KSV lên ngôi về 100 vì tin này?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi KhongminhDN, 02/10/2023.

3398 người đang online, trong đó có 254 thành viên. 06:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 3652 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. KhongminhDN

    KhongminhDN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    2.620
    Tiến sĩ Lợi Nguyễn sinh năm 1960 là Phó chủ tịch cao cấp về mảng Kết nối Quang và Đồng của Marvell - “người khổng lồ” 47 tỷ đô của ngành bán dẫn Mỹ.

    https://mkt.1cdn.vn/2023/10/01/ts.-l-e1-bb-a3i-nguy-e1-bb-85n-ph-c3-b3-ch-e1-bb-**-t-e1-bb-8bch-c-e1-ba-a5p-cao-ph-e1-bb-a5-tr-c3-a1ch-b-e1-bb-99-ph-e1-ba-adn-k-e1-ba-bft-n-e1-bb-91i-quang-v-c3-a0-c4-90-e1-bb-93ng-marvell-to-c3-a0n-c-e1-ba-a7u-scaled.jpg
    Tiến sĩ Lợi Nguyễn, Phó chủ tịch cao cấp về mảng Kết nối Quang và Đồng của Marvell

    Sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, hàng loạt doanh nghiệp Hoa Kỳ đã công bố kế hoạch đầu tư vào Việt Nam.

    Trong đó, Marvell được đánh giá rất cao nhờ vào dự án về Trung tâm thiết kế vi mạch tại thành phố mang tên Bác. Đây được đánh giá sẽ là 1 trong 4 trung tâm nghiên cứu phát triển hàng đầu của Marvell trên toàn cầu, bên cạnh Mỹ, Israel và Ấn Độ.

    Trong buổi lễ thành lập, Tiến sĩ Lợi Nguyễn, Phó chủ tịch cao cấp về mảng Kết nối Quang và Đồng của Marvell đã có bài chia sẻ về tầm quan trọng của dự án. Ít ai biết rằng, ông là nhân vật quan trọng đứng sau Inphi Corporation, công ty đã được Marvell mua lại với giá 10 tỷ USD cách đây 2 năm.

    Người Việt đằng sau công ty được Marvell mua lại với giá 10 tỷ USD

    Tiến sĩ Lợi Nguyễn sinh năm 1960, là môt người Mỹ gốc Việt sinh ra tại Tp.HCM. Hiện nay, ông là Phó chủ tịch cao cấp về mảng Kết nối Quang và Đồng tại Marvell kể từ năm 2021, khi Inphi – công ty được ông đồng sáng lập được Marvell mua lại với cái giá lên tới 10 tỷ USD.

    Thực tế, 10 năm trước, Marvell làm chủ yếu về các sản phẩm lưu trữ (storage). Khi Marvell mua lại Inphil và ông Lợi trở thành Phó chủ tịch cao cấp của Marvell thì Marvell mới mở rộng sang mảng kết nối quang (optical connectivity)

    Khi Inphi mua lại eSilicon và Arrive Technology – 02 Công ty tư nhân có trụ sở tại TP.HCM, TS.Lợi Nguyễn đã trở thành lãnh đạo bảo trợ cho các hoạt động của Marvell tại Việt Nam, đặc biệt là Trung tâm Thiết kế Vi mạch hàng đầu thế giới tại TP.HCM.

    Trước khi làm việc tại vị trí này, ông lấy bằng MBA (Thạc sĩ Quản trị kinh doanh) tại Đại học UCLA năm 1997 và bằng Tiến sỹ ngành Kỹ thuật Điện của Đại học Cornell năm 1989.

    Trong giai đoạn từ năm 1984 tới 1988, ông làm việc tại Trung tâm Khoa học Vật lý Honeywell ở Bloomington, Minnesota, đồng thời viết luận văn tốt nghiệp về sự phát triển của thiết bị GaAs (gallium arsenide) . Chính luận văn này là tiền đề cho việc phát triển và ứng dụng công nghệ GaAs dùng cho vệ tinh phát sóng trực tiếp, radio ô tô và quốc phòng.

