KHÔNG CÓ MỞ ROOM, VNI ĐI VỀ ĐÂU?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi VNI1102, 07/08/2007.

6125 người đang online, trong đó có 860 thành viên. 16:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 951 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. VNI1102

    VNI1102 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Đã được thích:
    0
    KHÔNG CÓ MỞ ROOM, VNI ĐI VỀ ĐÂU?

    Các bác nhà mình cầm xèng chẳng biết làm gì, sợ mắc phải một đống nợ. Vì thế không muốn USD được đổi thành VND nữa, chỉ muốn được đầu tư trực tiếp thôi.
    Vậy phải làm gì đây các bác, phải đuổi bớt những thằng đầu tư gián tiếp phải không ạ? Vậy cái Room có được mở không hay lại co vào? Các bác cho ý kiến.
    Không mở Room mà VNi vẫn lên thì sao? thì thằng Tây nó lại bơm tiền vào đầu tư gián tiếp. Các bác nhà nước lại phải mua két sắt đựng tiền, lại phải trả lãi, lại sợ không hiệu quả, lại sợ mất chức.... Vậy phải làm thế nào để bọn tây không giám đưa tiền vào chứng khoán nữa? Chỉ có thể là cho VNI tèo luôn phải không các bác?
    Không biết nên không dám nói thêm, mong các bác giúp em với.


    (nguồn: http://www1.bsc.com.vn:8080/EDMS/webcorannc.nsf/885741814283a7ef47256dff0034baff/016b14f545306447472573300005f7aa?OpenDocument)
    Thấy gì qua việc Ngân hàng Nhà nước mua 7 tỷ USD?


    Sáu tháng đầu 2007, Ngân hàng Nhà nước ?obơm? ra lưu thông 112.000 tỷ đồng sau khi mua vào 7 tỷ USD.
    Một nguồn tin cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã ?ohút? về 100.000 tỷ đồng. Có ý kiến cho rằng đằng sau con số 112.000 tỷ kia là sự lạm dụng công cụ nợ do nền kinh tế yếu kém trong việc hấp thụ nguồn vốn.

    Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước, trong 6 tháng đầu 2007, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào dự trữ 7 tỷ USD và một lượng tiền tương đương 112 nghìn tỷ đồng được ?obơm? ra lưu thông.

    Còn một số chuyên gia nhận định số ngoại tệ này được hình thành chủ yếu từ đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán và kiều hối.

    Vậy tại sao Ngân hàng Nhà nước phải mua số ngoại tệ đó? PGS.TS Nguyễn Văn Lịch, Viện trưởng Viện Thương mại nói: ?oCứ cho rằng hàng giữ ở mức như cũ và tiền thì nhiều hơn, đương nhiên, tiền sẽ bị giảm giá. Vì lý do e ngại, Chính phủ đã mua toàn bộ số ngoại tệ này và một lượng nội tệ tương đương được đưa ra lưu thông?.

    Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Phùng Khắc Kế, cho biết: ?oNhà đầu tư nước ngoài đưa tiền vào không phải mục đích mua hàng hoá mà họ mua chứng khoán đầu tư vào doanh nghiệp. Do nguyên tắc, họ không được dùng tiền ngoại tệ mà phải chuyển đổi ra VND. Tuy nhiên, số tiền đó không đi ra ngoài lưu thông một cách trực tiếp?.

    Cũng theo ông Phùng Khắc Kế, sau khi đã chuyển đổi thành VND, trong khi nhà đầu tư chưa sử dụng để mua cổ phiếu, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ thị trường mở thông qua các giấy tờ có giá như trái phiếu công trình, trái phiếu chính phủ... để hút tiền về. Trong trường hợp cần thiết, nếu những giấy tờ có giá của Chính phủ không đủ khả năng hút hết số tiền về thì Ngân hàng Nhà nước sẽ phát hành tín phiếu, hối phiếu để thu tiền về.

    Tuy nhiên, nếu sử dụng công cụ tín phiếu, hối phiếu ngân hàng thì số tiền sau khi hút về hoàn toàn không thể mang đi đầu tư chỗ khác được, mặc dù Ngân hàng Nhà nước vẫn phải chịu lỗ để chi trả lãi suất cho nhà đầu tư đã mua những giấy tờ có giá của ngân hàng.

    Điều này được hiểu: khi dư tiền trong lưu thông, Chính phủ phải thu tiền về thông qua công cụ nợ của Chính phủ hoặc công cụ nợ của Ngân hàng Nhà nước, nhằm tránh áp lực tăng giá và lạm phát.

    Nhưng về bản chất, liệu có sự khác nhau nào giữa 2 loại công cụ nợ này?

    Tiền phải được sinh lời!

