Khớp lệnh liên tục: Quan trọng nhất là theo sát diễn biến giao dịch

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi totti24794, 07/04/2007.

5568 người đang online, trong đó có 696 thành viên. 17:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 424 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. totti24794

    totti24794 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Khớp lệnh liên tục: Quan trọng nhất là theo sát diễn biến giao dịch

    Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TP.HCM dự kiến sẽ bắt đầu quy trình giao dịch khớp lệnh liên tục từ ngày 7.5. Đây được xem là bước cải tiến lớn nhất kể từ khi TTGDCK đi vào hoạt động đến nay. Ngay từ bây giờ, các nhà đầu tư (NĐT) và các công ty chứng khoán (CTCK) đã chuẩn bị cho những ngày giao dịch theo phương thức mới sắp tới.

    Nhà đầu tư e dè

    Giao dịch khớp lệnh liên tục là phương thức đang thực hiện tại TTGDCK Hà Nội. Dự kiến, quy trình giao dịch của TTGDCK TP.HCM có điểm khác với TTGDCK Hà Nội là việc khớp lệnh vẫn diễn ra làm 3 đợt. Đợt 1 và đợt 3 vẫn là giao dịch khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và đóng cửa trong ngày. Đợt 2 sẽ thực hiện việc khớp lệnh liên tục. Khá nhiều NĐT ở TTGDCK TP.HCM cảm thấy e dè với phương thức mới này. Anh Lê, một NĐT tại sàn HSC (TP.HCM) lo lắng anh sợ dễ bị hớ khi đặt giá mua bán. Theo anh Lê, hiện nay ngay sau khớp lệnh phiên 1 thì thời gian còn lại vẫn đủ cho anh xem giá cả và từ đó có cân nhắc, điều chỉnh cho những lệnh giao dịch của 2 phiên sau. Khi khớp lệnh liên tục, thời gian đó sẽ không còn nữa.

    Nhằm giải tỏa sự lo lắng của anh Lê cũng như nhiều NĐT khác, các CTCK Sài Gòn (SSI), Bảo Việt (BVSC), Ngân hàng Á Châu (ACBS)... đều có lịch tập huấn về quy trình khớp lệnh mới cho NĐT ngay trong tháng 4 này. Ông Võ Hữu Tuấn, Phó giám đốc CTCK BVSC chi nhánh TP.HCM cho biết phương thức khớp lệnh liên tục sẽ khiến cho lệnh của NĐT có khả năng khớp được rất cao ngay khi lệnh nhập vào hệ thống.

    "Nếu như từ trước đến nay, NĐT có thể đặt lệnh xong vẫn có thể hủy lệnh thì khi khớp lệnh liên tục, NĐT sẽ không có thời gian để thay đổi, điều chỉnh lệnh của mình nữa nên phải cân nhắc thật kỹ. Bên cạnh đó, NĐT cũng nên theo dõi bảng điện tử liên tục để khi thị trường có những thay đổi thì kịp có những điều chỉnh trong giao dịch sát với thị trường hơn" - ông Võ Hữu Tuấn nói. Đồng quan điểm này, giám đốc một CTCK cho rằng theo quy trình mới, việc đặt giá của NĐT sẽ khác hẳn hiện nay.

    Ông ví dụ NĐT đặt lệnh mua một loại cổ phiếu (CP) với giá 100.000 đồng khi được nhập vào hệ thống của TTGDCK trước lệnh bán loại CP đó với giá 90.000 đồng thì lệnh bán sẽ được khớp ở mức giá 100.000 đồng (theo nguyên tắc ưu tiên lệnh vô trước). Tuy nhiên, nếu như lệnh bán đó được nhập vô sau lệnh mua thì lệnh bán được khớp ở mức giá 90.000 đồng mà thôi. Vì vậy việc theo dõi thị trường trong đợt giao dịch khớp lệnh liên tục là cực kỳ cần thiết cho các NĐT.

    Vẫn chưa giảm được việc ứ đọng lệnh

    Để quy trình mới được thực hiện tốt, các CTCK đều cho rằng TTGDCK TP.HCM phải xây dựng hệ thống phản hồi thông suốt, cập nhật cả bảng giá liên tục và hệ thống phản hồi (lệnh được thực hiện hay chưa...). Đặc biệt việc cập nhật thông tin sẽ giúp các CTCK xem xét được việc các NĐT nước ngoài có thể mua thêm một loại CP nào nữa hay không (còn room hay hết)...


    Quy trình khớp lệnh định kỳ như hiện nay thường làm cho một lượng lớn lệnh giao dịch được nộp ngay sát thời điểm khớp lệnh. Do vậy hiện tượng quá tải, lệnh không nhập kịp... đã xảy ra liên tục ở các CTCK. Quy trình mới hy vọng sẽ góp phần giải tỏa "ách tắc" này.

    Tuy nhiên, theo một số CTCK thì quy trình mới cũng không cải thiện được nhiều lắm tình hình ứ đọng lệnh nếu như việc "thắt nút cổ chai" ngay tại TTGDCK TP.HCM chưa giải quyết được. Đơn giản vì hiện nay, tùy theo quy mô mà một CTCK sẽ có từ 2 - 7 nhân viên ngồi nhập lệnh tại TTGDCK TP.HCM. Một nhân viên nhập lệnh phải mất khoảng 20 giây để hoàn tất việc nhập một lệnh giao dịch vào hệ thống; thực hiện tối đa cũng chỉ được 60 lệnh/phiên. Như vậy một CTCK cao lắm cũng chỉ xử lý được khoảng 1.200 - 1.300 lệnh trong suốt cả 3 phiên giao dịch.

    Giám đốc một CTCK cho biết, công ty ông cứ mở cửa ra là đã nhận được 2.500 lệnh của các NĐT. Do đó, TTGDCK TP.HCM cần phải đẩy nhanh việc thực hiện giao dịch từ xa, để các CTCK nhập lệnh ngay tại sàn của mình thì mới giải quyết được tình trạng này. Đại diện Công ty SSI cho rằng số lượng lệnh giao dịch còn phụ thuộc vào tình hình giao dịch trên thị trường. Nếu số lượng lệnh đặt quá nhiều thì dù có khớp lệnh liên tục cũng không thể chuyển kịp hết lệnh đó vào trung tâm.

  2. WarrenBuffet

    WarrenBuffet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Giờ phải làm sao mà mỗi nhà đầu tư đều là một nhân viên nhập lệnh. hehhe mỗi ngày 100.000 lệnh cũng vẫn chạy ào ào.

Chia sẻ trang này