Kinh tế Việt Nam 2009: Bức tranh đẹp từ WB

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thebest1, 08/04/2009.

7743 người đang online, trong đó có 968 thành viên. 09:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 493 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. thebest1

    thebest1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2007
    Đã được thích:
    833
    Kinh tế Việt Nam 2009: Bức tranh đẹp từ WB

    Tăng trưởng khoảng 5,5%, lạm phát khoảng 8%, cán cân thương mại, cán cân vãng lai được cải thiện so với năm 2008?

    Những nhận định lạc quan về kinh tế Việt Nam năm 2009 xuất hiện khá nhiều trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 7/4.

    Vẫn nằm trong kế hoạch định kỳ một năm hai lần, tuy nhiên, báo cáo đã được đưa ra sớm hơn so với các năm trước, thường là vào đầu tháng Sáu.

    Lý giải điều này, ông Vikram Nehru, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á thuộc WB nói, đó là do tình hình hiện nay có những diễn biến rất nhanh chóng, tác động mạnh đến các nền kinh tế trong khu vực. Và việc đưa ra dự báo sớm là để có những nhận định kịp thời trong thời điểm hiện nay.

    Liên quan đến Việt Nam, ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam cho biết, kết quả đề cập trong bản báo cáo đã được tính toán cách đây khoảng 10 ngày.

    Như vậy, các con số được đưa vào mô hình tính toán để đưa ra dự báo của WB không có sự cập nhật các chỉ tiêu kinh tế quý 1/2009 của Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính?, vốn vẫn được WB lấy làm dữ liệu đầu vào.

    Nhiều màu sáng

    Nhìn nhận về kinh tế Việt Nam năm 2009, báo cáo của WB cho thấy những rủi ro cũng như điểm yếu của năm 2008 đã được giảm nhẹ, hoặc cải thiện tương đối tốt trong năm 2009.

    Dự báo của WB về tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2009 vào khoảng 5,5%, mặc dù đã giảm so với con số 6,5% được chính tổ chức này đưa ra hồi tháng 12 năm ngoái, tuy nhiên vẫn được cho là khá lạc quan so với những công bố gần đây của IMF (4,8%), ADB (4,5%), thậm chí là so với con số dự kiến sẽ được Chính phủ Việt Nam đề nghị Quốc hội điều chỉnh, chỉ còn 5%.

    Ở một số chỉ số khác, theo WB, chỉ số giá tiêu dùng năm 2009 của Việt Nam sẽ vẫn duy trì ở mức khá cao, tăng khoảng 8% so với cùng kỳ, cán cân thương mại vẫn nghiêng về nhập siêu với mức trên 17 tỷ USD (xuất khẩu tăng khoảng 5% so với năm 2008); vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xét trên góc độ giải ngân duy trì mức; tín dụng nội địa tăng trưởng khoảng 20% so với năm 2008?

    Với nhiều yếu tố vốn được cho là tạo ra nhiều rủi ro trong năm 2008, nay theo WB, đã giảm áp lực đáng kể lên nền kinh tế, khiến tình hình thậm chí được cải thiện hơn, nếu xét đến một số chỉ số quan trọng.

    Cụ thể, cán cân vãng lai từ mức âm 9,1 tỷ USD năm 2008 đã ?ogiảm nhiệt? mạnh chỉ còn âm 5,2 tỷ USD, tức chỉ bằng 5,6% GDP. Trong khi đó, lãi suất ngắn hạn (kỳ hạn 3 tháng, lãi cuối kỳ) tính theo năm giảm từ mức 8,1% trong năm 2008 xuống chỉ còn 6,5% trong năm nay.

    Tỷ lệ nợ xấu có dấu hiệu tăng nhẹ, từ mức 3,5% lên khoảng 4%. Nợ nước ngoài dù tăng nhẹ từ 29,8% GDP năm 2008 lên 30,9% trong năm nay, nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ tương ứng của các năm 2003-2007 (từ 31,4% đến 33,7%). Tuy nhiên, dự trữ ngoại tệ được dự báo sẽ tăng nhẹ từ 22,4 tỷ USD của năm 2008 lên khoảng gần 23 tỷ USD trong năm nay.