    [​IMG]


    Hình ảnh tiến sỹ Lợi Nguyễn trên trang chủ của Marvell

    Sau khi lấy bằng Tiến sỹ, năm 2000, ông cùng với 2 người khác thành lập ra Inphi, công ty chuyên cung cấp các giải pháp bán dẫn quang, DSP, dịch vụ viễn thông, đám mây và analog tốc độ cao cho doanh nghiệp.

    Đặc biệt, Inphi đã xây dựng được một nền tảng kết nối dữ liệu tốc độ cao hàng đầu, cung cấp kết cấu này cho các trung tâm dữ liệu đám mây, mạng truyền dẫn có dây và không dây.

    1 năm trước khi được bán lại cho Marvell, doanh nghiệp này từng được gọi là "kỳ lân" công nghệ với đạt doanh thu 683 triệu USD, tổng tài sản hơn 1 tỷ USD, nhưng chịu khoản lỗ khoảng 60 triệu USD. Tuy nhiên những công nghệ mà Inphi sở hữu đủ sức thuyết phục gã khổng lồ chi ra tới 10 tỷ USD cho thương vụ mua lại nhằm củng cố, mở rộng trung tâm dữ liệu và mảng kinh doanh 5G.

    [​IMG]


    Các sản phẩm của Inphi (Ảnh: BCTN của Inphi)

    Sau khi bán Inphi và làm việc ở vị trí hiện tại, ông Lợi Nguyễn chịu trách nhiệm về các dòng sản phẩm quang học, kết nối tốc độ cao và PHY của Marvell.

    Tính tại tháng 9/2023, ông nắm giữ gần 230.000 cổ phiếu của Marvell có giá trị hơn 12 triệu USD.

    Tiến sĩ Lợi Nguyễn hiện nắm giữ 7 bằng sáng chế tại Mỹ và là tác giả của trên 50 ấn phẩm khoa học, đồng thời cũng là thành viên trong Uỷ ban kỹ thuật của IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers – Viện Kỹ sư Điện và Điện tử).

    Năm 1992, Tiến sĩ nhận được giải thưởng IEEE Paul Rappaport danh giá cho Bài báo hay nhất được xuất bản trên tạp chí của Hiệp hội, nhờ thiết lập kỷ lục thế giới về tần số cắt cho bóng bán dẫn tốc độ cao.

    Việc mở một trung tâm bán dẫn tại Việt Nam đem lại nhiều cơ hội

    Trong thời gian gần đây, với việc Marvell sẽ đầu tư một trung tâm nghiên cứu và phát triển cho mảng bán dẫn mang tầm cỡ quốc tế tại Việt Nam, Tiến sĩ Lợi Nguyễn cũng đã có những chia sẻ về ngành.

    Ông cho biết, một trong những thách thức của ngành bán dẫn toàn cầu là thiếu hụt liên quan tới nghiên cứu kỹ thuật, do đó, việc mở một trung tâm tại Việt Nam sẽ đem lại nhiều cơ hội, thu hẹp khoảng cách về trình độ và thúc đẩy ngành công nghiệp kỹ thuật cao này tại nước ta.

    Tiến sĩ cũng đại diện cho Marvell trao 10 suất học bổng cho các sinh viên xuất sắc của những trường Đại học tại Việt Nam, đánh dấu sự quyết tâm cho việc đầu tư mảng bán dẫn tại đây. Marvell sẽ thu hút những nhân tài tại Việt Nam nhằm xây dựng một hệ sinh thái về bán dẫn Việt Nam một cách bền vững trong nhiều năm tới.

    [​IMG]


    Với hơn 20 năm hoạt động và có những đóng góp to lớn trong ngành bán dẫn tại hai công ty là Inphi và Marvell, những chia sẻ quý báu của Tiến sĩ Lợi Nguyễn sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phát triển mảng công nghiệp kỹ thuật cao này tại Việt Nam.

