Không tốt cũng chẳng xấu thì đi ngang là đúng phép

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khoailangran, 15/10/2010.

7248 người đang online, trong đó có 1140 thành viên. 14:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 229 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. khoailangran

    khoailangran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Nhiều nhà đầu tư tỏ ra khá sốt ruột vì chứng khoán thế giới đã tăng điểm liên tục, có nhiều nước tới 20 – 40% trong thời gian qua, trong khi đó cùng thời gian này thì VN-Index lại lình xình.

    Để lý giải nguyên nhân của sự việc này có thể đưa ra một số lý do sau:

    Vì sao chứng khoán thế giới tăng điểm?

    Sự tăng điểm của chứng khoán thế giới, đặc biệt là Mỹ có nguyên nhân chính không phải do tình hình kinh doanh khả quan và thất nghiệp giảm mà do chính sách bơm thêm tiền của Mỹ vào hệ thống, điều này đã làm cho các nhà đầu tư không muốn giữ tiền mặt mà chuyển sang đầu tư vào gold, chứng khoán và các hàng hóa khác. Thế giới vẫn còn nhiều yếu tố có khả năng gây bất ổn kinh tế phía trước, hồi phục kinh tế chưa thể nhanh chóng.

    Vì sao chứng khoán Việt Nam lình xình?


    Chứng khoán Việt Nam đắt hay rẻ?: Nhiều nhà đầu tư cho rằng chứng khoán tại thị trường Việt Nam đã trở nên quá rẻ, do vậy mới có hiện tượng các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng liên tục, tuy nhiên vẫn không thấy các tổ chức và nhà đầu tư trong nước mặn mà với chứng khoán Việt Nam trong thời điểm này.

    Nếu đầu tư chứng khoán xét về mặt giá trị, nhà đầu tư chứng khoán giả sử mua cổ phiếu của một công ty niêm yết trên sàn với giá 1.0, cổ tức chia ít nhất phải là 20% thì mới đáng đầu tư hơn là họ đi gửi tiết kiệm, vì khi đầu tư chứng khoán còn phải chịu thuế chứng khoán, phí giao dịch. Một công ty muốn chia được lợi nhuận cho cổ đông là 20% thì lợi nhuận trước thuế của họ ít nhất phải đạt 30% ( vì phải trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp, phân bổ các quỹ ).

    Trong điều kiện kinh doanh bình thường, số lượng các doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận nêu trên là không nhiều, chưa nói tới việc năm nay có nhiều doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn hơn năm 2009. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2009 như các yếu tố làm tăng đột biến về lợi nhuận không có nhiều như năm ngoái, hỗ trợ lãi suất không còn, lạm phát tăng cao hơn làm cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng, trong khi giá bán đầu ra khó tăng và thị trường xuất khẩu cũng chưa thể mở rộng.

    Ngành tài chính và Bất động sản là hai nghành chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn trên thị trường chứng khoán trong năm 2010 bị nhiều quy định ràng buộc chặt chẽ hơn ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của hai ngành này.

    Yếu tố kinh tế vĩ mô khó lường: Thời điểm cuối năm thường là thời điểm nhiều yếu tố vĩ mô biến động khó lường, ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường chứng khoán.

    (i) Tỷ giá VND/USD khó giảm và vẫn còn những cơn sóng ngầm có thể dẫn tới tăng giá USD. Nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán mua hàng hóa nhập khẩu, trả nợ vay USD tăng cao, hơn nữa giá vàng tăng cũng làm cho một số lượng ngoại tệ nhất định dùng để nhập khẩu vàng.

    (ii) Lạm phát không dễ kiềm chế: Giá cả của nhiều hàng hóa cuối năm thường tăng cao do nhu cầu tiêu thụ lớn, trong khi giá USD trên thế giới giảm mạnh so với đồng tiền các nước khác, nhưng không giảm so với VND. Điều này làm cho nhiều mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam tăng giá, điển hình là xăng dầu và các hàng hóa thiết yếu khác phục vụ đời sống nhập từ Trung Quốc.

