Khi ngân hàng "đổ" vốn vào chứng khoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi small_best, 27/02/2008.

3254 người đang online, trong đó có 73 thành viên. 06:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 686 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. small_best

    small_best Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Đã được thích:
    9
    Khi ngân hàng "đổ" vốn vào chứng khoán

    Tại Diễn đàn Kinh tế và Tài chính Pháp - Việt lần thứ 7 với chủ đề ?oKinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO? đang diễn ra tại Đà Nẵng ngày 26-27/2/2008, các chuyên gia của Ngân hàng Nhà nước đã công bố một nghiên cứu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu tham dự đề cập đến những rủi ro có thể dẫn đến khủng hoảng tiền tệ - ngân hàng tại Việt Nam, trong đó có sự phát triển quá nóng của thị trường chứng khoán.

    Hiện tại ở Việt Nam, số liệu thống kê chính xác về tỷ lệ cho vay và đầu tư so với tổng dư nợ ngân hàng và tổng vốn hoá thị trường chưa được xác định đầy đủ. Theo Ngân hàng Nhà nước, cho vay đầu tư chứng khoán chiếm khoảng 20 nghìn tỷ VND, khoảng 2,6% tổng dư nợ và 7,5% tổng giá trị thị trường của 22/52 các công ty được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán.

    Và đây mới chỉ là số liệu được xác định trên thị trường niêm yết chính thức và hồ sơ vay vốn nhằm mục đích kinh doanh chứng khoán mà chưa bao gồm các khoản vay để đầu tư chứng khoán trên cả thị trường chính thức và OTC được bao bọc dưới các mục đích vay khác. Hầu hết các các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần đều tham gia cung cấp cho vay đầu tư chứng khoán với tỷ lệ giao động từ 30 - 70% giá trị của các chứng khoán niêm yết và từ 30- 60% giá trị các chứng khoán giao dịch trên OTC.

    Có thể nhận thấy rằng luồng vốn dịch chuyển từ khu vực ngân hàng sang thị trường chứng khoán Việt Nam làm nảy sinh rủi ro của từng ngân hàng đối với mức cho vay đầu tư chứng khoán tính theo tỷ lệ % so với tổng giá trị các khoản vay của ngân hàng; và rủi ro ảnh hưởng có tính lan truyền thể hiện qua tỷ lệ vốn vay ngân hàng tính theo tỷ lệ % so với tổng vốn hoá thị trường.

    Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Trưởng nhóm nghiên cứu đặt vấn đề: điều gì sẽ xảy ra khi mà tốc độ phát triết quá nóng bị trượt dốc liên tục? Theo bà, câu trả lời ở đây là 2 loại rủi ro trên chắc chắn sẽ phát huy ảnh hưởng đối với khu vực tài chính. Với mức lãi suất tương đối ổn định, các nhà đầu tư sẽ vay vốn của ngân hàng để kinh doanh chứng khoán. Và trong trường hợp chứng khoán liên tục giảm sút như hiện nay thì sẽ có hai tác động xảy ra đối với các khoản vay của ngân hàng.

    Thứ nhất, nếu giá giảm xuống 30% thì các khoản vay ở cận dưới trong giới hạn cho phép của ngân hàng sẽ bị mất trắng. Người đi vay, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân sẽ lâm vào tình trạng không có khả năng thanh toán, phá sản hoặc ?okẹt quỹ?, và khoản vay của ngân hàng bỗng chốc trở thành khoản nợ xấu.

    Thứ hai, khi giá trị của các chứng khoán làm tài sản thế chấp giảm mạnh sẽ tạo ra ảnh hưởng kép đối với chất lượng hoạt động của ngân hàng, làm cho gia tăng tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ thâm hụt vốn tự có. Nếu sự kiện này xảy ra một cách đồng loạt thì tình hình tài chính của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khó có thể trụ vững nếu như tỷ lệ nợ xấu bằng hoặc cao hơn 20%.

    Ngoài ra, nếu ngân hàng sử dụng một phần tài sản trên bảng cân đối của mình để đầu tư trực tiếp vào thị trường chứng khoán và đồng thời lại cho vay đầu tư chứng khoán thì rủi ro càng tăng lên gấp bội khi tính thanh khoản của thị trường giảm sút và hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng phần lớn còn chưa đủ mạnh.

