Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phong_lan, 05/07/2024 lúc 06:22.

2469 người đang online, trong đó có 153 thành viên. 00:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 594 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    7.852
    Thị trường đã đi qua nửa đầu năm 2024, bức tranh quý 1 hay các kế hoạch trình trong mùa Đại hội cổ đông hầu hết đã phản ánh gần hết vào giá cổ phiếu. Hiện tại thông tin được nhiều nhà đầu tư mong ngóng nhất chính là kết quả kinh doanh quý 2 cũng như 6 tháng của các nhóm ngành, các doanh nghiệp.

    Nhìn lại kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2024

    Nhìn chung, số liệu kinh tế vĩ mô từ đầu năm đến nay đều cho thấy tín hiệu tăng. Tuy nhiên cũng cần phải cân nhắc về mức nền thấp của quý 1 và quý 2 năm 2023 giúp cho số liệu có nhiều sự tích cực. Nếu nhìn về xu hướng của số liệu kinh tế Vĩ mô Việt Nam, có thể thấy đà phục hồi đang chững lại trong thời gian gần đây. Đặc biệt là nhóm bán lẻ hàng hóa và dịch vụ khi số liệu đang đi ngang từ tháng 12 năm ngoái (Đã bao gồm giai đoạn Tết Nguyên Đán).


    Kỳ vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới

    Những số liệu kinh tế vĩ mô trong tháng 5/2024 đang cho thấy bức tranh về triển vọng phục hồi rõ ràng hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên sự phục hồi này đang chưa đồng đều khi chủ yếu tập trung ở nhóm sản xuất công nghiệp và FDI.

    Lạm phát trong tầm kiểm soát trong bối cảnh giá hàng hóa hạ nhiệt. Giá hàng hóa toàn cầu đang xuống dốc do lo ngại nhu cầu giảm mạnh đang lấn át những rủi ro về địa chính trị. Việc này hỗ trợ giảm bớt áp lực lên lạm phát trong thời gian tới. Đặc biệt trong nửa sau năm 2024, mức nền CPI cao cũng sẽ góp phần giúp lạm phát trong tầm kiểm soát của NHNN.

    Tỷ giá vẫn là yếu tố cần quan tâm. Tỷ giá vẫn tiếp tục là một yếu tố cần quan tâm mặc dù NHNN đã tăng hành lang lãi suất tín phiếu (sàn) - lãi suất OMO (trần) lên 0.25% để neo cao lãi suất liên ngân hàng (kiểm soát về mặt giá). Tuy nhiên thời điểm FED giảm lãi suất vẫn còn là một ẩn số khi sự biến động của các chỉ số kinh tế vĩ mô Mỹ đang khiến cho FED gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục gặp thêm vấn đề về lượng khi nhập khẩu đang có xu hướng phục hồi khiến cho phần thặng dư thương mại chuyển sang âm.

    Nền tảng tài khóa ổn định vẫn sẽ là điểm tựa để hỗ trợ nền kinh tế. Hiện tại việc nợ công, nợ nước ngoài và nợ Chính phủ bảo lãnh vẫn ở trong tầm kiểm soát tạo cho chính sách tài khóa dư địa để tiếp tục là điểm tựa hỗ trợ nền kinh tế trong thời gian tới.

Chia sẻ trang này