    Khi Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Marvell được hoàn thành, thị trường kỳ vọng sẽ tiếp tục nhận được những lời tư vấn quý giá của vị Tiến sĩ này để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa việc phát triển ngành bán dẫn trong tương lai.
    nguyenvietquochung123gallant10 thích bài này.
    nguyenvietquochung123gallant10 đã loan bài này
  2. KhongminhDN

    KhongminhDN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    2.620
    Mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam tái khởi động, tập đoàn Úc dự kiến đầu tư 100 triệu USD

    Việt Nam có kế hoạch khởi động lại mỏ đất hiếm lớn nhất vào năm tới thông qua dự án hợp tác đầu tư nước ngoài. Điều này như một phần trong nỗ lực nhằm giảm bớt sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực đất hiếm - nguyên liệu chiến lược nhằm thúc đẩy các công nghệ tiên tiến.

    Động thái này sẽ là một bước chủ chốt hướng tới mục tiêu của Việt Nam trong xây dựng chuỗi cung ứng đất hiếm, bao gồm phát triển năng lực tinh chế quặng thành kim loại dùng trong nam châm cho xe điện, điện thoại thông minh và tua-bin gió.

    Việt Nam tổ chức đấu thầu tại mỏ Đông Pao (Lai Châu)

    **==Tessa Kutscher, Giám đốc điều hành của Tập đoàn khoáng sản Blackstone Minerals Úc, cho biết bước đầu tiên là Chính phủ Việt Nam dự định tổ chức đấu thầu nhiều lô tại mỏ đất hiếm Đông Pao (Lai Châu) trước cuối năm nay, được biết bà trích dẫn thông tin chưa được công bố từ Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.

    https://nguoiquansat.vn/mo-dat-hiem...an-uc-du-kien-dau-tu-100-trieu-usd-91270.html


    https://www.reuters.com/markets/com...uters),that helps power advanced technologies
  3. KhongminhDN

    KhongminhDN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    2.620
    Ứng dụng của Đồng trong 1 số lĩnh vực

    1/Vai trò của lá đồng trong ngành công nghiệp bảng mạch


    [​IMG]

    Lá đồng là một thành phần quan trọng của PCB cho phép dòng điện tích chạy liên tục.Nó có độ dẫn điện cao và tạo thành một liên kết bền vững hoàn hảo với các vật liệu cách điện khác nhau được sử dụng trong bảng mạch PCB.

    Vì lý do này, PCB dựa vào lá đồng để hoạt động vì nó làm cho kết nối của khung PCB hiệu quả.


    2/ Lá đồng điện phân trong sản xuất pin lithium
    Lá đồng điện phân đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất pin lithium-ion .

    [​IMG]

    3/ Ứng dụng của lá đồng trong bảng mạch linh hoạt
    [​IMG]

    Các bảng mạch in linh hoạt (FPCB) đã được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp điện tử vì các đặc tính mỏng, linh hoạt và nhẹ của chúng.Tấm mỏng phủ đồng linh hoạt (FCCL) là một vật liệu thiết yếu trong sản xuất FPCB, bao gồm vật liệu cơ bản, lá đồng và các lớp kết dính.Lá đồng đóng một vai trò quan trọng trong FCCL, đóng vai trò là lớp dẫn điện để truyền tín hiệu điện.


    [​IMG]
    …..vvv…
  4. KhongminhDN

    KhongminhDN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    2.620
    Ngày 08 và 9/11/2022

    Viện Công nghệ xạ hiếm tiếp đón và thảo luận hợp tác với Tập đoàn Star Group Industries Co. Ltd (SGI) – Hàn Quốc

    Về phía SGI có ông Koon Seung Kong, Chủ tịch Tập đoàn cùng các trưởng bộ phận.
    https://vinatom.gov.vn/vien-cong-ng...an-star-group-industries-co-ltd-sgi-han-quoc/


    2/ Ngày 18/05/2023

    _ Đoàn công tác của Công ty TNHH Star Group Industries Vina làm việc tại tỉnh Lai Châu
    _Ông Kong Koon Seung - Chủ tịch Công ty Star Group Industries Hàn Quốc làm Trưởng đoàn.
    https://laichau.gov.vn/danh-muc/hoa...dustries-vina-lam-viec-tai-tinh-lai-chau.html

