KHÔNG SAI ,SÓNG 4 ĐÃ HÌNH THÀNH

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi larrywilliam, 06/09/2007.

2298 người đang online, trong đó có 26 thành viên. 03:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 775 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. larrywilliam

    larrywilliam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2007
    Đã được thích:
    0
    KHÔNG SAI ,SÓNG 4 ĐÃ HÌNH THÀNH

    Hướng chuyển dịch nào cho VN-Index? (2007-09-04 10:09:36)

    Hơn 5 tháng trôi qua, TTCK Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh giảm, những lý do cho việc điều chỉnh này thì có nhiều nhưng ở góc độ phân tích kỹ thuật sẽ hướng thị trường đến những ngưỡng chống đỡ, kháng cự với những mức giá thường được gọi là những ?ocon số vàng? (Golden numbers). Vậy đâu là những ?ocon số vàng? mà VN-Index hướng đến trong tương lai?
    Sử dụng Fibonacci để kiểm chứng
    Quan sát đồ thị VN-Index với mốc lịch sử là những điểm mà tại đó VN-Index có sự đảo chiều, thay đổi xu hướng từ tăng sang giảm và ngược lại sẽ dễ dàng nhận thấy, sau khi đạt đỉnh 632,69 điểm vào ngày 25/4/2006, VN-Index đã thay đổi xu hướng từ tăng sang giảm, vấn đề đặt ra ở đây lúc này là VN-Index sẽ giảm đến đâu? Khi nào sẽ kết thúc xu hướng giảm này để lại đảo ngược xu hướng từ giảm sang tăng? Và nếu tăng trở lại thì tăng đến đỉnh nào?... Bằng việc sử dụng Fibonacci Time Zones chúng ta sẽ nhận diện được 2 mốc quan trọng của thị trường (nơi hình thành giao điểm của đường giá và đường Fibonacci Time Zones) là giảm đến 400 điểm (tương ứng mức chống đỡ mạnh 61,8% của Fibonacci Retracement) và tăng đến đỉnh 1.170 điểm (tương ứng mức chống đỡ mạnh 261,8% của Fibonacci Retracement) (hình 1).



    Như vậy, bằng việc xác định phạm vi thời gian diễn ra đợt tăng giá của VN-Index từ ngày 2/8/2006 đến đỉnh ngày 27/2/2007, chúng ta sẽ dự báo cho một xu hướng giảm giá dài hạn tương ứng bằng Fibonacci Retracement. Kết quả cho thấy, VN-Index giảm đến mức chống đỡ mạnh 38,2%, tức ngưỡng chống đỡ 880 điểm. Tuy nhiên, hiện nay VN-Index đang nhích lên khỏi mức chống đỡ này, liệu rằng sẽ có một đợt tăng trưởng tiếp theo sau đó?

    Sử dụng lý thuyết sóng Elliott
    Trước khi xác định và phân tích những điểm mốc quan trọng này, nhà phân tích cần xác định xu hướng của thị trường dựa trên lý thuyết sóng Elliott để giải thích tính hợp lý. Bắt đầu từ sự khởi nguồn tăng trưởng của VN-Index vào cuối tháng 8/2005 đến đỉnh điểm vào ngày 25/4/2006 đã xác định sóng 1 của lý thuyết sóng (một chu kỳ sóng gồm có 8 sóng, trong đó có 5 sóng tiến và 3 sóng lùi). Cũng trong khoảng thời gian này, Fibonacci Retracement đã đưa ra mức dự báo VN-Index hiệu chỉnh ở mức 61,8% vào ngày 2/8/2006 cũng là hoàn thành sóng 2 trong giai đoạn hình thành 5 sóng tiến. Kết thúc sóng hiệu chỉnh 2, VN-Index tiếp tục hình thành sóng 3 tăng trưởng mạnh đạt đỉnh 1.170 điểm và cũng báo hiệu sóng 4 hiệu chỉnh tiếp theo. Hiện nay có thể nói rằng, TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn của sóng 4. Đặc biệt, trong lời khuyên của Elliott có đề cập đến tính phức tạp của sóng hiệu chỉnh, sóng hiệu chỉnh (sóng 4 hiện nay) diễn ra với nhiều mẫu hình phức tạp dễ gây ra tính ngộ nhận cho người phân tích. Kết thúc sóng 4 đồng nghĩa với việc hình thành sóng 5 cuối cùng trong 5 sóng tiến của một chu kỳ sóng và câu hỏi lại được đặt ra lúc này là VN-Index sẽ kết thúc xu hướng giảm của sóng 4 khi nào và tại ngưỡng nào và đỉnh của sóng thứ 5 ở đâu? Để trả lời cho câu hỏi này, có nhiều phương pháp và công cụ khác nhau có thể đưa ra những dự báo với mức độ chính xác khác nhau (hình 1).