    Như vậy là sự yếu kém của khu vực ngân hàng sẽ tất yếu phát sinh khi có sự giảm sút liên tục của chỉ số chứng khoán. Sự yếu kém đột ngột của một tổ chức tài chính có thể gây ra hiện tượng đôminô tại các bộ phận khác của hệ thống trên cơ sở quan hệ nợ nần. Do đó, khủng hoảng tại một ngân hàng có thể dẫn đến việc rút tiền ồ ạt tại các ngân hàng khác và gây ra sự bất ổn trong khu vực tài chính.

    Con đường thứ hai được nhóm chuyên gia chỉ ra là thông qua việc rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài. Sự phát triển của thị trường chứng khoán quá nóng trong thời gian gần đây đã thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân, tổ chức). Nhà đầu tư Việt Nam thường rất quan tâm đến động thái của các nhà đầu tư nước ngoài, lấy đó là một trong các căn cứ tham khảo để ra quyết định đầu tư.

    Mặt khác, nguồn vốn từ các quỹ đầu tư nước ngoài đang gia tăng nhanh tại Việt Nam đã và đang trở thành một trong những lực tác động quan trọng đến thị trường. Từ thực tế đó, nhóm chuyên gia rút ra nhận định rằng thị trường chứng khoán Việt Nam chưa hoàn toàn bị phụ thuộc vào luồng vốn tư nhân nước ngoài, nhưng những luồng vốn này đã có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động trên thị trường.

    Giải thích được bà Thanh đưa ra là những dòng vốn đầu tư tư nhân nước ngoài mặc dù không phải mang tính chất đầu cơ nhưng vẫn có thể ồ ạt rút ra nếu như các nhà đầu tư cảm thấy bất an. Theo nhóm chuyên gia, ảnh hưởng trên sẽ được hạn chế hoặc được khắc phục, nếu Chính phủ áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt và chính sách kiểm soát luồng vốn đầu tư nước ngoài chặt chẽ (tự do hoá tài khoản vốn một cách thận trọng).

    Mặc dù trên đây chỉ là những dự báo của nhóm chuyên gia nghiên cứu của Ngân hàng nhà nước. Song việc dự báo các kịch bản bất ổn của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập là rất cần thiết để có được những cảnh báo sớm trong quá trình xây dựng các chính sách quản lý vĩ mô.
  2. dadieu55

    dadieu55 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    0
  3. zonezone

    zonezone Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2007
    Đã được thích:
    0
  4. small_best

    small_best Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Đã được thích:
    9
    Tiền nhà đất sẽ chuyển sang chứng khoán

    Vùng trũng thu hút tiền trong thời điểm hiện tại chỉ có thể là chứng khoán nên nó sẽ được nhiều người lựa chọn đầu tư

    Mặc dù phiên giao dịch ngày 26-2 giá chứng khoán trên cả hai sàn đều giảm sâu nhưng sức mua thị trường đang tăng lên rất mạnh. Điều đó chứng tỏ các nhà đầu tư lớn đã vào cuộc.

    Sức mua tăng 2,5 lần

    Trong phiên giao dịch cuối tuần qua, giữa lúc các nhà đầu tư nhỏ hoảng hốt tranh nhau bán tháo cổ phiếu thì đến cuối buổi, những lệnh mua số lượng lớn được tung ra. Kết thúc phiên đã có gần 21 triệu cổ phiếu được mua, bằng 233% so với ngày trước đó. Còn ngày đầu tuần này (25-2), thị trường chứng kiến một phiên đảo chiều ngoạn mục, với sức mua lên đến gần 24 triệu cổ phiếu (cả khớp lệnh và thỏa thuận), giá trị đạt 2.052 tỉ đồng. Như vậy 3 phiên giao dịch vừa qua (riêng tại sàn TPHCM) các nhà đầu tư đã mua vào 3.837 tỉ đồng (bình quân 1.279 tỉ đồng/phiên), nhiều gấp 2,5 lần so với những ngày trước đó. Ông Hoàng Bảo, một nhà đầu tư cá nhân tại sàn SSI, nói: Giá trị giao dịch lớn như vậy chỉ có thể có được khi các nhà đầu tư lớn tham gia mà thôi. Khi đã gom được nhiều hàng với giá rẻ, trong thời gian tới, nếu có cơ hội thuận lợi, các đại gia sẽ đẩy giá cổ phiếu lên để tạo ra sóng lớn. Lúc đó nhiều người nhảy vào mua và họ sẽ bán ra để hiện thực hóa lợi nhuận. Trong những ngày tới vì nhiều nhà đầu tư nhỏ đang muốn bán để cắt lỗ, còn các nhà đầu tư lớn chưa cần giải ngân hết tài khoản (vì cơ hội mua còn nhiều) nên thị trường vẫn còn lình xình chưa thể bứt phá được.

