Kinh khủng rởn hết cả da gà.... BĐS vừa hồi lên một chút đã bị nhà cái đánh dập đầu... Mấy hôm nay m

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tia_chop65, 12/05/2012.

2537 người đang online, trong đó có 56 thành viên. 02:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 3302 lượt đọc và 33 bài trả lời
  1. Tia_chop65

    Tia_chop65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2011
    Đã được thích:
    265
    Đất Hà Đông: Rốn giảm giá toàn thị trường
    Dự án im lìm, chủ đầu tư chậm tiến độ, người mua bán cắt lỗ, giá nhà đất giảm mạnh,... đó là tình trạng đang diễn ra tại thị trường bất động sản Hà Đông. Từ một vùng nóng bỏng, giá tăng cao liên tục, Hà Đông đang thành rốn giảm giá của toàn thị trường Hà Nội.
    >> Đáng ngờ dự án đất nền phía Tây tăng giá
    >> Giá đất nền, chung cư vẫn giảm sâu
    [​IMG]
    Cách đây hơn 1 năm, thời điểm sốt đất, giá tại đây lên tới 80 triệu đồng/m2, như vậy chỉ trong thời gian ngắn, giá đã tụt dốc khoảng 40 - 50%.

    Tháo chạy khỏi hàng hot

    So với thời điểm cách đây vài năm, thị trường bất động sản tại Hà Đông nổi lên như một khu vực đầy tiềm năng. Sau khi sáp nhập về Hà Nội, thị trường bất động sản Hà Đông được đà khởi sắc bởi hàng loạt dự án được tiếp tục triển khai với quy mô lớn, hứa hẹn mang lại cho khu vực này một bộ mặt đô thị mới. Cùng với những điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thông triển khai rầm rộ, các nhà đầu tư đã không bỏ qua mảnh đất màu mỡ này.

    Một loạt dự án được xếp hàng hàng hot như Văn Khê, Văn Phú, Dương Nội,...diễn ra hoạt động mua bán sôi nổi. Tuy nhiên, thời điểm này, thị trường bất động sản Hà Đông lại đang im lìm, hàng loạt sàn giao dịch bất động sản, trung tâm môi giới đóng cửa, nhiều nhà đầu tư thứ cấp tháo chạy.

    Khu đô thị mới Làng Việt kiều châu Âu tại Mộ Lao đã bàn giao cho khách hàng biệt thự liền kề nhưng số lượng người về ở vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Một văn phòng nhà đất tại đây đang rao bán, lô biệt thự diện tích 150m2, mặt tiền 9,5m2, xây 3,5 tầng , hoàn thiện mặt ngoài, hướng Tây Bắc, đường 17,5m2, với giá 16,5 tỷ đồng. Liền kề làng Việt kiều Châu Âu diện tích 67,5m2, xây 4 tầng, mặt tiền 4,5m2, có sổ đỏ, giá 7,5 tỷ đồng.

    Tại khu đô thị mới Văn Phú, toàn bộ biệt thự và liền kề đã hoàn thiện xong nhà và mặt ngoài đang được nhiều nhà đầu tư chào bán. Một căn biệt thự diện tích 250m2, hướng Đông Nam, nhà đã xây thô 3,5 tầng hoàn thiện mặt ngoài, vị trí đẹp, đường trước nhà 12m, đang được chủ nhà rao bán với giá 45 triệu đồng/m2. Liền kề Văn Phú cũng đã hoàn thiện xây thô và mặt ngoài, diện tích 90m2 cũng chào bán với giá 5 tỷ đồng. Những căn có diện tích nhỏ thường có giá cao hơn vài triệu mỗi mét vuông.

    Theo ông ông Lê Ngọc Quỳnh, Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản 24h, giá nhà đất tại khu vực này đang chững lại, thanh khoản thấp, giao dịch trầm lắng. Cách đây hơn 1 năm, thời điểm sốt đất, giá tại đây lên tới 80 triệu đồng/m2, như vậy chỉ trong thời gian ngắn, giá đã tụt dốc khoảng 40 - 50%.

    Đối diện Văn Phú bên phía đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) là khu đô thị mới Park City, tình cảnh cũng không mấy sáng sủa. Hiện, không ít nhà đầu tư đang sẵn sàng bán lại các suất biệt thự liền kề với giá gốc. Trước đó, mỗi mét vuông của dự án này được chủ đầu tư chào bán khoảng 75 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT), người mua phải chịu mức chênh lên từ 1,2 - 1,5 tỷ đồng. Có thời điểm, giá chênh lên tới 3 - 5 tỷ đồng/biệt thự.