    Tìm một ngưỡng hợp lý dài hạn
    Một trong những cách xác định ngưỡng VN-Index, đó là sử dụng phương pháp dự báo các đáy và đỉnh theo công thức của Dinapoli Levels, kết hợp với công cụ Fibonacci Retracement và mô hình sóng Elliott? Theo phương pháp Dinapoli Levels, ta có công thức D = Y x (B - A) + C. Trong đó, D là đáy sóng 4, Y là con số được lấy trong dãy số Fibonacci lần lược là 0,618; 1; 1,618 và A = 1.170,67; B = 905,53; C = 1.113,19. Lúc này, D lần lượt là: D1 = 949,33; D2 = 848,05 và D3 = 648,19 điểm. Tuy nhiên, VN-Index đã phá vỡ ngưỡng 949,33 điểm và đi xuống dưới ngưỡng này. Sử dụng công cụ Fibonacci Retrcament và một số công cụ khác cũng cho thấy, mức chống đỡ yếu này trong một xu hướng giảm. Như vậy, chỉ còn hai ngưỡng 848,05 và 648,19 điểm cho đáy của sóng 4. Tiếp tục cách tính trên với các điểm A, B, C mới là A1= 399,8; B1 = 1170,67 và C = D2 = 848,05 hoặc D3 = 648,19 để tính đỉnh của sóng 5 với kết quả D2 lần lượt là 1.324,45 (Y = 0,618); 1.618,92 (Y = 1); 2.095,32 (Y=1,618) và theo kết quả D3 lần lượt là 1.124,59 (Y = 0,618); 1.419,06 (Y = 1); 1.845,96 (Y = 1,618). Như vậy, có quá nhiều đáp án cho một câu hỏi nếu chỉ sử dụng phương pháp mới này.



