Khoảng trống quyền lực ở Bank of Japan

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi yeuduong, 25/03/2008.

3648 người đang online, trong đó có 387 thành viên. 17:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 554 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. yeuduong

    yeuduong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/07/2007
    Đã được thích:
    0
    không ai làm thì để em làm cho
  2. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Khoảng trống quyền lực ở Bank of Japan

    Khoảng trống quyền lực ở Bank of Japan

    Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (Bank of Japan - BOJ) đang lâm vào cuộc khủng hoảng về nhân sự cấp cao nhất, một hiện tượng chưa hề xảy ra trong vòng gần 85 năm qua (kể từ năm 1923). Ngày 19/3/2008, Thống đốc BOJ Toshihiko Fukui đã rời nhiệm sở sau nhiệm kỳ 5 năm ở cương vị này, mà không biết phải bàn giao công việc cho ai.



    Có thể ông Masaaki Shirakawa, Phó thống đốc BOJ (mới được bổ nhiệm) sẽ tạm thời giữ quyền Thống đốc BOJ, nhưng trên thực tế là... chẳng có quyền gì. Bởi vậy mà báo chí Nhật Bản mới gọi đây là khoảng trống quyền lực (nguyên văn tiếng Anh: power vacuum) ở BOJ. Song tại sao lại xảy ra tình trạng éo le này? Có phải là do Nhật Bản thiếu hay hết người tài có thể đảm đương trọng trách trên?

    Cũng giống như Mỹ, Anh và nhiều nước công nghiệp phát triển khác, Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có Ngân hàng Trung ương hoàn toàn độc lập với Chính phủ (là cơ quan hành pháp). Chính vì thế, Thống đốc Ngân hàng Trung ương phải được Quốc hội phê chuẩn.

    Cách đây gần một tháng, BOJ đã đề cử ông Toshiro Muto, Phó thống đốc BOJ trong 5 năm qua vào chức Thống đốc. Ngay lập tức, nhiều nghị sỹ Quốc hội Nhật Bản đã tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống. Lý do là ông Toshiro Muto tuy rất có năng lực trong điều hành công việc ở BOJ, nhưng có "một tội" là đã từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản. Vin vào đây, những người phản đối khẳng định, do đã có thời giữ cương vị cao trong bộ máy hành pháp nên nếu được làm Thống đốc BOJ, ông Toshiro Muto khó lòng mà hoàn toàn khách quan và độc lập với Chính phủ khi ra quyết định liên quan đến chính sách tiền tệ. Cho dù kết quả thăm dò không mấy khả quan, song BOJ vẫn nhất quyết đề cử ông Toshiro Muto với lời giới thiệu: đây là nhân vật thích hợp nhất cho chức Thống đốc BOJ, tài đức vẹn toàn, lại rất quen việc, vả lại nếu chỉ dựa vào việc ông đã từng là Thứ trưởng Bộ Tài chính mà cho rằng ông sẽ không hoàn toàn độc lập khi ra quyết định là có phần thiên kiến và cảm tính.

    Thế rồi khi bỏ phiếu ở Thượng viện, ông Toshiro Muto đã không có đủ số phiếu cần thiết để được ngồi vào chiếc ghế Thống đốc BOJ. Việc chọn Thống đốc BOJ mới lại quay trở về vạch xuất phát.

    Theo nhiều nhà phân tích, tình trạng BOJ hiện không có người cầm trịch là khá nguy hiểm, nhất là trong bổi cảnh đồng yên Nhật đang tăng giá khá mạnh so với đồng USD (hiện 1 USD chưa đổi được 96 yên Nhật, mức thấp nhất trong vòng gần 13 năm qua, kể từ tháng 8/1995), trong trường hợp khẩn cấp cần can thiệp thì chẳng có lãnh đạo nào của BOJ đủ quyền lực hợp pháp đứng ra chèo chống. Hơn nữa, lãi suất cơ bản của đồng yên hiện chỉ là 0,5%/năm, vào loại thấp nhất thế giới và đang cần có sự điều chỉnh theo hướng tăng (dù ít) mà BOJ chẳng có ai đứng ra quyết cả. Các nhà đầu tư cũng băn khoăn e ngại trước tình trạng BOJ thiếu lãnh đạo và điều này cũng phần nào được phản ánh qua việc Chỉ số chứng khoán Nikkei giảm hơn 3% ngay sau khi việc đề cử ông Toshiro Muto vào ghế Thống đốc BOJ bị bác.

    Giới bình luận chính trị lại nhìn nhận sự việc ở một góc độ khác. Theo họ, chẳng qua là 2 đảng, đảng cầm quyền (Đảng Tự do dân chủ LDP) và đảng đối lập lớn nhất (Đảng Dân chủ DPJ) "chơi nhau vố này", ở giữa ông Toshiro Muto... bị kẹt. Đảng Dân chủ đang nắm quyền kiểm soát Thượng viện, nên nếu các nghị sỹ Quốc hội thuộc Đảng này mà chống thì việc bổ nhiệm là bất thành.

    Đầu tuần này, Đảng LDP đưa ra 2 ứng cử viên mới là ông Haruhiko Kuroda, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đương nhiệm và ông Hiroshi Watanabe, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính, chuyên phụ trách mảng quốc tế. Phản ứng bước đầu cho thấy, cho dù cả 2 ông đều đã từng nắm các chức vụ cao cấp ở Bộ Tài chính Nhật Bản (tương tự như ông Toshiro Muto), nhưng do họ đều làm công tác đối ngoại là chính nên... dễ chấp nhận hơn (?!). Tổng thư ký DPJ Yukio Hatoyama phát biểu: "Chúng tôi không nói là tất cả các ứng cử viên vào chức BOJ đã từng là quan chức Bộ Tài chính đều bị loại cả. Cứ phải xem xét cụ thể từng trường hợp một".

    Việc chọn Thống đốc BOJ khá phức tạp và đầy rẫy mâu thuẫn như vậy.

    Thế rồi BOJ lại đề xuất ông Koji Tanami, 68 tuổi, cũng là nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản hiện là Chủ tịch Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) là ứng cử viên cho chức Thống đốc BOJ. Tưởng rằng mọi việc sẽ êm đẹp. Nào ngờ, vào sáng ngày 19/3/2008, khi Thượng viện Nhật Bản bỏ phiếu thì có đến 125 phiếu chống và 112 phiếu thuận. Tức là tắc lại hoàn tắc.

    Các nhà kinh tế, nhà đầu tư và cả giới doanh nghiệp Nhật Bản đều tỏ ra mong muốn sớm có tân Thống đốc BOJ khi phát biểu khá ồn ào, với nội dung tổng hợp lại theo cách nói dân dã đại loại như: "Thôi các bác chọn ai thì cũng nhanh nhanh lên cho... chúng em nhờ".


    Nguồn tin ĐTCK

Chia sẻ trang này