Khủng hoảng kinh tế toàn cầu - Bước đệm để nhân loại tiến lên CNXH

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chimhoabinh, 20/12/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7370 người đang online, trong đó có 1105 thành viên. 09:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 677 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. chimhoabinh

    chimhoabinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Khủng hoảng kinh tế toàn cầu - Bước đệm để nhân loại tiến lên CNXH

    Chủ nghĩa xã hội đang quay trở lại châu Âu

    Khi mới bước vào đầu thế kỷ 21, nhiều người cho rằng cơ hội để chủ nghĩa xã hội (CNXH) quay lại châu Âu dường như là con số không. Nhưng hiện nay, trên khắp châu Âu cờ đỏ đang tung bay trở lại. Mạng New Stateman mới đây có bài phân tích như sau:
    Với quan điểm cho rằng CNXH biểu hiện bằng một hệ thống kinh tế và chính trị mà chính phủ nắm quyền điều khiển một phần lớn kinh tế và phân phối lại của cải thu nhập, để tạo ra công bằng xã hội, hiện nay đang quay trở lại châu Âu. Trên toàn châu Âu có một xu hướng rõ ràng những đảng thành lập lâu đời trung tả đi theo toàn cầu hóa và chủ nghĩa tự do mới đang bị đe dọa bởi các đảng CNXH.
    Các đảng mới đưa ra các chính sách nhằm tách biệt khỏi chương trình nghị sự "Thatcher" mà nhiều đảng trung tả của châu Âu theo đuổi trong hơn 20 năm qua. Họ chủ trương tái quốc hữu hóa các xí nghiệp nhà nước đã được tư nhân hóa và ngưng lại tự do hóa hơn nữa đối với lĩnh vực công. Những người này kêu gọi áp dụng mức đánh thuế mới đối với những người giàu và phân chia lại của cải trong xã hội. Họ bảo vệ phúc lợi xã hội và quyền công dân được hưởng chế độ hưu trí đầy đủ và dịch vụ khám chữa bệnh không mất tiền. Họ cực lực phản đối chiến tranh và việc mở rộng thêm nữa đối với NATO.
    Không đâu xu hướng thiên tả lại rõ ràng hơn ở Đức- ngôi nhà đối với sự nổi lên nhanh chóng của Die Linke"Cánh tả", một nhóm chính trị được thành lập cách đây 18 tháng - được lãnh đạo bởi những người giàu kinh nghiệm về CNXH. Đảng này hiện là đảng đối lập chính đối với đảng Dân chủ Thiên chúa giáo ở Đông Đức, đã đi được chặng đường đáng kể, giành được ghế đại diện tại Lower Saxony, Hamburg and Hesse. Chính sách đậm màu sắc CNXH của Die Linke như quốc hữu hóa lại các công ty điện, đưa ra mức lương tối thiểu, phù hợp với mối quan tâm của dân chúng.
    Theo cuộc thăm dò ý kiến đưa ra hồi cuối năm cho thấy 45% người Tây Đức và 57% người Đông Đức coi CNXH là một "ý tưởng tốt". Hồi tháng 10, một cuộc thăm dò khác cho thấy, đa phần người Đức thích quốc hữu hóa phần lớn nền kinh tế Đức. 2/3 số người được hỏi trả lời họ đồng ý tất cả hoặc một số điểm trong chương trình của Die Linke.
    Một câu chuyện tương tự về sự hồi phục của cánh tả cũng xảy ra tại nước láng giềng Hà Lan. Đảng CNXH của Hà Lan (SP) tăng gần 3 lần số ghế của mình trong Quốc hội tại cuộc bầu cử gần đây nhất (2006). Trong cuộc bầu cử địa phương năm ngoái, đảng này cũng giành được thắng lợi lớn, và tiếp tục trên con đường phát triển lớn mạnh, hiện đang trên con đường vượt Công đảng Hà Lan, một thành viên trong liên minh các đảng cầm quyền do phe đảng bảo thủ nắm quyền lãnh đạo.
    SP đã giành được uy tín trong công chúng và là đảng cánh tả duy nhất trong các đảngcó mặt trong quốc hội Hà Lan phát động chiến dịch nói "không" với cuộc trưng cầu dân ý về hiệp ước EU và việc phản đối vấn đề di dân trên diện rộng, một phần của gói tự do mới khuyến khích các thị trường lao động linh hoạt. SP lên tiếng kêu gọi về một xã hội đề cao các giá trị nhân phẩm, bình đẳng và đoàn kết và chỉ trích văn hóa tham lam do chủ nghĩa tư bản dựa trên lạm phát tiền thưởng, SP có quan điểm chống chiến tranh và chấm dứt vai trò của Hà Lan như chú "cún con" của Mỹ.
    Tại Hy Lạp, chính đảng đang lên là Liên minh cánh tả cấp tiến (SYRIZA). Cuộc thăm dò ý kiến mới nhất cho thấy sự ủng hộ đối với SYRIZA tăng lên gần 20%. SYRIZA đặc biệt nhận được sự ủng hộ của những cử tri trẻ tuổi.
    Tại Na Uy, những người cũng đang nắm giữ quyền lực tại đây; liên minh cầm quyền"xanh- đỏ" bao gồm Đảng CNXH cánh tả (SLP), Công đảng (LP) và đảng trung dung (CP). Từ khi lên nắm quyền cách đây 3 năm đến nay, liên minh- được mệnh danh là chính phủ cánh hữu tại châu Âu, đã dừng tư nhân hóa các công ty của nhà nước và phát triển mạnh hơn nữa nhà nước phúc lợi xã hội, y tế công và cải thiện chăm sóc sức khỏe cho người già như là những ưu tiên hàng đầu của mình.
    Thành công của những lực lượng như vậy cho thấy những đảng cánh tả giành được nhiều số phiếu của cử tri hơn do họ có những phản biện lại chủ nghĩa tư bản hiện đại bằng cách dũng cảm đưa ra những giải pháp xã hội chủ nghĩa. Thành công của họ là đã thể hiện được lợi ích của cử tri.
    Tại Tây Ban Nha, đảng cầm quyền, Đảng Công nhân CNXH đã duy trì được nền tảng của cánh tả rộng khắp và đã được bầu lại thêm một nhiệm kỳ 4 năm nữa hồi tháng 3 vừa qua với Thủ tướng José Luis Rodríguez Zapatero hứa đi theo "chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa" sẽ tập trung vào những cần thiết của công nhân và người nghèo.
    Tuy nhiên, dự đoán về CNXH tại Anh và của châu Âu là tốt đẹp. Khi mà kinh tế rơi vào suy thoái, học thuyết chủ nghĩa tự do mới trở nên bị mất điểm, hiện tượng các đảng CNXH với những thông điệp rõ ràng chống chủ nghĩa tư bản, chống lại chủ nghĩa toàn cầu hóa đang giành được ưu thế, và thậm chí thay thế cả các đảng theo thuyết "Con đường thứ ba" có nhiều khả năng tiếp tục diễn ra.
    Theo Minh Long (KT&ĐT)
  2. luugunma