    (iii) Lãi xuất cho vay khó giảm : Để đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, mặc dầu đã có nỗ lực rất lớn từ phía các Ngân hàng, như với những quy định chặt chẽ hơn, lãi xuất huy động đầu vào khó giảm, cùng với nhu cầu buộc phải tăng vốn điều lệ trong năm 2010, các Ngân hàng thương mại Việt Nam khó có thể giảm mạnh được lãi xuất vào những tháng cuối năm. Thông thường hàng năm lãi xuất cho vay thường tăng lên do căng thẳng tiền tệ và chính sách siết chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát.

    Dòng tiền vào chứng khoán bị hạn chế: Ngoài điểm nhấn duy nhất là nỗ lực mua ròng của khối nhà đầu tư nước ngoài nhưng tỷ trọng chiếm không lớn trong giao dịch trên toàn thị trường, thì sự dòng tiền mới từ các nhà đầu tư hầu như không có, các tổ chức lớn và nhà đầu tư lớn cũng tương đối dè dặt trong việc giải ngân vào thời điểm này khi thị trường chưa có những yếu tố rõ ràng hỗ trợ cho sự tăng điểm.

    Dòng tiền vào chứng khoán vẫn tiếp tục bị hạn chế bởi những quy định về siết chặt cho vay kinh doanh chứng khoán, nguồn tiền của ngân hàng ưu tiên cho vay doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sự tăng giá của vàng cũng là một kênh thu hút nhà đầu tư, số lượng cổ phiếu lên sàn vào thời điểm cuối năm vẫn tiếp tục tăng, các quy định của thông tư 19 sẽ có hiệu lực và có tác dụng thực sự tới thị trường vào những tháng cuối năm.
  2. khoailangran

    khoailangran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    0
    TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn sụt giảm khá mạnh về tính thanh khoản. Sự sụt giảm này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân sâu xa là vấn đề thông tin thiếu minh bạch của thị trường.

    Bài viết liên quan đến CTCP Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (mã CK: SQC) có trích dẫn ý kiến của ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Sở GDCK Hà Nội nhận định, SQC đã không hoàn thành nghĩa vụ cung cấp thông tin bất thường như quy định tại Thông tư 09/2010/TT-BTC. Theo đó, SQC có thể bị phạt, nhưng trước hết, không ít nhà đầu tư của SQC đã nhận lấy phần thiệt thòi (dù cổ đông lớn của SQC nắm giữ hầu hết cổ phần của Công ty, nhưng vì SQC đã niêm yết nên chắc chắn sẽ có một lượng đủ lớn cổ đông nắm giữ một tỷ lệ đủ lớn cổ phần, ít nhất là bằng với quy định của pháp luật về điều kiện để là một công ty đại chúng).

    Lâu nay, trường hợp như SQC được đưa lên mặt báo là rất hiếm. Có ý kiến cho rằng, vụ SQC lên mặt báo có thể do chủ ý của chính ban lãnh đạo Công ty. Nếu điều đó là đúng thì chỉ càng chứng tỏ rằng, nhiều trường hợp cố tình hạn chế thông tin khác trong các công ty đại chúng đang tồn tại.

    Đã đành, khi doanh nghiệp làm ăn thất bát, cổ đông là người đầu tiên chịu thiệt, nhưng với mỗi nhà đầu tư, thị trường giao dịch sẽ cho phép họ hạn chế bớt tổn thất bằng cách bán cổ phần, cắt lỗ, chuyển hướng đầu tư. Thông tin về doanh nghiệp được công bố thường xuyên, minh bạch và cập nhật sẽ hỗ trợ nhà đầu tư sớm thực hiện và thực hiện thuận lợi việc rút lui khỏi Công ty. Nếu để những vấn đề của doanh nghiệp trở nên trầm trọng hết mức và vỡ lở, thì việc đồng loạt bán tháo cổ phiếu sẽ khiến giao dịch của cổ phiếu đó bị nghẹt cứng, thanh khoản triệt tiêu.

    Tình trạng thiếu thông tin phổ biến cũng sẽ đẩy các diễn biến giao dịch của thị trường về các thái cực. Nó nhân lên tâm lý bầy đàn để khiến thị trường "nóng" nhanh, "nóng" quá, rồi lại hạ nhiệt nhanh không kém, thậm chí "đông cứng". Sự khan hiếm các thông tin về doanh nghiệp khiến nhà đầu tư có thiên hướng hành động theo những thông tin kinh tế vĩ mô và khi những thông tin này thiếu hoặc đang trong giai đoạn nhạy cảm thì việc nhà đầu tư chọn kế "án binh bất động" là hoàn toàn dễ hiểu. Chỉ có điều, hành động này làm cho thanh khoản của thị trường bị hệ lụy.

