Không khác gì TTCK lúc này: Dân thủ đô cũng phải đu dây qua sông - Quá bất ngờ với người Hà Thành!

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi lehero, 25/04/2011.

2983 người đang online, trong đó có 46 thành viên. 03:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 529 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. lehero Thành viên rất tích cực

    Dân thủ đô cũng phải đu dây qua sông 6:57 PM Thứ hai, ngày 25 tháng tư năm 2011- Chuyên mụcTin tức|Sự kiện hàng ngày |


    Sống cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 10 km, những công dân thủ đô vẫn phải ngày ngày đua dây qua sông. Những chiếc thuyền ọp ẹp với đoạn dây mỏng manh bện từ lưới cũ chăng giữa đôi bờ, vài tấm gỗ ván cũ nát, nhưng hàng ngày có tới cả trăm chuyến đò đu dây qua lại hai bên bờ sông Nhuệ, thuộc xã Mỹ Hưng, Thanh Oai, cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 10 km.
    Theo quan sát của chúng tôi, dọc hai bên bờ sông Nhuệ đoạn thuộc xã Mỹ Hưng ngổn ngang rác thải, có chỗ rác tập kết thành đống, tắc nghẽn cả dòng chảy. Mặt nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Ở một số đoạn, máy xúc, máy ủi đang hoạt động hết công suất, khiến đoạn sông này không khác gì một công trường ngổn ngang.
    Hiện một số người dân trong xã vẫn mưu sinh trên dòng sông này bằng cách đưa khách qua sông trên những chiếc thuyền cũ nát. Ngoài ra, họ còn tranh thủ dùng kích điện cố lùng bắt những con cá chạch còn sót lại trong dòng nước đen ngòm. Có lẽ, cá chạch là loài duy nhất có thể sống được trong môi trường nước ô nhiễm như thế này.
    Chứng kiến cảnh người dân qua đò ở đây, chúng tôi không khỏi rùng mình. Chỉ cần một chiếc thuyền nhỏ bằng xi-măng, sàn kê vài tấm gỗ mỏng, rộng chừng 1,5 mét, dài khoảng 3 mét, không mái chèo, không lan can bảo vệ, hành khách (cùng xe máy, xe đạp) tùy ý đứng hoặc ngồi dưới thuyền, còn chủ đò dùng tay vít vào sợi dây được bện từ những tấm lưới mỏng nối từ cột bê-tông ở bờ bên này sang cột sắt ở bờ bên kia để đưa khách qua sông.
    [​IMG]
    Toàn cảnh bến đò tại thôn Quảng Minh, xã Mỹ Hưng ​
    Với cách qua đò như thế, người dân nơi đây có thể tiết kiệm được nửa đoạn đường để đi vào thành phố so với đường bộ qua xã Tam Hưng, Thạch Bích (Hà Đông). Hiện, trên địa bàn xã Mỹ Hưng có 4 bến đò đu dây kiểu này tại thôn Đan Thầm, Thạch Nham và Quảng Minh, trong đó thôn Quảng Minh có tới 2 bến.
    Đan Thầm do thuận đường nên lúc nào cũng đông khách, có đến hàng trăm người qua lại mỗi ngày. Cả chủ đò lẫn khách đều vui vẻ trò chuyện, hồn nhiên qua sông mà chẳng mảy may bận tâm đến những nguy hiểm có thể xảy ra.
    Anh Trịnh Văn Thịnh, xã Việt Hưng cho biết, những chiếc đò kiểu này hoạt động tại đây đã hàng chục năm. Vào mùa khô, mặt nước sông Nhuệ chỉ rộng khoảng 20m, nhưng vào mùa mưa, nước sông Nhuệ dâng cao tới mép bờ, mặt sông rộng 50 - 60m, lòng sông sâu khoảng 2,5 - 3m.
