôi”
    Nhớ lại năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào khủng hoảng. Nhiều doanh nghiệp, qua đầu mối Câu lạc bộ Các doanh nghiệp niêm yết, đã ngồi lại với nhau để đưa ra quyết sách mua lại cổ phiếu của chính mình để làm cổ phiếu quỹ. Đồng thời, hoạt động mua vào của các tổ chức, cá nhân là cổ động nội bộ của doanh nghiệp cũng khá sôi động.
    Nay, những chuyển động này một lần nữa lại gây chú ý, đặc biệt trong hơn một tháng qua.
    Không thể phủ nhận các giá trị liên quan, đặc biệt trong sự hỗ trợ giá chứng khoán tại thời kỳ suy giảm; rộng hơn, khi có tiếng nói chung và mở rộng, sẽ là sự hỗ trợ cho thị trường. Theo cách hiểu thông thường, khi doanh nghiệp mua vào cổ phiếu quỹ, lượng hàng lưu thông trên thị trường sẽ giảm, giúp tăng cầu và thông thường sẽ ảnh hưởng tích cực đến giá chứng khoán.
    Mặt khác, với chính doanh nghiệp, việc mua lại đó cũng góp phần cải thiện một số chỉ số tài chính cơ bản, như giảm lượng cổ phiếu lưu hành và giảm vốn chủ sở hữu và theo đó làm tăng các chỉ số EPS, ROE… Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào “phong độ” tạo lợi nhuận của doanh nghiệp, và quy mô mua vào lớn hay nhỏ.
    Và một lợi ích khác, dĩ nhiên đi cùng với rủi ro, là “mình hiểu mình hơn ai hết”, quyết định mua được xây dựng trên cơ sở đánh giá cơ hội ở thị trường với thực tế sức khỏe của doanh nghiệp (cũng không loại trừ những trường hợp mua vào vì mục đích khác mà xa rời yếu tố nội tại đó). Khi giá cổ phiếu giảm sâu, thấp, doanh nghiệp mua lại đồng nghĩa với việc tạo tiền để cho khả năng sinh lời từ chính khoản đầu tư đó trong tương lai.
    Với nhà đầu tư, phản ứng thường thấy là suy tính chung: khi doanh nghiệp mua vào thì ắt đã phải đánh giá những rủi ro, yếu tố cơ hội giữa thực tế với sức khỏe "bản thân". Nên những thông tin loại này thường tạo tâm lý tích cực cho cổ đông và nhà đầu tư.
    Bên cạnh đó, các giao dịch loại này cũng có thể xem như một “chứng chỉ” đối với năng lực tài chính. Bởi theo quy định hiện hành, nguồn để mua lại phải là từ các nguồn như thặng dư vốn, lợi nhuận để lại, hay từ các quỹ và nguồn hợp pháp… Theo đó, một phản ứng thông thường khi tiếp nhận thông tin doanh nghiệp mua vào, là nhà đầu tư sẽ kiểm tra chéo lại thực lực tài chính của công ty có đảm bảo hay không…
    Trong kỳ chật vật và suy giảm từ tháng 5 đến cuối tháng 8 vừa qua, xét theo những điểm tích cực nói trên, “làn sóng” mua vào cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp, hoạt động mua vào của cổ đông nội bộ đã trở thành một trong những yếu tố hỗ trợ cần thiết cho thị trường.
    Có thể tin tưởng 100%?
    Dĩ nhiên, có những lý do khách quan để có thể khẳng định rằng hoạt động mua vào đó khó đảm bảm 100% kết quả như kỳ vọng. Với những giao dịch thành công và trọn vẹn đã đành. Vấn đề là thời gian gần đây, thông tin kiểm chứng lại những giao dịch đó có thể gây thất vọng với nhà đầu tư.
    Mới đây, theo thông tin công bố, một lãnh đạo của một doanh nghiệp lớn trên HOSE đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu. Nếu chỉ gói gọn ở giao dịch này thì rõ ràng là có nhiều ý nghĩa trong bối cảnh thị trường “lao dốc không phanh”. Thế nhưng, tra cứu lại thì đây là giao dịch “chuyển tiếp”, khi giao dịch đăng ký mua vào trước đó không thực hiện được.
    Chuyện này không phải là cá biệt. Đọc thông tin công bố giao dịch nội bộ một tuần trở lại đây trên cả HOSE và HNX, dễ nhận thấy nhiều trường hợp chốt lại giao dịch đăng ký mua vào trước đó nhưng không trọn vẹn. Như đề cập ở trên, hẳn có những lý do khách quan.