    Xuất hiện những dấu hiệu tích cực

    Một số chuyên gia địa ốc cho rằng nếu thị trường tiếp tục diễn biến như hiện nay thì chủ đầu tư sẽ phải thay đổi hình thức bán căn hộ để bảo đảm an toàn, đồng thời xem xét lại giá bán đã công bố.


    Không phải ngẫu hứng mà nhà đầu tư lớn nhảy vào thị trường chứng khoán. Thời điểm mua cổ phiếu hiện tại được cho là phù hợp, vì giá đã xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua. Cơn khủng hoảng tài chính đã xuất hiện những dấu hiệu tích cực, như: cho vay bất động sản đang bị siết chặt (thị trường có thể sẽ đóng băng trong vòng 3 năm), lạm phát đang được nhiều động lực níu lại nên có thể thiểu phát vào thời điểm giữa năm, Chính phủ đã cho nước ngoài mua cổ phiếu bằng ngoại tệ (đối với nhà đầu tư chiến lược), tiến độ IPO các doanh nghiệp lớn sẽ được dãn ra cho phù hợp với sức mua thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang gấp rút soạn thảo cơ chế cho nhà đầu tư được mua cổ phiếu bằng hình thức ký quỹ... Những động thái đó hứa hẹn sẽ làm cho thị trường sôi động hơn trong thời gian tới.

    Bất động sản đang ?oxì hơi?

    Trong khi đó, hiện tượng ?oxì hơi? của thị trường bất động sản đã xuất hiện ngày càng rõ nét. Những nhà đầu tư theo phong trào mới mua nhà đất vào cuối năm 2007 đang hốt hoảng tìm đường tháo chạy. Trong số đó những người vay tiền ngân hàng để mua nhà đất đang lo lắng vì nguồn cung tín dụng bị cắt hoặc nếu có thì lãi suất cũng lên cao. Quảng cáo rao bán nhà đất (đặc biệt là những khu vực tăng nóng vừa qua như Nhà Bè, quận 7) đăng tràn ngập trên nhiều tờ báo. Anh Thi, một người môi giới tại quận 7, cho biết do giá nhà đất đã lên quá cao, nhà đầu tư đã chùn tay nên các điểm môi giới hiện giờ đang vắng khách.

    Tuy nhiên vẫn có nhiều người mua đang ?omai phục?, chờ giá nhà đất xuống đáy để gom vào. Một trong những dự án "nóng" nhất là Him Lam - kênh Tẽ (quận 7) đã giảm từ 2 đến 4 triệu đồng/m2 so với trước đó một tuần, nhưng khách hàng ít quan tâm vì còn chờ giá xuống nữa. Tại quận 2, nếu trước đây chủ đất kêu giá nào bán giá đó thì nay chủ đất sẵn sàng bớt từ 1 đến 2 triệu đồng/m2. Tương tự, nhiều dự án ở quận 9 tăng khá nóng cũng đã lục tục xuống giá.

    Khi thị trường bất động sản bắt đầu bế tắc cũng là lúc xuất hiện hai hiện tượng nghịch cảnh trong giới đầu tư. Những người đã bán xong nhà đất vào cuối năm 2007 (lúc giá ở đỉnh điểm) đang vui vẻ ôm hàng đống tiền chờ tìm kênh đầu tư mới để làm cho đồng vốn quay vòng sinh lợi nhiều hơn. Còn những người chạy theo phong trào (mua bất động sản giữa lúc giá cao) thì đang hoảng hốt vì sợ thị trường đóng băng. Với khả năng làm ăn nhạy bén, nhiều nhà đầu cơ (giàu lên từ bất động sản) sẽ tìm đến kênh đầu tư mà hàng hóa ở đó đang ế ẩm nhất để giải ngân. Vùng trũng thu hút tiền trong thời điểm hiện tại chỉ có thể là chứng khoán nên nó sẽ được nhiều người lựa chọn đầu tư.