    luugunma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Đã được thích:
    0
    họ kéo nhau tiến lên CNXH thì tốt quá VN mình sẽ đứng đón sẵn và hướng dẫn họ làm ăn theo định hướng XHCN và sẽ thu học phí thật nặng tốt wá
  3. manhsy

    manhsy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2008
    Đã được thích:
    10
    Vậy đấy , khi gặp khủng hoảng , khó khăn ,CNXH lại ngóc đầu dậy ,đúng là cái bọn châu âu,,,
  4. sweetmoney

    sweetmoney Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Đã được thích:
    9
    Việt nam sẽ thành đại sư phụ truyền 1001 bí kíp tham nhũng, bí kíp ăn bẩn.
  5. chimhoabinh

    chimhoabinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Bác nhầm rồi, CNXH thật sự chưa từng xuất hiện trên trái đất, thứ CNXH trước đây chỉ là vỏ bọc cho chế độ phong kiến tập thể. Từ LX, các nước đông Âu cũ cho đến Trung Quốc, Bắc Hàn, và tất nhiên là cả Việt Nam.

    Còn VN à? bây giờ chúng ta mới đang mon men bước vào con đường TBCN. Và chúng ta đang chậm chân hơn châu Âu 3 thế kỷ.
  6. luugunma

    luugunma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Đã được thích:
    0

    Bác nói tôi nhầm , tôi không phản đối nhưng Đảng nhà nước và trên trăm triệu dân VN không nhầm (gồm cả những người đã ôm CNXH sang bên kia thế giới !!!) đã và đang trên đường XHCN đó thôi
  7. chimhoabinh

    chimhoabinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Bác thử đọc lại những đặc điểm của CNXH trong học thuyết của Marx và so sánh với thực tế VN, bác sẽ thấy VN đang quá độ lên CNXH hay quá độ lên CNTB.
  8. bill_nguyen

    bill_nguyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/09/2005
    Đã được thích:
    0
    Nếu ko có CNTB thì sẽ ko bao giờ có Microsoft và Apple và tất nhiên cả Google nữa...và 1 loạt công ty, 1 loạt phát minh, bằng sáng chế, thuốc chữa bệnh, công nghệ sinh học, y khoa hiện đại vv.v.. những thứ làm thế giới thay đổi ...và TTCK là 1 khái niệm rất xa lạ nếu như capital ko ở đó

    Được bill_nguyen sửa chữa / chuyển vào 22:35 ngày 20/12/2008
  9. cofdness

    cofdness Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/07/2008
    Đã được thích:
    1.064
    Trước đây nghe ông nội kể lại ông chỉ được 1 lần vinh dự được đi bầu cụ *************, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sau đó cụ chẳng bao giờ có được vinh dự đó nữa vì chẳng ai tổ chức bầu *************, thủ tướng cả.
    Giờ em vẫn được đi bầu nhưng đau cái là đi bầu cái ông nào đó đại diện cho em, mà thật ra em vẫn không biết ông mà em bầu ổng sẽ làm gì, thế mới đau.
  10. bill_nguyen

    bill_nguyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/09/2005
    Đã được thích:
    0
    Chắc chắn sẽ không bao giờ có việc của cải được chia đều, vì lòng tham con người là cố hữu và ai cũng muốn hưởng phần mình cho là xứng đáng với sức mình bỏ ra... mình làm 10 mà thằng kia làm 1 cuối ngày vẫn được chia đều nhau thì cá nhân mình cho là ko thể được... CNTB đang cố gắng fix tốt hơn bằng các chương trình an sinh xã hội ví dụ như an sinh ng già, ng sinh đc cho tiền, trẻ e đi học miễn phí, sinh viên đc vay tiền đi học đh khi nào đi làm thì trừ dần vv...
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này