    Tóm lại, WB nhìn nhận về kinh tế Việt Nam 2009 với những đánh giá khá lạc quan như: ?oNguy cơ khủng hoảng tài chính ở Việt Nam là thấp?; ?oNguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán cũng thấp?; ?oThâm hụt thương mại giảm, chuyển dần sang thặng dư nhỏ?; ?oLạm phát giảm đáng kể trong nửa cuối năm 2008??

    Về hiệu quả chính sách tiền tệ và tài khóa, WB cho rằng chính sách tiền tệ được đưa ra đúng lúc đã giảm thiểu tác động của các cú sốc từ biến động về giá cả trên thế giới và nhu cầu xuất khẩu.

    Với việc mở rộng đối tượng gói hỗ trợ lãi suất 4% sang cả các khoản vay trung và dài hạn để phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng được WB đánh giá rất cao, thậm chí cho rằng đây có thể là xu hướng khiến ?ochính sách tài khóa sẽ đóng vai trò chính trong năm 2009?, thay cho chính sách tiền tệ như các năm trước.

    ?oVị trí tốt hơn?

    Tuy nhiên, trong khi nhận định khá lạc quan về tình hình kinh tế Việt Nam, báo cáo của WB không có chung lăng kính này khi nói về viễn cảnh kinh tế các nước khác trong cùng khu vực.

    ?oViệt Nam đang ở vị trí tốt hơn so với các nước trong khu vực?, ông Martin Rama bình luận.

    ?oCân đong? tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới đến giảm tốc độ tăng trưởng, mức độ ảnh hưởng đến Việt Nam chỉ khoảng âm 3%, so sánh con số của năm 2007 với ước tính của năm nay. Trong khi đó, với nhiều nước so sánh này là âm 5-7%, thậm chí chênh lệch trên 10%.

    Các chỉ tiêu

    2005
    2006 2007 2008 2009E
    GDP thực tế (% thay đổi cùng kỳ) 8,4 8,2 8,5 6,2 5,5
    Thất nghiệp (%) 5,3 4,8 4,6 4,7 5,5
    Chỉ số giá tiêu dùng (% thay đổi cùng kỳ) 8,3 7,5 12,6 19,9 8,0
    Cân bằng ngân sách chính phủ (% GDP) -0,1 1,1 -2,2 -1,6 -4,0
    Cán cân thương mại (triệu USD) -4.314 -5.065 -14.121 -18.452 -17.044
    Cán cân tài khoản vãng lai (triệu USD) -561 -229 -6.901 -9.135 -5.210
    Nợ nước ngoài (% GDP) 32,5 31,4 33,3 29,8 30,9
    Dự trữ ngoại tệ (triệu USD) 8.557 11.485 21.000 22.400 22.962
    Tín dụng nội địa (% thay đổi cùng kỳ) 31,17 25,4 53,9 21,0 20,0
    Nguồn: Ngân hàng Thế giới (WB) - Ghi chú: E là dự báo.

    Ông Vikram Nehru cho biết: ?oKhu vực Đông Á - Thái Bình Dương đang trong thời điểm hết sức khó khăn?. Báo cáo của WB cũng cho biết, một vài nước thu nhập thấp sẽ phải đối mặt với mức tăng trưởng giảm nhiều nhất.

    Tại Campuchia, mức tăng trưởng 10,2% năm 2007 trái ngược với mức tăng trưởng ước tính là âm 1,5% cho năm 2009. Mông Cổ, Lào, Papua New Guinea và Đông Timor lại là mảng tối khác của bức trang khu vực do lệ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu hàng hóa và bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá hàng hóa sụt giảm mạnh.

    Tuy nhiên, với những dấu hiệu cho thấy hy vọng le lói từ kinh tế Trung Quốc có thể sớm hồi phục vào giữa 2009, WB cho rằng diễn biến này sẽ ?ođóng góp đáng kể vào sự ổn định và rất có thể là sự phục hồi của khu vực?.