    Chứng khoán hóa bất động sản

    Một số chủ dự án đã chọn hình thức chứng khoán hóa bất động sản như một hình thức kinh doanh mới. Đơn cử như dự án Phú Lợi (quận 8) đã phát hành trái phiếu đầu tư cho dự án. Mỗi trái phiếu trị giá 500 triệu đồng, sau 4 tháng chia cổ tức, dự án hoàn thành phần móng và khách hàng sẽ được quyền mua căn hộ với mức giá giảm 5% tổng giá trị. Mới đây, một dự án khác ở phường Phú Mỹ (quận 7) của công ty S. cũng thông báo sẽ bán trái phiếu góp vốn cho dự án (1,5 tỉ đồng/trái phiếu - PV) với lãi suất lên đến 1%/tháng khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm.

    Phân tích về cách làm này, một chuyên gia địa ốc cho rằng các chủ đầu tư đều... kẹt vốn, do đó phải tìm vốn từ nhà đầu tư để giảm lãi vay ngân hàng và tránh rủi ro căn hộ làm xong bị ế.
  5. small_best

    small_best Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Đã được thích:
    9
    Không để chứng khoán xuống dốc
    "Chúng ta phải phát triển thị trường chứng khoán (TTCK), để có tăng trưởng chứ không thể để nó xuống dốc" - Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng nói.

    Giá cả nhiều mặt hàng có biến động tăng, giá xăng dầu tiếp tục tăng, thị trường bất động sản có thể có biến động trong thời gian tới. Bên lề cuộc họp với lãnh đạo TP Hà Nội sáng qua (26/2), Phó Thủ tướng Thường trực CP Nguyễn Sinh Hùng đã trao đổi với báo chí một số vấn đề về chính sách điều hành kinh tế, tài chính tiền tệ.

    Phó Thủ tướng nói: Mục tiêu mà chúng ta phải đạt của năm 2008 là phải duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong điều kiện kinh tế thế giới đang suy thoái. Chúng ta phải tận dụng lợi thế của mình là đang phát triển và tận dụng cơ hội đang đến, để vượt lên khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Mục tiêu là phải phấn đấu cao hơn 2007.

    Vấn đề thứ hai, tập trung các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo, dự kiến năm nay sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo từ hơn 14% xuống 12%.

    Thứ ba, phải điều hành kinh tế vĩ mô kết hợp đồng bộ các biện pháp để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Do đó, chính sách tiền tệ phải chặt chẽ, nhưng phải chủ động.

    Đầu năm, đã có những điều hành chưa thật đi khớp với nhau nhưng sau khi có hiện tượng này hiện tượng khác, Hội đồng tài chính tiền tệ quốc gia đã họp với Thủ tướng và sẽ có những chấn chỉnh kịp thời.

    Đối với thị trường bất động sản (BĐS), để phát triển đúng hướng, lành mạnh thì vốn phải được cho vay, tiền đồng phải đủ, tiền đô la được thanh khoản, chứ không thể để ách tắc.

    Như vậy, chúng ta phải phát triển thị trường chứng khoán (TTCK), để có tăng trưởng chứ không thể để nó xuống dốc. TTCK là một kênh huy động vốn quan trọng, là kênh đầu tư dài hạn rất có ý nghĩa, khác với vay tín dụng, cho nên phải tập trung giải quyết TTCK cả cung lẫn cầu hài hòa để tăng trưởng được.

    Thị trường BĐS đang ?onóng?, do cung cầu chưa thực sự gặp nhau. Chúng ta cấp giấy phép đầu tư chậm, phát triển khu đô thị làm cũng chậm, cho nên mới có đầu cơ. Đầu cơ thể hiện ở chỗ tranh thủ xin được giấy phép rồi để đó không làm, hoặc bán giấy phép; thứ hai là tranh thủ mua nhà để bán chứ không phải để ở.

    Những hiện tượng đầu cơ ấy phải đả phá. Nguồn tiền của Nhà nước, của các tổ chức tín dụng đưa ra cho thị trường BĐS phải phục vụ đầu tư chứ không phải phục vụ đầu cơ. Vì vậy, chúng ta phải tính toán để thị trường này phát triển nhanh hơn, để tăng cung nhiều hơn giúp trở lại bình ổn hơn.

    Thưa Phó Thủ tướng, vừa qua các ?ođại gia? BĐS lên tiếng ?okêu cứu?, nhưng với người thu nhập thấp, giấc mơ mua nhà càng ngày càng xa vời. Vậy Chính phủ giải quyết vấn đề này ra sao?

    Phải kiểm soát đầu cơ, tăng cường kiểm tra, xử lý, không thể để tồn tại những dự án nhận rồi bán lại, kiếm lời. Cho nên, tôi nói là một mặt phải phát triển nhưng mặt khác là phải chống đầu cơ đối với thị trường này.

