Khủng hoảng sâu rộng thêm, các cường quốc vội vã ??ocấp cứu???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sabuche, 26/11/2008.

5836 người đang online, trong đó có 645 thành viên. 21:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 188 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. sabuche

    sabuche Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2008
    Đã được thích:
    382
    Khủng hoảng sâu rộng thêm, các cường quốc vội vã ?ocấp cứu?

    Cuộc khủng hoảng tài chính vẫn đang lan rộng, hơn thế nữa, tình hình ngày càng tồi tệ hơn, từ chính tâm điểm phố Wall cho tới những tác động xấu hơn từ khắp nơi trên thế giới, khiến các cường quốc phải liên tiếp vội vã có động thái ?ocấp cứu?.


    Phố Wall ở New York - tâm bão tài chính 2008. Ảnh: Reuters.


    Tình hình ngày càng tồi tệ hơn

    Trong diễn biến gần đây nhất, những dữ liệu mới nhất được phát đi từ Mỹ cho thấy, chỉ số giá nhà S&P/Case-Shiller của Mỹ trong tháng 9 đã giảm tới 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái, và giảm 1,8% so với tháng trước.

    Trong khi đó, theo Bộ Thương mại Mỹ, GDP quý III của nước này giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái, do hoạt động tiêu dùng co lại tới 3,7%, mạnh nhất từ năm 1980 tới nay.

    Trước đó, thị trường Mỹ đón nhận tin xấu về việc chỉ số năng lực sản xuất của riêng thành phố đầu đàn New York sút giảm kỷ lục trong những ngày đầu của tháng 11/2008, rồi việc Citi công bố phải cắt giảm 52.000 lao động đồng thời giảm chi tiêu để tiết kiệm tiền mặt để hy vọng sống sót được qua đợt khủng hoảng sâu rộng lần này. Trước đó nữa thì đã có tin doanh thu hệ thống bán lẻ của Mỹ giảm kỷ lục trong tháng 10/2008...

    Không riêng gì nước Mỹ với tâm điểm tài chính phố Wall mà các nền kinh tế khác cũng đang gặp muôn vàn khó khăn mới cũ chồng chất. Những tin xấu và rất xấu từ khắp nơi trên thế giới cứ xuất hiện liên tiếp. Khi kinh tế Mỹ đang vật vã thì kinh tế Nhật chính thức rơi vào suy thoái, 15 nước EU rơi vào suy thoái?

    Không khá gì hơn, các nền kinh tế có ảnh hưởng cũng nối chân nhau đi vào con đường nguy ngập. Đó là việc kinh tế Đức đối mặt với suy thoái toàn diện, kinh tế Trung Quốc trước nguy cơ suy thoái, kinh tế Canađa có nguy cơ suy thoái ngày càng lớn, kinh tế Singapore rơi vào suy thoái...

    Ở Anh, thất nghiệp tăng lên mức cao nhất trong 11 năm qua còn tại Hồng Kông: Thị trường bất động sản sa sút nặng nề...

    Trong khi đó, thống kê chính thức cho thấy tăng trưởng sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đã giảm xuống còn 8,2% trong tháng 10/08 - mức thấp nhất trong 7 năm qua. Thu nhập tài chính trong tháng 10/08 cũng giảm đi 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái - lần suy giảm đầu tiên trong vòng 12 năm.

    Trước tình hình khủng hoảng ngày càng lan rộng và thấm sâu như vậy, IMF dự báo phát triển kinh tế toàn cầu giảm trong năm 2009 và trước đó, IMF bơm tiền cứu một loạt nền kinh tế.

    Rõ ràng, thế giới đứng trước cuộc khủng hoảng tệ nhất kể từ thời đại suy thoái và chứng khoán còn khủng hoảng nặng nề hơn. Nỗi lo ngại quá lớn về viễn cảnh suy thoái của nền kinh tế Mỹ, và hơn nữa là một cuộc đại khủng hoảng thế kỷ, ngày càng ám ảnh rất lớn và lấn át nhiều nỗ lực khắc chế mà Chính phủ Mỹ và các cường quốc đang cố gắng đưa ra.

    Các cường quốc vội vã ?ocấp cứu?

    Sau khi Chính phủ Mỹ đã quyết định chi 20 tỉ USD nhằm giải cứu tập đoàn Citigroup thì trước giờ mở cửa hôm qua Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa tuyên bố sẽ chi 800 tỷ USD để giải quyết tình trạng thắt chặt tín dụng đang hết sức căng thẳng ở nước này.