    Theo tiến độ, một phần của dự án sẽ hoàn thành và bàn giao nhà vào quý I/2013, nhưng đến nay, nhà thầu mới chỉ thi công phần móng, công trường cỏ mọc um tùm, các trụ cột bê tông trơ lõi thép han gỉ.

    Giảm giá cũng khó bán

    Ngay cạnh đó, khu đô thị Dương Nội cũng đang trong quá trình thi công. Giá biệt thự khu A đang được chào bán và giao dịch vào khoảng từ 45 triệu đồng/m2 trở lên tùy vị trí và diện tích. Đại diện một sàn bất động sản ở Vạn Phúc cho biết, đơn vị này vừa chuyển nhượng thành công một lô biệt thự 180m2, hướng Tây Nam, mặt tiền hơn 8 mét, với giá 53 triệu đồng/m2, ủy quyền công chứng. So với thời điểm khi mua, chủ nhà đã chịu chấp nhận lỗ hàng trăm triệu đồng.

    Sàn này cũng đang bán một số căn biệt thự tại khu A, lô góc, vị trí đẹp gần hồ mà giá chỉ khoảng 47 triệu đồng/m2. Chủ nhân của những biệt thự, liền kề của dự án này đang ngồi trên đống lửa bởi tiến độ dự án bị chậm, cùng với sự giảm mạnh về giá. Tập đoàn Nam Cường, chủ đầu tư dự án cũng đã từng bị nhà đầu tư kiện vì tự ý tăng giá bán cũng như phải mua chênh hàng tỷ đồng.

    Báo cáo của Savills Việt Nam cho thấy, Hà Đông đứng đầu nguồn cung biệt thự liền kề, hơn 7000 căn. Mặc dù có giảm nhưng mức giá trung bình một căn cho một căn nhà liền kề dao động từ 2,6 tỷ tới 19,3 tỷ đồng, mức trung bình cho một căn biệt thự từ 5,3 tỷ đồng tới 41,4 tỷ đồng. Nguồn cầu thị trường biệt thự, nhà liền kề bị ảnh hưởng bởi lãi suất ngân hàng cao cũng như chính sách siết chặt tín dụng sẽ tiếp tục được áp dụng trong năm 2012.

    Lý giải nguyên nhân giá nhà đất tại Hà Đông giảm mạnh trong thời gian qua, ông Lê Ngọc Quỳnh nhận định, tính thanh khoản ở khu vực này thấp bởi lượng đầu cơ lớn. Thị trường bất động sản khó khăn khiến giao dịch trầm lắng, không ít nhà đầu tư đang vướng ở những dự án khác buộc phải rút lui bán giảm giá để thu hồi vốn. Tuy nhiên, để cắt lỗ không phải là điều dễ dàng.

    Các khu đô thị mới tại đây đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, biệt thự nhà liền kề đã xây xong nhưng rất ít số người vào ở bởi những tiện ích như "điện - đường - trường - trạm" còn thiếu. Những khu vực đã xong cơ sở hạ tầng nhưng các dịch vụ như trung tâm thương mại, chợ, trường học tiêu chuẩn vẫn còn ít nên chưa thực sự thu hút người về ở.

    So với các khu đô thị như Trung Hòa Nhân Chính, Mỹ Đình, quận Hà Đông vẫn bị chê là "nhà quê". Hầu hết người dân làm việc tại các khu vực trung tâm nên việc di chuyển từ Hà Đông là điều khó khăn. Tình trạng tắc đường diễn ra thường xuyên khiến không ít người dân chấp nhận sống chật chội ở các quận nội thành. Bên cạnh đó, người ở thường có tâm lý sống trong quần thể đông vui, họ chờ đợi những người hàng xóm về ở đông đủ mới dọn về. Theo ông Quỳnh, phải mất vài năm nữa những khu đô thị mới của Hà Đông mới thực sự sôi động.