    Nhìn rộng ra, vấn đề thiếu thông tin đã hạn chế chức năng cơ bản của TTCK thứ cấp là tạo điều kiện tái phân bổ hợp lý nguồn vốn xã hội. Về lâu dài, sự thiếu minh bạch thông tin sẽ làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư và cản trở sự phát triển của thị trường vốn.

    Sự dễ dàng trong phát hành cổ phiếu giai đoạn vừa qua là nguyên nhân khiến doanh nghiệp đại chúng "lười" công bố thông tin. Điều đó đang tạo ra "lực phản" lại hoạt động phát hành của doanh nghiệp và khi "lực phản" này đủ lớn sẽ buộc các doanh nghiệp phải thay đổi hoạt động công bố thông tin theo hướng tích cực để lấy lại niềm tin của công chúng đầu tư, tạo điều kiện phát hành cổ phiếu. Đấy là cơ chế tự phát triển của thị trường. Nếu muốn đẩy nhanh quá trình này, cần sự tác động tích cực của nhà quản lý, nhà tạo lập thị trường, thông qua việc xây dựng và ban hành các chuẩn mực, tiêu chí xếp hạng việc công bố thông tin của doanh nghiệp.
  3. khoailangran

    khoailangran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay dao động lình xình. Sự khắc nghiệt của thị trường không chỉ khiến nhà đầu tư mất ăn mất ngủ mà còn khiến các công ty chứng khoán khốn đốn, không phải vì tự doanh hay môi giới, mà vì các nhận định cũng “mất phương hướng” trong con mắt của giới đầu tư.



    Công ty Chứng khoán Thăng Long (TLS) ngày 8/10 đã phát đi thông báo sẽ ngừng việc đưa ra nhận định cơ hội đầu tư và khuyến cáo quyết định đầu tư trong các bản tin hàng ngày. Thay vào đó, TLS sẽ chỉ đưa ra những bình luận về diễn biến nổi bật của thị trường, thông tin kinh tế nổi trội, những tác động và xu hướng chính của thị trường trong thời gian tới. Lý do được đưa ra là “nhằm tiên phong trong việc lành mạnh hóa môi trường thông tin cũng như khẳng định tính độc lập trong quan điểm phân tích chính thức từ TLS”.

    Tuy nhiên đằng sau đó, có lẽ là cả một câu chuyện dài mà cộng đồng nhà đầu tư đã bàn tán từ lâu trên các diễn đàn.

    TLS là một trong những công ty chứng khoán đi tiên phong trong việc xuất bản các báo cáo thị trường hàng ngày, và cũng là một trong những công ty đầu tiên xây dựng các danh mục đầu tư hiệu quả cụ thể để tư vấn cho nhà đầu tư. Nếu các bản tin đó chỉ lưu hành trong giới hạn khách hàng của TLS, có lẽ câu chuyện đã không đi quá xa.

    Người gắn với các bản tin hàng ngày cũng như các nhận định của TLS được biết đến nhiều nhất là ông Quách Mạnh Hào, Phó tổng giám đốc. Những câu chuyện của chuyên gia này đã trở nên nổi tiếng vào các thời điểm khó khăn của thị trường, như “câu chuyện cáo và thỏ” hay “chỉ có 0,1% khả năng VN-Index giảm xuống dưới 960 điểm” hồi năm 2007. Sự trần tình sau đó đã cho thấy thực tế báo chí trích dẫn không đầy đủ dẫn đến nhà đầu tư hiểu sai. Tuy nhiên chính ông Hào cũng thừa nhận “câu này sau đó đã trở nên nổi tiếng và cũng đã ảnh hưởng xấu đến cái tên Quách Mạnh Hào từ thời điểm đó”.

