Không phải chỉ Việt nam, thế giới cũng đang không ngừng bình ổn giá

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Muathuvang68, 17/01/2011.

2718 người đang online, trong đó có 47 thành viên. 04:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 247 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. Muathuvang68 Thành viên rất tích cực

    Thế giới nỗ lực làm dịu giá lương thực ​
    [​IMG]
    Ảnh nguồn Internet​

    Những yếu tố tự nhiên góp phần làm giá cả lương thực tăng cao có nạn lũ lụt ở Australia mới đây, hạn hán tại Nga mùa hè...




    Chính phủ nhiều nước trên thế giới đang gia tăng các biện pháp để kéo giảm đà tăng của giá lương thực, nhất là gạo, lúa mì đã kéo dài từ năm 2010 đến nay.

    Nga cấm xuất khẩu lúa mì cho đến hết vụ mùa 2011, Hàn Quốc và Philippines tạm ngưng áp thuế nhập khẩu thực phẩm như cá và sữa bột… Từ Trung Đông đến Bắc Phi, chính phủ các nước tăng trợ giá để giữ cho giá lương thực không tăng phi mã.


    Nỗi lo bão giá 2008 đang quay lại




    “Bây giờ ai cũng lo sợ giá thực phẩm sẽ quay lại thời kỳ tăng giá dữ dội trong hai năm 2007 – 2008”, ông Sudakshina Unnikrishnan, chuyên gia phân tích hàng hoá tại Barclays Capital (Ấn Độ) cho biết.


    Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO) đã cảnh báo trong tháng 12 vưà qua về lạm phát giá lương thực đang tăng vọt hơn thời kỳ mùa hè năm 2008, chủ yếu là với các mặt hàng dầu ăn, đường và chất béo. Bắp, đậu nành đang cao giá do mùa vụ tại Mỹ giảm sút. Tại Bangladesh, giá gạo trong tháng 12.2010 đã tăng 8%, tại Ấn Độ chứng kiến giá hành tăng đến 80% chỉ trong một tuần.


    Một báo cáo của bộ Nông nghiệp Mỹ ngày 5.1.2011 cho thấy sản lượng gạo thế giới vụ mùa 2009 – 2010 đã giảm 2%, chỉ đạt 441,2 triệu tấn và đây là lần giảm đầu tiên kể từ năm 2003.


    Cũng do giá thực phẩm leo thang mà mới đây tổng thống Tunisia, ông Zine el-Abidine Ben Ali phải từ chức hôm 13.1.2011. Từ tháng 12, đã có nhiều cuộc biểu tình của dân chúng đòi chính phủ giảm giá đường, dầu ăn và các mặt hàng thực phẩm khác.


    Không chỉ Tunisia ở tận châu Phi, ngay nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc cũng đang chật vật đối phó bão giá lương thực bằng cách tăng lãi suất cơ bản để làm dịu lạm phát giá cả. Trung Quốc cũng loan báo duy trì lượng gạo dự trữ đủ cho tiêu dùng hơn 3 tháng (40 triệu tấn).


    Lỗi do trái đất nóng lên?


    Những yếu tố tự nhiên góp phần làm giá cả lương thực tăng cao có nạn lũ lụt ở Australia mới đây, hạn hán gay gắt tại Nga mùa hè rồi và thời tiết xấu ở Nam Mỹ, được xem là tác động của biến đổi khí hậu.


    Nhu cầu thế giới về đậu nành đang gia tăng, chủ yếu dùng trong ngành thức ăn gia súc, với mức tăng trưởng hơn 6%/năm. Hậu quả là nhiều diện tích đất canh tác lúa mì bị thu hẹp tại Mỹ để chuyển sang trồng đậu nành, và góp phần làm sản lượng lúa mì của Mỹ giảm. Tại Brazil, diện tích trồng đậu nành lớn gấp đôi diện tích trồng ngũ cốc.


    Không những thế, tính toán của Lester Brown, chủ tịch viện chính sách Địa cầu tại Washington, Mỹ cho thấy nếu trái đất tăng thêm 1 độ C thì sẽ giảm sản lượng mùa màng đến 10%!


    Giá lương thực tăng sẽ tác động trực tiếp đến người nghèo. Ông Ngozi Okonjo-Iweala, giám đốc điều hành ngân hàng Thế giới và là cựu bộ trưởng tài chính Nigeria cho biết thời gian diễn ra bão giá lương thực trong hai năm 2007 - 2008, đã có thêm 64 triệu người bị đẩy vào con đường nghèo đói.


    Chạy đua tích trữ gạo


    Một kho gạo dự trữ ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: WashPost


    Malaysia năm 2010 đã phải nhập khẩu 1,02 triệu tấn gạo, năm nay sẽ duy trì lượng gạo dự trữ ở mức 292,000 tấn đi kèm chính sách đổi dầu cọ lấy gạo.


    Philippines, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới (năm ngoái nhập 2,47 triệu tấn), dự kiến sẽ mở thầu nhập 1,08 triệu tấn trong tháng 2.2011 để đói phó với tình trạng thiếu hụt trong nước (từ 1,3 – 1,5 triệu tấn) và phòng bị cho tình hình diễn biến giá gạo thất thường. Gạo dự trữ cũng được nâng lên ở mức đủ dùng trong 40 ngày so mức cũ là 30 ngày. Nước này cũng cho phép tư nhân được nhập gạo với quota lên đến 163.000 tấn. Chính phủ Philippines cũng đã tái ký kết nhập gạo với Việt Nam đến năm 2013, theo hiệp định cấp chính phủ.


    Ấn Độ là nước sản xuất gạo lớn thứ hai thế giới nay phải áp lệnh hạn chế xuất khẩu gạo. Tính đến 1.12.2010, lượng gạo dự trữ của nước này lên đến 22,9 triệu tấn, cao hơn mục tiêu đến 5,2 triệu tấn. Gạo thơm basmati xuất khẩu có giá đến 900 USD/tấn và chỉ xuất hạn chế.


    Bangladesh, nước sản xuất gạo lớn thứ tư thế giới với sản lượng 34 triệu tấn, vẫn phải nhập gạo vì mất mùa. Năm tài khoá tính đến tháng 6.2011, nước này phải nhập 1,5 – 1,8 triệu tấn gạo. Bangladesh sẽ nhập 250.000 tấn gạo 15% tấm từ Việt Nam “với giá cao”, việc giao hàng sẽ tiến hành trong hai tháng 1 và 2.2011. Gạo dự trữ của nước này khoảng 830.000 tấn.


    Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Korbsook Iamsuri cho biết năm nay giá gạo Thái sẽ tăng, theo đó gạo 5% tấm có giá từ 500 – 600 USD/tấn so mức 480 – 490 USD/tấn trong 9 tháng năm 2010. Riêng gạo thơm Hom Mali sẽ trên 1.000USD/tấn.


    Theo H.S


    SGTT/ Washington Post, MSN, Daily Star


Chia sẻ trang này