    Ông Nguyễn Tiến Hùng - Giám đốc một văn phòng nhà đất nhận định, có thể giá đất nền dự án sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới nhưng không giảm sâu. Áp lực lớn đối với các chủ đầu tư là giữ đúng cam kết về tiến độ, bên cạnh việc gặp khó khăn về nguồn vốn. Trong tương lai, nguồn cung tăng trong khi thị trường trầm lắng sẽ khiến cho nhà đầu tư tháo chạy. Sàn ông Hùng đang được gửi bán hàng loạt biệt thự, liền kề tại các khu đô thị mới ở Hà Đông nhưng để tìm được khách không phải là điều dễ dàng.

    Theo Duy Anh
    VEF
  2. Tia_chop65

    Tia_chop65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2011
    Đã được thích:
    265
    Chết chìm theo dự án gắn "sao" tập đoàn lớn

    Xuất bản: Thứ bảy, 12/5/2012, 07:59 [GMT+7]
    Theo VEF



    [​IMG]
    Khu đất thực hiện dự án Diamond Tower, biển hiệu đã được xóa
    Thương hiệu chủ đầu tư là một trong những tiêu chí thu hút khách hàng. Cũng chính vì mải chạy theo các tên tuổi, nhiều nhà đầu tư đã gặp nạn "giữa đường đứt gánh" mà không biết kêu ai.

    Chết vì quá tin

    Góp vốn vào dự án Hà Nội Time Towers của chủ đầu tư CTCP Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí (PVCR) đã vài năm nay, anh Hưng, một nhà đầu tư đang sốt ruột lo lắng bởi tiến độ của dự án vẫn "rùa bò". Nhưng khi đến công trường, dự án vẫn chưa làm xong móng nên anh quyết định không ký hợp đồng, mà bày tỏ mong muốn được rút tiền đặt cọc.

    Ngay từ khi dự án vẫn còn trên giấy, cái mác "Dầu khí" khiến anh và không ít các nhà đầu tư khác đã hồ hở bởi niềm tin tiềm lực của chủ đầu tư dồi dào tài chính cũng như nhanh về tiến độ.

    Đầu tháng 9/2010, anh Hưng nhờ mối quan hệ quen biết và phải mất tiền chênh hàng trăm triệu, anh mới giành được quyền mua căn hộ của dự án với giá 23,7 triệu đồng/m2. Đợt đóng tiền đầu tiên, anh phải đóng số tiền 850 triệu đồng, tương đương 30% giá trị căn hộ rộng 116 m2. Đầu năm nay, anh nhận được thông báo đến ký hợp đồng mua nhà.

    "Chúng tôi đóng tiền từ năm 2010, theo dự kiến sẽ bàn giao nhà sau 36 tháng nhưng đến giờ dự án vẫn trong giai đoạn làm móng. Hầu hết các dự án xung quanh dù khởi công sau nhưng vẫn đảm bảo tiến độ, nhìn các tòa nhà mọc lên đều đều mà mình xót cả ruột. Chậm tiến độ, người mua cũng như nhà đầu tư chịu thiệt hại lớn. Chúng tôi muốn bán lại hay rút vốn cũng không được. Cứ tưởng của dầu khí thì ngon ai dè,...", anh Hưng ngậm ngùi.

    Dự án chậm tiến độ, nhiều người mua cùng cảnh ngộ với anh Hưng đã làm đơn gửi chủ đầu tư về việc rút vốn, tiến độ cũng như cam kết của PVR nhưng đến nay vẫn bạt vô âm tín.

    Một dự án khác của dầu khí cũng đang án binh bất động là Diamond Tower thuộc Khu đô thị mới Nam An Khánh nằm trên Đại lộ Thăng Long, thuộc xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

    Dự án Diamond Tower ban đầu do Công ty cổ phần Bất động sản Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC Land) làm chủ đầu tư, sau đó PVFC Land chuyển nhượng cho Công ty Đầu tư xây lắp Dầu khí Imico. Đến cuối năm 2010, Imico tiếp tục chuyển nhượng dự án cho Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Vinaconex PVC.

    PVFC Land đã từng trả lời rằng, đơn vị này không phải là chủ đầu tư nên việc tiến hành khởi công hay thi tuyển phương án kiến trúc và lập dự án đầu tư dự án không thuộc trách nhiệm, quyền hạn của PVFC Land. Sau nhiều lần đổi chủ, dự án chậm tiến độ chỉ có nhà đầu tư bị thiệt.