    3/ Ngày 23/8 /2023
    CEO SGI ông Kong Koon Seung mong muốn hợp tác với Lai Châu sản xuất nam châm đất hiếm quy mô lớn, mang đến cơ hội hợp tác giá trị trong lĩnh vực khai thác, chế biến đất hiếm.
    Tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lai Châu .

    https://congthuong.vn/sgi-tap-doan-...dat-hiem-tim-kiem-gi-tai-lai-chau-268490.html



    Tóm tắt về Tập đoàn SGI Hàn Quốc :

    _ Tập đoàn có công nghệ tiên tiến nhất trong việc sản xuất nam châm vĩnh cửu đất hiếm.

    _ Công ty cung cấp nam châm cho nhà sản xuất xe điện Việt Nam VinFast và Hyundai Motor của Hàn Quốc .

    _Tập đoàn SGI đang tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất nam châm vĩnh cửu tại Quảng Nam.
    Nhà máy được xây dựng trên diện tích 17ha, với tổng số vốn khoảng 100 triệu USD. Dự kiến nhà máy sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7/2024.


    Việc SGI theo đuổi trong 1 thời gian dài , chứng tỏ quyết tâm của Họ muốn hợp tác với Tỉnh Lai Châu và KSV để khai thác mỏ đất hiếm Đông Pao .


    Với việc xây dựng nhà máy sản xuất nam châm vĩnh cửu tại tỉnh Quảng Nam.

    Khả năng trên 95% KSV và Tập đoàn SGI hợp tác thành công khai thác và chế biến tại Mỏ "" Đông PAo "" .
  5. KhongminhDN

    KhongminhDN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    2.620
    18/9 (giờ địa phương)
    _Công ty bán dẫn Synopsys (Mỹ ) đã ký 2 biên bản hợp tác về phát triển nguồn nhân lực thiết kế vi mạch (IC) tại Việt Nam và về hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam.

    2/ Ngày 19.9.2023 ( giờ Mỹ )
    _Biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) với Tập đoàn Cadence Design Systems về việc triển khai các hoạt động nhằm thúc đẩy năng lực thiết kế và phát triển sản phẩm chip bán dẫn tại Việt Nam .

    _Biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia và Đại học bang Arizona về phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

    _Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam với Tập đoàn Intel về phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao.

    _ Ngày 22/9/2023, FPT Semiconductor đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Silvaco (Mỹ) để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn và phát triển kinh doanh ở lĩnh vực này.

    Thủ tướng Phạm minh Chính nói bên cạnh những trọng tâm hợp tác đã có, trong tuyên bố thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam và Mỹ đã thống nhất đưa khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trở thành một trụ cột mới quan trọng trong quan hệ hai nước.


    Vì vậy, ông đề nghị doanh nghiệp hai nước tích cực phối hợp, tập trung nguồn lực, trí tuệ, ưu tiên cho một số lĩnh vực là trọng tâm của Việt Nam, trong đó có công nghiệp bán dẫn.

    Trước đó có :

    Tập đoàn Marvell của Mỹ công bố sẽ thành lập trung tâm thiết kế bán dẫn hàng đầu thế giới tại TP.HCM.
    [Profile] Tập đoàn Marvell Mỹ sắp mở trung tâm thiết kế chip tại Việt Nam: Vốn hoá trên 45 tỷ USD, là đối tác của Samsung, AWS
    https://vietnambiz.vn/profile-tap-d...u-nam-cua-tsmc-samsung-aws-20239218571778.htm

    _ Amkor Technology ( Mỹ ) sẽ đưa vào hoạt động nhà máy bán dẫn tại Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư lên tới 1,6 tỷ USD trong tháng 10. Đây là nhà máy lớn nhất, hiện đại nhất của Amkor trên toàn cầu.