    Lúc này, bến đò cũng cao lên, hai đầu dây vịn khi ấy được chuyển lên buộc vào hai gốc xà cừ cổ thụ. Cũng vài lần do chở nặng, trời mưa gió, một số người đã bị ngã khỏi đò, cả người lẫn xe rơi tùm xuống dòng sông Nhuệ đen ngòm.
    [​IMG]
    Dắt xe đạp cũng mệt vì độ dốc quá lớn ​
    "Vào thời điểm nước lớn, những chuyến đò qua lại luôn tròng trành, rất nguy hiểm. Nếu mưa to, nước chảy xiết, chỉ cần chủ đò sơ ý bị tuột tay hoặc đứt dây vịn là đắm đò như chơi", anh Nguyễn Tấn Thành, người dân xã Mỹ Hưng nói.
    Chị Nguyễn Thị Sen ở xã Thạch Bích (Thanh Oai) là người thường xuyên qua đò để vào trung tâm Hà Nội xin nước gạo về nuôi lợn nói, nếu đi đường 21B, phải mất 17 - 18 cây số, chưa kể phải thêm đoạn đường qua Hà Đông vừa xa, lại hay tắc đường, trong khi đi đò tiện lợi, thông thoáng, quãng đường chỉ còn 5 - 6 cây số.
    [​IMG]
    Thót tim khi đưa xe lên đò ​
    Chị Sen nói: "Cách đây chừng 5 tháng, xe của tôi chở 3 thùng nước gạo đầy, đi từ trung tâm Hà Nội về thì gặp trời mưa, đường xuống bến đò trơn nên cả người và xe phi thẳng xuống sông. Cũng may là lúc đó còn sớm, nên một số thanh niên đã nhảy xuống sông lôi tôi lên. Từ đó tới giờ tôi vẫn còn sợ, mỗi khi trời mưa, tôi phải nhờ người khác hỗ trợ mới dám đi xuống đò, cũng không dám về muộn qua con đò này nữa".
    Theo quan sát của phóng viên, mỗi bên đò có một chiếc chòi canh rộng chừng hơn 1 mét vuông, giống như chiếc chuồng gà, đủ cho một người nằm chờ khách. Hai bên dốc đò được vạt đất hết sức sơ sài, tạo thành lối xuống đò. Tuy nhiên, lối xuống này vừa dốc, lại không được rải đá hay lát gạch nên không chỉ trời mưa mà trời nắng, dắt xe xuống cái dốc dựng đứng này cũng toát mồ hôi.
    [​IMG]
    Chòi canh của lái đò ​
    Theo quan sát của PV, nhiều khách qua đò chở những thùng nước gạo khá nặng, một số đi bán rau, bán hàng rong và một số là dân sống hai bên dòng sông qua lại giao dịch buôn bán.
    Người lái đò thường là cậu con trai khoảng 15 - 16 tuổi, thi thoảng một thanh niên chừng 35 tuổi thay phiên nhau. Có lẽ những chuyến đò không mái chèo này chỉ cần người có sức khỏe, lần được dây là có thể đưa người qua sông.
    Mỗi lần khách qua sông, chủ đò thường thu 1.000 - 2.000 đồng/người, hoặc 2.000 - 4.000 đồng gồm cả người và xe máy, tùy thuộc vào người lạ hay quen, có thường xuyên qua đò hay không.
    Ông Nguyễn Văn Mát, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hưng nói, tháng 11-2010, UBND thành phố đã có văn bản đồng ý đầu tư xây dựng cho xã một cây cầu dân sinh theo đề nghị của UBND xã Mỹ Hưng cũng như nguyện vọng của người dân nơi đây.
    Dự kiến, trong năm nay, sẽ khởi công dự án xây cầu qua sông Nhuệ tại khu vực xã Mỹ Hưng để đảm bảo an toàn cho người dân khi qua lại.