    Tiếp tục với phương pháp được sử dụng khá phổ biến là Fibonacci Retracement đã được kiểm chứng ở trên với đáy và đỉnh được chọn lần lược là 255 điểm (cuối tháng 8/2005) và 632,69 điểm (ngày 25/4/2006) ?" đây cũng chính là sóng 1 được chọn theo lý thuyết sóng Elliott, khi đó ngưỡng chống đỡ dự báo của sóng 2 theo mô hình này sẽ là 402 điểm và thực tế VN-Index đã điều chỉnh đến mức này và đã đảo chiều mạnh sau khi chạm đáy 399,80. Như vậy, Fibonacci Retracement đã dự báo khá chính xác với ngưỡng chống đỡ này. Tiếp tục kiểm nghiệm để tìm ra đỉnh của sóng 3, Fibonacci Retracement đã đưa ra các đường kháng cự 161,8% (tương ứng 842 điểm) và 261,8% (tương ứng là 1.170 điểm). Một lần nữa VN-Index lại diễn biến rất đúng với những gì được dự báo từ dãy Fibonacci Retracement này khi kết thúc đỉnh sóng 3 tại ngưỡng 1.170,67 điểm. Tương ứng dãy Fibonacci này thị trường sẽ có ngưỡng chống đỡ cho sóng 4 là 842 điểm và nếu chúng ta ke thêm 2 dãy Fibonacci, trong đó dãy 1 bắt đầu từ đỉnh sóng 1 đến đỉnh sóng 3 ta sẽ có mức chống đỡ cho sóng 4 cũng chính tại điểm 842 tương ứng với đường chống đỡ 61,8%; dãy Fibonacci thứ 2 sẽ bắt đầu từ điểm đầu của sóng 1 kéo đến đỉnh sóng 3 thị trường lại bắt gặp ngưỡng chống đỡ tiếp theo cũng tại điểm 842 (mức chống đỡ 38,2%).
    Như vậy có thể thấy, đây là ngưỡng chống đỡ khá mạnh cho VN-Index cũng là lúc hoàn thành sóng 4 của chu kỳ sóng và thị trường sẽ chuyển sang sóng 5. Mức chống đỡ trên đã cho thấy, sự đồng nhất của các phương pháp dự báo trên. Tiếp tục với dãy Fibonacci mới với 2 điểm được chọn lúc này là đỉnh của sóng 3 và đáy dự kiến của sóng 4 sẽ cho ra ngưỡng kháng cự được xem là khá mạnh của VN-Index trong tương lai ở mức 1.375 điểm (tương ứng ngưỡng kháng cự 161,8%). Và có thể đến các mức tiếp theo như đã tính ở trên.
    Một điều đáng lưu ý là theo nguyên tắc của sóng Elliott, với sự tăng trưởng mạnh của sóng 3 sẽ dẫn đến khả năng tăng trưởng trong tương lai của sóng 5 sẽ ở mức thấp. Do đó, khả năng tăng trưởng VN-Index trong tương lai không như sự hình thành sóng 3 trong năm 2006. Như vậy, xét trên phương diện phân tích kỹ thuật, tương lai về một sự tăng trưởng trở lại của VN-Index là hoàn toàn có nhiều khả năng xảy ra. Đó là cái nhìn lạc quan trong dài hạn về VN-Index, còn trong ngắn hạn liệu rằng VN-Index đã kết thúc xu hướng giảm?

    Sự hợp lý trong ngắn hạn
    Như đã nói ở trên, hiện tại thị trường vẫn đang tiếp diễn sóng 4 trong chu kỳ của sóng Elliott và sóng 4 sẽ gồm 3 sóng nhỏ được đánh dấu a, b, c, trong đó sóng a và c là 2 sóng hiệu chỉnh lớn theo chiều hướng giảm trong mỗi sóng sẽ gồm 5 sóng nhỏ hơn và sóng b là sóng hiệu chỉnh theo chiều ngược lại nên chỉ có 3 sóng nhỏ. Thực hiện việc đếm sóng cho VN-Index sẽ thấy rõ điều này (hình 3), và hiện VN-Index đã kết thúc 2 sóng a và b và đang tiếp diễn sóng c, gồm 5 sóng nhỏ. Trong sóng c được tính từ thời điểm đỉnh 1.113,1899 cho đến nay, VN-Index đã thực hiện được 4 sóng và đang tiếp diễn sóng cuối cùng của sóng c, tức VN-Index sắp kết thúc xu hướng giảm của sóng hiệu chỉnh c, đồng thời cũng hoàn tất 3 sóng cơ bản a, b, c trong một xu hướng giảm của sóng thứ 4. Khi đó VN-Index sẽ thay đổi xu hướng từ giảm sang tăng, điều này hoàn toàn trùng khớp với những phân tích dựa vào dãy Fibonacci Retracement hay mô hình Dinapoli Levels vì VN-Index đã sắp chạm ngưỡng chống đỡ mạnh.
    Một phân tích khác dựa trên các mẫu hình thường gặp trong phân tích kỹ thuật, trong xu hướng giảm của sóng 4 thường xuất hiện mẫu hình tam giác các loại và lần này một trong những mẫu hình ấy là mẫu hình tam giác đối xứng (Symmetrical Triangle) ?" một trong những mẫu hình khẳng định xu hướng và xu hướng lúc này đang là xu hướng giảm (I). Trong khi nhiều nhà đầu tư ở thời điểm này lại cho rằng, VN-Index sẽ quay đầu trở lại vì chỉ số này một lần nữa vượt qua 1.000 điểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện ra mô hình này chúng ta sẽ thấy, VN-Index sẽ còn giảm mạnh sau khi phá vỡ mẫu hình này, chứ không phải đi lên như kỳ vọng của thị trường. Đây là một trong những điểm dễ gây ngộ nhận cho nhiều nhà đầu tư vì ngay cả chỉ dẫn MACD cũng đưa ra những ?otín hiệu ảo? về sự tăng trở lại của VN-Index vào lúc này. Nhưng nếu chúng ta nhìn lại quá khứ thì điều này lại lặp lại giống với thời điểm tháng 6, tháng 7/2006 khi MACD và một số chỉ dẫn khác cũng đưa ra tín hiệu VN-Index tăng trở lại nhưng sau đó lại tiếp tục giảm mạnh.
    Như vậy, việc VN-Index giảm mạnh trở lại kể từ tuần thứ 2 tháng 7/2007 dường như trở nên không mấy bất ngờ đối với nhiều nhà phân tích kỹ thuật và một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi đây cũng là thời điểm mà nhiều báo cáo, phân tích không mấy khả quan về TTCK Việt Nam được lan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Một đội bóng lớn không tự đánh mất chính mình trước một đối thủ nhỏ. HSBC hay Merrill Lynch không tự đánh mất chính mình chỉ vì những dự báo TTCK Việt Nam.