    Thế nhưng, không loại trừ khả năng có “dị ứng” khi thông tin giải thích na ná nhau, như “giá không được như mong muốn” (ngại bắt đáy?), hay như “không chuẩn bị đủ tài chính” (liệu có thụ động khi đưa ra thông tin đăng ký mua vào?)…
    Có lẽ chưa đủ để đại diện cho hoạt động mua vào nói chung, nhưng những trường hợp đó có thể càng khiến nhà đầu tư thất vọng; thậm chí khi niềm tin của nhà đầu tư bị lạm dụng thì những giao dịch đó có thể tạo hiệu quả ngược.
    Sẽ là rõ ràng nếu có một chuẩn cho các giao dịch này. Bên cạnh khối lượng đăng ký, phương thức và thời hạn giao dịch, các đối tượng cần thống nhất ở thông tin rõ ràng là các mức giá giới hạn.
    Ví như, Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Cần Thơ (CPC) vừa công bố thông tin mua vào 200.000 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ với nguyên tắc xác định giá là dự kiến mua không cao hơn 25.000 đồng/cổ phiếu. Hay với Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc (IDV), thông tin đăng ký mua 135.000 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ cũng xác định giá không quá 30.000 đồng/cổ phiếu…
    Rõ ràng, những giao dịch có thêm yếu tố đó sẽ giúp nhà đầu tư có thêm cơ sở để “căn” khả năng giao dịch thành công, thay vì để rồi sau đó, phải đón những thông tin giải thích như trên mà hoài nghi.
    Theo Minh Đức
    VnEconomy
  2. muaxehoi

    muaxehoi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/07/2010
    Đã được thích:
    0
    IDV Giới Thiệu Công Ty Cổ Phần Phát Triển Hạ Tầng Vĩnh Phúc ( Cập nhật ngày: 06/08/2008)




    Quá trình

    Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VĨNH PHÚCTên viết tắt: VPID JSCTên tiếng Anh: VINH PHUC INFRASTRUCTURE DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANYĐKKD: Lần đầu số:1903000030 do Sở KH-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 16/06/2003;
    Lần cuối số: 2500222004 do Sở KH-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 17/08/2009.


    Mã số thuế: 2500222004 do Cục Thuế Vĩnh Phúc cấp ngày 12/08/2003.Vốn điều lệ: ban đầu 10 tỷ đồng: tăng lên 15 tỷ đồng vào tháng 1/2006: tăng lên 27 tỷ đồng vào tháng 3/2007: tăng lên 30 tỷ đồng vào tháng 3/2008: tăng lên 35,285 tỷ đồng vào tháng 8/2008Trụ sở chính: KCN Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh PhúcĐiện thoại: (0211) 3 720 945 - 3 721 797 Fax : (0211) 3 845 944Website: www.vpid.vn Email : vpid_kcnkq@vnn.vnTên chi nhánh: CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VĨNH PHÚCĐKKD số: 0613000076 do Sở KH-ĐT tỉnh Hà Nam cấp ngày 19/09/2007Mã số thuế : 2500222004-001 do Cục Thuế Hà Nam cấp ngày 05/11/2007Địa chỉ : SN 4 – Lô 3 Tập thể Cty xi măng Bút Sơn, Châu Sơn, Phủ lý, Hà NamĐiện thoại: (0351) 6 252 137 Fax : (0351) 6 252 138Website: www.vpid.vn Email : vpid_kcncs@viettel.vnVăn phòng HĐQT: Số 11 ngõ 118 Nguyễn Khánh Toàn - P. Quan Hoa - Q. Cầu Giấy - TP. Hà Nội.Điện thoại: (04) 37671314 Fax : (04) 37671314Website: www.vpid.vn Email : info@vpid.vn
    [​IMG]