    Theo Minh Đức (Tiền Phong)



    Nguồn : 24h.com.vn
  2. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    Ôi, quê hương VN của tôi.

    TIN HOT TIN TUC TRONG NGAY [​IMG] Bơi qua sông dữ mới về được nhà.
    Lại thót tim cảnh 'làm xiếc' qua sông dữ

    Thứ Năm, ngày 12/08/2010, 08:00
    (Tin tuc) - Chiều muộn, bà con trong buôn làng mới đi làm về, không có cầu họ lại bơi về nhà trong dòng nước dữ dội.
    Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày





    Chiều muộn 11-8, chúng tôi có mặt bên bờ sông Đăk Bla, đoạn chảy qua làng Kon Rờ Bàng (xã Vinh Quang, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và chứng kiến cảnh người dân vượt sông Đăk Bla “có một không hai”.
    [​IMG]
    Chơi vơi giữa dòng nước xoáy.
    Hàng chục cặp bò đực lớn nuối đuôi nhau cùng nhào xuống dòng sông chảy xiết, phía sau là chiếc xe bò chở theo hàng nông sản. Người cùng bò ướt sũng.
    Anh A Tôn, ở làng Kon Rờ Bàng, run cầm cập nói: “Ngày nào cũng vậy, tất cả bà con ở đây đều phải qua bên kia sông sản xuất. Không có cầu nên hai vợ chồng mình và các con đều vượt sông bằng cách ngồi lên xe bò, cho hai con bò kéo qua sông. Mình và mọi người thường xuyên bị rơi xuống sông nhưng nhờ biết bơi nên thoát chết đuối".
    Trên xe bò chất đầy các bao mì, anh A Thak miệng quát tháo hai con bò ầm ĩ để xua chúng bơi qua sông. Anh và người em leo vội lên xe, đến đoạn nước sâu hai con bò chỉ nổi lên mỗi cái đầu, chới với giữa dòng nước. Bị nước sông đẩy đi khá xa về phía hạ nguồn, cuối cùng anh và bò cũng vượt qua được bờ bên này.
    Chị Y Mép mặt tím tái vừa vượt sông trên xe bò, nói: “Khổ lắm chú ơi! Biết là đi lại kiểu này có ngày chết đuối mất thôi, nhưng không còn cách nào khác”.
    Anh A Tôn cho biết nương rẫy trồng bắp, mì, lúa, mía… của gia đình và bà con đều nằm giữa sông, nơi dòng sông Đăk Bla làm nên bãi bồi. Cứ khoảng 7g sáng, tất cả người dân đều qua bãi bồi sản xuất, cuối chiều mới trở về làng.
    [​IMG]
    Bò và người vượt sông nguy hiểm.
    [​IMG]
    Bãi tập kết bên bờ sông.
    Hiện nay Tây nguyên đang vào mùa mưa, nước sông Đăk Bla đang dâng cao, tại bến sông này chúng tôi thấy có khá nhiều thuyền độc mộc nằm neo đậu bên bờ. Người nào có thuyền thì dùng thuyền chở nông sản về, nhưng phải bơi theo để đưa thuyền qua sông. Những người không có thuyền đành bất chấp nguy hiểm dùng bò, xe bò để vượt sông.
    "Xe và bò qua sông bị lật miết, nhưng tụi thanh niên đều biết bơi nên không ảnh hưởng gì, còn toàn bộ hàng hóa trên xe thì trôi sạch theo dòng nước", anh A Thao nói.
    Chứng kiến kiểu vượt dòng nước dữ Đăk Bla này, tôi không khỏi bàng hoàng bởi tính mạng của người dân đang bị đe dọa từng ngày, chỉ cần sơ sẩy một chút là mất mạng. Dòng sông nước đục ngầu, chảy xiết đang ẩn chứa sự nguy hiểm vô cùng, trong khi chính quyền địa phương chưa có giải pháp gì để đảm bảo tính mạng người dân...


    TAGS: sông,sông Đăk bla,Tây Nguyên,Kon Tum
  3. Manhbeo

    Manhbeo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2010
    Đã được thích:
    780
    bọn này bụi di cư làm cẹc gì có dân hn
  4. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    Tin này cũ rồi nhưng đưa ra để so sánh.

    TIN HOT TIN TUC TRONG NGAY [​IMG] Người dân khi muốn qua sông đều phải đu dây như thế này
    Lạ lùng: Làng "đu dây"

    Thứ Sáu, ngày 17/12/2010, 09:22
    (Tin tuc) - Cầu treo “làng đu dây” (tiểu khu 154 thuộc xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) bị đứt chiều 16-12, kéo theo bảy người rơi xuống sông, trong đó có hai người bị trọng thương.
    Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày





    Anh A Khẩn, người vừa bị nạn, hoảng hốt thuật lại: “Lúc xảy ra tai nạn, trên cầu có bảy người đi bảy xe gắn máy vận chuyển lúa từ nương rẫy về nhà. Khi đến giữa cầu, gió thổi quá mạnh, vài xe máy chao đảo và bỗng nhiên nghe cái rầm, toàn bộ người và xe trên cầu rơi xuống sông”.
    [​IMG]
    Tháng 9-2009, cầu treo tại tiểu khu 154 (xã Đắk Ang) đi qua làng Nông Nội (xã Đắk Nông) bị lũ cuốn đứt tan tành
    Anh A Ớt ngồi ôm bụng kêu đau đớn cho biết thêm: “Trong số bảy xe đang đi trên cầu treo lúc đó chỉ có bốn xe chở bao lúa. Tôi bị rơi cả người và xe xuống sông Pô Kô, may chỗ đó nước cạn nên chỉ bị thương”.
    Trong số bảy người rơi xuống sông, nặng nhất là anh A Súp và anh A Pren được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Ngọc Hồi. Theo các bác sĩ, khi rơi xuống, anh A Pren bị một cây gỗ dưới lòng sông đâm vào đùi, còn anh A Súp bị vật cứng đâm vào ngực.
    [​IMG]
    Nhiều tháng sau đó, người dân tiểu khu 154 khi muốn qua sông đều phải đu dây như thế này
    Đứng trên bờ nhìn xuống dòng sông Pô Kô đục ngầu chảy xiết, anh A Dước đứng ngồi không yên khi chiếc xe máy - tài sản lớn nhất của gia đình - còn nằm dưới lòng sông. “Tôi và mọi người tìm khắp nơi nhưng vẫn không thấy, nước cuốn trôi xe rồi” - mắt A Dước đỏ hoe, nói.
    Sau trận lũ lịch sử cuối năm 2009 đã cuốn trôi cầu treo qua tiểu khu 154 xã Đăk Ang. Gần 50 hộ gia đình bên kia sông Pô Kô đã có “sáng kiến” làm ròng rọc để đu dây qua sông. Khi các phương tiện thông tin đại chúng phát hiện việc qua sông quá nguy hiểm này thì nhiều nhà hảo tâm trong và ngoài nước đã quyên góp để xây dựng cầu.
    Chỉ vài tháng sau đã có bốn cây cầu được khởi công xây dựng với số tiền trên 6 tỉ đồng. Cầu treo bị lật là cầu nối từ tiểu khu 154 (xã Đăk Ang đến làng Nông Nội (xã Đăk Nông) được đưa vào sử dụng từ tháng 7-2010.
    [​IMG]
    Cầu treo được các nhà hảo tâm tài trợ mới khánh thành tháng 7-2010 nay đã bị lật. Có lẽ người dân tiểu khu 154 lại tiếp tục... đu dây
    Cầu này do một nhà hảo tâm tài trợ trên 120 triệu đồng. Theo chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi Nguyễn Thanh Hà, cầu treo chỉ dành cho người đi bộ nhưng người dân lại đi cả người và xe gắn máy để qua cầu, thậm chí không chỉ một xe mà có tới bảy xe chở theo hàng hóa nên xảy ra sự cố. Ông Nguyễn Thanh Hà còn nói việc thi công là do người dân tự làm, chính quyền địa phương chỉ hỗ trợ tiền.
    Tuy nhiên, ông Nguyễn Khắc Chín - một người dân - cho rằng: “Cầu treo này do huyện thiết kế, xây dựng chứ không phải người dân tự làm. Trong khi đang thi công người dân đã góp ý tại các điểm nối của dây cáp nên sử dụng hai chiếc khóa chữ u nhưng họ không nghe mà chỉ làm có một chiếc khóa nên không đảm bảo an toàn”. Nhiều người dân đều khẳng định sự cố cầu bị lật nghiêng là do kỹ thuật làm cầu không đảm bảo.
    Chúng tôi gặp lại các em học sinh một thời phải đu dây thép đến trường, em nào cũng đầy lo lắng và hỏi: “Bây giờ chúng em lại phải tiếp tục đu dây để đến trường hả chú?”.


    TAGS: lang du day, lat cau treo, du day qua song, cau treo, song Po Ko, tin tuc 24h
  5. georgestark

    georgestark Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Đất hiếm tới mức không có đất để đi phải đu dây qua sông thì các bác hiểu vì sao BDS ở HN giá nó cao như vậy rồi đấy. Tự hào biết bao cho cái P/E cao nhất thế giới này

Chia sẻ trang này