    Đối với thị trường BĐS, chúng ta vẫn duy trì cho vay vốn để phát triển, đồng thời duy trì các biện pháp thông qua công cụ tín dụng, công cụ cho vay vốn để kiểm soát đầu cơ.

    Giá nhiều mặt hàng tăng chóng mặt từ đầu năm đến nay, giá xăng cũng vừa tăng. Vậy mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ đề ra là giảm lạm phát có bị ảnh hưởng không, thưa Phó Thủ tướng?

    Về nguyên tắc, giá cả phải theo thị trường. Thị trường thế giới lên thì giá trong nước lên và ngược lại. Điều quan trọng tôi muốn nói, Chính phủ phải tìm mọi biện pháp để hỗ trợ người khó khăn bị ảnh hưởng của giá cả. Như giá dầu thế giới lên, mình không lên không được bởi lấy tiền đâu mà bù cho DN?

    Còn nếu bù lỗ cho doanh nghiệp này, thì doanh nghiệp kia sẽ buôn lậu. Ví như chở vài ba tấn dầu sang nước bạn còn lãi hơn đánh cá, nếu còn bù lỗ nữa, hoá ra bù lỗ cho nước ngoài à?
  6. hastalavia

    hastalavia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Đã được thích:
    0
  7. small_best

    small_best Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Đã được thích:
    9
  8. small_best

    small_best Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Đã được thích:
    9
    Thị trường chờ room, room có mở?

    Ý kiến của Ông Lê Bá Hoàng Quang, nhà nghiên cứu tài chính độc lập

    Trong bối cảnh giá cổ phiếu suy giảm mạnh như hiện nay, việc nới tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài (room) trong khối ngân hàng thương mại cổ phần và khối DN chưa niêm yết là một trong những giải pháp được cơ quan quản lý cho rằng, nên nghiên cứu thực hiện để tạo sự kích thích cho TTCK. Tuần qua, một số dư luận cũng đề cập đến khả năng này, nhưng theo tôi, khả năng mở thêm room không khả thi lắm vào lúc này vì một số lý do sau:

    Đây là một giải pháp rất nhạy cảm và có liên quan tới nhiều vấn đề khác. UBCK cũng đã đề xuất rất nhiều biện pháp (trong đó có nhiều biện pháp dễ thực hiện và ít nhạy cảm hơn), nhưng vẫn chưa được thông qua, do đó việc mở room theo tôi là khó được thực thi sớm.

    Mở room sẽ đi kèm với nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ của khối nhà đầu tư ngoại để mua cổ phần, điều mà hiện nay chúng ta đang gặp khó. Năm 2007 cho thấy, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm trong điều hành vĩ mô, dòng vốn gián tiếp nước ngoài chảy vào ồ ạt khiến NHNN tung tiền đồng ra mua. Tuy nhiên, việc tăng cung tiền là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao. Nếu mở room thì dòng vốn ngoại có thể còn chảy vào mạnh hơn nữa và điều này có thể dẫn đến tình trạng đã khó lại càng khó hơn. Đặc biệt trong tình trạng nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu suy thoái, các nước khác không tránh khỏi ảnh hưởng như hiện nay thì theo tôi, khả năng Chính phủ khuyến khích bằng mọi giá để thu hút thêm vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là khó xảy ra.

    Tuy nhiên, nếu giải pháp này được thực hiện thì theo tôi, nó sẽ là liều thuốc phát huy tác dụng mạnh nhất vào lúc này. Từ trước tới nay, mỗi khi nhà đầu tư trong nước đồn đại với nhau rằng: "sắp mở room rồi đấy, "sẽ mở room"? đều có tác động mạnh tới tâm lý chung trên thị trường. Thực tế cũng đã chỉ ra rằng, 2 lần Chính phủ nới room trên TTCK (từ 20% lên 30% và từ 30% lên 49%), TTCK có sự khởi sắc rõ rệt.

    Để tìm biện pháp tức thời và lâu dài giúp TTCK phục hồi, lấy lại sự quan tâm của DN và nhà đầu tư, theo tôi, cần quay lại nguyên tắc cơ bản của kinh tế học, đó là cân bằng cung cầu. Chừng nào cung còn lớn hơn cầu thì giá còn xuống. Hiện nay, Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan đang nỗ lực để kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ và thị trường vốn và chúng ta cùng hy vọng rằng, những biện pháp hữu hiệu để đạt được các mục tiêu trên sẽ sớm được ban hành.

Chia sẻ trang này