    Nhiều dự án mác dầu khí khác cũng đang chậm tiến độ như Nam Đàn Plaza, khu đô thị dầu khí Đức Giang,... Mới đây, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cũng đã tuyên bố tái cấu trúc và rút khỏi bất động sản. Hiện, chỉ có Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và các công ty con của đơn vị này đầu tư và kinh doanh bất động sản. Mặc dù vậy, nhiều công ty vẫn có mác dầu khí khiến không ít nhà đầu tư lầm tưởng.

    Rủi ro không trừ ai

    Không chỉ "dầu khí" mác "Sông Đà" cũng đã khiến nhiều nhà đầu tư mắc cạn khi dự án chậm tiến độ hoặc gặp những rắc rối về pháp lý. Điển hình như dự án Nam An Khánh do Công ty CP đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) làm chủ đầu tư hay U-Silk City do Sông Đà Thăng Long làm chủ đầu tư.

    Ông Tuấn Anh, một nhà đầu tư đang mắc cạn tại dự án Nam An Khánh cho biết, tin tưởng vào tên tuổi chủ đầu tư ông đã mua mấy lô đất của dự án này. Tuy nhiên, những rắc rối về pháp lý cũng như lùm xùm của chủ đầu tư khiến ông không khỏi lo lắng. Hiện tại, lô biệt thự của ông đang rao bán với giá rớt thê thảm chỉ 25 triệu đồng/m2. So với giá cách đây không lâu, ông đã mất đứt vài tỷ đồng.

    "Trước khi mua tôi cũng đã xem xét kĩ năng lực chủ đầu tư nhưng dần dần niềm tin đã bị mờ. Dự án tiếp tục đắp chiếu, những người mua như chúng tôi không biết kêu ai", ông Tuấn Anh chia sẻ. Hiện, ông đang rao bán cắt lỗ lô đất của mình bởi không còn kiên nhẫn chờ đợi những động thái tích cực của chủ đầu tư.

    Một số ông lớn khác như HUD, Vinaconex, Udic,... hấp dẫn nhà đầu tư khiến họ nhảy vào "lướt sóng", mua đi bán lại bất động sản với giá chênh lên tới vài tỷ đồng. Sau đó, không ít nhà đầu tư đã mắc cạn. Mới đây, dự án N05 của Vinaconex khiến người mua nhà thất vọng khi chủ đầu tư giao nhà chậm cùng với hàng loạt vấn đề về chất lượng cũng như phí quản lý, dịch vụ.

    Theo ông Nguyễn Minh Quang, giám đốc một sàn bất động sản, thương hiệu chủ đầu tư là một yếu tố quan trọng để người mua nhà đặt niềm tin. Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư nào cũng cam kết và thể hiện uy tín của mình. Thị trường bất động sản gặp khó khăn, chủ đầu tư cũng chịu cảnh ngộ.

    Nguyên nhân cơ bản vẫn do khả năng tài chính của chủ đầu tư, nhiều chủ đầu tư dàn trải, vốn của dự án này lại chuyển sang đầu tư dự án khác hay trả lãi ngân hàng,... Không ít chủ đầu tư có tên tuổi ở ngành khác nhưng lĩnh vực bất động sản lại còn non trẻ chính vì vậy mà họ có thể gặp rủi ro. Nguyên nhân thứ hai là tính pháp lý của dự án, chủ đầu tư đã chuyển nhượng từng phần của dự án cho nhà đầu tư thứ cấp ở nhiều cấp độ hoặc chuyển cho các công ty con.

    Ông Nguyễn Đức Điền, Trưởng phòng pháp chế công ty bất động sản nhận định, nhà đầu tư đã tỉnh táo hơn nhiều. Tâm lý đầu tư theo phong trào hay chỉ nhìn vào tên tuổi của chủ đầu tư sẽ không còn nữa. Bản thân những người mua nhà chỉ tin vào "người thật việc thật", họ sẽ chọn những dự án đã xây xong, đảm bảo về tiến độ. Những chủ đầu tư hay dự án không uy tín tất yếu sẽ bị đào thảo ra khỏi thị trường.