    Vị chuyên gia này, trong một buổi tọa đàm của Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán gần đây, cũng cho biết rất cẩn trọng với các bản tin phân tích hàng ngày của công ty. “Tôi cũng dặn rất kỹ bộ phận phân tích phải thực sự khách quan, trung thực khi nhận định, không để bị chi phối bởi vị thế giao dịch của mình”. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều nhà đầu tư luôn nhìn nhận các phát ngôn, nhận định của TLS như “có ý đồ gì đó”. Thậm chí TLS và Công ty Chứng khoán SSI một thời còn được xem là nguyên nhân khiến thị trường sụt giảm vì một bên “đánh lên” còn bên kia “trả đũa”. Thị trường chứng khoán không lẽ dễ điều khiển đến vậy?

    Giới đầu tư đến giờ chắc cũng không quên một nhóm đầu tư có tên Hà Nội - Boston “đăng đàn” hồi tháng 10/2007, vẽ ra mô hình lá cờ “nổi tiếng”. Là cờ nếu có tung bay thì sẽ đưa VN-Index lên tới nhiều trăm điểm nữa vì “cán cờ” có độ dài từ 900 điểm tới trên 1.100 điểm.

    Thế rồi cờ “rách” và các nhận định cũng biến mất. Giới đầu tư được một dịp “cay cú” khi VN-Index thay vì tăng, lại rơi mất phanh từ 1.100 điểm xuống dưới 400 điểm. Các biệt danh châm chọc cũng được đặt ra khá nhiều cho nhóm này, và bây giờ cứ nhóm nhà đầu tư hay chuyên gia nào đưa ra nhận định dưới danh nghĩa một nhóm đều bị dè bỉu không thương tiếc.

    TLS hồi năm 2007 cũng từng thử một cách tư vấn khá thiết thực: xây dựng hẳn những danh mục đầu tư hiệu quả có thực với các mã trên thị trường. Trong đa số trường hợp, các mã được khuyến cáo điểm ra vào cụ thể đều có tỉ suất lợi nhuận cao hơn VN-Index hoặc giảm ít hơn VN-Index.

    Đây thực sự là một bước đi dũng cảm vì tính hiệu quả có thể kiểm chứng được ngay. Sau đó, ít nhất 3 công ty chứng khoán khác cũng làm tương tự khi đưa vào bản tin hàng ngày của mình những khuyến cáo mua bán cụ thể về mã, thời điểm. Các giao dịch đều được xác thực từ thị trường và tổng kết. Tuy nhiên đến nay, các khuyến cáo cụ thể như vậy đều không còn.

    “Thị trường khắc nghiệt là điều mà ai cũng nhận thấy. Khổ nhất là bộ phận phân tích khi phải làm dâu trăm họ, đưa ra những nhận định của mình”, một trưởng phòng phân tích của công ty chứng khoán phân trần. Chuyên gia này cũng thổ lộ vô khối lần “rát mặt” khi thấy phân tích của mình bị nhà đầu tư “chửi” te tua trên các diễn đàn. Thực tế, các phân tích nhận định của bộ phận phân tích không nhất thiết phải trùng với quan điểm đầu tư của tự doanh. Tuy nhiên đa số nhà đầu tư nhìn nhận các phân tích hàng ngày như một thông điệp “đánh lên” hay “đánh xuống” của tổ chức đó.

    Thậm chí gần đây, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (Vafi) còn khuyên các công ty chứng khoán đầu tư sâu hơn cho các bản tin, phân tích của mình và nên ghi rõ tên của người viết. Tuy nhiên các bản tin đó đã đánh cược cả tên tuổi, uy tín của chính công ty, chứ không chỉ riêng với một cá nhân nào.

    Tính chuyên nghiệp của thị trường đôi khi cũng có thể đo bằng số lượng các phương tiện truyền thông thông tin về chứng khoán. Chỉ cần gõ một câu tìm kiếm lên mạng, có thể tìm thấy hàng ngàn trang web sẵn sàng cung cấp dịch vụ thư điện tử tư vấn về đầu tư trên những thị trường phát triển như Mỹ. Việc các công ty chứng khoán cung cấp bản tin hàng ngày, trong đó nhận định, phân tích, khuyến cáo là điều hoàn toàn bình thường. Chỉ có người đón nhận nó “khác thường” mà thôi.