    Như vậy, sau khi ra phá vỡ mẫu hình này, VN-Index tiếp tục giảm nhưng vấn đề là giảm đến khi nào? Kết thúc mẫu hình tam giá đối xứng, VN-Index lại tiếp tục với một mẫu hình mới ?" dịch chuyển trong đường kênh giá (Channel) (II). Đây là một mẫu hình mà việc phá vỡ đường xu hướng chính dự báo một sự thay đổi lớn trong xu hướng và thường mẫu hình này sẽ kết thúc sau khi hình thành được 5 sóng của sóng c.
    Nếu theo mẫu hình này, VN-Index đã hoàn tất xong 4 sóng và đang dần kết thúc sóng cuối cùng theo xu hướng giảm. Đây cũng chính là điểm mà VN-Index sắp kết thúc sóng thứ 4 theo lý thuyết sóng Elliott cũng như chạm ngưỡng chống đỡ mạnh của dãy Fibonacci.
    Tóm lại, với những phân tích dự báo dựa trên các mẫu hình mang tính kỹ thuật, VN-Index đang chuẩn bị để kết thúc xu hướng giảm này và ngưỡng đáy thấp nhất có thể chạm đến như đã dự báo. Sau khi kết thúc xu hướng này, khả năng thị trường sẽ mất một thời gian để chuyển từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng, tức là chỉ dao động đi ngang như những gì mà lịch sử VN-Index đã từng làm trước đây. Sau đó sẽ có sự tăng trưởng trở lại để chinh phục đỉnh mới với ngưỡng kháng cự trong dự báo dài hạn
  2. nguyenthacthe

    nguyenthacthe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Đã được thích:
    381
    bái phục,
  3. modep4

    modep4 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Đã được thích:
    14
    Ý của bác là giải ngân ngay từ hôm nay phải 0 !!
  4. phanboboaiai

    phanboboaiai Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Đã được thích:
    311
    Ở xứ nam ta chẳng có mấy ý nghĩa khi tham nhũng, lũng đoạn, nội gián tùm lum, có tin tốt thì giảm vì "người nhà" đã mua trước hàng tuần.
  5. ntc50hdhkhn

    ntc50hdhkhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Đã được thích:
    1.996
    Bài này của bác hay quá , tiếc là kô có đồ thị để up lên . Em cũng ủng hộ việc sử dụng mốc tháng 8 năm 2k5 để bắt đầu tính sóng 1. Nhiều ng tính khởi điểm sóng1 từ ngày đầu tiên TTCK VN hình thành, thời điểm đấy TTCKVN mới chỉ có 2, sau này thành 4 Ree, SAm HAP, TMS tham gia và bị chi phối bởi các quy định mang tính định hướng xu hướng cho VNi ( như kiểu mua xong 30 ngày sau mới đc bán ) nên kô hợp lý .
  6. WarrenBuffetWTO

    WarrenBuffetWTO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2006
    Đã được thích:
    1
    Đồ thị của bác đâu,các điểm A,B,C... đâu chẳng thấy.

Chia sẻ trang này