Kiểu 69-Nghịch lý từ thực tế...Ha...!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi emyeutien479, 12/07/2011.

2812 người đang online, trong đó có 240 thành viên. 06:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 298 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. emyeutien479

    emyeutien479 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Nghịch lý ngành điện: 'Thừa sản lượng vẫn phải mua'

    Tác giả: CAND
    Bài đã được xuất bản.: 10/07/2011 06:00 GMT+7

    • Recomend
    • +0
    Red


    TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)






    Hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng các nhà máy có nguy cơ "đắp chiếu", trong khi Chính phủ vẫn kêu gọi thêm đầu tư vào điện, Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn rập rình tăng giá.
    Hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng các nhà máy có nguy cơ "đắp chiếu", trong khi Chính phủ vẫn kêu gọi thêm đầu tư vào điện, Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn rập rình tăng giá. Điện trong nước làm ra không được tiêu thụ, trong khi đó, chúng ta vẫn phải đi mua điện trong các năm tới.
    Có phải lỗi của cơ chế?
    Cần phải khẳng định rằng, tình trạng điện chạy ngược sang Trung Quốc không phải lần đầu tiên xảy ra. Trước đó, từ năm 2008, khi số nhà máy thủy điện nhỏ tham gia phát điện chưa nhiều, nguy cơ thiếu lưới điện truyền tải đã được gióng lên. Đến năm 2010, tình trạng phát ngược công suất đã diễn ra, và cũng chính ông Dư Cao Minh đã tổ chức một cuộc họp tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc để giải quyết vấn đề này. Thực trạng đã tồn tại nhiều năm, nhưng biện pháp để giải quyết vẫn không có gì tốt hơn.
    Được biết, hiện tỉnh Lào Cai có 2 lưới 110kV, một ở khu vực TP Lào Cai và 1 ở Tằng Loỏng, trong khi đó phụ tải lớn chủ yếu tập trung tại khu vực Tằng Loỏng. Bởi vậy, khi đường dây 110kV từ Lào Cai về Tằng Loỏng bị sự cố, thì toàn tỉnh Lào Cai mất đi hơn 80% công suất phụ tải (khoảng 100 MW), trong khi đó các nhà máy thủy điện lớn đều đi vào nhánh này như Mường Hum, Nậm Khóa 3... nên hầu như công suất bị đẩy sang Trung Quốc.
    Hiện trạm 220kV khu vực Lào Cai theo quy hoạch vẫn chưa được hoàn thiện, chính là nguyên nhân khiến tình trạng này càng thêm trầm trọng. Việc xây dựng đường dây và trạm 220kV thuộc trách nhiệm của Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia.
    [​IMG] Theo những thông tin mà chúng tôi có được, trạm biến áp 220kV đã được xây xong từ lâu, nhưng chưa đưa vào vận hành được, do chưa kéo được dây vì chậm giải phóng mặt bằng. Mua điện thì là Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, đầu tư lưới truyền tải lại là Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia, còn giải phóng mặt bằng lại là trách nhiệm của UBND tỉnh... Cứ nhùng nhằng như vậy, mọi việc trở nên chậm trễ, gây nhiều hệ lụy, nhưng trách nhiệm cuối cùng lại chẳng biết quy về ai?
    Cần một giải pháp đồng bộ
    Cho đến thời điểm này, vấn đề trước mắt đã được giải quyết, khi Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho biết một đường dây mới được hoàn thành sẽ giải tỏa, tiêu thụ phần lớn lượng phát điện của các nhà máy. Tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Theo một cán bộ kỹ thuật của Tổng Công ty này, kể cả khi lưới điện này được đưa vào sử dụng, thì máy biến áp cũng chỉ có 125 MVA, tức là, nhiều nhất lưới điện cũng chỉ chuyển tải được 100 MW.
    "Với công suất hiện có của các nhà máy, phát tối đa là khoảng 98 MW, nghĩa là mới phát 80% mà đã thừa. Tôi còn lo vào tháng 7, tháng 8, khi mưa xuống, các nhà máy thừa nước để phát hết công suất, thì còn chuyển ngược sang Trung Quốc nữa" - một cán bộ trong ngành Điện lo ngại. Trước mắt đã khó khăn như vậy, về lâu dài lời giải cho bài toán còn khó khăn hơn rất nhiều.
    Theo báo cáo của Sở Công Thương Lào Cai, đến hết năm 2011, tổng công suất phát điện của các nhà máy trên địa bàn là 400 MW gấp hơn 3 lần công suất hiện nay. Đến hết 2013 tổng công suất phát sẽ trên 750 MW. Trong khi mức độ tiêu thụ điện trong khu vực nhỏ hơn rất nhiều lần so với khả năng cung ứng, nếu không có lưới truyền tải thì dẫn đến thiệt hại vô cùng lớn. Chúng tôi đã cố gắng liên lạc với Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia để tìm hiểu tiến độ xây dựng các đường dây này và nguyên nhân chậm trễ, tuy nhiên phía Tổng Công ty đề nghị tiếp tục chờ đợi vì hiện các lãnh đạo đều đang bận việc.

Chia sẻ trang này