    Trước hết, nhận định của các công ty chứng khoán cũng chỉ là nhận định của một số cá nhân và chịu ảnh hưởng của dấu ấn cá nhân, trong đó quan trọng nhất là trình độ. Không thể nói rằng tất cả các chuyên viên phân tích đều giỏi, đều có khả năng nhận định đúng. Ngay cả các chuyên gia từng chinh chiến tại các thị trường quốc tế về Việt Nam cũng có thể trở thành “tử sĩ” như thường. Cứ nhìn vào giá trị tài sản ròng của các quỹ nước ngoài tại Việt Nam cũng có thể nhận thấy điều đó và không ít ban lãnh đạo quỹ đầu tư đã phải ra đi.

    Thứ hai, đưa ra nhận định là quyền của mỗi người và mỗi tổ chức, còn nhà đầu tư có quyền không nghe. Không phải ngẫu nhiên trong tất cả các báo cáo, phân tích đều ghi rõ điều khoản miễn trách nhiệm. Đó là văn hóa và thông lệ quốc tế.

    Thứ ba, trong câu chuyện lời lỗ, trình độ của chính nhà đầu tư mới đóng vai trò quyết định. Nếu nhà đầu tư có đủ trình độ và tự tin với phân tích của mình thì họ không phải nghe theo khuyến cáo của ai, kể cả của tổ chức danh tiếng. Nếu có ý định tham khảo, bản lĩnh của nhà đầu tư cũng giúp họ đánh giá các phân tích đó có hợp lý hay không. Chỉ có người không đủ trình độ mới bị dao động hay phụ thuộc vào các phân tích của người khác.

    Thứ tư, các phân tích, nhận định xu hướng, dù đúng, cũng không có khả năng đem lại lợi nhuận nếu nhà đầu tư không có chiến thuật phù hợp. Chiến thuật giao dịch không chỉ là mua mã nào, bán mã nào mà còn là sự lựa chọn thời điểm ra vào với từng mã riêng biệt, khả năng quản lý tiền, quản lý rủi ro, chiến thuật mua từng bước cụ thể, chiến thuật giảm giá vốn; “đi tiền” hay “chuyền cành”, “đảo hàng” sao cho đạt lợi nhuận tối ưu.

    Thành công trên thị trường không thể chỉ dựa vào những phán đoán, phân tích của người khác và nhà đầu tư mới là nhân tố quyết định cho túi tiền của mình. Văn hóa tự chịu trách nhiệm cũng là điều cần có
  4. khoailangran

    khoailangran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Từ sau khi bùng nổ tin đồn về chiêu “ve sầu thoát xác” với cổ phiếu AAA, nhiều nhà đầu tư nhìn bất cứ cổ phiếu nào từ tăng nóng chuyển sang giảm sàn đều với con mắt nghi ngờ.


    Đánh xuống

    Khoảng 5 phiên gần đây, mã thế chỗ cho AAA được “kỳ vọng” nhiều nhất là HTV. Ứng cử viên đầy triển vọng này đã có 5 phiên giảm sàn với dư bán chất đống mà chẳng có người mua. HTV cũng có một quá trình tăng giá đáng nể kéo dài tới gần 3 tháng. Đỉnh cao nhất HTV đạt được trong phiên ngày 13/9 là 46.900 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng khoảng hơn 193%, từ mức 16.000 đồng/cổ phiếu.

    Câu chuyện tăng giá của HTV cũng là một trong những hiện tượng khó hiểu của thị trường chứng khoán, dù không chóng mặt như một số “ngôi sao” PVX, PVA, VHG trước đó. Từ tháng 6 đến tháng 9, VN-Index sụt giảm khoảng 12,4% trong khi HTV lặng lẽ tăng 193% - một tỉ suất lợi nhuận không tưởng trong năm 2010.

    Điểm khác biệt trong hiện tượng HTV là một quá trình tăng giá cần mẫn và đều đặn, không quá nóng nhưng kéo đủ dài để đạt đến một mặt bằng giá rất cao. HTV chỉ có duy nhất hai lần tăng trần liên tục 5 phiên và hai lần đó công ty đều có văn bản giải trình ngày 6/7 và 22/7. Lý do được lặp lại giống nhau: tình hình hoạt động vẫn bình thường và giá tăng là do diễn biến thị trường, nằm ngoài tầm kiểm soát.

    Trong 5 phiên gần đây, hiện tượng đánh xuống với HTV là rất rõ ràng: thanh khoản đột ngột giảm mạnh; lượng cổ phiếu chất bán sàn hàng triệu đơn vị; cuối phiên luôn xuất hiện giao dịch mua ở mức tối thiểu, đủ để tạo giá tham chiếu cho hôm sau với mức giảm 5% mỗi ngày.

