Kiểu này em sẽ giữ chặt CP và không bao giờ cut loss!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Kshatryas, 22/08/2007.

8707 người đang online, trong đó có 816 thành viên. 12:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 499 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. Kshatryas

    Kshatryas Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2007
    Đã được thích:
    350
    Kiểu này em sẽ giữ chặt CP và không bao giờ cut loss!

    Về lâu dài, sẽ bỏ hạn chế ''room'' với nhà đầu tư ngoại

    Trao đổi với VnExpress sáng nay, Phó chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước Nguyễn Đoan Hùng cho biết, trước mắt việc mở "room" cho nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa được bàn tới, song về lâu dài chắc chắn rào cản này sẽ được dỡ bỏ để phù hợp với thông lệ quốc tế.

    - Thị trường chứng khoán thời gian qua biến động rất thất thường theo xu hướng giảm. Là một người quản lý, ông nhìn nhận thế nào về tình trạng này?

    - Theo tôi hiện nay thị trường chứng khoán VN đang có một đợt điều chỉnh theo xu hướng hơi giảm một chút. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này không có gì là đáng sợ bởi về cơ bản, các yếu tố trung và dài hạn của nền kinh tế VN đều rất tốt. Tốc độ tăng trưởng ở mức trên 8%, ngoại trừ lạm phát hơi cao một chút, các yếu tố khác như chính sách vĩ mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu... đều ổn định.

    Ở bất kỳ thị trường nào cũng vậy, trong quá trình phát triển thì những đợt điều chỉnh là đương nhiên. Với riêng Việt Nam, tôi cho rằng hiện nay thị trường chứng khoán vẫn đang trên con đường tìm giá trị thực của mình. Nhà đầu tư không nên quá lo lắng và nên có các chiến lược đầu tư lâu dài, có tính toán bởi thị trường còn rất nhiều tiềm năng. Nếu nền kinh tế rơi vào khủng hoảng chỉ số chứng khoán sẽ sụt giảm liên tục và kéo dài, khi đó mới thực sự đáng lo.

    - Có ý kiến cho rằng, hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam đang bị nhà đầu tư nước ngoài chi phối. Ông nghĩ sao?

    - Nếu chỉ nhìn vào việc nhà đầu tư nước ngoài bán ra nhiều hơn và giảm mua mà kết luận thì không chính xác. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận nhà đầu tư trong nước đa số là nhỏ lẻ và thiếu kinh nghiệm. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài đã lăn lộn nhiều trên các thị trường rồi nên các kỹ thuật phân tích của họ rất chuyên nghiệp.

    Đúng là có chuyện nhiều nhà đầu tư trong nước thường chú ý nhìn vào động thái của nhà đầu tư nước ngoài và hành động theo. Chính vì vậy gần như là họ bị dẫn dắt theo xu hướng của nhà đầu tư ngoại. Điều này khi thị trường mới bắt đầu sôi động cũng có điểm tốt, bởi những người có kinh nghiệm hơn dẫn dắt những người chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu cứ chạy theo như vậy thì vô hình chung nhà đầu tư trong nước đang biến mình trở thành con rối và chắc chắn sẽ chịu nhiều thiệt thòi.

    - Gần đây có thông tin về việc một số tổ chức tài chính khuyến cáo nhà đầu tư nước ngoài nên hạn chế đầu tư vào Việt Nam vì quá trình IPO đang bị ngưng trệ. Ý kiến của ông về vấn đề này?

    - Thực ra cũng không hẳn như vậy. Theo như tôi được biết thì hiện nay có nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đang chờ để vào VN và một số khác cho rằng hiện tại đang là thời điểm tốt để mua vào.

    Còn việc giãn IPO là nhằm tránh tình trạng IPO tập trung quá mức vào một thời điểm, gây tác động không tốt cho thị trường.

    - Trong thời gian tới Chính phủ có ý định mở thêm "room" cho nhà đầu tư nước ngoài hay không?

    -Hiện nay "room" vẫn chưa được bàn tới, nhưng chắc chắn vấn đề này cũng sẽ được nghiên cứu bởi trong quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt khi VN đã là thành viên của WTO, thì những rào cản đó sẽ dần dần được dỡ bỏ. Thêm vào đó, về lâu dài, khi thị trường ASEAN mở hoàn toàn và có một sự tự do trong dịch chuyển luồng vốn thì những rào cản như vậy sẽ không thể tồn tại. Về lâu dài, VN cũng sẽ dần từng bước xóa bỏ hạn chế về room cho nhà đầu tư nước ngoài.

    - Dự báo của ông về thị trường chứng khoán VN trong thời gian tới?

    - Thời gian tới tôi cho rằng cung và cầu trên thị trường vẫn tương đối khả quan. Về "cung", chương trình cổ phần hóa vẫn đang tiếp tục được đẩy mạnh cho tới năm 2010. Nhiều tập đoàn, công ty lớn của Nhà nước sẽ thực hiện IPO. Do vậy lượng hàng hóa, đặc biệt là hàng chất lượng sẽ phong phú hơn.

    Về "cầu", theo tôi được biết thì trong trung và dài hạn, các nguồn đầu tư nước ngoài vẫn sẵn sàng đổ vào Việt Nam. Do vậy có thể nói cầu cũng tương đối tốt. Còn trong nước, hiện nay mới có tổng cộng 250.000 tài khoản so với dân số 85 triệu này thì còn rất nhỏ. Do vậy, kỳ vọng tăng trưởng cho thị trường là rất lớn.

  2. thunt308

    thunt308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Đã được thích:
    0
    Cứ giữ chặt đến năm 2020 kiểu gì chả gấp vài lần :D

Chia sẻ trang này