    Bên cạnh đó, Amkor Technology sẽ đầu tư 1,6 tỷ USD từ nay đến năm 2035 để xây dựng thêm một nhà máy khác tại tỉnh Bắc Ninh.
  6. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    Hôm nay up có 500đ
  7. KhongminhDN

    KhongminhDN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    2.620
    Nay mong lên vàng
  8. KhongminhDN

    KhongminhDN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    2.620
    Tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu: Thuận lợi và thách thức
    03-10-2023 - 11:30 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

    Chia sẻ0


    Nghe đọc bài
    5:37

    1x


    Việt Nam đã và đang là một điểm đến hấp dẫn các nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu thế giới. Những dự án từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD đang tiếp tục được các ông lớn ngành bán dẫn đầu tư vào Việt Nam - xây dựng nhà máy, mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, cần quan tâm nhiều vấn đề lớn mới có thể tham gia sâu hơn vào hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu.


    [​IMG]
    VNDirect: Đây là thời điểm thích hợp để đầu tư vào kênh chứng khoán


    Các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt, hai cường quốc Mỹ - Trung Quốc đang tập trung nguồn lực để có thể giành và giữ vị thế “bá chủ” về khoa học và công nghệ. Hàn Quốc - quốc gia có nhiều thương hiệu mạnh trong ngành công nghệ cao là Sam Sung cũng đang rất tích cực trong “cuộc đua” này. Đáng chú ý, tiến trình vận hành hệ sinh thái bán dẫn của các thương hiệu lớn vừa nêu, không thiếu vắng vai trò nhân lực Việt Nam.

    “Việt Nam là một thị trường mới nổi, có những yếu tố rất hấp dẫn đầu tư như có vị trí chiến lược, có lực lượng lao động trẻ dồi dào, môi trường đầu tư liên tục được cải thiện, với các hiệp định FTA đã ký kết. Tương lai dự kiến các doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh đầu tư hợp tác và trong các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao như công nghệ cao và tài chính ngân hàng. Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam sẽ còn tăng trưởng”, Phó Chủ tịch phòng Công nghiệp thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam khẳng định.

    [​IMG]
    Việt Nam có tiềm năng tham gia sâu hơn – nghiên cứu, sáng tạo và sản xuất chip Make in Vietnam (Ảnh minh họa: KT)

    Thương hiệu Sam Sung của Hàn Quốc xuất hiện tại Việt Nam từ lâu, coi Việt Nam là “cứ điểm chiến lược”, cách nay mấy tháng công bố tiếp tục đầu tư xây dựng “Tổ hợp Techno Park Việt Nam - Hàn Quốc” tại Hà Nội, tập trung sản xuất microchip; Tập đoàn chip khổng lồ Synopsys, Hoa Kỳ luôn coi Châu Á - Thái Bình Dương là “khu vực trọng điểm”, đã có tới 4 văn phòng tại Việt Nam, với gần 500 kỹ sư điện tử, công nghệ. Sau khi Hoa Kỳ “nâng cấp mối quan hệ lên tầm chiến lược toàn diện”, Việt Nam đang có nhiều triển vọng thu hút đầu tư vào các hoạt động đổi mới sáng tạo và phát triển ngành công nghiệp bán dẫn... Rõ ràng, Việt Nam đã, đang và có nhiều tín hiệu tích cực trở thành bến đỗ tiềm năng cho các “ông lớn” công nghệ cao toàn cầu.


    “Việt Nam có đủ điều kiện: Hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, Chính phủ VN rất quan tâm đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển ngành bán dẫn. Thứ hai, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ; có những đơn vị nghiên cứu, đào tạo uy tín. Thứ ba, Việt Nam đã và đang thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn lớn trong ngành bán dẫn. Thứ tư, Việt Nam đã và đang xây dựng nhiều cơ chế ưu đãi: các dự án đầu tư ngành bán dẫn thuộc lĩnh vực công nghệ cao, được áp dụng những ưu đãi cao nhất trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam. Thứ năm, thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và 3 khu công nghệ cao sẵn sàng đón các nhà đầu tư ngành bán dẫn”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.