    Hôm nay HTV cũng trải qua phiên giảm sàn thứ 5 liên tục với giao dịch “kỳ cục” quen thuộc: lượng bán ở giá trần 34.500 đồng là 192.000 cổ phiếu, bán sàn 1,34 triệu cổ phiếu và bán ATC trên 1 triệu cổ phiếu. Không hề có sự mặc cả nào về giá và HTV xuất hiện đúng hai giao dịch ở giá sàn, một thực hiện để tạo giá mở cửa và một tạo giá đóng cửa.

    Trả giá

    “Võ lừa” với AAA đến nay không nhà đầu tư nào còn lạ và về lý thuyết, có thể áp dụng với bất kỳ cổ phiếu nào. Tuy nhiên tại sao chưa bao giờ thị trường rộ lên tin đồn với PVA, VHG hay VSP? Những cổ phiếu này còn có độ nóng gấp nhiều lần mức tăng 67% trong 15 phiên của AAA: PVA từng dốc đứng 278%, PVX tăng 46,2% trong 8 phiên; VHG tăng 133,3%. Những biến động đó xảy ra trước sự kiện AAA cũng không lâu.

    Thanh khoản của HTV trong suốt quá trình tăng giá đều khá tốt, tức là có mua có bán, không phải kịch trần liên tục. Tuy nhiên về cơ bản giá cổ phiếu luôn tăng cao hơn phiên trước. Điều đó có nghĩa là nhà đầu tư có thể thoát ra một cách dễ dàng, không phải đợi đến lúc mất thanh khoản hoàn toàn.

    Mặt khác, cũng giống AAA, HTV trải qua tới 13 phiên phân phối điển hình: Khối lượng giao dịch cao nhưng giá không thể tăng thêm mà lại giảm dần. Khoảng 3,34 triệu cổ phiếu đã được chuyển nhượng trong chu kỳ phân phối này. Thậm chí ngay trước khi mất thanh khoản hoàn toàn, HVT vẫn còn một phiên giao dịch hơn 263.000 đơn vị với giá đóng cửa bằng tham chiếu.

    Ngay với AAA, đến nay vẫn chưa thể khẳng định một cách có bằng chứng rằng “đội lái” đã lừa các công ty chứng khoán cung cấp đòn bẩy. Việc chủ động lừa (xác định từ đầu sẽ bỏ mặc tài khoản) với việc nhà đầu tư thực sự “kẹp” khi dùng đòn bẩy và buộc phải để thanh lý tài sản chỉ cách nhau một giới hạn rất mong manh. Với một quá trình phân phối đủ dài (9 phiên với hơn 4,9 triệu cổ phiếu), nhà đầu tư có kinh nghiệm hoàn toàn có thể thoát ra một cách dễ dàng chứ không nhất thiết phải bỏ tài khoản để nhận nguy cơ đối mặt với rủi ro pháp lý. Trường hợp HTV cũng vậy, “đội lái” nếu có cũng có thể thoát ra an toàn.

    Từ thanh khoản bình thường chuyển sang tình trạng mất thanh khoản có thể lý giải bằng sự mất cân bằng cung cầu nghiêm trọng. Dòng tiền lớn đầu cơ giá lên thoát ra đã không còn quay trở lại, thậm chí không loại trừ hiện tượng lượng cổ phiếu có giá vốn bằng 0 đồng được sử dụng để đánh xuống, tìm kiếm cơ hội cho “vòng hai” hoặc đầu cơ T+ tại những thời điểm đảo chiều kỹ thuật. Mặt khác, cũng có thể HTV đang có hiện tượng giải chấp sau khi mất thanh khoản.

    Hiện tượng làm giá gần đây rất phổ biến và được xem là “cối xay” nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tuy nhiên, nếu không có nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia, các “đội lái” cũng chỉ có thể tự mua bán với nhau, hoặc “cùng đường” thì đi chiếm dụng vốn và “lừa” công ty chứng khoán như với giả thiết “ve sầu thoát xác” tại AAA.