    Tuy nhiên trong bối cảnh Trung Quốc còn quá lệ thuộc vào xuất khẩu sang các thị trường đang tiếp tục suy thoái, bản báo cáo cho rằng sự phục hồi kinh tế thực sự của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương sẽ do tình hình tại các nước phát triển quyết định.
    Ý KIẾN BẠN ĐỌC
    Gõ Telex Gõ VNI
    Họ tên bạn:
    *
    Địa chỉ:
    Điện thoại:
    Email:
    *
    Nội dung:
    *
  2. Spritetth

    Spritetth Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Đã được thích:
    0
    e thấy trên BBC công bố nước mình chỉ toàn có không fẩy mấy % mà các bác lãnh đạo thì công bố toàn mấy % liền
    ko hiểu thế nào
  3. buiduclong4

    buiduclong4 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/10/2007
    Đã được thích:
    2.012
    bác thuý bảo cá hồi rồi đấy
  4. thebest1

    thebest1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2007
    Đã được thích:
    833
  5. hamanhquandhxd1983

    hamanhquandhxd1983 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Đã được thích:
    576
  6. thebest1

    thebest1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2007
    Đã được thích:
    833
    đáy đáy rõ như ban ngày
  7. thebest1

    thebest1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2007
    Đã được thích:
    833
  8. thebest1

    thebest1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2007
    Đã được thích:
    833
    Tiền đâu sầm sập đổ vào?
    Với mức 325,05 điểm ngày 10/4, nhiều NĐT tin tưởng VN-Index đã vượt qua ngưỡng cản mạnh và sẽ phục hồi trong vài phiên tới.
    "Một dòng tiền ?~khổng lồ?T trong điều kiện hiện nay đã và đang làm lay chuyển sự ?~sợ hãi?T sang ?~lòng tham?T. Hẳn không ai muốn ?~lỡ tàu?T và điều đó đã giúp VN-Index trở lại xu hướng tăng sau tuần giao dịch giằng co quyết liệt" (nhận định thị trường trong tuần của một diễn đàn mạng).

    Tiền đâu sầm sập đổ vào thị trường? Đó là một trong những câu hỏi được các nhà đầu tư (NĐT) đưa ra nhiều nhất trong mấy ngày nay. Chắc các cơ quan quản lý cũng cần câu trả lời...



    Tuần có mức khớp lệnh cao nhất lịch sử TTCKVN



    Điểm đặc biệt trong tuần qua là khối lượng khớp lệnh và giá trị giao dịch. Kỷ lục ngày 8/4 lượng khớp lệnh hơn 55 triệu đơn vị (mức cao nhất từ ngày thành lập thị trường chứng khoán VN -TTCKVN đến nay) với giá trị giao dịch gần 1.240 tỷ đồng. Phiên cuối cùng của tuần đã khép lại với mức 325,05 điểm, khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) tin là VN-Index đã vượt qua ngưỡng cản mạnh và tuần tiếp này sẽ tăng mạnh không gì cưỡng được. Đã có dự đoán là VN-Index sẽ lên đến mức 400 điểm trước ngày 25/4.



    Thị trường OTC tuy chưa cùng nhịp với thị trường niêm yết, nhưng cũng tăng khá mạnh. Ngoài CP ngành ngân hàng thì các loại CP khác cũng bắt đầu được hỏi mua. Đến ngày hôm qua, giá MB đã lên 18.500 đồng, Habubank lên 11.500 đồng và EIB lên 17.600 đồng.



    Tâm lý "bán là thua, mua là thắng" đang lan rộng, giống không khí thị trường thời điểm cuối năm 2006. Đại đa số các NĐT cá nhân đã không còn đủ kiên nhẫn đứng ngoài thị trường nữa. Tuần qua, không thấy NĐT nào kêu lỗ, kẻ ít lời trên/dưới 10%, kẻ nhiều khoe được 60%. Mua đầu phiên, cuối phiên đã thấy lãi. Tình hình như vậy khiến ai cũng sợ chậm chân một ngày là mất một ngày lãi.



    Dồn vào chứng khoán



    Không có câu trả lời chính xác. Hai tuần qua, nhân viên kế toán nhiều CTCK cho biết, lượng các NĐT cá nhân ôm tiền đến nộp vào tài khoản chứng khoán (CK) rất nhiều, tiền nhàn rỗi được tập trung hết đã đành, tiền đang chuẩn bị cho các chi tiêu khác cũng tạm ngừng lại để bỏ vào CK.