    ADVERTISING


    [​IMG]
    Đáng chú ý, không chỉ nhận diện tiềm năng trở thành trung tâm sản xuất, đóng gói, thử nghiệm thuộc hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn toàn cầu, nhiều chuyên gia, như ông Clark Tseng, Giám đốc cấp cao của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Đông Nam Á (SEMI SEA) cho rằng, Việt Nam có tiềm năng tham gia sâu hơn – nghiên cứu, sáng tạo và sản xuất chip Make in Việt Nam.

    “Việt Nam là trung tâm phát triển ngày càng lớn mạnh đối với hoạt động kiểm thử và đóng gói bán dẫn. Việt Nam hiện là điểm đến của một số các công ty bán dẫn lớn nhất thế giới như Intel, Samsung, Amkor…Về lâu dài, những yếu tố thúc đẩy thị trường bán dẫn là trí tuệ nhân tạo (AI) điện toán hiệu suất cao, công nghệ di động thế hệ mới 5G, tự động hóa và công nghiệp… Ngành công nghiệp bán dẫn đã tăng trưởng 14% mỗi năm trong 20 năm qua và tăng trưởng hai con số trong 3 năm gần đây. Quy mô thị trường dự kiến sẽ đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030 và đây là cơ hội cho Việt Nam”, ông Clark Tseng cho hay.

    Nhân lực Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong ngành bán dẫn toàn cầu, nhưng nhiều năm qua chủ yếu tham gia khâu lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói. Đó là thực tế. Cho tới gần cuối năm 2022 - sự ra đời của chip bán dẫn “make in Việt Nam”, “made by FPT”, cùng nhiều công trình nghiên cứu và các sản phẩm sáng tạo từ các tập đoàn công nghệ Viettel, VNPT… đã giúp cộng đồng công nghệ trong nước và quốc tế dần thay đổi cách nhìn nhận và khái niệm về “cứ điểm Việt Nam trong ngành bán dẫn toàn cầu”.

    [​IMG]
    Doanh thu ngành sản xuất chip toàn cầu năm 2022 tăng khoảng 1,2% so với cùng kỳ 2021 - đạt gần 602 tỷ USD (Ảnh minh họa: KT)

    Chất lượng nhân lực Việt Nam, bản lĩnh và khát vọng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã và đang mang tới động lực, niềm tin về khả năng tự chủ - làm chủ công nghệ cao, công nghệ lõi, của người Việt. Tuy nhiên, để Việt Nam tham gia sâu hơn vào hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu, cần quan tâm nhiều vấn đề lớn bên cạnh những nỗ lực ở tầm chiến lược đã được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu – như nỗ lực “đào tạo 50.000 kỹ sư, chuyên gia công nghệ cho ngành bán dẫn từ nay đến năm 2030”.

    “Hiện Việt Nam đã và đang xây dựng Dự thảo chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn đến 2030, tầm nhìn đến 2035: đề ra tầm nhìn, khẳng định quyết tâm, mục tiêu, lộ trình và các nhiệm vụ, giải pháp, các chính sách ưu đãi. Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ sớm hoàn thành dự và đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, nhằm phát triển ngành công nghiệp điện tử nói chung và công nghiệp bán dẫn, đẩy nhanh việc Việt Nam tham gia vào hệ sinh thái bán dẫn của khu vực, thu hút các DN bán dẫn toàn cầu tham gia vào đẩy mạnh hệ sinh thái bán dẫn Việt Nam. Việt Nam mong muốn có thể phát triển nguồn nhân lực đông đảo để phục vụ không chỉ ở Việt Nam mà cả nhu cầu khu vực và thế giới về bán dẫn”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Huy Dũng thông tin.

    Doanh thu ngành sản xuất chip toàn cầu năm 2022 tăng khoảng 1,2% so với cùng kỳ 2021 - đạt gần 602 tỷ USD. Dự báo, thị trường bán dẫn thế giới có quy mô khoảng 1.400 tỷ USD vào năm 2029. Có nghĩa, Việt Nam có cơ hội chiếm lĩnh tỷ USD khi nỗ lực thay đổi những rào cản, bất cập, yếu kém hiện hữu - thay vào đó là các yếu tố nền tảng, cùng cơ sở hạ tầng chất lượng; hay nói cách khác chính là rất cần sự chung tay của Chính phủ, các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo, cung ứng nhân lực càng sớm càng tốt... thì khả năng tham gia sâu vào hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu mới đạt như kỳ vọng.