    Như vậy đa số trường hợp chính nhà đầu tư đã tự đưa mình vào “cối xay” khi không kiềm chế được lòng tham. Bất kỳ một cổ phiếu nào tăng nóng không rõ nguyên nhân đều được số đông nhà đầu tư xem là có hiện tượng làm giá. Vì thế khi chấp nhận tham gia một cuộc chơi rủi ro cao, những tình huống xấu nhất luôn phải được tính đến.

    HTV là ví dụ khi trên phương diện cơ bản doanh nghiệp này không có gì đặc biệt về lợi nhuận, ngoại trừ khoản tiền gửi 85 tỉ đồng với lãi suất 10,45% - 10,9% và khoản hoàn nhập dự phòng đầu tư cổ phiếu ngắn hạn ghi nhận tại 30/6/2010 chưa tới 5 tỉ đồng. Số tiền mặt này có thể coi là lớn với quy mô vốn 100 tỉ nhưng cũng không đáng là bao so với nhiều doanh nghiệp khác đang có thặng dư cả ngàn tỉ và vài trăm tỉ khác cất trong tài khoản ngân hàng.

    Thống kê giao dịch với HTV và AAA cho thấy trong thời điểm sôi động, số lượng lệnh đặt mua, bán lên tới hàng ngàn. Cơ quan giám sát cũng hoàn toàn có thể phát hiện được nguồn gốc của các lệnh đó. Khả năng khoanh vùng chỉ gặp khó khăn khi thực tế có rất nhiều nhà đầu tư cùng tham gia một cuộc chơi và chấp nhận rủi ro. Chiêu “ve sầu thoát xác” không nhất thiết phải đi lừa các tổ chức khi có rất nhiều người khác sẵn sàng nhận “bom” vì nghĩ rằng chưa thể “nổ” trên tay mình.
  5. khoailangran

    khoailangran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    0
    [SIZE=+0]Trong bảng xếp hạng thị phần môi giới cổ phiếu trong quý 3/2010 trên HOSE, 10 công ty chứng khoán dẫn đầu nắm 50,31% thị phần môi giới. Trong khi tại HNX, 10 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất chiếm khoảng 46,19%. Quý này sang quý khác, 10 công ty trong nhóm đầu hầu như nắm giữ xấp xỉ một nửa miếng bánh thị phần.[/SIZE]

    [SIZE=+0]10 công ty chứng khoán dẫn đầu thị phần trên HOSE có vốn điều lệ trên 10.500 tỷ đồng, chiếm 1/3 tổng vốn điều lệ của 105 công ty chứng khoán ở Việt Nam. Nếu chỉ nhìn một cách đơn thuần nguồn thu từ nghiệp vụ môi giới thì có lẽ 95 công ty chứng khoán còn lại chắc phải “đói”.[/SIZE]

    [SIZE=+0]Tuy nhiên, có lẽ thị trường từ lâu đã biết công ty chứng khoán lãi lớn từ nguồn nào trên báo cáo kết quả kinh doanh. Tỷ trọng mảng môi giới ở nhiều công ty chứng khoán lớn chiếm tỷ trọng không nhiều so với tổng lợi nhuận.[/SIZE]

    [SIZE=+0]Nếu chỉ xét giá trị thị phần thu về để nói đến độ lớn mạnh của công ty chứng khoán thì chắc không đủ thuyết phục. Thế nhưng, việc đưa công ty mình lên Top 10, Top 20 hay Top 50 lại là cái đích nhiều công ty chứng khoán đặt lên vị trí ưu tiên hàng đầu.[/SIZE]

    [SIZE=+0]Để đạt mục tiêu cũng như bước vào cuộc đua “tốn tiền, nhiều rủi ro” này, nhiều công ty chứng khoán đã phải trả giá và đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn vì những tài khoản margin “cháy khét” đã lõm vào phần lợi nhuận từ tự doanh, tư vấn niêm yết…[/SIZE]

    [SIZE=+0]Lãnh đạo một công ty chứng khoán tầm trung cho biết, khi cả thị trường bước vào cuộc đua nâng thị phần để "đánh bóng" mình thì công ty ông không thể ngồi yên. Độ lớn, thậm chí uy tín của một công ty chứng khoán được đánh giá cao khi xét trên thị phần môi giới, chứ có nhà đầu tư nào nhìn vào EPS của công ty chứng khoán đó để nói công ty này lớn mà “yên tâm” mởi tài khoản.[/SIZE]