    Lĩnh vực họat động chính
    Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, nhà ở; Kinh doanh bất động sản; Kinh doanh các dịch vụ du lịch; Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi ; Sản xuất và mua bán cây xanh …
    Năng lực




    Do có chiến lược đầu tư dài hạn đúng đắn từ 05 năm qua, đến nay Công ty đã có bước phát triển vượt bậc về năng lực tài chính. Hiện tại Công ty đang làm chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng kĩ thuật các dự án khu, cụm công nghiệp sau:
    1. Dự án KCN Khai Quang có qui mô 262 ha, tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay, KCN Khai Quang được đầu tư xây dựng xong tương đối hòan chỉnh các hạng mục hạ tầng : giao thông, thóat nước mưa, thóat và xử lý nước thải, điện, nước, chiếu sáng, vỉa hè, cây xanh. Tỷ lệ lấp đầy đạt trên 73,5% với 50 nhà đầu tư thứ cấp đã vào xây dựng nhà xưởng sản xuất.


      [​IMG]
    1. Dự án KCN Châu Sơn có qui mô 170 ha, tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Hiện nay, KCN Châu Sơn đã hòan thành xong tòan bộ khâu GPMB, đang được đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng : giao thông, thóat nước mưa, điện, nước, san lấp mặt bằng. Tỷ lệ lấp đầy đạt trên 30% với 13 nhà đầu tư thứ cấp đã vào xây dựng nhà xưởng sản xuất .
    [​IMG]
    1. Dự án CCN Xuân Sơn -Thanh Mỹ có qui mô 108,7 ha, tại thành phố Sơn Tây, thủ đô Hà Nội: Đã có văn bản chấp thuận của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) về chủ trương giao cho Công ty làm chủ đầu tư và kinh doanh hạ tầng; Đã được Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/2000 tại quyết định số 1413/QĐ-UBND ngày 07 tháng 08 năm 2007; UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 03121000159 ngày 21 tháng 11 năm 2007. Công ty đang tiếp tục triển khai các bước tiếp theo về thủ tục GPMB.
    [​IMG]
    1. Tham gia cổ phần chi phối vào Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng Phú Thành - Hoà Bình tiến hành đầu tư 02 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Phú Thành II (có qui mô 138ha) và Làng sinh thái Đá Bạc (có qui mô 80,19 ha), thuộc xã Phú Thành, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình.
    [​IMG]





    [​IMG]

    Kim chỉ nam hành động




    Hạ tầng kĩ thuật khu, cụm công nghiệp do Công ty đầu tư phù hợp hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và thân thiện môi trường – là cầu nối cho VPID JSC cùng nhà đầu tư thứ phát đi tới thành công bền vững.

    [​IMG]

    Một số hình ảnh về kết quả đầu tư của công ty




    Với khả năng tiếp cận các nhà đầu tư thứ phát có nhu cầu thực sự và giá cho thuê hạ tầng cạnh tranh cùng những chính sách ưu đãi linh họat khác nên Công ty đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong, ngoài nước đến thiết lập nhà xưởng sản xuất tại các KCN Khai Quang và Châu Sơn.


    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]










    Các Tin Đã Đưa [​IMG]Bản cáo bạch VPID [​IMG]Báo cáo tài chính Quí I năm 2010 [​IMG]Tin thời sự VTV1 về khu công nghiệp Khai Quang [​IMG]Ba việc cần làm ngay ở khu công nghiệp khai quang [​IMG]Công ty CP Phát triển hạ tầng Vĩnh phúc - 3 năm đồng hành và lớn mạnh cùng KCN Khai Quang

Chia sẻ trang này