    Theo Thu Trang
    hoai_co thích bài này.
  9. KhongminhDN

    KhongminhDN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    2.620
    KSV cháy khét
  10. KhongminhDN

    KhongminhDN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    2.620
    Đất hiếm Việt Nam sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư'
    04-10-2023 - 15:30 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

    Chia sẻ


    [​IMG]
    Việc Việt Nam - Mỹ ký thỏa thuận về chất bán dẫn và khoáng chất hiếm, TS. Phạm Quang Minh cho rằng, đây sẽ là cơ hội thu hút nhiều doanh nghiệp từ Mỹ và các nước khác có công nghệ chế biến, ứng dụng đất hiếm tìm hiểu đầu tư, hợp tác.


    [​IMG]
    Khởi tố cặp vợ chồng trẻ cùng 1 thanh niên mua bán tài khoản ngân hàng

    Thu hút các doanh nghiệp nước ngoài

    Theo số liệu thống kê của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng khoáng sản đất hiếm ở Việt Nam chiếm 18% tổng trữ lượng đất hiếm toàn thế giới, khoảng 22 triệu tấn, chỉ sau Trung Quốc với trữ lượng 44 triệu tấn. Từ đó có thể thấy, Việt Nam là một trong những nước sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm vô cùng lớn khiến không ít nhà sản xuất bán dẫn thèm muốn.

    Trong khi toàn thế giới đang chạy đua để có được nguồn cung các khoáng sản quan trọng như đất hiếm thì việc khai thác, chế biến đất hiếm và khoáng sản của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

    Nhằm đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản đồng bộ hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại phù hợp với xu thế của thế giới, Chính phủ đã phê duyệt "Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050". Trong đó, riêng mảng khoáng sản đất hiếm, quy hoạch đưa dự kiến khai thác khoảng 2 triệu tấn quặng đất hiếm nguyên khai mỗi năm.

    [​IMG]
    Hình ảnh Mỏ khai thác đất hiếm Mountain Pass, ở California nhìn từ trên cao. Ảnh: SCMP.

    Theo quy hoạch này, từ nay đến năm 2030, sẽ hoàn thành các đề án thăm dò đã cấp phép tại mỏ đất hiếm Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe (Lai Châu); thăm dò nâng cấp, mở rộng các mỏ đã cấp phép khai thác và đầu tư mới thăm dò tại Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái. Cùng với đó, đẩy mạnh tìm kiếm công nghệ, thị trường khai thác gắn với chế biến sâu khoáng sản đất hiếm đã cấp phép khai thác tại các mỏ như Đông Pao (Lai Châu), Yên Phú (Yên Bái). Đồng thời, hoàn thành nhà máy chế biến đất hiếm tại xã Yên Phú (huyện Văn Yên, Yên Bái).

    Sang giai đoạn 2031-2050, tiếp tục đầu tư mở rộng khai thác mỏ Đông Pao và đầu tư mới 3 - 4 dự án khai thác tại Lai Châu, Lào Cai nếu có nhà đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tổng sản lượng khai thác giai đoạn này đạt khoảng 2 triệu tấn quặng nguyên khai mỗi năm.

    Nhận thấy Việt Nam là thị trường có thể cung ứng đất hiếm top đầu thế giới, một số quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã tìm đến Việt Nam với mong muốn hợp tác, phát triển đất hiếm.

    Cụ thể, từ năm 2010, Nhật Bản đã tìm đến Việt Nam nhằm mở rộng nguồn cung đất hiếm ngoài Trung Quốc.

    Cuối năm 2022, Bộ trưởng Công Thương đã ký thỏa thuận hợp tác với người đồng cấp Hàn Quốc về việc thăm dò và phát triển các chuỗi khoáng sản cốt lõi, bao gồm đất hiếm tại Việt Nam, để cung cấp chuỗi cung ứng toàn cầu ổn định.