    Xem thêm: "Vén màn bí ẩn" dự án Diamond Tower

    Tác giả: Duy Anh


    Your browser does not support inline frames or is currently configured not to display inline frames.
  3. Tia_chop65

    Tia_chop65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2011
    Đã được thích:
    265
    Bán rẻ căn hộ cũng khó

    Xuất bản: Thứ sáu, 11/5/2012, 23:40 [GMT+7]
    Theo Người Lao Động



    [​IMG]
    Giá căn hộ khó giảm do vướng quy định liên quan đến cách tính tiền sử dụng đất (Ảnh chỉ có tính chất minh họa). Nhiều doanh nghiệp đang than phiền phương pháp tính tiền sử dụng đất hiện nay khiến giá căn hộ bị đẩy lên quá cao, muốn giảm xuống để bán cũng không được

    Để tự cứu mình trong thời điểm thị trường nhà đất quá khó khăn như hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) cố gắng tiết giảm chi phí đầu tư để hạ giá thành nhằm bán rẻ căn hộ song việc này cũng đang bị ách tắc. Do đâu có nghịch lý này?

    Tiến thoái lưỡng nan

    Từ khi Nghị định 69 về việc thu tiền sử dụng đất theo giá thị trường đối với DN thực hiện dự án nhà ở được áp dụng vào ngày 1-10-2009 đến nay, đã có hàng chục cuộc họp kiến nghị tháo gỡ vướng mắc nhưng mọi việc vẫn chỉ dừng lại trên giấy tờ.

    Nhiều DN coi nghị định này như “ông kẹ” bởi nó tạo ra những khó khăn cho DN, làm đội giá thành căn hộ ngay trong lúc thị trường bất động sản đang ế dài như hiện nay.

    Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Cổ phần Lê Thành, bức xúc: Hiện đơn vị đang chuẩn bị triển khai đầu tư dự án Lê Thành Twin Towers (quận Bình Tân - TPHCM).

    Do tình hình khó khăn của thị trường nên công ty lên phương án bán căn hộ với mức giá từ 13,9 đến 14,5 triệu đồng/m2. Thế nhưng, cơ quan chức năng cho rằng ở khu vực này phải bán giá 17 triệu đồng/m2 và lấy đó làm căn cứ để tính khoản tiền sử dụng đất cho cả dự án.

    “Chúng tôi muốn bán rẻ để xoay nhanh vòng vốn nhưng cơ quan chức năng tính giá bán trên trời như vậy thì rất khó thực hiện”- ông Nghĩa than thở. Ngoài ra, Công ty Lê Thành cũng đang triển khai dự án Lê Thành Tân Tạo (quận Bình Tân) với hơn 1.200 căn hộ, mức giá bán dự kiến khoảng 11 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, tiền sử dụng đất của dự án này cũng sẽ tương tự, công ty không thể bán với giá 11 triệu đồng/m2.

    Bà Lê Thúy Hương, Tổng Giám đốc Công ty ECI Land, cũng lo ngại không kém khi dự kiến giá bán căn hộ một dự án nằm trên đường Nguyễn Cửu Phú, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân là 13 triệu đồng/m2, thế nhưng cơ quan chức năng lại yêu cầu phải bán 17 triệu đồng/m2 để làm căn cứ tính khoản tiền sử dụng đất phải nộp.

    “Chúng tôi đã xây xong nhà mẫu và cam kết sẽ bán đúng giá 13 triệu đồng/m2. Các cơ quan chức năng có thể giám sát, nếu chúng tôi bán hơn cứ việc xử lý nghiêm… ” - bà Hương khẳng định.

    Xin nộp bằng đất, căn hộ…

    Theo quy định hiện hành, hiện có 3 phương pháp dùng để xác định tiền sử dụng đất gồm so sánh, thặng dư và chiết khấu dòng tiền. Đối với các dự án kinh doanh nhà có doanh thu, có chi phí thì áp dụng phương pháp thặng dư.

    Đây là phương pháp bị DN kêu ca nhất. Cách tính cụ thể là tổng doanh thu dự án sau khi trừ chi phí đầu tư (bao gồm tiền xây dựng, lãi vay ngân hàng, lợi nhuận 15%...), còn lại là tiền sử dụng đất. Nhiều DN cho rằng tính theo cách này khiến giá căn hộ bị đẩy lên quá cao, muốn giảm xuống để bán nhanh cũng không được nên hàng loạt dự án bị đình trệ.