    Một chuyên gia phân tích: nếu hút tiền về bằng các công cụ nợ của Chính phủ, số tiền đó sẽ được trả về Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, để Chính phủ chi dùng trả nợ nước ngoài, đầu tư hạ tầng, giáo dục, y tế và các chính sách an sinh xã hội.

    Nhưng nếu hút tiền về bằng công cụ của Ngân hàng Nhà nước thì số tiền đó chỉ có chức năng điều hoà dòng tiền trong lưu thông, chống lại lạm phát hay thiểu phát mà thôi. Chúng không được mang đi đầu tư và hầu như... nằm chơi trong những chiếc két lạnh lẽo, trong khi Ngân hàng Nhà nước vẫn phải chi trả lãi suất cho nhà đầu tư đã mua chúng.
    Vấn đề đặt ra ở đây là: trong số 100 nghìn tỷ đồng mà Ngân hàng Nhà nước đã hút về, có bao nhiêu phần trăm từ công cụ nợ của Chính phủ và bao nhiêu phần trăm từ công cụ của Ngân hàng Nhà nước?

    Không ai trả lời được câu hỏi này. Bởi lẽ, nếu làm rõ, sẽ biết được bao nhiêu tiền được chi dùng có ích cũng như bao nhiêu tiền bị lãng phí hai lần vì không được đầu tư, trong khi vẫn phải chịu lỗ vì trả lãi.

    Sự yếu kém trong đầu tư dự án công

    Tuy nhiên, điều này lại liên quan đến một câu chuyện khác, đó là sự yếu kém trong đầu tư các dự án công.

    TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết: ?oKhi Chính phủ phát hành công trái để huy động tiền về thì tiến độ giải ngân cho các dự án hạ tầng cơ sở, giáo dục (xoá bỏ trường lớp, tranh tre, nứa lá...) rất chậm. Trong 3 - 4 năm trời, chỉ giải ngân được 30 - 40% số tiền cần giải ngân. Chính phủ cảm thấy khi vay thêm nợ của dân (qua phát hành công trái) nhưng chỉ để đó, do giải ngân chậm nên việc phát hành công trái sẽ bị chậm theo?.

    Vì vậy, ông Nghĩa cho rằng, đây là tình huống cần được xử lý: nếu để lượng tiền lớn lưu thông trong thời gian dài, sẽ gây áp lực lên lạm phát. Cách tốt nhất ở đây là Ngân hàng Nhà nước phải phát hành hối phiếu của ngân hàng trung ương. Loại hối phiếu này không được sinh lời, bởi mục tiêu của ngân hàng trung ương là ổn định giá cả, ổn định lạm phát.

    Cũng vì không được đầu tư nên số tiền ?ohút? về qua công cụ nợ của Ngân hàng Nhà nước nếu quá lớn chỉ có thể mang gửi vào ngân hàng nước ngoài với lãi suất thông thường 4 - 4,5%/năm, trong khi đó Chính phủ đi vay hàng trăm triệu Đôla cho các dự án lớn của doanh nghiệp nhà nước, như vay cho Vinashin đóng tàu thì phải chịu lãi suất tới 7,5%/năm.

    Điều nghịch lý là phía nước ngoài có thể dùng số tiền mà Ngân hàng Nhà nước gửi để cho Chính phủ Việt Nam vay lại. Hay nói khác đi: nước ngoài kiếm ăn ngay trên đồng tiền của Chính phủ Việt Nam.

    Giả sử, cả 100 nghìn tỷ nói trên sau khi đưa ra khỏi lưu thông nhưng để người khác kinh doanh trên đồng tiền của mình thì thật lãng phí.

    Quốc gia láng giềng Trung Quốc xử lý vấn đề này lại khác. Họ dùng một phần dự trữ ngoại tệ tăng vốn cho ngân hàng quốc doanh hoặc xoá các khoản nợ bất khả kháng của các ngân hàng này.

    Ông Nghĩa nói: ?oHọ cho rằng như thế sẽ có hiệu quả hơn là việc lưu giữ chúng trong kho. Việt Nam cũng có chủ trương như vậy nhưng phải tính kỹ vì không thể đầu tư... tùy tiện được!?

    Vậy nếu 6 tháng cuối 2007 và ?onhững 6 tháng? tiếp theo, dòng vốn gián tiếp nước ngoài tiếp tục chảy vào, thì cơ quan quản lý sẽ xử lý như thế nào? Lại mua ngoại tệ vào, bơm tiền ra, bán công cụ nợ nhưng chịu lỗ vì phải trả lãi suất?

    Nhiều ý kiến cho rằng: điều quan trọng nhất lúc này là làm thế nào để số ngoại tệ trên, sau khi đổi sang VND, sẽ vào nhà máy, hầm mỏ, dự án công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, thương mại..., và Chính phủ sẽ không buộc phải lạm dụng công cụ nợ để ?ohút? về.[/size=4]

Chia sẻ trang này