    Đến tháng 6/2023, Hàn Quốc và Việt Nam đã ký một biên bản ghi nhớ thành lập một trung tâm dây chuyền cung cấp đất hiếm và các khoáng sản quan trọng khác nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định cho các công ty Hàn Quốc và khuyến khích họ đầu tư vào Việt Nam.

    Việc ký kết này sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam trong hợp tác quốc tế, tiếp cận công nghệ, thu hút đầu tư... Đây sẽ là cơ hội thu hút các doanh nghiệp từ Mỹ cũng như nhiều nước khác có công nghệ chế biến và ứng dụng đất hiếm tìm hiểu cơ hội đầu tư, hợp tác ở Việt Nam.




    TS. Phạm Quang Minh, Viện trưởng Viện Công nghệ xạ hiếm

    Mới đây, vào tháng 9/2023, hai nước Việt Nam - Mỹ đã ký thỏa thuận về chất bán dẫn và khoáng chất hiếm.

    TS. Phạm Quang Minh, Viện trưởng Viện Công nghệ xạ hiếm cho rằng, việc ký thỏa thuận về chất bán dẫn và khoáng chất hiếm là cơ hội mang lại lợi ích cho cả hai bên.

    Việc ký kết này sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam trong hợp tác quốc tế, tiếp cận công nghệ, thu hút đầu tư... Đây sẽ là cơ hội thu hút các doanh nghiệp từ Mỹ cũng như nhiều nước khác có công nghệ chế biến và ứng dụng đất hiếm tìm hiểu cơ hội đầu tư, hợp tác ở Việt Nam.

    Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các nhà khoa học trong nước thông qua tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp, từng bước xây dựng và làm chủ công nghệ lõi chế biến quặng đất hiếm với mục tiêu tập trung nguồn lực trong nước, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đầu tư chế biến sâu khoáng sản.

    Hoàn thiện các chính sách quản lý, khai thác khoáng sản

    Nói về những chính sách để quản lý, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này, TS. Phạm Quang Minh cho hay, hiện nay, chính sách về khoáng sản Việt Nam đang dần được hoàn thiện.

    Theo đó, tháng 4/2023, Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt "Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"; tháng 7/2023, ban hành quyết định phê duyệt "Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050". Đồng thời, Chính phủ đang tích tực hoàn thiện dự án Luật Địa chất và Khoáng sản (thay thế Luật Khoáng sản 2010) để trình Quốc hội cho ý kiến vào năm 2024.

    Cùng với đó là các Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) quy định các điều kiện đối với đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khai khoáng tại Việt Nam; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) cho phép thành lập liên doanh với phần vốn góp của bên nước ngoài không quá 51% hoặc doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.

    [​IMG]
    Hiện nay, chính sách về khoáng sản Việt Nam đang dần được hoàn thiện. Ảnh: Global Times

    Có thể thấy, các Nghị quyết của Bộ Chính trị, quyết định của Chính phủ đã tạo dựng cơ bản các cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển lĩnh vực khoáng sản, trong đó có khoáng sản đất hiếm Việt Nam.

    "Để quản lý và khai thác hiệu quả đất hiếm trước hết cần phải thực hiện tốt quy hoạch đã được phê duyệt, trong quy hoạch nhiệm vụ, chức năng của các bộ, ngành và địa phương đã được phân định rõ. Tuy nhiên, cần có cơ chế phối hợp giải quyết các vấn đề cụ thể và đặc biệt là cần chú trọng đẩy mạnh đầu tư có trọng điểm về khoa học công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ, tăng cường năng lực nghiên cứu và triển khai trong lĩnh vực đất hiếm, trên cơ sở phát huy nội lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế từng bước làm chủ công nghệ lõi về chế biến đất hiếm", ông Minh chia sẻ.

    Về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Viện trưởng Viện Công nghệ xạ hiếm cho rằng, Chính phủ phê duyệt quy hoạch đúng thời điểm khi vấn đề về đất hiếm đang rất nóng.

    Lộ diện địa phương dẫn đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng năm 2023
    Theo Quang Tuyền

Chia sẻ trang này