    [SIZE=+0]“Tất nhiên, việc các dịch vụ tư vấn đầu tư, hay “hậu mãi” các dịch vụ cho vay ký quỹ đầu tư… hay thậm chí là dùng cả chiêu độc khi mở thêm nghiệp vụ mua bán khống trên giấy tờ mà luật chưa cho phép… cũng là một trong những yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư “tay to” quan tâm”, vị giám đốc công ty chứng khoán trên cho biết.[/SIZE]

    [SIZE=+0]Để gia tăng thị phần môi giới, bên cạnh nhiều công ty mở ra các chiến lược thu hút khách hàng bài bản bằng công nghệ, dịch vụ tư vấn… thì nhiều công ty áp dụng chiến thuật “đi tắt đón đầu” bằng cách cho nhà đầu tư sử dụng margin tỷ lệ cao, với thời hạn mua bán trước T+4. Mặc dù có cơ chế xử phạt, nhưng để phát hiện và xử phạt được cũng mất khoảng thời gian dài và mức phạt thấp so với lợi ích thu về, cho nên việc “lách luật” đã trở thành chuyện “bình thường”.[/SIZE]

    [SIZE=+0]Và thế, không ai bảo ai, cứ cho dùng margin, lúc thị trường có vẻ sáng sủa thì margin tỷ lệ cao và ngược lại. Bên cạnh đó, khách hàng càng VIP thì tỷ lệ ký quỹ cũng tương xứng đi kèm.[/SIZE]

    [SIZE=+0]Xói mòn niềm tin[/SIZE]

    [SIZE=+0]Nhiều nhà đầu tư cho rằng, chính những ưu đãi vượt quá các quy định của pháp luật đã góp phần tiếp tay cho các hành vi làm giá cổ phiếu và gây mất niềm tin cho thị trường.[/SIZE]

    [SIZE=+0]Hệ quả của margin để lại là những tài khoản “cháy” cho tự doanh xử lý.[/SIZE]

    [SIZE=+0]Trong việc mở rộng thị phần môi giới bằng mọi giá cũng có công từ không ít nhân viên môi giới mà ở đó vẫn tồn tại những người thiếu lương tâm nghề nghiệp. Môi giới muốn có tiền thì khách hàng phải có giao dịch là điều ai cũng phải biết, nhưng làm thế nào để khách hàng giao dịch thì là cả một câu chuyện dài sau đó…[/SIZE]

    [SIZE=+0]Câu chuyện tư vấn mua cổ phiếu khi... thị trường xuống hay “thâu tóm” nhân viên môi giới của công ty chứng khoán khác để mang theo cả “list” những khách hàng lớn vốn dĩ đã ầm ĩ trên thị trường.[/SIZE]

    [SIZE=+0]Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận, trên thị trường, không phải tất cả các công ty chứng khoán đều phát triển bằng mọi giá. Có những công ty có những bước đi chuyên nghiệp khi kiên quyết không có khách hàng dùng margin,… dù biết sẽ mất đi lượng khách hàng đáng kể. Thậm chí có công ty sẵn sàng chi cả triệu USD chỉ để nhờ tổ chức tư vấn quốc tế thiết lập quy trình hoạt động chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế cho công ty.[/SIZE]

    [SIZE=+0]Tuy vậy, số này có lẽ không nhiều và cũng vì thế mà thị trường cứ “lâu lâu” lại xuất hiện một hiện tượng cổ phiếu “nóng” mà nhà đầu tư hay dùng từ “làm giá”, với nguồn tiền có lẽ chủ yếu đến từ margin. Và khi từ “làm giá” nghe mãi thành quen, thì cũng là thời điểm nhiều nhà đầu tư đang mất dần niềm tin vào thị trường. Khi đó, cuộc đua lọt vào Top… cũng vô nghĩa vì cái thiệt là cả thị trường, chứ không chỉ riêng ai.[/SIZE]
  6. khoailangran

    khoailangran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã tổng hợp và đưa lên diễn đàn rất nhiều góc cạnh của TTCK trong giai đoạn hiện nay, tốt và xấu đan xen lẫn lộn, vậy thì TTCK sẽ có những bước nào để tiếp tục đi lên; các bác phân tích cho ý kiến

Chia sẻ trang này