    Tiền gửi tiết kiệm, đến hạn rút về không gửi tiếp nữa. Hạn mức thấu chi và hạn mức tín dụng cá nhân tại các ngân hàng được sử dụng hết. Vàng cũng đang được một số người đem đi bán để lấy tiền kinh doanh CK. Chưa kể khả năng đã có người đi vay nặng lãi với lãi suất 9%/tháng để chơi CK.



    Tuy nhiên, với số tiền của các NĐT nhỏ, lẻ cũng chưa đủ làm thị trường sôi sục như vậy. Đã nhiều NĐT cá nhân cho rằng lượng tiền lớn, đổ nhanh vào thị trường thời gian qua có một phần là tiền vay hỗ trợ lãi suất. Một NĐT cá nhân giải thích lý do thị trường sôi động là do: "Một lượng lớn tiền giá rẻ (hỗ trợ lãi suất) bung ra (đến nay là 218 nghìn tỷ đồng) có thể có một phần chảy vào TTCK; bất động sản đã tan băng làm cho dòng chảy của vốn luân chuyển, khiến các NHTM bớt mối lo nợ xấu, ngành tài chính trở nên hấp dẫn"...



    Người khác nói: "Không nên chủ quan với khối lượng lớn như hiện nay. Tiền đâu mà đổ vào sầm sập, từ vàng kéo sang chỉ là một phần, không khéo mấy ông vay được vốn lãi suất ưu đãi 4% lấy ra "đánh quả" trước khi giải ngân vào dự án sản xuất kinh doanh".



    Cần theo dõi luồng tiền



    Không có số liệu để chứng minh, vì vậy, sự nghi ngờ và bình luận của một số NĐT cá nhân về nguồn gốc lượng tiền đổ vào TTCK vừa qua có thể bị coi là thiếu căn cứ. Nhưng dư luận này cũng đang đánh động các cơ quan quản lý cần có biện pháp để theo dõi và giám sát luồng tiền, vì như một NĐT nói: "Cái tệ nhất là việc dùng tiền kích cầu tiêu dùng để chơi CK".



    Dạo qua các diễn đàn mạng cho thấy, có một tâm lý của một số NĐT cho rằng, vì tiền có thể được lấy từ các gói kích cầu nên VN-Index còn tiếp tục tăng mạnh.
  9. thebest1

    thebest1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2007
    Đã được thích:
    833
    Nhu cầu vay cầm cố chứng khoán tăng cao
    Nhiều NĐT có nhu cầu vay cầm cố chứng khoán để "lướt sóng".
    Lượng hồ sơ vay và lượng tiền cho vay cầm cố chứng khoán thông qua các sàn giao dịch hiện đang tăng lên gấp hai, ba lần so với những tháng trước đó.

    Ngân hàng mở túi



    CTCK Âu Việt thông báo, từ ngày 7/4 tiếp tục triển khai dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán (CK) với sự hợp tác của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Thời gian giải ngân trong ngày, mức cho vay tối đa lên 40% thị giá CK, lãi suất (LS) cho vay từ 10 - 10,5%/năm. Một cá nhân có thể vay tối đa lên đến 3 tỷ đồng và pháp nhân lên đến 5 tỷ đồng; thời gian vay là 6 tháng.



    Các CK được nhận cầm cố cho vay chủ yếu là CK đang niêm yết trên cả hai sàn. Riêng cổ phiếu (CP) OTC sẽ được xem xét tùy trường hợp nhưng LS cho vay sẽ cao hơn LS cho vay đối với CK niêm yết. CTCK Kim Eng Việt Nam cũng cung cấp dịch vụ cho vay cầm cố CK với sự phối hợp của Eximbank. LS cho vay là 0,833%/tháng, mức cho vay tối đa là 40% thị giá CK nhưng không vượt quá 3 lần mệnh giá đối với CK loại 1; thời gian cho vay tối đa 6 tháng. Theo danh sách liệt kê hiện tại Kim Eng sẽ nhận cho vay đối với 58 mã CK tại sàn TP.HCM và 31 mã CK tại sàn Hà Nội.