    Theo kế hoạch trên, Fed sẽ mua vào lượng nợ lên tới 600 tỷ USD do các công ty tài chính nhà đất được Chính phủ bảo trợ phát hành hoặc bảo lãnh. 200 tỷ USD còn lại sẽ được dùng để hỗ trợ hoạt động cho vay tiêu dùng và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Trong lúc đó thì Tổng thống mới đắc cử Barack Obama và các thành viên Đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ cũng đã hoàn tất một kế hoạch phục hồi kinh tế trị giá 700 tỷ USD. Ông Obama nhắc lại tuyên bố cần hành động nhanh chóng và táo bạo chống lại khủng hoảng kinh tế và tài chính. Ông cũng đề ra mục tiêu cứu vãn hoặc tạo thêm 2,5 triệu việc làm trong vòng 2 năm tới.

    Được biết, gói kế hoạch trên trị giá 700 tỷ USD trong 2 năm. Nếu được Quốc hội Mỹ thông qua, kế hoạch trên sẽ là một trong những kế hoạch phục hồi lớn nhất về mặt tài chính kể từ sau kế hoạch "New Deal" của Tổng thống Franklin Delano Roosevelt những năm 1930.

    Cũng như Mỹ, cường quốc thân thiết với họ là Anh cũng vừa phải công bố gói giải pháp kích thích kinh tế trị giá 30 tỉ USD.

    Cụ thể, Chính phủ Anh ngày 24/11 đã công bố một gói giải pháp kích thích kinh tế trị giá đến 20 tỷ bảng Anh, tương đương 30 tỉ đô la Mỹ, để khuyến khích tiêu dùng và giảm mức độ suy thoái.

    Bộ trưởng Tài chính Anh, Alistair Darling, cho biết Chính phủ Anh sẽ giảm thuế hàng hóa và dịch vụ. Theo đó, thuế giá trị gia tăng sẽ được giảm từ mức 17,5% xuống còn 15%, bắt đầu từ ngày 1/12. Điều này đồng nghĩa với người tiêu dùng có thêm 12,5 tỉ bảng Anh để chi tiêu.


    Kinh tế Mỹ và thế giới vẫn còn nhiều nguy cơ. (Ảnh minh họa: Corbis)


    Gần như đồng thời, Pháp và Đức đạt được thỏa thuận thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô nhằm giúp hai nước và châu Âu vượt qua cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.

    Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đạt được thỏa thuận mà trong đó, cả ông và bà Merkel hứa sẽ không "bỏ rơi" ngành công nghiệp ôtô hai nước sau khi phải chịu những tác động nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, bởi điều này thực chất cũng nhằm bảo vệ ngành công nghiệp ôtô của Liên minh châu Âu (EU).

    Trong khi đó, Trung Quốc dự định giảm thuế để thúc đẩy tiêu dùng như một trong các biện pháp mới nhằm đưa nước mình vượt qua cơn bão khủng hoảng tài chính.

    Theo đó, Chính phủ Trung Quốc trong thời gian tới sẽ thông qua một loạt chính sách, trong đó có biện pháp giảm thuế, tăng lương và bảo hiểm, để thúc đẩy tiêu dùng và đối phó với xu hướng kinh tế suy giảm hiện nay trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.

    Được biết, Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia (NDRC) đang nghiên cứu gói kích thích kinh tế của chính phủ, một biện pháp có thể sẽ giảm thu nhập từ thuế và tăng lương cho công nhân nhà nước. Các biện pháp này sẽ bao gồm việc giảm lệ phí một số dịch vụ công cộng, trong đó có bưu chính viễn thông và phí đỗ xe.

    Rõ ràng, cuộc khủng hoảng tài chính vẫn đang lan rộng và tiếp tục gây những tác động xấu hơn từ khắp nơi trên thế giới, khiến các cường quốc phải liên tiếp vội vã có động thái ?ocấp cứu?.

    Song vấn đề đặt ra là, chưa có gì cho thấy những biện pháp cấp cứu đó sẽ phát huy hiệu quả như mong đợi, và liệu một điều gì tồi tệ nhất đang ở phía trước và sẽ đẩy một hay một số nước vào ngõ cụt hay không.

Chia sẻ trang này