    Ông Nguyễn Cảnh Hà, Giám đốc Công ty An Thiên Lý, cho biết Nghị định 69 quy định mức thuế đóng tiền sử dụng đất là 100% theo giá thị trường tại thời điểm nộp hồ sơ. DN muốn triển khai dự án phải hoàn thành 4 bước theo thứ tự: chi phí thủ tục, chi phí giải phóng mặt bằng, hạ tầng và sau cùng là đóng thuế. Việc phải trả 3 chi phí đầu rồi mới tính đến thuế với khung giá cao sẽ khiến DN không có đường lùi nữa.

    Ông Lê Ngọc Tú, Giám đốc Công ty Địa ốc Bình Dân, than thở về dự án của mình chỉ có 1,4 ha nhưng tiền sử dụng đất “nuốt” gần như hết sạch. Cụ thể, theo tính toán của ông, nếu bán hết dự án thì doanh thu là 60 tỉ đồng nhưng chỉ riêng tiền sử dụng đất đã ngốn đến 57 tỉ đồng. Thấy sự việc quá bất hợp lý, ông đã gõ cửa nhiều nơi để xin cứu xét nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

    “Tiền sử dụng đất quá cao, thị trường lại khó nên tôi xin được đóng thuế bằng… đất của dự án. Nếu vẫn không xong, tôi sẵn sàng giao dự án lại cho cơ quan chức năng kinh doanh, sau khi bù trừ, cho tôi lại được bao nhiêu thì cho” - ông Tú bức xúc.

    Bà Lê Thúy Hương cũng kiến nghị cho công ty được nộp sản phẩm là căn hộ thay vì tiền sử dụng đất, bởi hiện căn hộ giảm giá bán cũng còn khó tiêu thụ, nói chi là bán theo mức giá cao như cơ quan chức năng đưa ra.



    Kiến nghị không thu tiền sử dụng đất một lần

    Trong dự thảo đề án phát triển thị trường bất động sản TPHCM vừa trình UBND TP, Sở Xây dựng TP cho rằng nên duy trì nguồn thu lâu dài thay vì thu tiền sử dụng đất một lần quá lớn như hiện nay. Lý do, việc thu tiền sử dụng đất một lần khi giao đất tạo áp lực vốn cho nhà đầu tư, hạn chế việc tăng cung bất động sản cho thị trường, đồng thời tạo áp lực tăng giá nhà đất. Mặt khác, giá đất phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng, vào quy hoạch xây dựng, giá trị quyền sử dụng đất thường thay đổi tăng theo thời gian, như vậy việc thu tiền thuê đất hằng năm sẽ có lợi hơn thu tiền sử dụng đất một lần.

    Tác giả: Tường Nguyên
  4. Tia_chop65

    Tia_chop65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2011
    Đã được thích:
    265
    @hoaca68, hàng họ thoát hết roài hả:-bd
  5. TriTueHungManh

    TriTueHungManh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2012
    Đã được thích:
    104
    Bong bóng bất động sản tuy đã vỡ nhưng vẫn còn to lắm, vẫn còn ở quá xa so với tầm với của sức mua của những ngưòi có nhu cầu thực, vì vậy nó tiếp tục giảm là lẽ đương nhiên, giảm cho đến khi có nhiều người đủ sức mua nó^:)^
  6. hoaca68

    hoaca68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/04/2010
    Đã được thích:
    1.742
    Phải, toàn là dạng xột xoạt trong túi thôi. [r2)]
  7. Tia_chop65

    Tia_chop65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2011
    Đã được thích:
    265
    nền kinh tế còn nhiều vấn đề lắm, kịch bản phía trước vẫn chưa rõ xu hướng bác ạ. tốt nhất đứng ngoài cho lành[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  8. Tia_chop65

    Tia_chop65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2011
    Đã được thích:
    265
    Mình sẽ quan sát và đi theo cà, khi nào cà xuống xèng thì mình cũng xuống theo, chắc lúc đó còn lâu lắm nhỉ:-bd
  9. stock113

    stock113 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/07/2011
    Đã được thích:
    1
    Chú ko Cần th tin kiểu này nữa thi trường bds đã xấu từ trước rồi vậy giờ mới đc hỗ trợ đặc biệt thế này chứ!
  10. newhope

    newhope Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    0
    Nói nhanh, 80% tài khoản của tôi đang là bất động sản, bao gồm VCG và NTL.

    Cùng hẹn gặp lại bác vào thứ hai này, xem tôi có chết không nhé.

Chia sẻ trang này