    Bên cạnh đó, có 12 mã CK thị trường OTC cũng được nhận cho vay và hầu hết là CP ngành ngân hàng như Vietcombank, Kỹ thương, Đông Á, Quân đội... CTCK Ngân hàng Á Châu thì cho vay cầm cố CK tối đa lên đến 50% thị giá nhưng không quá 30.000 đồng/CP; LS là 12,75%/năm, thời gian vay lên đến 12 tháng...



    Hầu hết các CTCK hiện nay đều đã mở lại dịch vụ này với sự phối hợp của một hay nhiều ngân hàng khác nhau. Ông Nguyễn Hoàng Long - quyền Tổng giám đốc CTCK Âu Việt - cho biết, dịch vụ này vẫn được duy trì thực hiện trong những tháng trước. Tuy nhiên vì thị trường trầm lắng nên NĐT hầu như không ai đi vay cầm cố CK. Hơn nữa, bản thân các ngân hàng cũng e ngại rủi ro nên siết chặt các thủ tục cho vay. "Từ tháng 3 khi TTCK sôi động trở lại, NĐT có nhu cầu vay để quay vòng vốn nhanh hơn, ngân hàng cũng nới rộng điều kiện cho vay. Do đó hiện nay số NĐT tại Âu Việt sử dụng dịch vụ này cũng khá nhiều", ông Long nói. Bên cạnh đó, các NĐT hầu hết đều sử dụng dịch vụ ứng trước tiền bán CK, các CTCK cũng cố gắng thu hút khách bằng cách giảm phí, tư vấn hỗ trợ khách hàng giao dịch,...



    Thận trọng khi vay



    Theo nhiều CTCK, NĐT sử dụng dịch vụ cho vay cầm cố CK chủ yếu để mua bán CK ngắn hạn, "lướt sóng". Ông Huỳnh Anh Tuấn - Tổng giám đốc CTCK SJC - cho biết, số lượng NĐT tại sàn này vay cầm cố CK tăng gấp 2 lần so với những tháng trước. Tuy nhiên, SJC luôn cảnh báo NĐT phải cẩn thận, nhất là khi thị trường đang tăng quá nhanh và đặc biệt các NĐT không có sẵn CK trong tài khoản thì mức độ rủi ro cũng sẽ khá cao. "Ngoài việc cảnh báo cho NĐT, chúng tôi luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định cho vay của ngân hàng để giảm thiểu rủi ro cho cả hai phía", ông Tuấn nói. TTCK Việt Nam đang được đánh giá trong xu thế giằng co khá mạnh và phụ thuộc khá nhiều vào tâm lý của NĐT cũng như diễn biến của TTCK Mỹ.



    Theo ông Nguyễn Hoàng Long, tâm lý các NĐT cá nhân hiện nay đã tự tin hẳn lên. Nhiều NĐT cho rằng, thị trường đã qua thời điểm xấu nhất. Nếu có điều chỉnh thì chỉ số VN-Index cũng xoay quanh mức 300 điểm nên vẫn tiếp tục mua vào. Một số NĐT đang mạnh dạn vay vốn cho biết hiện LS cho vay của các ngân hàng đối với dịch vụ cầm cố chứng khoán phổ biến từ 10-10,5%/năm, nếu chỉ vay trong 1-2 tháng thì chỉ phải chịu lãi khoảng 2%, chi phí này là chấp nhận được so với khả năng sinh lợi hiện nay.



    Một NĐT tại sàn ACBS cho biết, hiện TTCK tỏ ra là kênh đầu tư hấp dẫn vì thị trường vàng rất khó "chơi" còn bất động sản vẫn im ắng. Việc vay cầm cố CK để quay vòng vốn nhanh cũng bình thường như vay vốn để kinh doanh các lĩnh vực khác. Nguồn vốn vay cầm cố CK đang cùng với các nguồn vốn khác đổ mạnh vào TTCK, tính thanh khoản của thị trường đã tăng rõ rệt.
  10. thebest1

    thebest1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2007
    Đã được thích:
    833

Chia sẻ trang này