Kinh tế vĩ mô tháng 8

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi QUANGBAO202, 15/09/2024 lúc 19:09.

7035 người đang online, trong đó có 845 thành viên. 16:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 57 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. QUANGBAO202

    QUANGBAO202 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2024
    Đã được thích:
    8
    1. FDI tháng 8 tạm thời chậm lại như kỳ vọng
    ✅ Tổng vốn FDI đăng ký tính từ đầu năm tới 20/08/2024 đạt 20.52 tỷ USD (+7.0% YoY), tăng trưởng tốt trong 8 tháng đầu năm. Trong đó, có 2,247 dự án được cấp phép mới (+8.5% YoY), với số vốn đăng ký mới đạt 12.00 tỷ USD (+27.0% YoY); có 926 dự án đăng ký điều chỉnh vốn (+4.9% YoY) với số vốn tăng thêm 5.71 tỷ USD (+14.8% YoY). Vốn góp mua cổ phần đạt 2.81 tỷ USD (-40.9% YoY). Vốn giải ngân tính từ đầu năm tới 20/08/2024 đạt 14.15 tỷ USD, tiếp tục tăng 8.0% YoY.

    ✅ Tính riêng T8/2024, vốn FDI đăng ký đạt 2.52 tỷ USD (-14.5% YoY, -10.4% MoM), vốn giải ngân trong tháng đạt 1.60 tỷ USD (+5.3% YoY, -6.3% MoM). Như dự báo trong báo cáo tháng trước, vốn FDI đăng ký đã chậm lại so với tháng trước lẫn cùng kỳ. Lĩnh vực thu hút FDI hàng đầu vẫn là chế biến chế tạo với tỷ trọng 71%, tiếp theo là BĐS với tỷ trọng 20% vốn FDI đăng ký. Vốn FDI điều chỉnh ở các dự án hiện tại cũng chậm hơn tháng trước nhưng vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, vốn FDI giải ngân tiếp tục tăng trưởng tích cực.

    2. Xuất nhập khẩu tháng 8 giữ nhịp tích cực
    Kim ngạch XNK T8/2024 đạt 70.65 tỷ USD, tăng 1.3% MoM, tăng 13.8% YoY. Trong đó, xuất khẩu đạt 37.59 tỷ USD, tăng 4.6% MoM, tăng 14.5% YoY; nhập khẩu đạt 33.06 tỷ USD, giảm 2.2% MoM, tăng 12.4% YoY. Cán cân thương mại xuất siêu 4.5 tỷ USD. Trong đó, khối FDI xuất siêu 5.7 tỷ USD; khối DN trong nước nhập siêu 1.1 tỷ USD. Tình hình xuất nhập khẩu tháng 8/2024 là tiếp tục tăng trưởng tích cực. Trạng thái xuất siêu đang tiếp tục như kỳ vọng trước đó và con số 4.5 tỷ xuất siêu của tháng 8 là khá tích cực.


    3. Lạm phát đi ngang tháng 8 và triển vọng đã khả quan hơn
    ✅ CPI tháng 8/2024 đi ngang MoM, tăng 3.45% YoY. Gần như tất cả nhóm hàng đều tăng giá so với tháng 7, tăng mạnh nhất là nhóm nhà ở & VLXD (+0.29% MoM), hàng ăn - dịch vụ ăn uống (+0.27% MoM). Tuy nhiên, CPI đi ngang nhờ nhóm giảm giá mạnh (-1.98% MoM) khi giá xăng dầu giảm mạnh.

    ✅ Rủi ro lạm phát hiện vẫn đang chịu áp lực từ chi phí vận tải và giá nguyên vật liệu. Tuy nhiên, triển vọng đã khả quan hơn nhiều, nhiều khả năng lạm phát sẽ hạ nhiệt khi càng về cuối năm nhờ
    1) USD/VND đang hạ nhiệt và dự báo tiếp tục giảm nhờ Fed giảm lãi suất;
    2) giá cước vận tải quốc tế hạ nhiệt;
    3) giá dầu thế giới suy giảm;

    4) nền so sánh CPI của nửa cuối 2023 là khá cao.
    Ngoài ra, cũng lưu ý một yếu tố cần theo dõi là tác động của câu chuyện tăng 3 loại tiền lương quan trọng, gồm lương công chức, viên chức; lương hưu; lương tối thiểu vùng từ ngày 01/07/2024. Nhìn chung, kịch bản lạm phát cả năm 2024 trong mục tiêu 4.5% của Chính phủ khả năng cao sẽ đạt được .

    4. Sản xuất tiếp tục tăng trưởng tích cực
    ✅ Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tháng 8/2024 tăng 2.0% MoM, tăng 9.5% YoY. Ngoại trừ nhóm Khai khoáng, các nhóm sản xuất tiếp tục tăng trong tháng 8.

    ✅ PMI tháng 8/2024 của Việt Nam đạt 52.4 điểm, giảm so với mức 54.7 điểm của tháng 7 cho thấy tình hình ngành sản xuất tiếp tục hồi phục.

    ✅ Tình hình sản xuất tháng 8 tiếp tục hồi phục nhưng đang hạn chế ở khâu việc làm. Điểm tích cực là số đơn hàng và sản lượng đều tiếp tục hồi phục nhanh nhờ nhu cầu hồi phục. Chi phí đầu vào và giá bán chỉ tăng nhẹ. Các công ty tiếp tục tăng mua hàng nguyên vật liệu sản xuất cho thấy triển vọng tích cực những tháng tới. Tuy nhiên, điểm kém tích cực là lực lượng lao động giảm khiến lượng công việc tồn đọng tăng tháng thứ 3 liên tiếp.

    5.Lãi suất liên ngân hàng giảm – Rủi ro vĩ mô đi ngang
    ✅ Lãi suất liên NH đồng loạt giảm tại các kỳ hạn trong tháng 8: Lãi suất qua đêm giảm 35bps xuống 4.0%, kỳ hạn 1T giảm 66bps xuống 4.1%, 3T giảm 25bps xuống 5.1%, 6T giảm 27bps xuống 6.0%.

    ✅ Một số ngân hàng đã có những lần giảm nhẹ lãi suất huy động 0.1-0.4% cho kỳ hạn 12 tháng. Tuy nhiên, do tăng trưởng huy động toàn hệ thống đang khá thấp, tính tới cuối tháng 8 là dưới 3% trong khi tăng trưởng tín dụng là khoảng 7% nên khả năng lãi suất huy động sẽ đi ngang hoặc giảm nhẹ chứ khó giảm mạnh. Điểm tích cực là NHNN đã bắt đầu có động thái mua trở lại 150 triệu USD cho dự trữ ngoại hối.

    ✅ Lợi suất Trái phiếu Chính phủ giảm nhẹ trong tháng 8 ở các kỳ hạn như 1 năm giảm 1bps MoM, 2 năm giảm 1bps MoM, 10 năm giảm 6bps MoM. Điều này cho thấy các rủi ro vĩ mô nhìn chung là tiếp tục giảm nhẹ trong tháng 8 và tiếp tục ở mức thấp.

Chia sẻ trang này